Giải Đáp: Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?

Giải Đáp: Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?


Mục lục [Ẩn/Hiện]

Đối với những người có bệnh lý liên quan tới xương khớp thì đi bộ là một liều thuốc tốt giúp nâng cao tình trạng sức khoẻ. Vậy thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không, cùng tìm hiểu dưới bài viết này nhé.

Bị thoái hóa khớp gối nên đi bộ đúng cách

Bị thoái hóa khớp gối nên đi bộ đúng cách

Người đang gặp triệu chứng thoái hóa khớp gối có đi bộ được không?

Trả lời cho câu hỏi thoái hóa khớp có nên đi bộ không thì hoàn toàn là có nhé. Theo một nghiên cứu năm 2022 được công bố trên Arthritis & Rheumatology, được khảo sát bởi những người bị thoái hóa khớp gối trên 50 tuổi, đi bộ tập thể dục ít có khả năng bị đau gối nặng hơn.

Thông thường nhiều người bệnh sẽ nghĩ bị thoái hóa khớp gối nên hạn chế cử động, vì khi di chuyển nhiều sẽ gây áp lực lên khớp, đau nhức và tình trạng có thể nặng hơn kể cả khi đi lại trong nhà. Nhưng thực tế thì ngược lại, bệnh thoái hóa có thể nặng hơn nếu thường xuyên ngồi yên một chỗ, không vận động gì.

Người bị thoái hóa khớp gối được khuyến cáo nên đi bộ 

Bởi đi bộ nhiều sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, mang máu và chất dinh dưỡng tới khớp gối. Ngoài ra đi bộ còn giúp ngủ ngon hơn, đem tới năng lượng của cơ thể, tăng cường sức khỏe tim mạch và đặc biệt còn giữ được cân nặng hợp lý, vì cân nặng tăng cũng gây áp lực mạnh lên khớp gối.

Lợi ích của việc đi bộ đối với người bị thoái hóa khớp gối

Sau khi tìm được đáp án cho câu hỏi thoái hóa khớp gối có đi bộ được không, bất kỳ ai cũng đã biết đi bộ mặc dù là một bài tập cơ bản nhưng lại mang tới nhiều lợi ích lớn cho người bị thoái hóa khớp gối như:

Bảo vệ sụn

Một trong những nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối là sụn bị bào mòn hoặc mỏng đi. Khi sụn bị mòn, các hoạt động bình thường như leo bậc cầu thân, ngồi xổm xuống hay chỉ là đứng cũng trở nên khá đau đớn.

Nhưng đi bộ có thể giúp hạn chế lại các hiện tượng này và tác động tích cực đến sụn của người bệnh. Một nghiên cứu đã cho thấy những người đi bộ để cải thiện thoái hoá khớp gối đã làm tăng interleukin (IL)-10, đây là một chất hóa học để bảo vệ mô sụn.

 Đi bộ tập thể dục giúp bảo vệ mô sụn

Đi bộ tập thể dục giúp bảo vệ mô sụn

Tăng cường sức khỏe của cơ bắp chân

Việc đi bộ giúp các cơ bắp ở chân khỏe hơn vì giúp hỗ trợ các khớp gối san sẻ một phần áp lực trọng lượng của cơ thể. Nhờ vậy người bệnh được giảm đau đớn hơn. Mặc dù chỉ mỗi đi bộ thì sẽ không tạo được khối cơ ở chân nhanh chóng, nên có thể kết hợp thêm tập luyện aerobic để có hiệu quả đến các triệu chứng thoái hóa khớp gối.

Giúp kiểm soát cân nặng

Một lợi ích to lớn khác của việc đi bộ thường xuyên là tác động tới cân nặng. Đi bộ 30 phút với tốc độ nhanh có thể đốt cháy tới 200 calo. Duy trì trọng lượng cơ thể đặc biệt quan trọng đối với những người bị thoái hóa khớp gối. Vì khi dự trữ quá nhiều chất béo cũng có thể kích hoạt một số chất hóa học gây viêm rồi tiết ra khắp cơ thể. Vì thế giảm cân giúp ngăn ngừa tình trạng viêm và hạn chế sự phát triển khiến bệnh nặng thêm.

Kiểm soát cân nặng giúp cải thiện thoái hóa khớp gối

Kiểm soát cân nặng giúp cải thiện thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối nên đi bộ như thế nào cho đúng cách?

Trước khi bắt đầu hoặc tiếp tục bất kỳ thói quen tập thể dục nào, điều cần thiết là phải được bác sĩ cho phép để đảm bảo sức khỏe. Đi bộ là một lựa chọn tuyệt vời cho nhiều bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối vì đây là một hoạt động có tác động thấp không gây căng thẳng quá mức lên khớp. Vậy cần đi bộ như thế nào cho đúng cách để tình trạng thoái hóa khớp gối được cải thiện nhanh chóng.                

Chọn tuyến đường thích hợp, an toàn  

Người bệnh nên đi bộ quanh vỉa hè khu phố, công viên địa phương, trường học hoặc trung tâm mua sắm. Chọn những tuyến đường có bề mặt bằng phẳng, đủ ánh sáng, yên tĩnh, thông thoáng và không có quá nhiều phương tiện giao thông. Đồng thời cần lưu ý những hành động sau để tránh bị ngã: 

  • Nhìn thẳng về phía trước, không nhìn vào chân khi đi bộ. 

  • Hãy để cánh tay đung đưa một cách thoải mái khi đi bộ.

  • Sải chân vừa phải, tránh bước quá dài.

  • Hãy cho gia đình biết thời gian và địa điểm đi bộ. Nếu đi bộ ngoài trời hoặc ở nơi công cộng, hãy mang theo giấy tờ tùy thân, một ít tiền mặt và điện thoại.

 Chọn tuyến đường thích hợp an toàn để di chuyển

Chọn tuyến đường thích hợp an toàn để di chuyển

Nên bước đi chậm rãi

Trong khoảng thời gian đầu tiên, tốt nhất nên đi bộ ở quãng đường ngắn, bắt đầu với 5 - 10 phút mỗi ngày để không bị đau. Sau khi quen dần với việc tập luyện thì có thể đi xa hơn so với lộ trình ban đầu. Cố gắng đi bộ ít nhất ba đến năm lần mỗi tuần, đi bộ với cường độ thấp sẽ cảm thấy thoải mái hơn.

Mang giày, mặc quần áo thoải mái

Nên mang những đôi giày thoải mái, linh động trong việc đi bộ. Các chuyên gia khuyên rằng nếu mua giày, hãy đi vào buổi chiều hoặc buổi tối, vì bàn chân sẽ nở ra muộn hơn một chút trong ngày. Quần áo nên mặc rộng rãi, không hạn cử động.

 Chọn giày, mặc quần áo thoải mái để tránh chấn thương

Chọn giày, mặc quần áo thoải mái để tránh chấn thương

Những lưu ý dành cho người bị thoái hóa khớp gối khi đi bộ thể dục

Tuy đi bộ tập thể dục sẽ tăng cải thiện tình trạng đau, khô cứng khớp gối nhưng cũng có thể phát sinh những rủi ro trong quá trình di chuyển. Vì vậy người bệnh cần lưu ý một số điều sau trước khi đi bộ:

Chuẩn bị tốt trước khi đi bộ

Thực hiện các động tác giãn cơ nhẹ nhàng trong vòng 5 đến 10 phút trước khi đi bộ sẽ giúp hạn chế các chấn thương không đáng có. Đồng thời người bệnh nên tắm nước ấm, hay chườm túi nóng lên khớp tối đa 20 phút trước khi đi bộ. Nhiệt sẽ làm tăng lưu lượng máu đến vùng khớp nhưng nên thận trọng vì nhiệt cũng làm tăng tình trạng viêm ở khớp.

Nhẹ nhàng xoa bóp các cơ xung quanh khớp trong 10 phút trước khi đi bộ vì cũng sẽ làm tăng lưu lượng máu đến khớp. Nếu cảm thấy đau nhức bất thường trước khi đi bộ thì đừng cố gắng đi lại mà hãy nghỉ ngơi và thăm khám sớm nhất có thể.

Chườm nóng làm tăng lưu thông máu tới khớp gối

Chườm nóng làm tăng lưu thông máu tới khớp gối 

Đo số bước chân thay vì thời gian đi bộ

Đặt mục tiêu đi bộ 6.000 bước trở lên mỗi ngày. Người bị thoái hóa khớp gối không nhất định phải đạt được con số này ngay từ đầu mà hãy đi bộ thêm mỗi ngày một chút để đạt tới 6.000 bước.

Thăm khám thường xuyên

Dù tình trạng thoái hóa khớp gối đã cải thiện nhiều nhưng bệnh nhân vẫn phải hỏi thêm ý kiến bác sĩ và thăm khám ở bệnh viện thường xuyên. Đi bộ sẽ thích hợp với tình trạng thoái hóa nhẹ hoặc vừa hơn còn đối với trường hợp nặng cần phải có liệu trình điều trị phù hợp.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp người bệnh giải đáp được câu hỏi thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không và hiệu rõ hơn về quá trình đi bộ để tình trạng được cải thiện sớm.

Xem thêm:

Tác giả: -
CẢNH BÁO: Xuất hiện các cuộc gọi giả danh thương hiệu Thái Minh để “lừa dối” Khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH chỉ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để gọi ra cho khách hàng. Quý khách lưu ý tránh bị kẻ gian lừa đảo. Trân trọng thông báo!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết