Cây hàm ếch còn được biết tới với nhiều tên gọi khác nhau tam bạch thảo, trầu nước, đường biên ngẫu thuộc họ lá Dấp. Chúng thường được tìm thấy ở những khu vực ẩm ướt như bờ sông, bờ suối,...Từ xa xưa dân gian đã sử dụng loại dược liệu này để bào chế thành thuốc chữa đau nhức xương khớp hoặc bệnh đường tiết niệu. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về tác dụng cũng như cách sử dụng loài cây này một cách chính xác nhất. Tham khảo bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích nhé.
Tìm hiểu về công dụng của cây hàm ếch
Tìm hiểu chung
Chắc hẳn nhiều người đang thắc mắc cây hàm ếch có đặc điểm gì mà có thể được ứng dụng phổ biến trong các bài thuốc như vậy. Dưới đây là một số đặc điểm hình thái, thành phần hóa học và bộ phần dùng của cây nhé.
Đặc điểm hình thái
Cây hàm ếch có tên khoa học là Saururus chinensis (Lour.), Baill, được gọi với nhiều cái tên như tam bạch thảo, trầu nước. Đây là một loài thực vật thân thảo, sống lâu năm. Thân mọc đứng, cao khoảng 30 - 70 cm, không phân nhánh và có gờ ở xung quanh.
Thân và lá cây có màu xanh thẫm, trên thân có chia thành nhiều đốt và rễ mọc trên đốt. Lá cây khá to, nguyên, mọc so le, có dạng hình trứng với phần đầu nhọn, gốc lá tròn hoặc có hình tim. Lá có chiều dài khoảng 8 - 12cm, chiều rộng từ 4 - 5cm. Cuống lá dài chừng 3-6 cm, có bẹ.
Hình ảnh của cây hàm ếch
Hoa có cây có màu trắng, kích thước tương đối nhỏ, mọc lông thành 3 - 6 cm, thõng xuống. Đặc điểm nổi bật của trầu nước là mỗi khi cây ra hoa, thường có tới 1 - 3 lá màu trắng pha xanh và kèm theo hoa. Thời gian ra hoa vào tháng 4 - 8 hằng năm.
Phân bố
Cây phân bố chủ yếu ở vùng núi thấp, ẩm ướt như mương nước, ruộng, khe suối và một số nơi bị ngập không thường xuyên. Hiện nay đang có mặt ở các quốc gia như Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc,...
Cây Hàm Ếch có phần rễ phát triển nhanh và mạnh, phân chia nhiều nhánh. Cây ra hoa và kết quả mỗi nằm, hạt được phân tán theo gió và dòng nước. Do đó chúng ta có thể dễ dàng trồng bằng nhánh con hoặc từng đoạn rễ.
Bộ phận dùng, chế biến và bảo quản
Toàn bộ các bộ phận của cây hàm ếch, về bản chất đều mang đi bào chế thành thuốc chữa bệnh được. Thông thường người dân sẽ thu hái vào mùa hè và mùa thu. Sau khi thu hoạch sẽ được đem đi rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất, rồi dùng ngay ở dạng tươi. Hoặc nếu dùng dưới dạng khô thì cần thái từng đoạn nhỏ rồi đem đi phơi nắng để dùng dần.
Nên bảo quản dược liệu khô trong bao bì kín và nơi thoáng mát, thi thoảng mang đi phơi nắng để tránh bị mốc.
Thành phần
Cây trầu nước có chứa hàm lượng protein 8,8%, chất béo khoảng 2,1%, chất xơ 54,7%.
Hoạt chất được tìm thấy trong cây có tác dụng điều trị tốt là Saucerneol.
Theo dân gian, cây hàm ếch có công dụng giảm viêm trong trường hợp bị sưng lên khi viêm khớp, viêm đường tiết niệu, mụn nhọt, viêm thận, viêm da, áp xe,...Bên cạnh đó hoa của cây còn được ứng dụng trong điều trị nhuận tràng, tiêu diệt ký sinh trùng và bệnh sốt rét. Lá của cây được dùng để đắp bên ngoài nhằm trị mụn nhọt.
Cây hàm ếch có tác dụng gì đối với sức khỏe
Theo Y học cổ truyền, cây trầu nước có vị ngọt cay, tính hàn. Do đó được dùng để thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu. Ngoài ra còn được sử dụng chữa bệnh ngoài da, xương khớp,...Hiện nay các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và chứng minh được những tác dụng cây đối sức khỏe con người. Vậy cây hàm ếch chữa bệnh gì? Dưới đây là một số công dụng, bao gồm:
Tác dụng chống viêm
Theo y học Phương Đông, phần mặt trên của cây trầu nước được sử dụng để trị bệnh viêm và phù nề.
Nghiên cứu về tác dụng chống viêm từ chiết xuất của cây hàm ếch đã chỉ ra rằng: Chiết xuất ethanol của S. chinensis có thể làm giảm triệu chứng viêm bằng cách ức chế prostaglandin E2, oxit nitric nội bào và các cytokine viêm khác đã giải phóng.
Tác dụng phổ biến của dược liệu là chống viêm
Tác dụng đối với bệnh đái tháo đường
Sau khi làm nghiên cứu tác dụng của cây hàm ếch lên chuột bị đái tháo đường trong 7 tuần với chế độ ăn 10% chiết xuất từ lá cây và streptozotocin (STZ), các nhà khoa học đã thấy mức đường huyết của chuột đã giảm sau khi dùng lá khô của cây trầu nước. Ngoài ra còn cho thấy tác dụng ức chế sự hoạt động của enzym tiêu hóa α-glucosidase, làm ngăn cản hấp thu đường tại ruột, một sự phát hiện tuyệt vời đối với bệnh nhân bị đái tháo đường.
Tác dụng bảo vệ da
Ngoài công dụng kháng viêm mạnh, loài cây này còn có tác dụng giải độc thanh nhiệt giúp phục hồi tế bào da bị tổn thương. Đồng thời hoạt chất Saucerneol trong cây còn có khả năng làm sáng da, trắng da, chống oxy hóa và chống viêm trên da.
Ngăn ngừa chảy máu mũi khi nóng
Chuyển hóa chất béo
Sau khi đánh giá kết quả thí nghiệm về mức độ hấp thu chất béo của chuột liên tục trong 4 ngày, người ra thấy rằng chuột sử dụng chiết xuất từ hàm ếch có mức lipid peroxide và hoạt tính SOD giảm đáng kể.
Những bài thuốc phổ biến được dùng để chữa bệnh từ cây hàm ếch
Dưới đây là một số bài thuốc có chứa dược liệu hàm ếch được dân gian đưa vào sử dụng nhiều.
1. Bài thuốc chữa đau mỏi xương khớp khi thời tiết thay đổi
Nguyên liệu: Toàn bộ cây hàm ếch.
Cách thực hiện: Đem đi rửa sạch toàn bộ cây rồi đun sôi với 500ml nước. Chắt lọc lấy phần nước để uống thay cho uống trà.
2. Bài thuốc chữa mụn nhọt khi chưa bị vỡ
Nguyên liệu: Lá cây còn tươi của hàm ếch.
Cách thực hiện: Đem làm sạch phần lá với nước muối pha loãng rồi đưa đi giã nhỏ. rRửa sạch vùng da bị mụn nhọt rồi đắp lá lên, sau đó dùng băng gạc để cố định lại và để yên trong khoảng 2 giờ. Mỗi ngày nên thực hiện 3 lần và làm liên tục trong 2 - 3 ngày.
3. Bài thuốc hỗ trợ chữa sỏi bàng quang
Nguyên liệu: 20gr cây hàm ếch; cỏ tháp bút, bòng bong, kim tiền thảo và dây tơ hồng xanh mỗi vị 15gr.
Cách thực hiện: Rửa sạch toàn bộ dược liệu trên rồi đun với 750ml cho tới khi còn khoảng 500ml nước thì dừng lại. Chắt lọc lấy phần nước và dùng thay trà. Nên dùng trong 15 ngày.
4. Bài thuốc hỗ trợ điều trị khí hư
Nguyên liệu: Dùng 60gr cây hàm ếch và 70gr thịt lợn nạc đã được băm nhỏ.
Cách thực hiện: Rửa sạch toàn bộ cây rồi đem đi nấu canh cùng thịt lợn. Cách ngày ăn một lần và dùng liên tục 10 lần.
5. Bài thuốc chữa chảy máu cam do nóng
Nguyên liệu: 15gr cây hàm ếch và 15gr rễ đỗ quyên.
Cách thực hiện: Rửa sạch rồi cho 2 nguyên liệu trên vào ấm đun cùng 700ml nước cho tới khi cô đặc lại khoảng 250ml nước thì dừng lại. Lọc lấy phần nước và chia thành 2 phần uống trong ngày. Nên uống kéo dài trong khoảng 10 ngày.
Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp người đọc có thêm nhiều thông tin về tác dụng của cây hàm ếch cũng như những bài thuốc chữa bệnh về xương khớp, bàng quang. Tuy là dược liệu từ tự nhiên nhưng dùng không đúng liều lượng có thể gây nên dùng tác dụng phụ nên tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc lương y trước khi có ý định dùng.
Xem thêm:
Bình luận bài viết
Bài viết có: 0 bình luận