Viêm Khớp Mắt Cá Chân: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Viêm Khớp Mắt Cá Chân: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị


Mục lục [Ẩn/Hiện]

Viêm khớp mắt cá chân là bệnh lý xương khớp khá phổ biến, có xu hướng ngày càng trẻ hóa ở đối tượng người mắc. Bệnh nếu không được phát hiện sớm có thể để nhiều biến chứng xảy ra, ảnh hưởng đến quá trình đi lại cũng như chất lượng cuộc sống bị suy giảm. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cập nhật chi tiết thông tin về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh này. Mời bạn đọc cùng theo dõi. 

🔺 Viêm khớp mắt cá chân là bệnh gì? 

Bệnh viêm khớp mắt cá chân là chứng bệnh nhiễm khuẩn ở vị trí mô sụn của khớp mắt cá chân. Hiện tượng này xảy ra khi lớp sụn bọc xương ở mắt cá chân bị tổn thương, hình thành sưng viêm và đau nhức, khiến cho việc di chuyển trở nên khó khăn. 

Viêm khớp mắt cá chân là căn bệnh xương khớp phổ biến

Viêm khớp mắt cá chân là căn bệnh xương khớp phổ biến

Thông thường, bệnh này gặp nhiều ở độ tuổi trung niên do quá trình tái tạo của cơ thể bắt đầu suy giảm do tuổi tác. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiện nay tỷ lệ người trẻ mắc bệnh viêm khớp mắt cá chân đang ngày càng tăng cao do nhiều lý do khác nhau. 

🔺 Tìm hiểu nguyên nhân hình thành bệnh viêm khớp mắt cá nhân 

Theo các nghiên cứu, có hơn 90% người mắc bệnh viêm khớp mắt cá chân đã từng gặp chấn thương ở vùng này hoặc do một số bệnh lý tác động. Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác tác động như tuổi tác, thói quen, di truyền, lối sống thiếu khoa học,... Cụ thể: 

  • Chấn thương mắt cá chân dẫn tới viêm: Khớp cổ chân và mắt cá chân khi bị tổn thương nếu không được điều trị triệt để dễ gặp các tổn thương khác. Lâu dần có thể khiến vùng này bị sưng, viêm. 

  • Do các bệnh lý: Các bệnh về viêm khớp dạng thấp, dị tật bẩm sinh, tuần hoàn máu kém,... là nguyên nhân tác động làm hình thành viêm khớp tại vùng mắt cá chân. 

  • Khớp chịu áp lực lớn: Thường xuyên mang vác vật nặng, sử dụng bàn chân hoạt động nhiều có thể khiến vị trí này bị viêm khớp. 

  • Béo phì: Những người thừa cân do béo phì sẽ vô tình tạo một áp lực lớn lên bàn chân và mắt cá chân. Khi phải chịu áp lực trong thời gian dài, khớp dễ bị viêm hơn. 

  • Lối sống thiếu khoa học: Người lười vận động khiến sụn khớp không được điều tiết làm giảm khả năng vận động, đi giày cao gót thường xuyên có thể khiến khớp chân bị đè nén, chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể. Hoặc người có môi trường làm việc căng thẳng, đi lại quá nhiều,... cũng khiến khớp chân dễ bị viêm nhiễm. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm khớp mắt cá chân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm khớp mắt cá chân

Nói chung, việc xác định nguyên nhân gây bệnh viêm khớp mắt cá chân là vô cùng quan trọng. Phác đồ điều trị chính xác nhất cần được xác định dựa trên nguyên nhân hình thành bệnh. 

🔺 Các triệu chứng điển hình của bệnh viêm khớp mắt cá chân 

Người bệnh viêm khớp mắt cá chân thường sẽ gặp phải các triệu chứng sau đây: 

  • Khớp bị đau khi vận động: Cơn đau do viêm khớp mắt cá chân có thể khiến việc vận động trở nên khó khăn, nó có thể đau bất ngờ hoặc đau âm ỉ, hạn chế việc đi lại. 

  • Cứng khớp: Khớp bị sưng, cứng do ma sát xương. Hiện tượng này làm khả năng vận động bị giới hạn. Thông thường, người bệnh sẽ thấy cứng khớp vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy và giảm dần khi xoa bóp nhẹ nhàng khoảng 10 - 20 phút. 

  • Sưng đỏ, nóng ở vùng khớp bị đau: Khi sụn bị tổn thương và mòn đi, các xương ma sát vào với nhau sẽ gây ra hiện tượng sưng tấy. Lúc này, cơ chế sản sinh dịch khớp được diễn ra, tuy nhiên đây cũng vô tình trở thành căn nguyên gây viêm. 

  • Phát ra tiếng kêu khi vận động: Khi đi lại, người bệnh có thể nghe thấy tiếng kêu lục khục khó chịu ở vùng cổ chân, mắt cá chân. 

Viêm khớp mắt cá chân gây hiện tượng đau, sưng đỏ

Viêm khớp mắt cá chân gây hiện tượng đau, sưng đỏ

Theo các chuyên gia xương khớp, triệu chứng của bệnh viêm khớp mắt cá chân thường không rõ ràng ở giai đoạn đầu. Cấp độ đau sẽ tăng dần theo thời gian. Nếu không có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời, khi bệnh tiến triển nặng có thể xuất hiện thêm nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến khả năng đi lại cũng như chất lượng cuộc sống thường ngày. 

Các biến chứng của viêm khớp mắt cá chân có thể hình thành như:

  • Suy giảm chức năng vận động. 

  • Mệt mỏi mãn tính. 

  • Gây biến dạng khớp. 

  • Tăng nguy cơ bị teo cơ, bại liệt. 

🔺 Gợi ý cách điều trị viêm khớp mắt cá chân 

Điều trị viêm khớp mắt cá chân có tương đối nhiều cách khác nhau, mang lại cho người bệnh nhiều sự lựa chọn hơn sao cho phù hợp với tình trạng bệnh cũng như điều kiện hiện có. Thông thường được chia thành giải pháp điều trị có dùng thuốc và không dùng thuốc. Bạn đọc có thể tham khảo một số cách dưới đây: 

Chữa viêm khớp mắt cá chân không dùng thuốc

Khi các cơn đau nhức xuất hiện ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể áp dụng các liệu pháp điều trị tại nhà để giảm đau. Điển hình như: 

  • Chườm nóng hoặc lạnh: Khi chườm lạnh, nhiệt lạnh có thể làm tê các khu vực bị ảnh hưởng và hạn chế sưng viêm, từ đó giảm đau. Chườm nóng giúp thư giãn, làm dịu cơn đau bằng cách đẩy mạnh tuần hoàn máu. 

  • Tập thể dục: Các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe giúp giảm đau bằng cách tăng tính linh hoạt của khớp ở mắt cá chân. Tuy nhiên, các bộ môn vận động mạnh như bóng chuyền, quần vợt, bóng đá,... cần phải hạn chế. 

  • Duy trì cân nặng phù hợp: Cân nặng vừa phải vừa giúp bạn có một thân hình cân đối, vừa giúp giảm áp lực lên mắt cá chân. 

  • Vật lý trị liệu: Thực hiện các bài tập xoa bóp, massage giúp tăng cường chuyển động, cải thiện chức năng của mắt cá chân. 

  • Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp: Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin và hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều đường. 

Điều trị viêm khớp mắt cá chân có dùng thuốc 

Chữa viêm khớp mắt cá chân bằng thuốc giúp làm chậm quá trình mất xương, giảm viêm và giảm đau hiệu quả. Dưới đây là một số nhóm thuốc thường được các bác sĩ chuyên khoa xương khớp kê đơn cho người bệnh bị viêm khớp mắt cá chân: 

  • Thuốc giảm đau: Thuốc acetaminophen, paracetamol,... có chức năng giảm đau nhanh chóng. 

  • Nhóm thuốc chống viêm không steroid: Nhóm này gồm các loại thuốc như Ibuprofen, Naproxen và các loại NSAID theo toa. Thuốc có chức năng giảm đau và sưng khớp hiệu quả. 

  • Thuốc tiêm Steroid: Tiêm trực tiếp vào khớp mắt cá chân giúp giảm viêm và giảm đau tạm thời. Tuy nhiên, cách này không nên áp dụng nhiều bởi có thể gây hỏng sụn và yếu xương. 

  • Corticosteroid đường uống: Nhóm thuốc này hỗ trợ ngăn ngừa viêm và kiểm soát cơn đau của bệnh. Thuốc này cần được dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ, dùng quá liều có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. 

  • Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm: Nhóm thuốc này gồm các loại thuốc có tác dụng điều chỉnh hệ thống miễn dịch như Methotrexate, thuốc sinh học, thuốc nhắm mục tiêu,... 

Thuốc uống chữa viêm khớp mắt cá chân khá đa dạng

Thuốc uống chữa viêm khớp mắt cá chân khá đa dạng

Khi dùng thuốc điều trị viêm khớp mắt cá chân, người bệnh cần đảm bảo tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Việc sử dụng thiếu hoặc quá liều đều có nguy cơ gây ra nhiều tác dụng phụ và không đạt được hiệu quả như mong muốn. 

Phẫu thuật

Trong trường hợp bệnh viêm khớp mắt cá chân không đáp ứng với các liệu pháp điều trị bên trên và có xu hướng tiến triển nặng, các bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện phẫu thuật. Có các phương pháp phẫu thuật phổ biến hiện nay là:

  • Nội soi mắt cá chân

  • Phẫu thuật hợp nhất mắt cá chân. 

  • Thay toàn bộ mắt cá chân. 

🔺 Cách phòng ngừa viêm khớp mắt cá chân 

Viêm khớp thường xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể chủ động trong việc tăng cường sức khỏe hệ xương khớp để phòng ngừa bệnh hiệu quả bằng cách: 

  • Lựa chọn giày phù hợp với kích thước bàn chân, hạn chế đi giày cao quá lâu. 

  • Thay đổi chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung nhiều dưỡng chất tốt cho hệ xương khớp. 

  • Tập các bài tập giãn cơ để ngăn ngừa các chấn thương cũng như tình trạng đau nhức xương khớp.

  • Tạo thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh và có biện pháp can thiệp kịp thời. 

Viêm khớp mắt cá chân có thể làm teo cơ, hỏng sụn khớp bảo vệ và quan trọng là gây hiện tượng đau đớn ở mắt cá chân. Nếu không can thiệp sớm có thể dẫn đến nhiều rủi ro không mong muốn. Hy vọng với những thông tin trong bài viết có thể giúp bạn đọc hiểu và chủ động hơn với căn bệnh này.

Xem thêm:

Tác giả: -
CẢNH BÁO: Xuất hiện các cuộc gọi giả danh thương hiệu Thái Minh để “lừa dối” Khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH chỉ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để gọi ra cho khách hàng. Quý khách lưu ý tránh bị kẻ gian lừa đảo. Trân trọng thông báo!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết