Cẩu tích - Vị thuốc quý giúp bổ xương khớp

Cẩu tích - Vị thuốc quý giúp bổ xương khớp


Mục lục [Ẩn/Hiện]

Từ hàng ngàn năm về trước, Cẩu tích đã là một trong những vị thuốc quan trọng trong những bài thuốc giúp bổ can thận, mạnh gân cốt, tê thấp, cải thiện tình trạng đau lưng nhức mỏi. Tuy nhiên ở Việt Nam, do việc khai thác quá bừa bãi cùng với phá rừng làm nương rẫy nên theo thời gian khiến loài cây này ngày càng hiếm. Và đã được đưa vào sách đỏ của Việt Nam để được bảo vệ. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm và tác dụng đối với xương khớp của Cẩu tích, đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.

 Tìm hiểu về cây cẩu tích

Tìm hiểu về cây cẩu tích

Cẩu tích là cây gì? Những đặc điểm cần biết

Cẩu tích hay còn gọi là lông cu li ( tên khoa học: Cibotium barometz (L.) J. Sm ). Có lẽ tên gọi này không quá phổ biến đối với một sống người. Vậy cây cẩu tích còn gọi là cây gì? Thực tế chúng ta đều quen gọi là cây cu li, cây kim mao cẩu tích,...Đây là một loại dương xỉ mộc trong họ dương xỉ vỏ cây Dicksoniaceae.

Đặc điểm hình thái

Cây lông cu li là loại quyết thực vật hay dương xỉ, có thân rễ mọc đứng, thường thấp nhưng lại to và được phủ một lớp lông màu vàng nâu. Khi cắt hết lá còn lại mỗi gốc cuống thì lúc này nhìn rất giống con thú. Khi đã bỏ lớp lông vàng bên ngoài, mặt ngoài của rễ rất gồ ghề, khúc khuỷu có những chỗ được lồi lên thành mấu, màu hơi hồng hoặc nâu, đường kính tầm 2 tới 5cm rất cứng, khó bẻ với cắt. Dược liệu khi dùng thường được thái thành nhiều hình dạng phiến mỏng khác nhau, mặt cắt ngang nhẵn, có vân và màu nâu nhạt.

 Hình ảnh cây lông cu li

Hình ảnh cây lông cu li

Thân cây khá yếu nhưng cao lớn có thể lên tới 3m. Lá uốn thành từng chùm ở đầu đỉnh thân cây, dài 1 đến 2m, có hình trứng và elip, mặt dưới có nếp gấp còn mặt trên có màu xanh đậm. Cuống là kép rất dài và dày, cứng màu nâu và cũng có lâu mềm.  

Cơ quan sinh sản của loài cây này là những túi bào tử có màu nâu, mọc ở mặt dưới của lá, xếp đều quanh 2 bên gân giữa. Bên trọng đứng rất nhiều bào tử với hình dạng khác nhau như hình tam giác, hình tròn.

Bộ phần dùng

Bộ phần dùng là phần rễ là lông ở thân của cây. Từ xưa đã được người dân thu hái để làm dược liệu. Thông thường chúng được thu hái vào mùa đông hoặc mùa hè. Trong trường hợp không sử dụng được phần lông thì có thể đốt hoặc rang phần rễ cây với cát nóng. Cho cháy rồi rồi ngâm trong nước sạch, đồ kỹ cho thật mềm rồi sau đó thái mỏng, phơi hay sấy thành để cẩu tích khô và bảo quản. Khi dùng, tẩm vị thuốc với rượu để qua đêm rồi mang đi sao vàng.

 Bộ phận dùng của cây lông cu li

Bộ phận dùng của cây lông cu li

Dược liệu của cẩu tích là những đoạn thân hoặc rễ có màu hơi hồng hoặc nâu nhạt. Vị thuốc rất dễ bị mốc nên cần phải đem đi bảo quản nơi khô ráo.

Cây cu li được phân phối khá rộng rãi, xuất hiện nhiều ở thung lũng, ven bìa suối ở vùng đất thấp. Đặc biệt tại các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới ở Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia,...và Trung Quốc.

Thành phần hóa học

Thân rễ có chứa nhiều thành phần với các công dụng khác nhau bao gồm:

  • Aspidinol, tinh bột (30%), beta-sitosterol, Acid béo (acid palmitic, oleic và octadecanoic),  flavonoid, Methyl dodecanoate, beta-sitosterol-O-glucopyranoside and 2,3,4,5,6-pentahydroxy cyclohexane carboxylic acid.

  • Lông vàng có chứa hợp chất tanin và sắc tố.

Cây cẩu tích có tác dụng gì trong Y học cổ truyền

Sau khi đã hiểu cẩu tích là gì, chúng ta hãy tìm hiểu về tác dụng của nó đối với sức khỏe. Theo Y học cổ truyền, cẩu tích dược liệu có vị đắng, ngọt, tính ôn quy vào kinh can và thận. Nên từ xưa, loài cây này đã có tác dụng giảm đau, chống viêm và được ứng dụng nhiều để chữa đau xương khớp, đau gối, đau lưng, bổ gan. Thân rễ và rễ được thu hái về để làm thuốc và sử dụng làm chất đông máu, điều trị thấp khớp, loét, ho và thương hàn.

 Dược liệu có công dụng điều trị thấp khớp

Dược liệu có công dụng điều trị thấp khớp

Lớp lông vàng bên ngoài thân rễ sẽ mang đi đắp các vết thương và vết cắt ở tay chân để cầm máu. Phương pháp này được áp dụng nhiều ở Trung quốc và bán đảo Malaysia. Ở Việt Nam, thân rễ sẽ được dùng làm thuốc chữa xương khớp như đau thắt lưng, đau dây thần kinh tọa, chữa phong thấp hay kể cả đái dầm và đau ở phụ nữ có thai.

Theo Y học Trung quốc, họ sẽ dùng thân rễ để bổ dương, dùng như thuốc chống đau, tăng cường cơ bắp, bổ gan thận và cơ quan sinh dục nam. Còn được mệnh danh là Phương thuốc của ông già. Phần rễ thông thương được dùng để chữa đau thắt lưng, tê thấp, di tinh, liệt nửa người và chảy máu ở phụ nữ.

Thạo Philippines  thân rễ được dùng để làm thuốc bôi vào vết thương, vết loét và làm thuốc đắp nhằm cầm máu. Bên cạnh đó còn chữa bệnh loãng xương, đai buốt, tiểu nhiều và bệnh bạch đới.

Cẩu tích có tác dụng gì theo Y học hiện đại

Hiện nay các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh được nhiều tác dụng của cẩu tích đối với sức khỏe như:

Tác dụng chống oxy hóa

Trong một số đề tài nghiên cứu của nước ngoài, họ đã làm thí nghiệm lấy chiết xuất hoạt chất chloroform và n-butanol từ etanol trong cây để tìm hiểu và thấy rằng hoạt tính chống oxy hóa của nó khá mạnh mẽ. Đồng thời các hydroperoxide có tính độc cũng đã được biến đổi thành nước và oxy nhờ vào 2 chất xúc tác là glutathione và catalase.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học đã làm một thí nghiệm về Beta-carotene. Và đã cho ra kết quả rằng hợp chất chống oxy hóa trong dược liệu này có khả năng ức chế quá trình peroxy hóa các chất béo. Ngoài ra thành phần khác như caffeoyl-d-glucopyranose còn có khả năng chống lại các gốc tự do và hoạt động tương tự Vit C.

Tác dụng chống virus

Theo các kết quả nghiên cứu khoa học, đã tìm thấy 6 chiết xuất từ thảo dược có khả năng ức chế mạnh các coronavirus. Đây là một bước tiến mới trong ứng dụng điều trị hội chứng hô hấp cấp tính (SARS-CoV) do coronavirus gây ra với nồng độ từ 25 đến 200 μg / mL. 

 Cây cẩu tích có tác dụng chống lại virus

Cây cẩu tích có tác dụng chống lại virus

Hỗ trợ chống ung thư tuyến tiền liệt

Theo một vài kết quả nghiên cứu mới nhất, trong chiết xuất từ cây cu li có chứa một số hoạt chất có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Nhiều phân đoạn trong rễ cây còn thể hiện được sự ảnh hưởng của nội tiết tố lên các nhóm ung thư LNCaP và PC-3.

Hỗ trợ bảo vệ gan

Một nghiên cứu gần đây đã chứng minh được tác dụng bổ gan của Cẩu tích. Trong  thân rễ của dược liệu này có chứa Onychia có công dụng bảo vệ gan khỏi những tác động do lipid peroxide gây ra. Nếu không kiểm soát tốt lipid peroxide có thể khiến hệ thống enzym bị tiêu diệt, gan bị tổn thương nghiêm trọng.

Một số bài thuốc dân gian giúp điều trị xương khớp

Chữa đau thắt lưng 

Chuẩn bị: Cẩu tích 15g, đỗ trọng 10g, mộc qua 6g, ngưu tất 10g, sinh mễ nhân 12g, nước 600ml. 

Thực hiện: Cho hết dược liệu vào nồi và sắc còn 200 ml. Người bệnh nên dùng cẩu tích đun uống hàng ngày để mang lại hiệu quả hơn. Có thể thêm rượu trong khi uống thuốc.

Chữa phong thấp, tê bì tay chân

Chuẩn bị: Cẩu tích 20g, mộc qua 12g, tùng tiết 4g, ngưu tất 8g, tang chi 8g, quế chi 4g, tần giao 12g, tục đoạn 8g, đỗ trọng 8g và 600ml nước. 

Thực hiện: Cho tất cả dược liệu vào nồi và sắc còn 250ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Chữa đau lưng mỏi gối 

Chuẩn bị: Cẩu tích 20g, rễ cỏ xước 12g, rễ gối hạc 12g, bổ cốt toái 16g, củ mài 20g, tỳ giải 16g, dây đau xương 12g, thỏ ty tử 12g, đỗ trọng 16g. 

Thực hiện: Thêm 500ml nước và sắc uống ngày 2 lần.

Chữa đau mỏi sống lưng 

Chuẩn bị: Cẩu tích 16g,  đỗ trọng 10g, thục địa 12g, quả kim anh,, ô dược củ súng, dây tơ hồng sao đều 8g.

Thực hiện: Cho tất cả dược liệu vào nồi và sắc còn 250ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Lưu ý: Cẩu tích không dùng cho người bị thận hư hữu nhiệt và tiểu tiện có màu bất thường.

Cẩu tích là dược liệu được dùng phổ biến trong nhiều bài thuốc. Tuy có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng người bệnh cũng cần biết tới những chỉ định, chống chỉ định và tác dụng không mong muốn của vị thuốc này. Do đó trước khi sử dụng cần hỏi ý kiến của bác sĩ chứ không được tự ý dùng.

Xem thêm:

Tác giả: -
CẢNH BÁO: Xuất hiện các cuộc gọi giả danh thương hiệu Thái Minh để “lừa dối” Khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH chỉ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để gọi ra cho khách hàng. Quý khách lưu ý tránh bị kẻ gian lừa đảo. Trân trọng thông báo!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết