Đau cổ bên trái cảnh báo bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả

Đau cổ bên trái cảnh báo bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả


Mục lục [Ẩn/Hiện]

Đau cổ bên trái tưởng chừng là một bệnh lý thông thường nhưng nếu tình trạng kéo dài và tái đi tái lại thì có thể là biểu hiện của một căn bệnh nguy hiểm nào đó. Cùng chúng tôi tìm hiểu đau cổ bên trái là bệnh gì? Mức độ nguy hiểm sao ngay trong bài viết này bạn nhé.

Đau cổ bên trái là bệnh gì?

Đau cổ bên trái là tình trạng đau thoáng qua, âm ỉ hoặc dữ dỗi, cũng có khi kéo dài ở vùng cổ bên trái. Cơn đau có thể do thói quen sinh hoạt hoặc các bệnh lý khác gây ra. Vì vậy bạn cần cẩn trọng khi xuất hiện triệu chứng này nhé.

 Tình trạng đau cổ bên trái là bệnh gì?

Tình trạng đau cổ bên trái là bệnh gì?

Các triệu chứng đi kèm khi đau cổ bên trái

Một số triệu chứng đi kèm với các cơn đau cổ bên trái người bệnh có thể dễ dàng nhận biết đó là:

  • Cảm giác đau nhức âm ỉ, đau dữ dội khi vận động mạnh hoặc giữ nguyên cổ ở một tư thế trong khoảng thời gian dài.

  • Người có cảm giác mệt mỏi, đau nhức ở đầu, đôi khi chóng mặt và hoa mắt.

  • Các khớp cổ bị cứng, khó khăn trong việc vận động cổ.

  • Các cơn đau cổ bên trái có thể lan dọc theo dây thần kinh từ bả vai xuống cánh tay và các ngón tay.

  • Bị đau cổ bên trái còn gây rối loạn giấc ngủ, thậm chí tình trạng này còn có thể kéo dài.

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau cổ bên trái

Bên cạnh lý do tuổi tác gây ra đau cổ bên trái. Tình trạng này còn có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác như:

Do căng cơ

Đây có thể coi là nguyên nhân phổ biến dẫn tới việc đau cổ bên trái. Căng cơ xảy ra khi bạn hoạt động quá nhiều, tập thể dục sai tư thế hoặc bị stress, áp lực, căng thẳng kéo dài.

 Căng cơ dẫn đến đau cổ vai gáy bên trái

Căng cơ dẫn đến đau cổ vai gáy bên trái

Do đặc thù công việc

Đối với các chị em công sở hay các anh có ngành nghề đặc thù như lái xe, sử dụng máy tính nhiều, ít vận động… thì việc đau cổ bên trái không quá hiếm gặp. Khi lặp đi lặp lại các hoạt động này có thể khiến cho vùng cổ bên trái quá tải gây đau nhức.

Chấn thương

Đối với những người có chấn thương ở vùng cổ sẽ rất hay bị đau cổ bên trái, nhất là khi thời tiết thay đổi cơn đau lại càng rõ ràng hơn. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Theo số liệu thống kê, có tới 60% số người bị đau cổ bên trái là do thoát vị đĩa đệm. Khi bao xơ đĩa đệm bị nứt, các nhân nhầy thoát ra bên ngoài sẽ chèn ép đè nén vào rễ thần kinh, ống sống, màng tuỷ dẫn đến các cơn đau cổ bên trái phía trước dữ dội.

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp khiến màng hoạt dịch và sụn khớp bị tổn thương gây đau nhức cổ bên trái, lan cả sang vai gáy và cánh tay.

Viêm khớp dạng thấp có thể dẫn đến tổn thương ở màng hoạt dịch và sụn khớp gây ra đau cổ bên trái dưới tai rồi dần dần sẽ lan cả sang cả vai gáy và cánh tay.

Thoái hóa cột sống cổ

Thoái hoá đốt sống cổ thường xảy ra khi đĩa đệm ở cột sống cổ xẹp dần, dây chằng bị xơ cứng khiến cho vùng cổ bị tổn thương, từ đó có thể gây ra các cơn đau cổ bên trái dưới cằm. Tình trạng này thường xảy ra ở người lớn tuổi và người trung niên.

 Thoái hoá cột sống thường xảy ra ở người lớn tuổi

Thoái hoá cột sống thường xảy ra ở người lớn tuổi

Loãng xương

Xương bị thiếu canxi dẫn đến phần xốp tăng lên dẫn đến xương bị yếu, dễ bị tổn thương. Do đó, những người già sẽ dễ bị loãng xương và đau cổ bên trái thường xuyên.

Loãng xương thường xảy ra khi xương bị thiếu canxi và phần xốp tăng lên dẫn đến xương bị yếu và dễ tổn thương. Vì vậy, những người già thường dễ bị loãng xương và đau cổ thường xuyên.

Gai xương

Gai xương được hình thành trên đốt sống cổ làm chèn ép tuỷ sống và các dây thần kinh xung quanh gây ra đau cổ bên trái, đặc biệt sẽ đau nặng hơn khi quay cổ về bên trái.

Bệnh phổi hoặc cơ hoành

Dây thần kinh tác động chạy từ đốt sống cổ sang phổi và cơ hoành. Do vậy, những cơn đau nhức ở cổ bên trái có thể là dấu hiệu cho biết bạn đang mắc phải bệnh phổi hoặc cơ hoành.

U cột sống

Khối u lành tính hay ác tính có thể xuất hiện ở bên cổ trái, gây chèn ép dây thần kinh gây ra các cơn đau nhức, tê bì ở vùng cổ trái, thậm chí là làm các yếu chi trên bên trái.

Đau cổ bên trái có gây nguy hiểm hay không?

Đau cổ bên trái nếu không được chữa trị kịp thời thì có thể gây ra nhiều biến chứng phức tạp và gây nguy hiểm. Các biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như:

  • Người bệnh bị ù tai, rối loạn tiền đình.

  • Chân tay bị tê bì khó chịu và mất cảm giác.

  • Nguy hiểm hơn là có thể gây liệt nửa người hoặc tàn phế.

Chính vì đó, nếu các cơn đau ở cổ bên trái xuất hiện thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Đau cổ bên trái khi nào thì cần cần gặp bác sĩ?

Đau cổ bên trái khi kéo dài liên tục sẽ rất nguy hiểm, do đó khi xảy ra trường hợp nào dưới đây, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức:

  • Đau cổ bên trái dữ dội, người bệnh không thể chịu đựng được cơn đau.

  • Vùng cổ đau nhức nặng sau khi chấn thương hoặc tai nạn.

  • Các cơn đau nhức không thuyên giảm dù đã áp dụng các biện pháp chữa trị tại nhà.

  • Bị đau nhức khi quay cổ sang trái.

  • Cổ và vai bị tê bì, thậm chí lan xuống cánh tay và ngón tay.

Khi nào đau cổ bên trái nên đi khám và điều trị?

Các phương pháp chẩn đoán đau cổ bên trái

Để có thể chẩn đoán chính xác những nguyên nhân gây ra tình trạng đau cổ bên trái, bạn cần đến các cơ sở y tế hoặc những bác sĩ có tay nghề để được thăm khám và điều trị đúng lúc. Một số phương pháp chẩn đoán đau cổ bên trái có thể kể đến như:

  • Kiểm tra về mức độ vận động của cổ.

  • Các bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang cổ, MRI, CT hoặc điện cơ và xét nghiệm máu.

Sau khi thực hiện xong các phương pháp thăm khám cổ bên trái bên trên, bác sĩ sẽ giới thiệu cho bạn một số biện pháp điều trị triệu chứng đau cổ bên trái. Tuỳ vào từng nguyên nhân gây bệnh hay tình trạng bệnh gặp phải mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn biện pháp điều trị phù hợp. Nếu là do thói quen sinh hoạt hay đặc thù của công việc thì bạn sẽ tự mình phải điều chỉnh lại. Ngược lại, nếu do bệnh lý thì các bác sẽ có thể tùy thuộc vào những tình trạng cụ thể mà mỗi người gặp phải để đưa ra phác đồ điều trị khác nhau.

Vậy bị đau cổ bên trái phải làm sao? Biện pháp hỗ trợ điều trị đau cổ bên trái như thế nào? Bạn có thể tham khảo một số biện pháp điều trị mà chúng tôi chia sẻ ở phần tiếp theo nhé.

Những biện pháp hỗ trợ điều trị tình trạng đau cổ bên trái

Nẹp đai cố định vùng cổ bên trái

Trong trường hợp đau cổ bên trái do chấn thương hay một số nguyên nhân khác gây ra, các bác sĩ sẽ chỉ định bạn phải nẹp cố định phần cổ bên trái bằng dụng cụ chuyên dụng. Cách làm này sẽ giúp hạn chế được các vận động cổ của bạn, đồng thời tránh làm tình trạng đau nhức trở nên trầm trọng hơn.

 Nẹp đai cố định giúp giảm các hoạt động của cổ

Nẹp đai cố định giúp giảm các hoạt động của cổ

Chườm nóng hoặc chườm lạnh giúp giảm đau

Phương pháp chườm lạnh sẽ được sử dụng trong trường hợp vùng cổ bên trái của bạn bị chấn thương không có vết thương hở. Bạn có thể chườm túi đá lên phần cổ bên trái khoảng  3 - 5 ngày đầu, ngay sau đó là chườm khăn nóng hoặc tắm nước nóng để giảm sưng đau. Phương pháp này sẽ có thể hỗ trợ cơn đau của bạn thuyên giảm, dễ chịu hơn đấy.

 Phương pháp chườm nóng quanh vùng cổ giúp giảm đau

Phương pháp chườm nóng quanh vùng cổ giúp giảm đau

Châm cứu

Phương pháp này sẽ tác động trực tiếp vào các huyệt đạo trên vùng cổ bên trái của bạn, nó có thể hỗ trợ làm giảm đau nhức, máu được lưu thông và giãn cơ tốt hơn. Đồng thời, áp dụng phương pháp này sẽ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn rất nhiều.

Sử dụng thuốc tân dược

Để hỗ trợ cho tình trạng đau cổ bên trái, bạn có thể tham khảo một số loại thuốc có thể điều trị được các bác sĩ khuyên dùng như:

  • Thuốc gây tê cục bộ hoặc có thể tiêm corticosteroid.

  • Thuốc chống động kinh pregabalin, gabapentin.

  • Thuốc chống trầm cảm amitriptylin.

  • Thuốc giảm đau paracetamol, aspirin, acetaminophen.

  • Thuốc giãn cơ diazepam, mydocalm...

Các bài thuốc dân gian

Giai đoạn đầu của tình trạng đau cổ bên trái được xem là giai đoạn nhẹ nhất, vì thế người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian như sau:

  • Sử dụng ngải cứu và muối chườm: Cách làm khá đơn giản, bạn rửa sạch ngải cứu rồi đem sao nóng với vài hạt muối, cho vào khăn và chườm lên vùng bị đau cổ bên trái trong khoảng 15 phút.

 Sử dụng ngải cứu kết hợp với muối để giảm cơn đau

Sử dụng ngải cứu kết hợp với muối để giảm cơn đau

  • Sử dụng hỗn hợp nước ngải cứu kèm mật ong: Bạn rửa sạch khoảng 400g ngải cứu rồi đem lọc lấy nước cốt. Tiếp theo, bạn trộn cùng với 2 thìa cà phê mật ong, khuấy đều rồi uống.

  • Sử dụng cây đau xương để đắp: Bạn lấy một lượng vừa đủ cây đau xương rồi đem rửa sạch, giã nhỏ. Kế tiếp, bạn trộn cây đau xương vừa giã với rượu trắng rồi đắp lên vùng cổ bên trái bị đau nhức trong khoảng 15 phút.

Áp dụng vật lý trị liệu

Trường hợp đau cổ bên trái của bạn vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm thì có thể thử những áp dụng phương pháp vật lý trị liệu. Đối với phương pháp vật lý trị liệu không xâm lấn này, các bác sĩ có thể xây dựng phác đồ sao cho phù hợp với từng mức độ bệnh. Một số biện pháp vật lý trị liệu được áp dụng như sóng xung kích shockwave, laser trị liệu...

Phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật được xem là biện pháp cuối cùng khi áp dụng các cách điều trị khác mà không có kết quả. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ nên thực hiện khi có cơn đau trầm trọng, người bệnh khó khăn trong việc vận động hoặc có khả năng xảy ra những biến chứng cao.

Cách phòng ngừa đau vùng cổ bên trái hiệu quả

Những biện pháp phòng ngừa đau cổ bên trái được các bác sĩ chuyên khoa xương khớp khuyến khích như sau:

  • Làm việc nên ngồi đúng tư thế, đồng thời điều chỉnh độ cao của ghế sao cho phù hợp với bàn làm việc.

  • Khi làm việc, bạn cần giữ đầu luôn thẳng, thả lỏng hai vai và hai tay.

  • Không nên vặn, lắc hay bẻ cục cổ bởi nó có thể làm hại cho xương khớp.

  • Tuyệt đối không gối đầu quá cao, bạn nên nằm ngửa và dùng đệm cứng để tránh tình trạng bị đau cổ bên trái sau khi ngủ dậy.

  • Hạn chế đeo túi lệch sang một bên vai.

  • Không nghiêng đầu để kẹp nghe điện thoại, thay vào đó, bạn có thể dùng tai nghe hoặc loa ngoài.

  • Tăng cường tập luyện thể thao đều đặn mỗi ngày.

  • Không làm việc quá lâu, nên vận động nhẹ nhàng mỗi 60 phút/lần.

  • Bổ sung đầy đủ các vi - chất cho cơ thể mỗi ngày.

Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi trên đây đã phần nào giúp bạn nắm rõ hơn về tình trạng đau cổ bên trái rồi. Nếu bạn có thắc mắc hay cần hỗ trợ gì hãy để lại bình luận phía dưới bài viết để được chúng tôi giải đáp sớm nhất.

Xem thêm:

Tác giả: -
CẢNH BÁO: Xuất hiện các cuộc gọi giả danh thương hiệu Thái Minh để “lừa dối” Khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH chỉ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để gọi ra cho khách hàng. Quý khách lưu ý tránh bị kẻ gian lừa đảo. Trân trọng thông báo!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết