Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Thắt Lưng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Khắc Phục

Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Thắt Lưng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Khắc Phục


Mục lục [Ẩn/Hiện]

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là tình trạng xương khớp phổ biến, chiếm tỷ lệ cao trong nhóm các bệnh về thoát vị đĩa đệm. Bệnh này gây ra nhiều bất tiện cho người bệnh với những triệu chứng điển hình như đau nhức, tê bì,... Đặc biệt, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng, đe dọa đến chức năng vận động của người bệnh. 

Bệnh thoát vị đĩa đệm lưng là gì? 

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hay gọi tắt bệnh thoát vị đĩa đệm lưng là tình trạng đĩa đệm bị thoát vị ở vị trí xương sống thắt lưng. Nhân nhầy bị tràn ra ngoài có thể gây chèn ép lên các rễ thần kinh, tủy sống hướng ra trước, ra sau hoặc lệch sang hay bên vào thân đốt sống. 

Bệnh này có tỷ lệ mắc khá cao tại Việt Nam, có khoảng 30% dân số gặp phải tình trạng thoát vị đĩa đệm (Thống kê từ Bộ Y tế). Đáng nói, đối tượng mắc bệnh đang ngày có xu hướng trẻ hóa, thường gặp ở người từ 20 - 50 tuổi. 

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây đau nhức khó chịu

Các vị trí dễ bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là đốt sống L4 - L5 và L5 - S1. Sở dĩ tập trung ở các vị trí này là do 2 đĩa đệm nằm ở vị trí bản lề của cột sống. 

Thông thường, thoát vị đĩa đệm lưng được chia thành 4 cấp độ như sau: 

  • Cấp độ 1: Nhân nhầy bên trong đĩa đệm biến dạng, làm phát sinh tình trạng phình và lồi đĩa đệm. Ở giai đoạn này, lớp bao xơ chưa rách nên các biểu hiện chưa rõ ràng. 

  • Cấp độ 2: Nhân nhầy vẫn nằm trong bao xơ nhưng vùng bao bọc bên ngoài có dấu hiệu suy yếu, chèn ép dây thần kinh. Lúc này bắt đầu xuất hiện các cơn đau rõ ràng. 

  • Cấp độ 3: Nhân nhầy bắt đầu thoát ra ngoài khi bao xơ bị rách, tình trạng đau nhức diễn ra tần suất dày hơn.

  • Cấp độ 4: Bệnh tiến triển ngày một nặng, cần được can thiệp sớm để tránh biến chứng./

Nguyên nhân dẫn đến bệnh thoát vị cột sống thắt lưng

Bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là một số nguyên nhân chính được các chuyên gia xương khớp chỉ ra: 

  • Lối sống kém lành mạnh: Những đối tượng thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích dễ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hơn vì các chất có hại làm suy yếu sức mạnh của xương khớp, đĩa đệm. 

  • Thiếu dinh dưỡng: Không bổ sung đủ các chất dinh dưỡng cho khớp và sụn có thể khiến cho đĩa đệm bị yếu và dẫn đến thoát vị. 

  • Người lười vận động: Việc vận động quá ít, không tập thể dục thường xuyên khiến cho các khớp xương và đĩa đệm bị cứng, thoái hóa nhanh chóng. 

  • Độ tuổi: Tuổi tác càng cao, quá trình lão hóa xương khớp càng diễn ra mạnh mẽ. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến cho độ bền và khả năng đàn hồi của đĩa đệm bị suy giảm. 

  • Do tính chất công việc: những người thường xuyên làm việc nặng, mang vác đồ nặng gây áp lực lên hệ xương khớp, dây thần kinh bị chèn ép. 

  • Ngồi không đúng tư thế: Ngồi lệch, ngồi gù, ngồi quá lâu khi học tập, làm việc khiến xương khớp bị cứng, sai lệch hệ thống. 

  • Người thừa cân, béo phì: Cân nặng quá khổ so với cơ thể vô hình tạo áp lực lên cột sống, hình thành thoát vị đĩa đệm. 

  • Chấn thương: Các chấn thương xương khớp như tai nạn giao thông, tai nạn lao động có thể làm ảnh hưởng đến vùng đĩa đệm, chèn ép dây thần kinh gây đau nhức. 

Mang vác vật nặng là một trong những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Nhận biết dấu hiệu thoát vị đĩa đệm lưng

Nếu bạn đang gặp một trong những triệu chứng dưới đây, rất có thể bạn đang bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng: 

  • Người bệnh thường xuyên thấy đau ở vùng thắt lưng. 

  • Các cơn đau nhức vùng thắt lưng hoặc đau dây thần kinh tọa làm hạn chế khả năng vận động của người bệnh. 

  • Cảm giác đau buốt, tê bì, ngứa ran ở gan bàn chân hoặc mu bàn chân. 

  • Cơ bị căng hoặc dễ bị chuột rút ở vùng thắt lưng. 

  • Mất kiểm soát tại bàng quang và ruột. 

  • Suy giảm chức năng tình dục. 

  • Đau lan xuống mông và bàn chân do đĩa đệm thoát vị ở các đốt sống thắt lưng dẫn đến chèn ép lên dây thần kinh. 

  • Bệnh ở giai đoạn nặng có thể hạn chế khả năng vận động của người bệnh, teo cơ hoặc liệt ở một số bộ phận ừ thắt lưng xuống. 

Nếu bạn nhận thấy mình đang có một hay một vài những triệu chứng nêu trên, rất có thể là dấu hiệu của thoát vị đĩa  đệm cột sống thắt lưng. Hãy nhanh chân đến các địa chỉ khám chuyên khoa xương khớp để thăm khám, chụp chiếu để phát hiện bệnh và có biện pháp can thiệp kịp thời. 

Thoát vị đĩa đệm lưng có chữa được không? 

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng đến cột sống và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, điều quan trọng cần ghi nhớ là bệnh này chỉ có thể kiểm soát chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn.

Vì sao thoát vị đĩa đệm không thể chữa khỏi hoàn toàn?

  • Cấu tạo đĩa đệm: Đĩa đệm có cấu tạo đặc biệt, bao gồm phần nhân nhầy bên trong và lớp vỏ xơ bên ngoài. Khi lớp vỏ bị rách, nhân nhầy sẽ thoát ra ngoài, gây chèn ép dây thần kinh và dẫn đến các triệu chứng.
  • Khả năng phục hồi: Khả năng phục hồi của đĩa đệm rất hạn chế, đặc biệt ở người lớn tuổi. Do đó, việc điều trị chủ yếu tập trung vào giảm đau, giảm chèn ép dây thần kinh và cải thiện chức năng vận động.

Các biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một căn bệnh phổ biến, gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm, bao gồm:

1. Rối loạn bài tiết:

  • Bí tiểu: Do chèn ép vào rễ thần kinh chi phối chức năng bàng quang, khiến người bệnh khó đi tiểu, bí tiểu, thậm chí tiểu không tự chủ.
  • Mất kiểm soát đại tiện: Khó khăn trong việc đại tiện, táo bón, hoặc tiêu chảy không kiểm soát.

2. Tổn thương hệ thần kinh:

  • Đau nhức, tê bì: Cảm giác đau nhức, tê bì, kiến bò lan dọc theo đường đi của dây thần kinh bị chèn ép, thường gặp ở chi dưới.
  • Yếu cơ: Yếu lực cơ bắp, teo cơ, ảnh hưởng đến khả năng vận động của chi dưới.
  • Liệt chi: Biến chứng nặng nề nhất, có thể dẫn đến liệt hoàn toàn chi dưới.

3. Rối loạn chức năng tiêu hóa:

  • Rối loạn tiêu hóa: Chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, táo bón.
  • Giảm nhu động ruột: Do ảnh hưởng của dây thần kinh chi phối hệ tiêu hóa.

4. Hội chứng chùm đuôi ngựa:

  • Biến chứng nguy hiểm nhất: Gây rối loạn chức năng đại tiểu tiện, liệt chi dưới, rối loạn cảm giác vùng hậu môn sinh dục.
  • Cần phẫu thuật cấp cứu: Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tàn phế.

5. Viêm màng nhện tủy sống:

  • Gây đau nhức dữ dội: Đau lan dọc theo cột sống, tăng khi ho, hắt hơi.
  • Kèm theo sốt: Sốt nhẹ, có thể kèm theo cứng cổ, buồn nôn, nôn.

6. Hội chứng đau khập khễnh cách hồi:

  • Đau nhức, tê bì: Xuất hiện khi đi bộ một đoạn đường ngắn, buộc người bệnh phải dừng lại nghỉ ngơi.
  • Cảm giác nặng nề: Cảm giác nặng nề, mỏi mệt ở chi dưới.

7. Teo cơ chi:

  • Do tình trạng thiếu máu: Do chèn ép dây thần kinh chi phối cơ bắp.
  • Gây yếu cơ, teo cơ: Ảnh hưởng đến khả năng vận động và sinh hoạt của người bệnh.

Cách phòng ngừa biến chứng:

  • Phát hiện sớm và điều trị kịp thời: Khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là người có nguy cơ cao mắc bệnh.
  • Tập luyện thể dục thể thao: Tăng cường sức khỏe cơ bắp, giảm áp lực lên cột sống.
  • Giữ cân nặng hợp lý: Tránh thừa cân béo phì, làm tăng áp lực lên cột sống.
  • Tránh mang vác vật nặng: Sử dụng các kỹ thuật nâng vật nặng đúng cách.
  • Có chế độ sinh hoạt hợp lý: Tránh ngồi lâu một chỗ, thay đổi tư thế thường xuyên.

Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Dưới đây là một số cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng phổ biến, bạn đọc và người bệnh có thể tham khảo: 

Áp dụng mẹo dân gian điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Các mẹo dân gian thực hiện tại nhà tương đối đơn giản, sử dụng những nguyên liệu dễ tìm, chi phí rẻ nên được nhiều người bệnh yêu thích lựa chọn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên áp dụng trong trường hợp thoát vị nhẹ, các triệu chứng chưa quá rõ ràng. 

  • Sử dụng ngải cứu và giấm gạo: Dùng 300g ngải cứu tươi giã nát, trộn với 200ml giấm gạo và đem đun nóng. Sử dụng hỗn hợp này bọc trong khăn mỏng để xoa dọc vị trí cột sống bị đau nhức/ 

  • Dùng lá lốt và đinh lăng: Phơi khô lá lốt 2 nắng, dùng đinh lăng và trinh nữ phơi khô để sắc với 1,5 lít nước, uống hàng ngày. Kiên trì dùng trong 7 ngày liên tiếp để thấy hiệu quả. 

  • Bài thuốc với cây xương rồng: Dùng lá xương rồng ngâm với nước muối pha loãng, nướng nóng đều 2 mặt và áp trực tiếp lên vị trí cột sống đang bị thoát vị. Kiên trì dùng trong 15 ngày để thấy kết quả như ý. 

Cây đinh lăng chữa thoát vị đĩa đệm lưng

Áp dụng các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm lưng

Tạo thói quen tập các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm có tác dụng ngăn chặn tình trạng thoát vị tiến triển nặng hơn. Một số bài tập dễ làm, cho hiệu quả cao là: 

  • Bài tập 1: Để chân và mông lên cùng một mặt phẳng, từ từ nâng phần thân trên và uốn cong lưng. Lúc này, cẳng tay và mặt sàn vuông góc với nhau, mắt nhìn thẳng về phía trước. Giữ tư thế trong 1 phút để các cơ lưng dưới được thư giãn hoàn toàn. 

  • Bài tập 2: Ngồi gập gối trên gót chân, từ từ gập người tới trước đến khi ngực áp lên đùi, hai cánh tay duỗi thẳng lên trên đầu, giữ nguyên trong vòng 30 giây. Thực hiện lặp lại 2 - 3 lần. 

  • Bài tập 3: Chống hai bàn tay và hai đầu gối xuống sàn, hít sâu và duỗi thẳng cánh tay để đẩy người lên. Lúc này, đồng thời duỗi thẳng hai đầu gối, lòng bàn chân áp chặt xuống sàn. Thả lỏng vai và đầu, mắt hướng về bụng, giữ thẳng lưng và hít thở đều. Giữ tư thế trong 30 giây, chùn gối và tay để trở về tư thế chuẩn bị. Thực hiện lặp lại động tác 2 - 3 lần. 

Chữa thoát vị đĩa đệm thắt lưng bằng Tây y

Sau khi thăm khám và chẩn đoán, các bác sĩ tây y có thể sẽ định hướng người bệnh áp dụng một số phương pháp điều trị sau: 

Điều trị nội khoa

Sử dụng thuốc chuyên biệt để giảm nhanh các triệu chứng của bệnh: 

  • Nhóm thuốc giảm đau: Paracetamol, Aspirin và các NSAID…

  • Nhóm thuốc giãn cơ: Soma, Fexmid, Norflex, Sirdalud, Robaxin…

  • Thuốc tiêm Corticoid: Dexamethasone, Prednisone, Methylprednisolone…

  • Thuốc kháng viêm không Steroid: Naproxen, Diclofenac, Ibuprofen…

Thuốc tây cho tác dụng giảm đau nhanh chóng nhưng ngắn hạn

Các loại thuốc nêu trên thường cho hiệu quả chữa bệnh nhanh chóng, minh chứng là các triệu chứng đau nhức được đẩy lùi. Tuy nhiên, nó chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn và không được lạm dụng bởi có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Người bệnh cần được các bác sĩ kê đơn và sử dụng đúng liều lượng. 

Điều trị ngoại khoa

Nếu khi đã áp dụng điều trị nội khoa nhưng tình trạng bệnh không có tiến triển, thậm chí là các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn, các bác sĩ có thể chỉ định điều trị ngoại khoa. Các phương pháp phổ biến như phẫu thuật để loại bỏ khối thoát vị, thay thế đĩa đệm bị tổn thương bằng đĩa đệm nhân tạo. 

Theo đánh giá, điều trị ngoại khoa thường nguy hiểm vì tiềm ẩn nhiều rủi ro như nhiễm trùng, xuất huyết, thời gian phục hồi lâu và tốn kém chi phí. Chính vì vậy, người bệnh cần có sự cân nhắc trước khi quyết định điều trị. 

Các bài thuốc đông y điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm lưng

Đông y chữa bệnh thoát vị được nhiều người yêu thích bởi tính an toàn, lành tính và cho hiệu quả lâu dài. Người bệnh có thể kết hợp vật lý trị liệu với những bài thuốc có nguồn gốc thảo dược tự nhiên. 

  • Vật lý trị liệu: Xoa bóp, bấm huyệt, dùng radio cao tần, laser,... nhằm đả thông kinh mạch, nâng cao chính khí, tiêu viêm. 

Vật lý trị liệu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cho hiệu quả cao

  • Bài thuốc Đông y: các bài thuốc đông y thường được nghiên cứu bài bản, bào chế từ nhiều vị thảo dược khác nhau theo công thức riêng, tác động vào sâu căn nguyên gây nên tình trạng thoát vị đĩa đệm. Qua đó, vừa đẩy lùi bệnh toàn diện, vừa bồi bổ sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại. 

Phương pháp phòng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Theo các chuyên gia xương khớp, bạn có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng bằng những cách sau: 

  • Ngồi làm việc đúng tư thế: Tránh tình trạng ngồi cong, vẹo khi làm việc. Bạn nên ngồi thẳng lưng, chân để góc 90 độ, điều chỉnh khoảng cách mắt tới màn hình máy tính sao cho phù hợp. 

  • Chăm chỉ tập thể dục thể thao: Các bài tập giúp tăng sức khỏe của cơ, xương khớp vận động một cách trơn tru hơn. 

  • Nghỉ ngơi hợp lý: Mọi người nên dành thời gian để nghỉ ngơi khi làm việc, đi ngủ trước 11h đêm và nằm nghỉ khi người thấy mỏi, nhức vùng thắt lưng. 

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng: Ăn nhiều các thực phẩm có lợi như sữa, thực phẩm giàu canxi, vitamin và khoáng chất, omega-3. 

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý dai dẳng, cần sự kiên trì và hợp tác của người bệnh trong quá trình điều trị. Bằng cách tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và có lối sống khoa học, người bệnh có thể kiểm soát tốt bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến bệnh thoát vị đĩa đệm cột  sống thắt lưng. Hy vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về bệnh này, dễ dàng nhận biết bệnh và có biện pháp can thiệp kịp thời để ngăn ngừa biến chứng. 

Xem thêm:

Tác giả: -
CẢNH BÁO: Xuất hiện các cuộc gọi giả danh thương hiệu Thái Minh để “lừa dối” Khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH chỉ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để gọi ra cho khách hàng. Quý khách lưu ý tránh bị kẻ gian lừa đảo. Trân trọng thông báo!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết