Corticoid là gì? Corticoid là nhóm thuốc được chỉ định trong nhiều bệnh lý khác nhau với tác dụng chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch nhanh chóng. Tuy nhiên, bên cạnh những tác dụng tuyệt vời mà Corticoid mang lại, nhiều bệnh nhân đã gặp phải những tác dụng phụ nặng nề do lạm dụng hoặc sử dụng không hợp lý nhóm thuốc này.
Corticoid giúp cải thiện nhiều bệnh lý nghiêm trọng nhưng cũng tiềm ẩn vô số tác dụng phụ nếu không được sử dụng đúng cách
Corticoid là gì?
Theo “Corticoid là gì? Corticoid có lợi hay có hại?” - Bài viết đăng tải trên trang web vinmec.com, được tư vấn chuyên môn bởi Cao Thanh Tú - D.s Khoa Dược tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City cho biết: “Corticoid (tên đầy đủ là glucocorticoid) là một loại thuốc kháng viêm được chỉ định trong nhiều bệnh lý khác nhau. Corticoid dùng trong điều trị có tác dụng tương tự như hormone được sản xuất bởi tuyến thượng thận” - Cortisol - hormone chống căng thẳng.
Giải đáp Corticoid là thuốc gì
Hiện nay, Corticoid được sản xuất dưới nhiều dạng khác nhau, điển hình như:
Corticoid dạng uống (bào chế theo viên nang, viên nén)
Corticoid dạng tiêm
Corticoid dạng xịt
Corticoid dạng hít
Corticoid dạng bôi
Corticoid dạng dung dịch
Mỗi dạng Corticoid sẽ có từng cách sử dụng và tác dụng riêng biệt. Song, nhìn chung các dạng bào chế Corticoid đều mang lại một số tác dụng chính sau:
4 Tác dụng chính của Corticoid
Corticoid tác dụng chống viêm
Sau khi hiểu rõ khái niệm Corticoid là gì, “Corticoid có tác dụng gì?” là câu hỏi được nhiều người quan tâm, nhất là những ai đang trong quá trình hồi phục sau ca cấy ghép nội tạng. Theo đó, chống viêm là một trong những tác dụng nổi bật nhất của loại thuốc này.
Corticoid có khả năng giảm viêm, ngăn chặn các phản ứng viêm trong cơ thể nhờ khả năng ức chế sản xuất tác nhân gây viêm (prostaglandins, leukotrienes,...), giảm sự di chuyển và tương tác của các tế bào viêm và kích thích tế bào miễn dịch tạo ra các chất ức chế viêm như lipocortin.
Thuốc Corticoid có tác dụng chống viêm hiệu quả
Corticoid giúp giảm đau
Trong một vài trường hợp đặc biệt, Corticoid có thể giảm đau, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nhanh chóng các triệu chứng liên quan đến viêm, dị ứng. Sở dĩ Corticoid có thể làm được như vậy là do cơ chế giảm viêm, giảm phản ứng dị ứng, kiểm soát tốt các rối loạn autoimmunity,...
Ngoài ra, Corticoid còn có khả năng giới hạn mức độ đau bằng các tác động lên các cơ chất tham gia truyền tín hiệu đau trong cơ thể; góp phần cải thiện sức khỏe và chất lượng sống của người dùng.
Corticoid ức chế miễn dịch
Corticoid còn được biết đến với tác động mạnh mẽ lên hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể và có thể ức chế miễn dịch khi được sử dụng để điều trị viêm ruột, viêm khớp và các bệnh lý liên quan đến sự tự miễn dịch quá mức khác.
Để làm được điều này, Corticoid đã sản xuất các chất như: histamin, prostaglandin, cytokine,... nhằm làm giảm tác động của bệnh khi cơ thể gặp một số tác nhân gây viêm như virus, vi khuẩn, chấn thương,...
Hơn nữa, Corticoid cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ức chế hoạt động của các tế bào miễn dịch, bao gồm các tế bào có nhiệm vụ sản xuất kháng thể tiêu diệt vi khuẩn và tế bào có khả năng điều chỉnh phản ứng miễn dịch trong cơ thể. Sự ức chế này có thể gây suy giảm nhanh chóng khả năng miễn dịch quá mức của cơ thể đối với tác nhân gây bệnh.
Corticoid thường được sử dụng nhằm ức chế miễn dịch trong cơ thể
Corticoid điều chỉnh quá trình chuyển hóa
Điều chỉnh quá trình chuyển hóa là công dụng ít người biết đến của Corticoid. Khi vào cơ thể, Corticoid tham gia vào quá trình chuyển hóa chất béo, protein và carbohydrate; từ đó giúp cân bằng năng lượng, trọng lượng cơ thể.
Tuy nhiên, tác động này chủ yếu xảy ra khi Corticoid được sử dụng với liều cao hoặc trong thời gian dài và cũng có thể gây ra một vài tác động tiêu cực đến quá trình chuyển hóa chất béo nếu không được sử dụng đúng cách.
Bên cạnh đó, Corticoid còn được biết đến với nhiều công dụng khác như: cân bằng nội tiết tố, tăng hưng cảm, chống căng thẳng,... Nhờ đó, Corticoid thường được ứng dụng trong điều trị một số bệnh như: hen suyễn, dị ứng, chàm, phát ban, OPD - Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm ruột, Crohn, viêm loét đại tràng,...
Corticoid có khả năng tham gia vào quá trình chuyển hóa giúp cân bằng trọng lượng cơ thể
Vậy thuốc Corticoid có trong thuốc nào? - Trên thị trường hiện nay, Corticoid có trong các loại thuốc như Prednisone, Methylprednisolone, Dexamethasone, Betamethasone và Hydrocortisone. Tuy nhiên, các loại thuốc kể trên không phù hợp với tất cả, tùy từng trường hợp cụ thể, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc phù hợp.
Nhìn chung, Corticoid có tác dụng rất tốt khi được ứng dụng lâm sàng và được sử dụng để điều trị một loạt các bệnh tự miễn dịch. Song, người bệnh vẫn cần tuân thủ phác đồ điều trị và chủ động thăm khám bác sĩ nhằm tránh các tác dụng không mong muốn, để lại hậu quả nặng nề sau này. Đồng thời, việc sử dụng Corticoid cần được giám sát chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên khoa.
10 Tác dụng phụ nghiêm trọng khi sử dụng Corticoid
Đối với Corticoid, liều càng cao thì nguy cơ gặp tác dụng phụ càng lớn. Như vậy, sử dụng thuốc Corticoid trong thời gian ngắn (từ 1 - 2 tuần) thường không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ nhẹ có thể gặp khi sử dụng Corticoid trong thời gian ngắn gồm: khó ngủ, kích ứng dạ dày, tăng cảm giác ngon miệng,...
Mặt khác, sử dụng Corticoid kéo dài có thể dẫn tới những tác hại nghiêm trọng như:
Tăng huyết áp
Suy giảm chức năng miễn dịch
Tăng cân
Tăng áp lực trong mắt
Rối loạn nội tiết
Tâm trạng thất thường
Cơ thể dễ bầm tím
Khởi phát hoặc khiến bệnh tiểu đường thêm trầm trọng
Loãng xương
Kích ứng dạ dày
Một số tác dụng phụ không mong muốn của Corticoid
Cách dùng Corticoid an toàn, hiệu quả
Để gia tăng hiệu quả từ Corticoid với ít rủi ro nhất, người bệnh cần tham khảo 3 cách sau:
Chế độ ăn uống lành mạnh
Tương tự khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khác, chế độ ăn uống cân đối và lạnh mạnh rất quan trọng để duy trì sức khỏe tổng thể cho người dùng Corticoid. Do đó, bạn nên:
Cân nhắc lượng calo: Như đã tìm hiểu, Corticoid có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Vì thế, khi sử dụng loại thuốc này, người dùng nên cân nhắc lượng calo tiêu thụ hàng ngày và chú ý giữ mức cân nặng ổn định.
Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng: Các thực phẩm tươi, giàu vitamin, đạm và khoáng chất như: ngũ cốc nguyên hạt, rau, củ, quả, thịt, cá, đậu, sữa,... nên được bổ sung thường xuyên trong chế độ ăn uống của người dùng Corticoid.
Tăng cường vitamin D và canxi: Vì Corticoid có thể gây loãng xương nên người dùng cần đảm bảo tiêu thụ đủ canxi và vitamin D từ các nguồn như sữa, cá, hạt, thực phẩm chức năng hoặc đi bộ vào buổi sáng sớm.
Kiểm soát Natri: Khi vào cơ thể, Corticoid có thể tăng lượng Natri, gây huyết áp cao. Chính vì thế, việc hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa hàm lượng Natri cao (muối và các thực phẩm chế biến sẵn) và tăng cường bổ sung thực phẩm giàu kali (hoa quả, rau xanh,...) giúp người bệnh thoát khỏi nguy cơ tăng huyết áp.
Chia chế độ ăn thành nhiều bữa: Việc bổ sung năng lượng qua những bữa nhỏ trong ngày không chỉ giúp giảm cảm giác thèm ăn mà còn có thể giúp mức đường trong máu luôn được duy trì ổn định.
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng, giúp cơ thể duy trì sức khỏe, giảm nguy cơ mắc tác dụng phụ do Corticoid
Lưu ý: Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người là khác nhau, vì thế bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dĩnh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Thận trọng khi sử dụng Corticoid cho đối tượng đặc biệt
Theo “Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc chứa Corticoid” – bài viết được đăng tải trên website benhvien115.com.vn, được biên tập bởi tác giả Lê Trương Quỳnh Ly - D.s Khoa Dược tại Bệnh viện Nhân dân 115, các đối tượng đặc biệt cần cân nhắc khi sử dụng Corticoid bao gồm:
Đối tượng nên thận trọng khi dùng Corticoid | Lý do |
Người lớn tuổi | Người từ 60 tuổi trở nên có nhiều khả năng mắc các vấn đề về huyết áp và xương. Ví dụ: tăng huyết áp, loãng xương,... |
Trẻ em | Khi dùng Corticoid, trẻ em (>16 tuổi) có thể bị còi cọc hoặc khiến tình trạng sởi, thủy đậu, nhiễm trùng ngày càng trầm trọng hơn so với những trẻ không dùng Corticoid. |
Phụ nữ cho con bú | Corticoid có thể gây ra các vấn đề về tăng trưởng hoặc ảnh hưởng xấu cho em bé qua tuyến sữa. |
Liều dùng & thời gian
Sử dụng Corticoid ngắt quãng hoặc liều lượng thấp
Dùng Corticoid tại cơ sở y tế (nếu có thể)
Từ từ giảm liều dùng khi đã sử dụng Corticoid trong thời gian dài. Điều này cho phép tuyến thượng thận của bạn có đủ thời gian để thích nghi và điều chỉnh.
Không nên lạm dụng hoặc sử dụng Corticoid trong thời gian quá dài
Bên cạnh đó, với mỗi dạng Corticoid sẽ có từng lưu ý nhất định về cách sử dụng. Cụ thể:
Corticoid bôi: Chỉ nên bôi một lớp Corticoid mỏng trên vùng da cần sử dụng sản phẩm. Tuyệt đối không bôi Corticoid trên vùng da bị trầy, xước hoặc chưa lành hẳn.
Corticoid uống: Nên sử dụng Corticoid sau bữa ăn khoảng 30 phút để hạn chế tác dụng phụ của thuốc lên đường tiêu hóa - kích ứng dạ dày.
Corticoid dạng tiêm: Không tiêm Corticoid tại vùng da đang bị nhiễm trùng và khi không có hướng dẫn từ bác sĩ
Corticoid dạng xịt: Hãy đảm bảo mũi hoặc họng đã được vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng Corticoid dạng xịt.
Corticoid hít: Người dùng cần chuẩn bị đầy đủ và am hiểu về cách sử dụng các thiết bị hít Corticoid, chẳng hạn như: dụng cụ hít dung dịch, dụng cụ hít bột,...
Corticoid dạng dung dịch: Tuân thủ đúng lịch trình sử dụng và liều lượng đã được kê bởi bác sĩ.
Tóm lại, Corticoid là loại thuốc chống viêm mạnh, cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích vượt trội, Corticoid cũng tồn tại nhiều tác hại nghiêm trọng nếu không được sử dụng đúng cách. Vì thế, người bệnh không được tự ý sử dụng Corticoid hoặc bất kỳ chế phẩm nào chứa Corticoid khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ.
Hoặc sử dụng các sản phẩm có tác dụng tương tự nhưng không chứa Corticoid như Khương Thảo Đan Gold - Giải pháp giúp giảm viêm, giảm đau an toàn, nhanh chóng, không chứa Corticoid.
Viên uống Khương Thảo Đan Gold giúp giảm viêm, giảm đau cho người gặp các vấn đề về xương khớp
Đây là sản phẩm dành riêng cho người bị thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống, vôi hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, người thường xuyên bị đau nhức mỏi khớp, đau lưng, đau vai gáy, sưng khớp và tê buồn chân tay; đáp ứng trọn vẹn 3 mục tiêu điều trị, bao gồm: giảm đau - giảm viên - phục hồi sụn khớp từ cấp độ phân tử.
Với thành phần có nguồn gốc an toàn, lành tính, Khương Thảo Đan Gold hầu như không gây ra tác dụng phụ cho thận, gan, dạ dày, không gây phá huỷ nội tạng và không gây tăng huyết áp; mang lại hiệu quả bền vững cho người bệnh.
Trên đây là toàn bộ thông tin quan trọng giúp bạn hiểu Corticoid là gì, Corticoid có trong thuốc nào, Corticoid có tác dụng, tác hại ra sao,.... Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác về Corticoid chưa được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ đến 1800 1156 (trong giờ hành chính) để được hỗ trợ, tư vấn sớm nhất.
Xem thêm:
Bình luận bài viết
Bài viết có: 0 bình luận