Cấu tạo khớp gối gồm mấy phần? Có chức năng gì?

Cấu tạo khớp gối gồm mấy phần? Có chức năng gì?


Mục lục [Ẩn/Hiện]

Khớp gối là một trong những khớp quan trọng với nhiều chức năng khác nhau và có cấu tạo phức tạp nhất cơ thể người. Chính vì vậy, việc tìm hiểu để nắm bắt cấu tạo khớp gối và các chức năng của nó là cần thiết. Đây là cách để người bệnh hạn chế gặp những tổn thương và bảo vệ khớp gối đúng đắn. 

Khớp gối là gì? Chức năng

Khớp gối là khớp lớn nhất của cơ thể người có cấu tạo phức tạp và giữ nhiều chức năng quan trọng. Khớp này cho phép thực hiện các thao tác mở rộng, uốn, xoay nhẹ vào bên trong và bên ngoài. 

Ngoài ra, khớp gối còn giữ nhiều chức năng quan trọng khác như: 

  • Giúp cơ thể vận động bình thường với nhiều hoạt động khác nhau như đi bộ, chạy nhảy, đứng ngồi,...

  • Hỗ trợ chi dưới đứng, chịu trách nhiệm thực hiện các động tác đứng lên, ngồi xuống,...

  • Giảm xóc và giảm áp lực lên xương ống chân mỗi khi tiếp đất khi thực hiện nhảy. 

  • Giữ cân bằng và nâng đỡ toàn bộ cơ thể. 

Khớp đầu gối có cấu tạo phức tạp

Cấu tạo khớp gối gồm mấy phần? 

Khớp gối được nghiên cứu, phân tích cụ thể gồm có những bộ phận như sau: 

Xương quanh đầu gối

Khớp gối được cấu tạo từ 3 xương cơ bản là xương ống chân, xương đùi và xương bánh chè: 

  • Xương đùi: Đây là xương dài nhất của cơ thể, được bọc sụn giúp bảo vệ và hạn chế tối đa ma sát khi tiếp xúc với các xương khác. 

  • Xương ống chân: Là xương xuất phát từ đầu gối đến vị trí mắt cá chân. 

  • Xương bánh chè: Xương này có hình tam giác, hỗ trợ đầu gối uốn cong và bảo vệ đầu gối khỏi các chấn thương. 

Xương đầu gối cấu tạo từ 3 loại xương khác nhau

Sụn đầu gối

Sụn ở đầu gối có độ đàn hồi cao giúp chống lại các chấn thương. Ở đầu gối có hai loại sụn phổ biến là: 

Sụn khớp: 

  • Sụn này có khả năng bôi trơn, hỗ trợ khớp gối trở nên linh hoạt hơn và giúp phân tán lực tác động lên khớp gối. 

  • Khi sụn khớp bị bào mòn, chấn thương có thể gây ra tình trạng đau và hình thành ổ viêm ở khớp. 

Sụn chêm: 

  • Sụn chêm ở đầu gối hình thành từ nguyên bào sợi và có cấu trúc hình lưỡi liềm. Sụn này có chức năng hấp thụ lực tác động, giúp ổn định khớp gối. 

  • Khi sụn chêm bị tổn thương, sụn khớp sẽ phải chịu trọng lượng và áp lực lớn hơn. Đây là nguyên nhân khiến sụn khớp bị hao mòn và hình thành viêm xương khớp hoặc thoái hóa khớp. 

Dây chằng đầu gối

Dây chằng tại đầu gối có chức năng mang lại sự ổn định và sức mạnh cho đầu gối. Đồng thời nó cũng hỗ trợ trong việc ổn định xương và sụn khớp gối. 

Tại đầu gối có các dây chằng chính là:

  • Dây chằng chéo trước (ALC) kết nối xương đùi và xương chày. 

  • Dây chằng chéo sau (PCL) nằm phía sau dây chằng chéo trước và có nhiệm vụ tương tự. 

  • Dây chằng bền giúp kết nối mặt bên của xương đùi và xương chày. 

  • Dây chằng trung gian giúp hạn chế các chuyển động ngang của đầu gối. 

  • Dây chằng xương bánh chè giúp gắn xương bánh chè vào xương chày. 

Dây chằng giúp ổn định và tăng sức mạnh cho đầu gối

Cơ bắp và gân

Cơ ở đầu gối giúp cố định đầu gối, liên kết và hỗ trợ di chuyển. Tại đây có hai nhóm cơ chính là cơ bốn đầu và cơ gân kheo. Cụ thể: 

  • Cơ bốn đầu: Là tập hợp 4 cơ ở phía trước đùi có nhiệm vụ hỗ trợ đầu gối duỗi thẳng.

  • Cơ gân kheo: Nhóm gồm 3 cơ ở mặt sau đùi, giúp đầu gối uốn cong. 

Bao hoạt dịch khớp gối

Tại đầu gối có đến 13 bao hoạt dịch với đủ kích thước. Chúng chứa chất lỏng hỗ trợ giảm ma sát ở các cơ, xương, gân và dây chằng. 

Song song với đó, bao hoạt dịch còn đóng vai trò bảo vệ xương bánh chè khỏi các chấn thương trực tiếp hoặc nhiễm trùng. 

Màng hoạt dịch giúp bôi trơn và lưu thông chất dinh dưỡng

Động mạch và tĩnh mạch đầu gối

Ở đầu gối có nhiều động mạch và tĩnh mạch khác nhau giữ vai trò cung cấp máu và nuôi dưỡng cấu trúc đầu gối. 

Các bệnh lý thường gặp ở khớp gối

Là cơ quan có nhiều chức năng quan trọng, đầu gối vừa phải chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể vừa tham gia quá trình chuyển động. Chính vì vậy, khớp gối rất dễ bị chấn thương và hình thành các bệnh lý. 

Một số vấn đề thường gặp tại đầu gối được các chuyên gia chỉ ra là: 

  • Đau khớp gối: Tình trạng đau nhức xảy ra khi khớp gối gặp chấn thương hoặc các bệnh lý. Đây là vấn đề phổ biến nhất ở khớp gối. 

  • Khô khớp gối: Bao hoạt dịch tiết ra lượng dịch nhờn ít so với bình thường và không đủ bôi trơn khớp sẽ dẫn đến khô khớp. Khi khớp gối bị khô, độ ma sát giữa các đầu xương tăng lên thường khiến người bệnh bị đau nhức, phát ra tiếng kêu khi vận động. 

  • Thoái hóa khớp gối: Khi sụn khớp bị hao mòn theo thời gian do ảnh hưởng của quá trình lão hóa sẽ làm bệnh khởi phát. 

  • Tràn dịch khớp gối: Các chất lỏng ở bên trong bao hoạt dịch bị tràn ra bên ngoài làm kích thích phản ứng viêm, gây cảm giác sưng tấy, đau nhức khó chịu. 

  • Chấn thương tại dây chằng: Khi có lực mạnh tác động vào rất dễ gây ra chấn thương ở dây chằng. Lúc này, dây chằng bị căng giãn quá mức hoặc có thể bị đứt khiến tính ổn định của đầu gối bị mất đi kèm triệu chứng đau nhức khó chịu. 

  • Trật xương bánh chè: Là hiện tượng bánh chè trượt ra khỏi vị trí ban đầu, gây đau nhức ở mức độ nặng, người bệnh khó khăn trong việc di chuyển. 

  • Viêm khớp dạng thấp: là hiện tượng tự miễn dẫn đến viêm ở khớp gối. Nếu không can thiệp khắc phục kịp thời, viêm khớp dạng thấp có thể làm khớp bị tổn thương vĩnh viễn, không thể phục hồi. 

  • Bệnh gout: Các tinh thể axit uric tích tụ ở trong khớp làm hình thành bệnh gout. Đây là một dạng viêm khớp. Bệnh có thể gây ra những cơn đau dữ dội và ảnh hưởng đến đầu gối. 

  • Viêm khớp nhiễm khuẩn: Bệnh khởi phát khi có virus, vi khuẩn, nấm tấn công khiến khớp gối bị sưng viêm và đau nhức. Người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn trong việc cử động. Bệnh này có tỷ lệ khởi phát thấp, nhưng nếu không điều trị đúng cách dễ làm các biến chứng nghiêm trọng hình thành. 

Các vấn đề thường gặp ở khớp gối

Cách chăm sóc khớp gối

Để hạn chế những  chấn thương xảy ra và giúp khớp gối linh hoạt, chắc khỏe, bạn nên có những biện pháp cụ thể để chăm sóc vùng khớp gối. Dưới đây là một số cách được chỉ ra bởi các chuyên gia:

  • Tránh lao động vùng khớp gối quá sức, vận động mạnh và đột ngột, sai tư thế hoặc lặp đi lặp lại một động tác nhiều lần. 

  • Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi để khớp gối được thư giãn. 

  • Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý để hạn chế tạo áp lực trọng lượng lớn lên vùng khớp gối. 

  • Sử dụng giày dép vừa chân để tránh ảnh hưởng đến tuần hoàn máu. 

  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho hệ xương khớp như vitamin D, canxi, omega-3, protein,....

  • Tập thể dục thể thao đều đặn để duy trì phạm vi vận động của khớp gối và tăng độ dẻo dai cho các mô mềm ở xung quanh khớp gối. Một số bộ môn bạn nên tập là đi bộ, đạp xe, bơi lội,....

  • Tạo thói quen thăm khám sức khỏe xương khớp định kỳ để sớm phát hiện vấn đề và có biện pháp can thiệp xử lý kịp thời nếu có bệnh lý xuất hiện. 

Trên đây là những thông tin về cấu tạo khớp gối và chức năng, bệnh lý thường gặp tại khớp này. Hy vọng chúng hữu ích với bạn. Nếu có bất kỳ vấn đề nào ở khớp gối, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, tránh để lâu dài làm ảnh hưởng đến chức năng của khớp gối, tăng nguy cơ bị tàn tật. 

Xem thêm:

Tác giả: -
CẢNH BÁO: Xuất hiện các cuộc gọi giả danh thương hiệu Thái Minh để “lừa dối” Khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH chỉ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để gọi ra cho khách hàng. Quý khách lưu ý tránh bị kẻ gian lừa đảo. Trân trọng thông báo!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết