Cây mật gấu ( lá đắng ) hiện nay được rất nhiều người tin dùng bởi những hiệu quả mà nó mang lại đối với sức khỏe như xương khớp, đường ruột, gan,...Nhưng có nhiều thông tin đã thổi phồng quá mức, khiến cây mất đi giá trị vốn có và làm một số ít người bệnh phân vân về công dụng mà nó mang lại. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc về lá cây mật gấu có tác dụng gì hay là cây mật gấu trị bệnh gì? một cách chính xác nhất nên đừng bỏ lỡ nhé.
Tìm hiểu về loài dược liệu cây mật gấu
Tìm hiểu về cây mật gấu
Cây mật gấu với tên khoa học là Gymnanthemum Amygdalinum, thuộc họ Cúc, thường được người dân gọi là cây lá đắng. Đúng như tên gọi vậy, loài cây này rất là đắng, mọc ở nhiều quốc gia châu Á như Trung Quốc, Nepal và Ấn độ. Tại Việt Nam, bởi cây khá phù hợp với khí hậu mát mẻ nên phân bố chủ yếu tại các vùng miền núi phía Bắc, nơi có địa hình cao. Bên cạnh đó, cây còn nằm rải rác tại Lâm Đồng và một số tỉnh miền Nam.
Đặc điểm hình thái
Mật gấu thuộc loại thân thảo, dáng mềm và được phát triển theo từng bụi. Tùy vào độ màu mỡ của đất và ánh sáng mặt trời nơi cây sinh trưởng mà anh có thể cao từ 2 - 5m. Lá cây mật gấu màu xanh lục, hình trái xoan, phần mép hai bên có răng cưa nhỏ, dài khoảng 8 - 10cm, rộng 2 - 4cm, vị rất là đắng.
Hình ảnh cây mật gấu
Hoa cây mật gấu nở mỗi năm, từ tháng 2 đến tháng 4. Hoa màu vàng nhạt, mọc thành từng cụm nở trên ngon cây. Sau khi tàn, quả mật gấu sẽ được hình thành với màu xanh nhạt và khi chín sẽ chuyển sang màu nâu.
Nhiều người bệnh đang thắc mắc rằng cây mật gấu có mấy loại và làm sao để phân biệt được chúng. Hiện nay có 2 loại đang được dùng phổ biến là cây mật gấu bắc và cây mật gấu nam. Đặc điểm nhận diện là mật gấu bắc sẽ có thân màu đỏ còn nam sẽ có thân màu trắng. Đồng thời tùy vào mục đích sử dụng và điều trị bệnh mà sẽ chọn loại phù hợp.
Bộ phần dùng, thành phần và thu hái
Cây được thu hoạch sau khi đã trưởng thành, người dân sẽ không thu hái những cây còn non hoặc quá già rồi. Bộ phận được dùng làm thuốc chủ yếu là lá và thân cây mật gấu.
Trong đó có chứa nhiều thành phần có giá trị đối với sức khỏe bao gồm vitamin A, B1, B2, Vitamin C, E, flavonoid, steroid, axit phenolic, tannin, xanthone và một số khoáng chất cần thiết như kẽm, magie, đồng, sắt,...cùng với nước.
Cây mật gấu có tác dụng gì trong sức khỏe đời sống?
Dược liệu này chính là minh chứng cho câu thuốc đắng giã tật, bởi vì vị của nó rất là đắng nhưng bên trọng lại chứa nhiều dưỡng chất cần thiết như vitamin, tanin, flavonoid, xanhthe,...Do đó, cây lá đắng được ứng dụng để giúp bảo vệ gan, chữa kiết lỵ, tiêu chảy, bảo vệ hệ tiêu hóa, chống oxy hóa và hỗ trợ ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư.
Tác dụng bảo vệ gan
Bởi trong thành phần của mật gấu có chứa Exercise in A, beta sitosterol, ursolic acid và glucoside,...là những hoạt chất có công dụng rất tốt đối với cơ thể. Đặc biệt là giúp ngăn ngừa sự hình thành những tế bào gây hại nên khá hiệu quả trong việc bảo vệ gan.
Vị thuốc mật gấu có tác dụng bảo vệ gan
Bảo vệ hệ tiêu hóa
Nhờ vào công dụng thanh nhiệt, giải độc và tiêu viêm của những thành phần có trong thân và rễ của cây đã giúp người bệnh hỗ trợ điều trị kiết lỵ, tiêu chảy hiệu quả.
Tác dụng chống oxy hóa
Trong cây có hàm lượng dược chất saponin, flavonoid và tanin, đây đều là những nguồn chống oxy hóa dồi dào, giúp giảm thiểu lượng cholesterol xấu trong máu. Nhờ đó mà ngăn ngừa được tình trạng oxy hóa do viêm nhiễm hoặc ung thư.
Ngoài ra chúng còn có khả năng loại bỏ các tế bào gốc tự do và hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh lý mãn tính. Đặc biệt bộ phận dùng là lá còn giúp điều trị bệnh lý tim mạch nhờ nguồn acid linoleic và lão hóa da. Đây cũng là đáp án khi có nhiều người thắc mắc lá cây mật gấu có tác dụng gì?
Điều trị vàng da và đau mắt đỏ
Một công dụng đặc điểm mà chắc hẳn nhiều người chưa biết, đó là có thể giảm giảm triệu chứng đau mắt đỏ và vàng da. Thường họ sẽ dùng phần lá và quả của mật gấu để điều trị.
Hỗ trợ phòng ngừa ung thư
Nhờ vào các hoạt chất beta sitosterol, glucoside hay ursolic acid bên trong cây đã giúp dược liệu này có khả năng ức chế, hỗ trợ ngăn ngừa sự phát triển, tăng sinh của tế bào ác tính. Nhờ vào sự kết hợp cùng với thảo dược quý hiếm khác đã hỗ trợ ngăn chặn được sự lan rộng của tế bào ung thư vú hoặc dạ dày.
Giúp giảm căng thẳng
Các chất lacton glycosides, andrographolide, flavonoid và fiterpene trong lá mật gấu có tác dụng làm giảm triệu chứng căng thẳng, lo âu. Cho nên chúng được nghiên cứu để bào chế làm thành phần trong thuốc để giảm rối loạn cảm xúc, lo âu của bệnh nhân mắc bệnh tâm lý.
Tác dụng hỗ trợ điều trị xương khớp
Nhiều kết quả nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng trong mật gấu có chứa chromium, magnesium, manganese, chất xơ, methionine, histidine, selenium, isoleucine, sắt, protein,...giúp giảm viêm sưng và ngăn ngừa oxy hóa rất hiệu quả.
Do đó, người dùng sử dụng vị thuốc này để điều trị một số bệnh lý về xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm,...Với phương pháp từ thiên nhiên này, bệnh nên có thể tận dụng được hết những lợi ích từ cây một cách đơn giản, an toàn mà ít gây tác dụng phụ.
Hỗ trợ điều trị xương khớp
Tuy nhiên, hiệu quả của cây mật gấu chữa xương khớp còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và triệu chứng của mỗi người. Vì vậy trước khi sử dụng hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Tác dụng lợi tiểu
Theo người dân tại vùng Tây Phi, họ đã dùng lá cây mật gấu rừng để dùng như trà. Loại trà này có công năng như lợi tiểu, hỗ trợ điều trị đái tháo đường, táo bón cùng nhiều bệnh lý liê quan đến nhiễm trùng da và gan.
Cách sử dụng cây mật gấu hiệu quả
Người bệnh có thể sắc nước thân, lá và rễ cây để uống hằng ngày. Sau khi rửa sạch, đun sôi với nước trong 15 phút theo tỷ lệ 20g lá tươi : 1 lít nước. Có thể thay thế nước uống hằng ngày để giúp cơ thể được giải độc, thanh nhiệt. Đặc biệt là dùng cây mật gấu ngâm rượu.
Cây mật gấu ngâm rượu có tác dụng gì? Người bệnh có thể dùng để điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa, bệnh đường ruột và tê thấp. Cách ngâm rượu cây mật gấu bao gồm:
Chuẩn bị thân, rễ cây và rượu theo tỉ lệ 1kg : 10L.
Rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất. Vì thân và rễ có lớp vỏ khá dày thì chúng ta nên cạo bớt.
Đem đi phơi khô phần rễ và thân, chẻ nhỏ để dược chất dễ thấm vào rượu hơn. Sau đó cho vào bình ngâm cùng với rượu.
Ngâm trong vòng 1 tháng là lấy ra dùng được rồi. Tuy nhiên, tốt nhất là chờ tới 3 tháng vì lúc này dược chất mới thấm hoàn toàn vào rượu và phát huy được công dụng tối đa.
Cách ngâm rượu cây mật gấu
Những lưu ý khi dùng cây mật gấu không nên bỏ qua
Sau khi đã biết cây mật gấu chữa bệnh gì cũng như cây mật gấu uống có tác dụng gì? Thì chúng ta cần phải lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:
Khi sử dụng bất cứ bài thuốc nào cần phải dùng đúng liều, đúng cách theo chỉ định của bác sĩ. Nếu không sẽ gặp tác dụng không mong muốn ảnh hưởng tới sức khỏe.
Trong thành phần dược liệu có chứa kháng sinh, do đó tuyệt đối không tự ý dùng và sử dụng thường xuyên. Tốt nhất là dùng tối đa 2 tuần rồi nghỉ ít nhất 4 tuần, sau đó lại sử dụng tiếp.
Khi sử dụng vị thuốc mật gấu, nên dùng một liều lượng nhỏ để có thể kịp thời gian thích ứng và không tự ý ngừng những thuốc đặc trị đang uống.
Các hoạt chất trong cây có thể tương tác với một số loại thuốc, thực phẩm chức năng khác. Vì thế, cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Hiện nay chưa có nghiên cứu nào khẳng định được tuyệt đối cây mật gấu an toàn đối với phụ nữ có thai và cho con bú.
Do thành phần có công dụng hạ huyết áp nên những người huyết áp thấp không nên dùng.
Hiện nay chưa có báo cáo nào về phản ứng phụ khi dùng cây mật gấu. tuy nhiên nếu bị táo bón hoặc huyết áp giảm nhanh thì hãy ngừng dùng.
Tóm lại, cây mật gấu chứa nhiều dinh dưỡng và hoạt chất cần thiết cho cơ thể nên đã mang tới rất nhiều công dụng cho sức khỏe. Nhưng đừng quá phụ thuộc vào nó hoặc tin vào những lời đồn thổi trên mạng mà tự nhiên bị phản tác dụng. Tốt nhất trước khi dùng hãy hỏi kỹ bác sĩ để nhận được lời khuyên chính xác nhất nhé.
Xem thêm:
Bình luận bài viết
Bài viết có: 0 bình luận