Bệnh viêm khớp bàn chân là một trong những bệnh lý liên quan đến xương khớp có thể gặp ở bất kỳ ai. Bệnh có nhiều biểu hiện đặc trưng như đau nhức, tê bì, buốt,... gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng đi lại, thậm chí là bại liệt. Việc chủ động tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng cũng như điều trị bệnh này kịp thời là vô cùng cần thiết.
🔶 Bệnh viêm khớp bàn chân là gì? Bệnh có nguy hiểm không?
Như chúng ta đã biết, bàn chân là một trong những bộ phận đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể. Bàn chân giúp chống đỡ sức nặng của cơ thể trong quá trình di chuyển vận động. Khi có tổn thương nhỏ tại bàn chân, người bệnh có thể cảm thấy khó chịu cũng như bị ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống thường ngày.
Bệnh viêm khớp bàn chân là hiện tượng các ổ khớp tại bàn chân bị viêm nhiễm do nhiều yếu tố tác động. Các biểu hiện phổ biến của bệnh thường là đau rát lòng bàn chân, đau gót chân, tê và ngứa các ngón chân, cứng khớp,... Bệnh càng để lâu các triệu chứng sẽ càng rõ nét và khả năng điều trị triệt để cũng khó hơn. Thậm chí có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm khớp gối, đau nhức khớp gối, nặng hơn là hạn chế khả năng vận động, thậm chí là bại liệt.
Viêm khớp bàn chân gây đau nhức khó chịu cho người bệnh
Theo các thống kê, người ở độ tuổi trên 35 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp bàn chân nhiều hơn. Tuy nhiên, với những đối tượng khác, có nhiều yếu tố và các thói quen không lành mạnh có thể khiến bệnh hình thành. Đặc biệt, một số người dưới đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:
Người cao tuổi có xương khớp bị thoái hóa.
Những người thường xuyên vận động, đi đứng nhiều.
Các vận động viên bóng đá, bóng chuyền, điền kinh,...
Những người thường xuyên đi giày cao gót như diễn viên, người mẫu, nhân viên bán hàng,...
🔶 Tìm hiểu nguyên nhân gây đau viêm khớp bàn chân
Viêm khớp chân có thể được hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Cụ thể, dưới đây là một số nguyên nhân điển hình được các chuyên gia xương khớp chỉ ra:
Hiện tượng dây thần kinh bị chèn ép: hệ thống dây thần kinh và dây chằng ở bàn chân tương đối phức tạp, khi có các tác động tiêu cực kéo dài trong thời gian dài có thể khiến cho hệ thần kinh bị chèn ép. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy đau đớn ở khu vực mu bàn chân, kéo xuống gót chân, khắp bàn chân.
Bệnh viêm khớp dạng thấp: Bệnh lý này được xếp vào bệnh mãn tính, ảnh hưởng đến viêm khớp cổ chân, gót chân, mũi chân,...
Bệnh thoái hóa khớp: Thoái hóa là tình trạng thoái hóa tự nhiên của xương khớp theo thời gian, các lớp sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương, dẫn tới đau nhức khó chịu.
Bàn chân bẹt: Những người có cấu trúc bàn chân bẹt thường là do bẩm sinh sẽ có nguy cơ bị viêm khớp bàn chân nhiều hơn. Cấu trúc vòm khiến cho bàn chân bị giảm áp lực từ cơ thể đi xuống khi di chuyển, khiến việc đi lại gặp nhiều khó khăn và dễ bị tổn thương hơn.
Bệnh gout: Những người bị bệnh gout sẽ cảm nhận được các cơn đau một cách dữ dội, đặc biệt nhất là vùng mắt cá chân.
Các yếu tố khác: Những người bị viêm khớp chân còn có thể xuất phát từ các nguyên nhân như chấn thương bàn chân, móng chân mọc ngược, chứng vẹo ngón chân cái,...
Các chấn thương có thể gây viêm khớp chân
Người bệnh khi có các dấu hiệu đau tại vùng bàn chân cần xác định sớm nguyên nhân gây nên. Đây là việc làm cần thiết để có thể tìm ra giải pháp điều trị phù hợp bằng cách đánh vào đúng nguyên nhân gây bệnh.
🔶 Các triệu chứng điển hình của bệnh viêm khớp chân
Như đã nói ở trên, bệnh viêm khớp bàn chân thường khá khó phát hiện ở thời điểm đầu do các triệu chứng bệnh không rõ ràng. Người bệnh có thể bị nhầm lẫn với việc chân bị nhức mỏi thông thường.
Đối với tình trạng viêm khớp chân, có hai loại cần chú ý là viêm khớp chân trái và viêm khớp chân phải. Nhìn chung, triệu chứng của hai chân này không quá khác nhau, dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết phổ biến:
Khớp bàn chân bị đau, đau nhất thường là lúc buổi sáng khi vừa ngủ dậy.
Vùng bàn chân có hiện tượng sưng, tấy đỏ, khi đặt tay vào có thể cảm thấy nóng hơn so với những vị trí bình thường.
Khớp bàn chân bị cứng (nhất là sau khi ngủ dậy), sau khoảng 15 - 20 phút xoa bóp, khớp có thể quay trở về trạng thái bình thường.
Vùng đau lan rộng dần theo thời gian, thậm chí cả hai chân sẽ bị nhức đồng thời.
Một số trường hợp điển hình có thể kèm theo hiện tượng sốt, mệt, chán ăn, mất ngủ.
Viêm khớp bàn chân hạn chế vận động của người bệnh
Nhìn chung, thông qua mức độ của các triệu chứng có thể xác định được phần nào mức độ của bệnh. Vì vậy, ngay khi có những biểu hiện ban đầu, người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế thăm khám để chẩn đoán bệnh chính xác và có hướng điều trị kịp thời, tránh biến chứng của bệnh hình thành.
🔶 Điểm mặt các cách điều trị viêm khớp bàn chân phổ biến nhất hiện nay
Việc điều trị sớm viêm khớp bàn chân là cách tốt nhất để ngăn ngừa biến chứng xuất hiện cũng như hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Hiện nay, có rất nhiều cách điều trị bệnh lý này, tùy thuộc vào mức độ của bệnh mà bạn có thể lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp. Dưới đây là một số gợi ý:
🔸 Các biện pháp điều trị tại nhà
Viêm khớp chân ở giai đoạn nhẹ, các triệu chứng chưa rõ ràng người bệnh có thể tham khảo áp dụng các cách điều trị cơ bản tại nhà dưới đây để cải thiện triệu chứng:
Massage bàn chân: Các động tác massage có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu, giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm đau đáng kể. Khi massage, bạn dùng lực của ngón tay ấn và day nhẹ vào vị trí lòng bàn chân, ngón chân và gót chân.
Chườm đá lạnh: Sử dụng đá lạnh bọc vào lớp vải mỏng và chườm trực tiếp lên vị trí bàn chân bị viêm nhiễm, hiện tượng đau nhức sẽ được giảm nhanh chóng do nhiệt lạnh làm tê vùng này.
Massage giúp giảm đau hiệu quả
Ngoài hai cách nêu trên, bạn đọc cũng có thể tham khảo thực hiện một số mẹo thuốc dân gian tại nhà như sau:
Dùng lá lốt: Chuẩn bị 1 nắm lá lốt rửa sạch, để ráo và vò qua, cho vào nồi với lượng nước vừa đủ, đun trong khoảng từ 15 - 20 phút. Sử dụng nước này để uống liên tiếp khoảng 2 - 3 tuần để cảm nhận được hiệu quả cải thiện cơn đau.
Đắp ngải cứu: Lá ngải cứu sao nóng cùng với một nắm muối hạt và chườm lên vị trí bị đau ở vùng bàn chân khoảng 15 phút bạn sẽ thấy hiện tượng đau nhức được giảm đáng kể.
Dùng cây lược vàng: Dùng thân cây lược vàng giã nát, trộn với vaseline và một ít nước, ủ trong khoảng 1 tuần trong điều kiện khô ráo, thoáng mát. Sau đó, dùng một lượng vừa đủ bôi vào vị trí bị viêm để giảm đau.
Các cách nêu trên chỉ nên áp dụng khi bệnh nhẹ và không nên lạm dụng quá nhiều. Nếu bệnh tình chuyển nặng, người bệnh cần lựa chọn phương pháp điều trị khác để cải thiện tình trạng bệnh.
🔸 Uống thuốc tây điều trị viêm khớp bàn chân
Với sự tiện lợi và cho hiệu quả giảm đau nhanh, thuốc Tây là một trong những lựa chọn hàng đầu của nhiều người bị viêm khớp chân hiện nay. Dưới đây là một số loại thuốc thường được các bác sĩ chuyên khoa xương khớp kê trong đơn thuốc của người bệnh viêm khớp bàn chân.
Thuốc chống viêm: Corticosteroid, Diclofenac, Indomethacin, Motrin IB,, Naproxen, Aspirin, Ketoprofen, Flurbiprofen, Valdecoxib, Piroxicam,…
Thuốc giảm đau: NSAIDs, Acetaminophen, Paracetamol, Aspirin, Tramadol, Hydrocodone, Glucosamine Sulfate…
Thuốc sinh học: Abatacept, Certolizumab pegol, Infliximab, Rituximab, Anakinra, Infliximab, Golimumab, Etanercept…
Khi dùng thuốc Tây điều trị viêm khớp chân, người bệnh cần lưu ý tuân thủ theo đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Việc lạm dụng thuốc, tự ý tăng hoặc giảm liều đều làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị cũng như sức khỏe như suy gan, viêm dạ dày, nhờn thuốc, thận,...
Trong Tây y, ngoài uống thuốc, các bác sĩ có thể định hướng người bệnh phẫu thuật nếu bệnh tiến triển nặng và không đáp ứng được thuốc. Thường là các trường hợp bệnh nhân có khớp bị biến dạng, mất khả năng vận động.
Phẫu thuật có thể chấm dứt hoàn toàn tình trạng viêm khớp chân. Tuy nhiên, cách này lại cần thời gian phục hồi lâu, chi phí cao nên người bệnh cần cân nhắc lựa chọn sao cho phù hợp.
🔸 Trị viêm khớp chân bằng thuốc Đông y
Theo Đông y, viêm khớp bàn chân được hình thành do sự suy giảm của chính khí khiến tà khí có cơ hội xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Khí huyết bị cản trở, không lưu thông được là một trong những nguyên nhân dẫn đến các cơn đau nhức, tê bì bàn chân xuất hiện. Căn nguyên nữa có thể xuất phát từ can, thận, tỳ bị hư tổn, mất cân bằng âm dương nên không thể đẩy lùi được phong hàn, thử thấp ra ngoài.
Thuốc Đông y trị bệnh viêm khớp hiệu quả cao, an toàn
Đông y điều trị bệnh bằng cách tập trung loại bỏ căn nguyên gây bệnh. Cụ thể, nâng cao chức năng của tạng phủ, đẩy lùi tà khí, phong hàn, thử thấp, dưỡng huyết và lưu thông khí huyết. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y điều trị viêm khớp bàn chân phổ biến:
Bài thuốc 1: Sử dụng nguyên liệu cỏ xước, cỏ nhọ nồi, rễ cây nhàu, cổ phục linh, ké đầu ngựa sắc với nước để uống hàng ngày.
Bài thuốc 2: Nguyên liệu gồm cây dây đau xương, tang ký sinh, rễ cỏ xước, tục đoạn, tần giao, độc hoạt, đảng sâm, bạch thược, đương quy, thục địa, tế tân, cam thảo, xương khung, quế. Cho tất cả thuốc vào nồi sắc lấy nước uống ngày 3 lần để chữa bệnh.
Bài thuốc 3: Sử dụng đương quy, thược dược, phục linh, bạch truật, trạch tả, xuyên khung tan thật mịn. Lấy 1 thìa cà phê bột thuốc sau tán mịn pha với rượu và uống mỗi ngày 3 lần.
Sử dụng thuốc Đông y điều trị bệnh viêm khớp chân cần kiên trì để nhận được kết quả như ý. Đặc biệt, nên tìm đến các phòng khám chẩn trị y học cổ truyền uy tín để được thăm khám và bốc thuốc chuẩn, hạn chế việc lấy phải thuốc giả, kém chất lượng.
🔶 Bệnh viêm khớp bàn chân: Cách phòng ngừa hiệu quả
Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể thấy, bệnh viêm khớp bàn chân gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, cuộc sống. Vì vậy, mọi người nên nâng cao cảnh giác để phòng ngừa bệnh xuất hiện, qua đó có cuộc sống chất lượng, vui vẻ hơn bằng cách:
Có chế độ vận động phù hợp, không nên để bàn chân hoạt động quá sức.
Duy trì thói quen tập thể dục thể thao.
Không mang vác vật nặng khiến trọng lực dồn xuống bàn chân.
Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho hệ xương khớp.
Hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, nước có ga,...
Hạn chế mang giày cao gót,...
Những thông tin về viêm khớp bàn chân nêu trên hy vọng có thể giúp quý vị có cái nhìn chính xác hơn về căn bệnh này. Hãy tạo thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để sớm phát hiện bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời (nếu có).
Xem thêm:
Bình luận bài viết
Bài viết có: 0 bình luận