Dược Liệu Phòng Phong Có Đặc Điểm, Công Dụng Như Thế Nào?

Dược Liệu Phòng Phong Có Đặc Điểm, Công Dụng Như Thế Nào?


Mục lục [Ẩn/Hiện]

Phòng Phong là cây thuốc quý, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Vị thuốc này có nhiều tác dụng dược lý, được áp dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh dân gian. Chi tiết về cây Phòng Phong sẽ được cập nhật trong bài viết bên dưới. 

Thông tin chung về cây Phòng Phong

Cây Phòng Phong còn được gọi với tên khác là cây hồi thảo, sơn hoa trà, bỉnh phong. Tên khoa học là Ledebouriella seseloides wolff. Cây này thuộc họ hoa tán, danh pháp khoa học là Apiaceae. 

Cây phòng phong là dược liệu quen thuộc được dùng chữa bệnh

Cây phòng phong là dược liệu quen thuộc được dùng chữa bệnh

Dược liệu phòng phong là thực vật sống lâu năm, được chia thành hai loại chính như sau:

  • Trúc diệp phòng phong: Thân thẳng, cao từ 0,3 - 0,5m. Lá kép lông chim, xẻ từ 2 - 3 lần, lá chét có hình dạng như lá tre. Cuống lá dài, mép lá nguyên. Hoa có hình tán, màu trắng, cuống không đều. Quả có màu tái nâu, hình trứng thuôn dài. 

  • Thiên phòng phong: Cao khoảng 0,3 - 0,8m. Lá có cuống dài, phần dưới cuống phát triển thành bẹ, ôm lấy thân và mọc cách. Hoa giống với trúc diệp phòng phong, quả kép, dính vào nhau hình chuông.

Vị thảo dược này được thu hái vào mùa xuân và mùa thu. Chỉ sử dụng phần rễ để làm thuốc, cắt bỏ hoàn toàn phần trên và rửa sạch, phơi khô, bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo. 

Phòng phong có tác dụng gì? Cách dùng

Về tác dụng cây phòng phong thường được nhìn nhận dưới hai góc độ là y học cổ truyền và y học hiện đại. Vậy phòng phong có tác dụng gì? Chi tiết được cập nhật ngay sau đây. 

Theo y học cổ truyền

Trong Đông y, dược liệu phòng phong có vị cay, ngọt, không độc và tính ấm. Cây thuốc này được quy vào kinh Đại trường, Phế, Can, túc Thái âm tỳ, Dương minh vị. Theo đó, nó mang lại tác dụng: 

  • Hành kinh lạc, khu phong, bổ trung, ích thần. 

  • Trừ độc tính của phụ tử, thư cân mạch, chỉ thống, thông lợi ngũ tạng, an thần, định chí. 

Vị thuốc này được chủ trị dùng trong các trường hợp phong nhiệt, ngoại cảm phong hàn, trị 36 chứng phong, tâm phiền, chảy nước mắt sống, băng trung, lậu hạ, mồ hôi trộm, đau đầu, xương khớp nhức mỏi,...

Dược liệu phòng phong cho nhiều tác dụng chữa bệnh đặc biệt

Dược liệu phòng phong cho nhiều tác dụng chữa bệnh đặc biệt

Theo y học hiện đại

Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra, trong cây phòng phong có chứa các thành phần hóa học như Manitol, tinh dầu, Marmesin, Xanthotoxin, Phenol,... Mang lại các công dụng: 

  • Sát khuẩn, điều trị virus cúm. 

  • Hạ nhiệt, giảm đau. 

  • Giúp thoái nhiệt (hạ thân nhiệt). 

Cách ứng dụng cây phòng phong chữa một số bệnh tiêu biểu

Cây phòng phong có thể chữa nhiều bệnh bằng nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc và món ăn có khả năng điều trị bệnh từ vị thuốc này: 

Bài thuốc chữa đau nhức một bên đầu

Để tiến hành làm bài thuốc này, người bệnh cần chuẩn bị và thực hiện như sau: 

  • Chuẩn bị: Bạch chỉ và Phòng phong với hàm lượng như nhau. 

  • Cách thực hiện: Đem hai vị thuốc trên tán thành bột mịn, chế với mật làm thành viên hoàn với kích thước bằng quả táo ta. Mỗi lần ngậm 1 viên, có thể dùng chung với nước chè xanh. 

Có thể bào chế phòng phong bằng cách tán mịn

Có thể bào chế phòng phong bằng cách tán mịn

Bài thuốc thanh nhiệt tả hạ chữa sơ phong giải biểu

Kết hợp phòng phong và một số vị thuốc khác mang lại hiệu quả thanh nhiệt tả hạ tốt: 

  • Chuẩn bị: Kinh giới, ma hoàng, xuyên khung, bạch thược, hắc chi tử, mang tiêu, phòng phong, liên kiều, bạch hà, đương quy, đại hoàng và bạch truật (mỗi thứ 20g), hoạt thạch 120g, cát cánh, thạch cao và hoàng cầm (mỗi thứ 40g) và cam thảo 80g. 

  • Cách thực hiện: Tán các vị thuốc trên thành bột mịn, mỗi lần pha 6 - 8g với nước gừng hoặc sắc uống đều được. 

Bài thuốc chữa mồ hôi trộm khi ngủ

Những người gặp tình trạng ra mồ hôi trộm khi ngủ có thể áp dụng cách này như sau: 

  • Chuẩn bị: Xuyên khung (40g), Phòng phong (80g), Đảng sâm (20g). 

  • Cách thực hiện: Đem tán thành bột mịn, trộn đều và mỗi lần dùng 10 - 12g pha với nước uống trước khi đi ngủ. 

Bài thuốc trị ban chẩn, mụn nhọt và thương hàn

Kết hợp phòng phong dược liệu với các vị thuốc khác có khả năng điều trị ban chẩn, mụn nhọt. Phương thuốc này được lưu truyền từ xưa tới nay. 

  • Chuẩn bị: Chi tử, phòng phong, cam thảo, liên kiều với số lượng bằng nhau. 

  • Cách thực hiện: Đem các vị thuốc tán thành bột, mỗi ngày dùng từ 8 -12 lần, chia thành nhiều lần nhỏ. 

Viên xương khớp Khương Thảo Đan có hoạt chất từ cao Phòng Phong

Khương Thảo Đan Gold là sản phẩm được nghiên cứu từ nhiều loại thảo dược quý trong tự nhiên, trong đó có cao Phòng Phong giúp: Kháng khuẩn, giảm đau và hạn chế nóng trong. Sản phẩm được nhiều người sử dụng và đánh giá cao trong việc hỗ trợ làm trơn khớp, phục hồi sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa đốt sống, thoái hóa khớp, giảm đau nhức xương khớp, đau mỏi vai gáy,...

Khương Thảo Đan có hợp chất từ cao phòng phong

Khương Thảo Đan có hợp chất từ cao phòng phong

Những lưu ý khi sử dụng dược liệu phòng phong

Để việc ứng dụng cây phòng phong vào chữa bệnh cho hiệu quả cao, an toàn người bệnh cần lưu ý một số điều sau: 

  • Phòng phong khắc bạch cập, không sử dụng chung. 

  • Không nên dùng phòng phong cho những người có nguyên khí hư yếu, hen suyễn, phế hư, có mồ hôi, nhiệt cực sinh phong. 

  • Không dùng bài thuốc có chứa phòng phong cho người có huyết hư cấp đầu thống (người bị đau đầu do huyết hư kinh giật). 

  • Tuyệt đối không dùng cho trẻ nhỏ bị tiêu chảy do tỳ hư, co giật và phụ nữ sau sinh. 

Với những thông tin về cây phòng phong nêu trên, hy vọng có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về vị thuốc này cũng như ứng dụng chữa bệnh đúng cách. Tốt nhất, nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi dùng các bài thuốc từ dược liệu này để đảm bảo tính an toàn.

Xem thêm:

Tác giả: -
CẢNH BÁO: Xuất hiện các cuộc gọi giả danh thương hiệu Thái Minh để “lừa dối” Khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH chỉ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để gọi ra cho khách hàng. Quý khách lưu ý tránh bị kẻ gian lừa đảo. Trân trọng thông báo!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết