#10 Bài thuốc đắp xương khớp an toàn, hiệu quả

#10 Bài thuốc đắp xương khớp an toàn, hiệu quả


Mục lục [Ẩn/Hiện]

Nhờ vào ưu điểm an toàn, tiết kiệm và hiệu quả, các bài thuốc đắp chữa tràn dịch khớp gối được nhiều người chia sẻ, áp dụng. Nếu bạn đang mắc bệnh lý này hãy tham khảo 10 bài thuốc đắp xương khớp dưới đây.

 Thuốc đắp xương khớp an toàn, hiệu quả

Thuốc đắp xương khớp an toàn, hiệu quả

Có nên dùng thuốc đắp xương khớp?

Thuốc đắp xương khớp thường được sử dụng để giảm đau và làm dịu các triệu chứng liên quan đến viêm khớp và xương khớp. Nó thường chứa các thành phần có tác động làm giảm sưng và viêm nhiễm trong khu vực xương khớp, từ đó giúp giảm đau và cải thiện khả năng di chuyển.

 Thuốc đắp xương khớp - Phương pháp an toàn, hiệu quả được nhiều người áp dụng

Thuốc đắp xương khớp - Phương pháp an toàn, hiệu quả được nhiều người áp dụng

Phương pháp này được rất nhiều người sử dụng bởi những ưu điểm sau:

  • An toàn với sức khỏe: Bài thuốc nam đều được đắp bên ngoài, khá lành tính và không để lại tác dụng phụ như thuốc tây.

  • Thảo dược được sử dụng dễ kiếm, có thể tìm thấy ngay trong vườn hoặc mua tại chợ. Cách thực hiện bài thuốc cũng đơn giản. 

  • Chi phí rẻ, tiết kiệm, không tốn kém nhiều.

  • Phương pháp điều trị có thể áp dụng với nhiều đối tượng, kể cả người có thu nhập trung bình, thấp. 

Với những ưu điểm trên, người bệnh có thể tham khảo và chọn lựa bài thuốc đắp phù hợp với mình. 

Bài thuốc đắp xương khớp được nhiều người áp dụng

Những vị thuốc từ dân gian luôn mang đến cho chúng ta rất nhiều điều bất ngờ. Vì vậy, hãy cùng bỏ túi những bài thuốc từ cây nhà lá vườn nhưng lại có hiệu quả vô cùng tốt với chứng đau xương khớp. 

Thuốc dây (tục cốt đằng)

Dây đau xương hay tục cốt đằng là vị thuốc nam thường được dùng để điều trị bệnh tràn dịch khớp, viêm khớp, sưng tấy, phù nề các khớp. Trong Đông y, đây là vị thuốc có tính mát, vị đắng, quy vào kinh can, có tác dụng khu phong, trừ thấp. 

 Tục cốt đằng - Vị thuốc nam không thể thiếu trong các bài thuốc đau xương khớp

Tục cốt đằng - Vị thuốc nam không thể thiếu trong các bài thuốc đau xương khớp

Nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, cây thuốc đắp xương khớp này còn có tác dụng ức chế histamin và acetylcholin. Đồng thời, tăng cường sức khỏe tổng thể, hạn chế hoạt động của hệ thống thần kinh trung ương. 

Cách thực hiện: 

  • Dây đau xương, lá tầm gửi cây khế, lá bưởi bung, hồi hương, lá mua, gừng tươi, huyết áp, lá canh châu, thầu dầu tía, đinh hương, nhựa xương rồng bà, hạt máu chó, mỗi vị dược liệu 10g. 

  • Đem vị thuốc đi rửa sạch, để ráo nước và giã nhuyễn các vị thuốc. Sau đó, sao nóng rồi cho vào khăn mềm để chườm lên vùng gối bị tổn thương. 

Thuốc đắp xương khớp từ nghệ

Củ nghệ nổi tiếng với hoạt chất curcumin có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn tự nhiên. Bên cạnh đó, hoạt chất curcumin còn giúp giảm sưng viêm, thúc đẩy quá trình phục hồi chấn thương ở đầu gối. Ngoài ra, nghệ còn hỗ trợ điều trị viêm khớp gối, thoái hóa khớp gối - nguyên nhân chính gây tràn dịch khớp gối.

 Thuốc đắp từ nghệ chữa đau xương khớp

Thuốc đắp từ nghệ chữa đau xương khớp

Cách thực hiện:

  • Gừng và nghệ rửa sạch, giã nhuyễn hoặc lấy 1 thìa bột nghệ và bột gừng trộn đều với nước ấm để tạo hỗn hợp sền sệt.

  • Cho hỗn hợp gừng và nghệ vào tấm khăn mỏng, chườm lên khớp gối bị tổn thương nhằm giảm sưng viêm. 

  • Thực hiện bài thuốc trên đều đặn 2 lần/ ngày.

Thuốc đắp từ lá lốt giảm đau xương khớp

Lá lốt là loại cây quen thuộc trong các bài thuốc chữa bệnh xương khớp. Trong Y học cổ truyền, lá lốt có tính ấm giúp tán hàn, trừ phong, hạ khí, ôn trùng. Nghiên cứu dược lý hiện đại cho biết, lá lốt có chứa hoạt chất chống viêm và tinh dầu giúp làm dịu sưng nóng, giảm viêm khớp và đau nhức khớp gối. Bên cạnh đó, khi dùng lá lốt để chườm ấm còn có tác dụng lưu thông máu, tăng khả năng chữa lành tổn thương khớp gối. 

 Lá lốt - chống viêm, giảm viêm khớp và đau nhức gối

Lá lốt - chống viêm, giảm viêm khớp và đau nhức gối

Cách thực hiện: 

  • Lá lốt rửa sạch, để ráo nước rồi giã nát cùng vài hạt muối. Sau đó, cho hỗn hợp vừa giã lên vào xào nóng rồi đựng trong túi vải sạch. 

  • Chườm hỗn hợp trên lên khớp gối đang bị đau, khi hỗn hợp nguội thì có thể sao nóng lại và chườm. 

  • Chườm nóng từ 2 - 3 lần/ ngày và mỗi lần kéo dài khoảng 30 phút bạn sẽ thấy triệu chứng đau nhức được thuyên giảm. 

Cây cỏ hôi đắp xương khớp

Cỏ hôi được ví như vị thuốc nam “kháng sinh tự nhiên” giúp giải nhiệt, thanh độc, tiêu sưng. Vì vậy, trong các bài thuốc đắp xương khớp không thể thiếu vị cây cỏ hôi. 

 Cây cỏ hôi - thanh nhiệt, giải độc và tiêu sưng rất tốt

Cây cỏ hôi - thanh nhiệt, giải độc và tiêu sưng rất tốt

Cách thực hiện:

  • Hái lá cỏ hôi, cỏ lông bông trắng, rửa sạch và giã nát với vài hạt muối biển. Cho hỗn hợp thảo dược vừa giã vào khăn vải to, đắp rồi cột chặt lên vùng gối bị sưng đau. 

  • Thực hiện ngày 1 lần, liên tục trong 3 ngày sẽ giảm được triệu chứng đau, sưng, đỏ.

Thuốc đắp xương khớp từ lá ngải cứu 

Ngải cứu là loại thảo dược quen thuộc được ứng dụng trong rất nhiều bài thuốc chữa đau nhức xương khớp. Trong đó không thể không kể đến bài thuốc ngải cứu đắp xương khớp, chữa tràn dịch khớp gối. 

 Ngải cứu - Thúc đẩy tuần hoàn máu và chữa lành tổn thương ở mô sụn khớp

Ngải cứu - Thúc đẩy tuần hoàn máu và chữa lành tổn thương ở mô sụn khớp

Ngải cứu có vị đắng, tính ấm, và khi đắp bên ngoài có tác dụng kháng viêm, giảm đau. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, chữa lành tổn thương ở mô sụn khớp do tình trạng tràn dịch khớp gây ra. 

Cách thực hiện:

  • Lá ngải cứu rửa sạch, để ráo nước, giã sơ qua (không quá nát). Sau đó, cho ngải cứu lên chảo và sao nóng cùng 3 thìa muối biển. 

  • Bọc hỗn hợp thuốc trong miếng vải mỏng rồi chườm lên vị trí xương khớp bị đau. Nếu hỗn hợp nguội thì chúng ta có thể sao nóng lại và chườm. 

Đắp lá đinh lăng chữa đau xương khớp

Theo Đông y, cây đinh lăng có vị đắng, tính mát, thảo dược này có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, hỗ trợ chữa lành tổn thương khớp. Cành và thân đinh lăng giúp chữa đau nhức đầu gối và phong tê thấp. 

 Đinh lăng - Hỗ trợ chữa đau nhức đầu gối và phong tê thấp

Đinh lăng - Hỗ trợ chữa đau nhức đầu gối và phong tê thấp

Cách thực hiện:

  • Hái 40gr lá đinh lăng, rửa sạch rồi giã nhuyễn

  • Đắp lá đinh lăng đã giã nhuyễn lên khớp gối rồi đợi 30 phút, rửa sạch với nước lạnh. 

  • Thực hiện đều đặn 2 lần/ngày để giảm bớt sưng, nhức, đau khớp gối.

Bài thuốc đắp xương khớp từ lá tía tô

Lá tía tô không chỉ là loại rau gia vị, mà nó còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh ho cảm, điều trị đau nhức xương khớp. Trong Đông y, lá tía tô có vị cay, tính ấm, không chứa độc có tác dụng giảm sưng viêm, giảm đau khớp gối.

 Tía tố - Hỗ trợ giảm sưng viêm và giảm đau khớp gối

Tía tố - Hỗ trợ giảm sưng viêm và giảm đau khớp gối

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô tươi ngâm với nước muối trong khoảng 30 phút rồi rửa sạch với nước.

  • Cho tía tô vào cối và giã nhuyễn, rồi đắp trực tiếp lên đầu gối bị sưng. Thực hiện liên tục từ 2 - 3 ngày, triệu chứng đau nhức, sưng tấy sẽ được giảm rõ ràng. 

Bài thuốc đắp từ rượu gạo nóng và diệp hạ châu

Diệp hạ châu (hay cây chó đẻ) là loại cây có vị đắng, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, tán ứ, sát trùng, thông huyết mạch, giảm triệu chứng của việc tràn dịch khớp gối. Theo phân tích của dược lý hiện đại, diệp hạ châu có chứa alkaloid, flavonoid, isobubbialine,... Đây đều là những thành phần có tác dụng chống viêm, giảm đau, tăng cường lưu thông máu. 

 Diệp hạ châu - hỗ trợ giảm triệu chứng tràn dịch khớp gối

Diệp hạ châu - hỗ trợ giảm triệu chứng tràn dịch khớp gối

Cách thực hiện:

  • Lấy 30g diệp hạ châu rửa sạch và để ráo nước; rồi vò nát dược liệu cho vào nồi cùng 1 ly rượu gạo nhỏ, đun sôi hỗn hợp.

  • Sau đó, cho hỗn hợp vào khăn sạch và đắp lên vùng đầu gối bị đau nhức cho tới khi bài thuốc nguội hẳn.

  • Thực hiện bài thuốc này ngày 1 lần cho tới khi triệu chứng thuyên giảm. 

Bài thuốc từ cây phèn đen

Phèn đen là vị thuốc nam được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc nam chữa đau nhức xương khớp. Trong Đông y, phèn đen có vị chát, tính lạnh, có tác dụng tiêu viêm, sát trùng, giải độc, chữa đau thần kinh tọa, thấp khớp, viêm khớp.

 Cây phèn đen chữa đau xương khớp khá hiệu quả

Cây phèn đen chữa đau xương khớp khá hiệu quả

Cách sử dụng:

  • Hái 200g cây phèn đen, rửa sạch rồi để ráo nước;

  • Giã nát dược liệu, sau đó đắp trực tiếp lên vùng khớp gối bị tổn thương;

  • Thực hiện đắp bài thuốc 2 lần mỗi ngày và liên tục trong vòng 3 ngày để cải thiện triệu chứng. 

Bài thuốc cây trinh nữ

Cây trinh nữ hay còn gọi là cây mắc cỡ, cây xấu hổ. Trong Đông y, dược liệu này có vị ngọt, tính hàn, hơi đắng, quy vào kinh phế. Trong y học cổ truyền, toàn bộ cây trinh nữ đều được dùng để chữa bệnh như phong thấp, đau nhức xương khớp, tê bì chân tay, đau lưng, tràn dịch khớp.

 Thuốc đắp xương khớp từ cây trinh nữ

Thuốc đắp xương khớp từ cây trinh nữ

Nghiên cứu Y học hiện đại đã chỉ ra rằng, trong cây trinh nữ có chứa hoạt chất alkaloid, tannins, acid amin, slen có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh xương khớp, bao gồm thấp khớp, thoái hóa khớp,...

Cách sử dụng: 

  • Chuẩn bị: Cây trinh nữ, lá lốt mỗi vị 50g; quế chi 15g; long não 20g; ngải cứu, hoắc hương, hy thiêm, đơn tướng quân mỗi vị 30g.

  • Cho tất cả các dược liệu trên vào nồi, rồi thêm nước ngang mặt dược liệu, đun sôi cho tới khi tỏa hương thơm. 

  • Dùng vải mỏng phủ kín nồi nước, rồi xông khớp gối bị tổn thương trong khoảng 15 phút hoặc xông tới khi nồi nước nguội.

  • Áp dụng bài thuốc mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Lưu ý khi sử dụng bài thuốc đắp xương khớp tại nhà

Những bài thuốc đắp chữa tràn dịch khớp gối rất dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, phương pháp này lại có tác dụng chậm và chỉ thực sự phù hợp với người có triệu chứng nhẹ. 

Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị để đạt được hiệu quả tốt thì người bệnh cần chú ý một vài điều sau:

Lưu ý khi sử dụng thuốc đắp xương khớp

  • Trước khi áp dụng bài thuốc nam, người bệnh cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc để nắm được tình trạng bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.

  • Dành thời gian nghỉ ngơi từ 2 - 3 ngày để khớp gối có thời gian phục hồi. Sau đó, người bệnh nên đi nhẹ nhàng và thực hiện bài tập thể dục phù hợp để ngăn ngừa teo cơ, cứng khớp. 

  • Thực hiện chế độ ăn uống nhiều trái cây, rau xanh, các loại hạt hỗ trợ cải thiện triệu chứng và chống viêm.

  • Trong quá trình áp dụng, nếu thấy có biểu hiện sưng tấy, ngứa da thì người bệnh nên thông báo cho thầy thuốc hoặc người có chuyên môn để được xử lý kịp thời.

Thuốc đắp xương khớp có ưu điểm là an toàn, tiết kiệm và dễ thực hiện. Tuy nhiên, phương pháp này có tác dụng khá chậm và chỉ phù hợp với người có triệu chứng nhẹ. Vì vậy, nếu tình trạng bệnh của bạn ở mức độ nghiêm trọng thì nên kết hợp sử dụng thêm thực phẩm hỗ trợ như Khương Thảo Đan - Hỗ trợ làm trơn khớp, phục hồi sụn khớp và làm chậm quá trình thoái hóa khớp, đốt sống, thoát vị đĩa đệm, giảm đau nhức xương khớp cùng các triệu chứng viêm khớp, đau mỏi vai gáy.

Xem thêm:

Tác giả: -
CẢNH BÁO: Xuất hiện các cuộc gọi giả danh thương hiệu Thái Minh để “lừa dối” Khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH chỉ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để gọi ra cho khách hàng. Quý khách lưu ý tránh bị kẻ gian lừa đảo. Trân trọng thông báo!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết