Bị đau khuỷu tay gây vận động khó khăn: Phải làm sao?

Bị đau khuỷu tay gây vận động khó khăn: Phải làm sao?


Mục lục [Ẩn/Hiện]

Khớp khuỷu tay là khớp có nhiều vai trò quan trọng trong quá trình vận động như nâng đỡ, điều khiển cầm nắm, xoay cẳng tay,...đồng thời cũng là bộ phận phải chịu nhiều lực tác động, đè nén lên nên dễ bị tổn thương. Khi đau khớp khuỷu tay sẽ gây ra các triệu chứng như viêm, đau nhức, sưng đỏ,...ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống. Vậy đau khuỷu tay phải làm sao để mau khỏi? Tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé.

 Đau khớp khuỷu tay phải làm thế nào?

Đau khớp khuỷu tay phải làm thế nào?

Đau khuỷu tay là bệnh gì?

Khuỷu tay là khớp khá phức tạp trong cơ thể, là nơi gặp nhau (nằm giữa) của xương cánh tay và hai xương cẳng tay là xương quay và xương trụ. Đây là khớp bản lề (khớp nối) có nhiệm vụ gấp duỗi, sấp ngửa cánh tay. 

 Hình ảnh đau khớp ở khuỷu tay

Hình ảnh đau khớp ở khuỷu tay

Tại khớp khuỷu tay sẽ có 3 phần xương nhô ra, đó là:

  • Mỏm lồi cầu ngoài ở bên ngoài cánh tay - nơi bám của các cơ duỗi cổ tay và ngón tay

  • Mỏm lồi cầu trong ở bên trong cánh tay - nơi bám của cơ gập cổ tay và ngón tay

  • Xung quanh các khớp khuỷu tay sẽ có dây chằng và bao khớp.

Những khớp này được kết nối với não và hệ thần kinh thông qua dây thần kinh quay, dây thần kinh giữa và dây thần kinh trụ nằm ở bên trong khuỷu tay. 

Vậy đau khuỷu tay phải là bệnh gì? Thực tế, đau khuỷu tay là tình trạng xuất hiện những điểm viêm bám gân ở khuỷu tay hay triệu chứng sưng đau, rách hoặc đứt ở nhóm gây duỗi tại vùng giữa cánh tay và cẳng tay.

Triệu chứng của đau khớp khuỷu tay

Đau khớp khuỷu tay thường là kết quả của hành động thường xuyên tạo áp lực, tì đè lên khớp khiến cơ cẳng tay bị mỏi. Các triệu chứng có xu hướng phát triển chậm, nhưng cơn đau có thể xảy ra sau vài tuần hoặc tháng. Các dấu hiệu phổ biến nhất là:

  • Cảm giác nóng rát hoặc đau khuỷu tay phải, đau khuỷu tay trái, đặc biệt những tình trạng này sẽ trở nên tồi tệ hơn khi vào ban đêm.

  • Đau khi vặn hoặc uốn cánh tay như khi xoay nắm cửa, xoay nắp lọ

  • Cứng hoặc đau khuỷu tay không duỗi thẳng được

  • Khớp khuỷu tay sưng tấy, sờ vào bị mềm

  • Đau nhức quanh khu vực vết sưng ở khuỷu tay

  • Gặp khó khăn và đau đớn khi cố gắng nắm bắt đồ vật, đặc biệt là khi cánh tay duỗi ra.

Nguyên nhân gây đau khuỷu tay 

Hầu hết các trường hợp đau ở khuỷu tay là do các mô mềm bị căng hoặc bị viêm như viêm gân hoặc dây chằng. Tuy nhiên, những triệu chứng này có xu hướng thuyên giảm sau vài ngày bằng cách tự chăm sóc đơn giản mà người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà. Bên cạnh đó, đôi khi đau khớp khuỷu tay có thể do tình trạng bệnh lý gây ra.

 Nguyên nhân gây đau khớp khuỷu tay

Nguyên nhân gây đau khớp khuỷu tay

Nguyên nhân do tác động bên ngoài

  • Do chơi thể thao sai kỹ thuật, đặc biệt là quần vợt và chơi golf khiến khớp khuỷu tay bị căng quá mức

  • Dùng dụng cụ thể thao không phù hợp, chẳng hạn như sử dụng vợt tennis nặng hoặc cầm vợt tennis, gậy đánh gôn có kích thước sai.

  • Thường xuyên cử động lặp đi lặp lại ở bàn tay và cánh tay, chẳng hạn như làm việc trên dây chuyền lắp ráp.

  • Liên tục khiến các cơ và khớp phải chịu tải nặng, mất sự ổn định ở các khớp khuỷu tay.

Nguyên nhân do bệnh lý

Khuỷu tay quần vợt

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau ở khuỷu tay. Nó xảy ra khi gân nối khớp khuỷu tay với cơ cẳng tay bị viêm. Những người di chuyển cơ cẳng tay nhiều lần theo cùng một cách sẽ dễ mắc phải tình trạng này. Điều đó thường bao gồm các vận động viên quần vợt, vận động viên cử tạ, họa sĩ và thợ sửa ống nước.

Các cơn đau sẽ xuất hiện dần dần. Người bệnh sẽ có cảm giác nóng rát và trở nên tồi tệ hơn khi muốn duỗi cánh tay. 

Viêm bao hoạt dịch Olecranon

Túi olecranon là một túi chứa đầy chất lỏng giữa đầu xương khuỷu tay và da. Viêm bao hoạt dịch Olecranon gây sưng và đau phía sau khớp. Nếu vùng đó sưng lên nhiều, người bệnh có thể không thể cử động khuỷu tay hoàn toàn được.

Tình trạng này có thể xảy ra đột ngột do bệnh gút, nhiễm trùng hoặc chấn thương khuỷu tay. Khi bao hoạt dịch bị nhiễm trùng, vết đỏ và cảm giác nóng sẽ tích tụ ở đầu khuỷu tay. Tình trạng này cũng có thể gia tăng theo thời gian, thường do người bệnh gây áp lực lâu dài lên khuỷu tay. Đôi khi tình trạng này còn liên quan đến các loại viêm khớp kể cả viêm khớp dạng thấp.

Viêm gân bắp tay và cơ tam đầu

Gân bắp tay là một mô sợi cứng, nối cơ bắp tay với mặt trước của xương khuỷu tay. Gân cơ tam đầu nối cơ tam đầu với mặt sau của xương khuỷu tay.

Viêm gân bắp tay thường do sử dụng cơ bắp tay lặp đi lặp lại. Thường xuyên nâng những vật dụng nặng là một ví dụ. Nó gây ra cảm giác đau nhức ở phía trước khuỷu tay. Còn khi bị viêm gân cơ tam đầu thì sẽ gây đau nhức ở phía sau khuỷu tay. Những người tập tạ dễ bị loại chấn thương này nhất.

Nếu gân cơ bắp tay hoặc cơ tam đầu bị đứt, người bệnh sẽ cảm thấy đau đột ngột, dữ dội và có cảm giác như bị gãy. Lúc này, khuỷu tay và cẳng tay có thể bị bầm tím hoặc sưng tấy. Thậm chí còn nhìn thấy một khối u ở trên cánh tay.

Gãy xương khuỷu tay

Nếu người bệnh từng bị ngã vào khuỷu tay hoặc bàn tay hay bị một cú đánh vào khuỷu tay, điều này có thể gây gãy xương.

Các loại gãy xương khuỷu tay phổ biến nhất là gãy xương mỏm khuỷu và gãy xương quay. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Đau đột ngột, dữ dội ở khuỷu tay và cẳng tay

  • Sưng tấy

  • Tê và ngứa ran ở tay

  • Không thể duỗi thẳng cánh tay 

Trật khớp khuỷu tay

Trật khớp khuỷu tay là tình trạng không quá phổ biến. Điều này xảy ra nếu khi người bệnh bị ngã và dùng lòng bàn tay để chống đỡ. Khi bàn tay chạm đất, lực có thể làm khuỷu tay bị lệch ra khỏi ổ cắm. Nói cách khác dễ hiểu hơn là xương khuỷu tay tách ra.

 Trật khớp khuỷu tay là nguyên nhân không quá phổ biến

Trật khớp khuỷu tay là nguyên nhân không quá phổ biến

Trật khớp thường gây ra:

  • Biến dạng khuỷu tay

  • Sưng tấy

  • Bầm tím

  • Tê và ngứa ran ở tay

Phương pháp điều trị đau khuỷu tay

Tùy thuộc vào triệu chứng bị nặng hay nhẹ, thể trạng của từng người bệnh mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị sao cho phù hợp. Với những người bị nhẹ, mới khởi phát thì có thể điều trị tại nhà.

Điều trị dùng thuốc

  • Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID): Loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị cơn đau. Chúng được kê đơn cho bệnh viêm khớp, viêm bao hoạt dịch và viêm gân.

  • Tiêm cortisone: Cortisone đôi khi được tiêm vào gân bắp tay để giảm đau và sưng. Nó cũng có thể được sử dụng cho trường hợp viêm bao hoạt dịch không cải thiện sau ba đến sáu tuần điều trị bằng các phương pháp khác.

  • Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu: Một kỹ thuật được gọi là tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) đang ngày càng trở nên phổ biến đối với tình trạng đau khớp khuỷu tay của người chơi quần vợt và chơi gôn. Tiểu cầu là các tế bào trong máu thực hiện một số vai trò, bao gồm giúp máu đông lại. Phương pháp điều trị này thường được thực hiện tại bệnh viện bởi các chuyên gia chỉnh hình. 

 Cần phải dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ

Cần phải dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ

Các điều trị bằng thuốc phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý dùng nếu không sẽ gây nên các tác dụng phụ không đáng có.

Cách chữa đau khuỷu tay tại nhà không dùng thuốc

Với những trường hợp như gãy xương và trật khớp thì không thể tự mình xử lý được. Tuy nhiên tình trạng đau khớp khuỷu tay lại có thể được điều trị bằng các phương pháp tự chăm sóc tại nhà mà không cần dùng thuốc. 

Nghỉ ngơi

Khi bị đau khuỷu tay cách điều trị tại nhà đầu tiên là cho khớp nghỉ ngơi để làm giảm viêm, sưng đau. Tuy nhiên, không nên để yên quá lâu mà cần phải vận động một chút để tránh bị cứng khớp .

Đồng thời, nên tránh các hoạt động gây ra hoặc làm trầm trọng thêm cơn đau. Các chuyển động lặp đi lặp lại, chịu quá nhiều áp lực trong thời gian dài và nâng vật nặng có thể khiến một số tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

Chườm đá hoặc chườm nóng

Chườm đá hoặc nóng thường được sử dụng để điều trị đau ở khuỷu tay, đặc biệt là viêm mỏm lồi cầu và viêm bao hoạt dịch mỏm khuỷu. Phương pháp này khá hữu ích nhất trong giai đoạn đầu.

 Chườm nóng giúp cải thiện triệu chứng hiệu quả

Chườm nóng giúp cải thiện triệu chứng hiệu quả

Chườm túi chườm nóng hoặc nước đá vào chỗ đau khuỷu tay trong 15 đến 20 phút, ba lần mỗi ngày có thể giúp giảm đau và cứng khớp. Nên sử dụng một miếng lót có thể tái sử dụng, không chườm trực tiếp lên da vì điều này có thể làm bỏng hoặc kích ứng da. 

Nhiệt sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn trong cơ thể, và có thể làm giảm độ cứng, hỗ trợ phục hồi các mô bị tổn thương và giảm đau. Đừng chườm nóng lên khuỷu tay nếu khuỷu tay bị sưng hoặc vừa mới bị thương vì điều này có thể khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

Bên cạnh đó, nước đá có thể làm giảm lưu lượng máu đến một phần cơ thể và điều này có thể làm giảm sưng tấy.

Kéo căng cơ

Kéo căng các cơ và gân quanh khớp khuỷu tay có thể ngăn ngừa tình trạng cứng khớp và cải thiện tính linh hoạt của khớp. Người bệnh có thể tìm các chuyên gia vật lý trị liệu để giúp tăng cường sức mạnh ở khuỷu tay và ngăn ngừa tình trạng tái phát.

Nhà vật lý trị liệu sẽ giúp người bệnh duy trì hoặc lấy lại sự linh hoạt ở khuỷu tay thông qua tập thể dục. Người bệnh nên duỗi khuỷu tay ít nhất một lần một ngày và thực hiện các bài tập đau khuỷu tay.

Các bài tập đau khuỷu tay hiệu quả

Để tránh bị cứng khớp ở khuỷu tay và yếu cơ cánh tay, người bệnh có thể bắt đầu một số bài tập nhẹ nhàng ngay khi cơn đau bắt đầu dịu đi. Các bài tập đơn giản có thể giúp khôi phục phạm vi chuyển động, duy trì sức mạnh và giảm bớt độ cứng.

Lưu ý, việc cảm thấy đau cơ sau khi tập thể dục là điều bình thường nhưng hãy dừng lại nếu tình trạng đau khớp không thuyên giảm nhanh chóng.

Ngoài những phương pháp ở trên, để tình trạng đau khớp khuỷu tay thuyên giảm nhanh, xương khớp được chắc khỏe hơn, người bệnh có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe, điển hình là Khương Thảo Đan Gold. Sản phẩm là sự kế thừa của hoạt chất quý báu được chiết xuất từ địa liền giúp chống đau, kháng viêm hiệu quả. Đồng thời phải kể tới hoạt chất vàng Caryotin giúp ngăn ngừa quá trình thoái hóa của sụn khớp.

 Khương Thảo Đan gold hỗ trợ người đau khớp khuỷu tay hiệu quả

Khương Thảo Đan gold hỗ trợ người đau khớp khuỷu tay hiệu quả

Đau khủy tay không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng chính những cơn đau nhức này sẽ người người bệnh cảm giác vô cùng khó chịu. Lâu dần gây ảnh hưởng tới cuộc sống, công việc và sinh hoạt hàng ngày. Do đó nếu có xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào của bệnh lý này, hãy tới ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Xem thêm:

Tác giả: -
CẢNH BÁO: Xuất hiện các cuộc gọi giả danh thương hiệu Thái Minh để “lừa dối” Khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH chỉ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để gọi ra cho khách hàng. Quý khách lưu ý tránh bị kẻ gian lừa đảo. Trân trọng thông báo!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết