Cây chìa vôi chữa xương khớp có thực sự hiệu quả không?

Cây chìa vôi chữa xương khớp có thực sự hiệu quả không?


Mục lục [Ẩn/Hiện]


Nhắc tới cây Chìa vôi, chúng ta nghĩ tới ngay công dụng giảm đau nhức xương khớp, chữa bong gân sưng nề cùng nhiều tác dụng đáng kinh ngạc khác đối với sức khỏe. Nhưng mấy ai có thể hiểu rõ về loài dược liệu này cũng như cách sử dụng, liều dùng hiệu quả nhất. Bài viết dưới đây sẽ phần nào giải đáp được các thắc mắc của bạn nên đừng vội bỏ qua nhé.

Tìm hiểu về tác dụng của cây chìa vôi

Tìm hiểu về tác dụng của cây chìa vôi

Tìm hiểu về cây chìa vôi là cây gì?

Cây chìa vôi có tên khoa học là Cissus modeccoides Planch, thuộc họ Nho. Được dân gian gọi với nhiều tên như dây chìa vôi, bạch phấn đằng, bạch liễm,...Cây thường mọc ở những vùng có nhiều ánh sáng, độ ẩm cao, nơi bờ bụi, ven rừng hoặc suối. Ở Việt Nam, cây được phân bố chủ yếu ở Lào Cai, Ninh Bình, Đà Nẵng, Ninh Thuận…

Đặc điểm hình thái

Chìa vôi thuộc thân leo, ưa sáng, chịu được hạn hán, có kích thước nhỏ, dài tầm 2 - 4m. Thân cây tròn nhẵn, nhiều tua cuốn giúp bám chắc vào vật chủ, toàn thân được phủ bởi một khớp phần trắng. Do đó nhiều người mới gọi là bạch đằng phấn (cây chìa vôi trắng).

Lá cây mọc đơn lẻ, hình dạng có thể khác nhau, so le với thân, xẻ thùy chân vịt, cuống lá hình tim, ở phía gốc hình mác gần như nguyên, lá phía trên chia 5 đến 7 thùy dài, mép răng cưa.

 Hình ảnh cây chìa vôi

Hình ảnh cây chìa vôi

Hoa mọc theo chùm, màu vàng nhạt, đối diện với lá nhưng ngắn hơn lá. Quả chìa vôi nang tròn, có màu xanh, khi chín sẽ chuyển sang màu đen. Củ có hình dáng giống với quả trứng, vỏ ngoài màu đen nhưng bên trong ruột là trắng.

Chìa vôi thường ra hoa vào tháng 4 - 8, ra quả vào tháng 5 - 10.

Cây chìa vôi có mấy loại? 

Dựa vào hình dạng của lá và danh pháp khoa học, người ta đã phân loại chìa vôi theo từng mục đích khác nhau như:

  • Cây chìa vôi 4 cạnh ( Tên khoa học: Cissus quadrangulus L.): Dùng để điều trị rối loạn tiêu hóa.

  • Cây chìa vôi 6 cạnh ( Tên khoa học: Cissus hexangularis Thorel ex Planch.): Dùng để điều trị bệnh xương khớp.

  • Cây chìa vôi Java (Tên khoa học: Cissus javanica Don): Có tác dụng tiêu thũng, tán ứ, điều trị xương khớp. 

  • Cây chìa vôi bò ( Tên khoa học: Cissus repens Lam.): Điều trị vết loét, xương khớp.

  • Cây chìa vôi lông ( Tên khoa học: Cissus assamica): Chữa mụn nhọt, tiêu thũng và giải độc.

  • Chìa vôi mũi giáo (Tên khoa học: Cissus hastata): Chữa đau nhức xương khớp. 

Thu hái và cách chế biến

Bộ phận được dùng làm thuốc bao gồm tất cả phần rễ củ và dây lá, được người dân thu hái quanh năm nhưng tốt nhất là mùa khô. Củ hình quả trắng, dính liền với gốc cây, hai đầu hơi nhọn, bên ngoài màu đen, bên trong trắng. 

  • Với phần rễ củ: Sau khi đào về, tiến hành rửa sạch với nước để loại bỏ hết bụi bẩn, đất cát. Ngâm nước qua đêm cho tới khi mềm, thái mỏng và phơi khô. Khi muốn sử dụng, hãy đem dược liệu đi ngâm với nước vo gạo

  • Phần dây lá thì đem đi cắt ngắn từng đoạn, rửa sạch và sao nóng rồi phơi khô. Có thể tán thành bột hoặc tẩm với rượu và sao. 

 Cách chế biến dược liệu chìa vôi

Cách chế biến dược liệu chìa vôi

Chú ý dược liệu sau khi sơ chế khô cần phải bảo quản ở nơi khô ráo, trong túi kín. Tránh đặt vào những nơi ẩm mốc, tránh ánh nắng mặt trời.

Thành phần hoá học

Trong cây chìa vôi có chứa một số thành phần chính sau: 

  • Thân dây chứa: Phenolic, saponin, acid amin, acid hữu cơ ( Theo cuốn Trung dược từ hải quyển II. 1728).

  • Lá và ngọn có chứa: 91,3% nước; 5,4% glucid; 1,4% protid; 1,1% xơ; 0,8% tro bao gồm 42,5 mg% vitamin C, 1,5 mg% carotene ( Theo cuốn từ điển cây thuốc Việt Nam 1999 ).

Cây chìa vôi có tác dụng gì theo Y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, chìa vôi có vị đắng chua, tính mát tác dụng thông kinh, trừ tê thấp, đau lưng, phá huyết, lợi tiểu, thanh nhiệt, tiêu độc. 

Từ xưa, người dân thường dùng lá và ngọn non để nấu nước chua. Củ được dùng để chữa đau nhức xương khớp, tê thấp, sưng tấy và chữa rắn cắn. Bên cạnh đó, dược liệu còn dùng làm thuốc xổ, nhuận tràng.

  • Để chữa sưng tấy, mụn nhọt: Vừa uống trong, vừa giã dây lá với muối rồi đắp tại vùng bị tổn thương.

  • Chữa rắn cắn: Giã lá cây với muối, nhai lấy bã rồi đắp lên vết thương. Có thể kết hợp cùng Chu me đất, quế chi, lá trầu không, hoa vàng , gừng, vôi, đem tất cả đi giã nát, thêm nước gạn uống rồi lấy bã đắp.

Cây chìa vôi có tác dụng gì theo Y học hiện đại

Hiện nay các nhà khoa học đã nghiên cứu về dược tính của các thành phần trong dược liệu và chỉ ra một số công dụng chính sau:

Hỗ trợ điều trị bệnh lý liên quan đến xương khớp

Chìa vôi là một dược liệu quý, chứa nhiều hoạt chất có tác dụng tốt đối với sức khỏe như saponin, acid hữu cơ, phenolic và acid amin. Trong đó saponin có khả năng hỗ trợ giảm các triệu chứng về bệnh lý cơ xương khớp, giảm sưng viêm hiệu quả. Phenolic cũng có tác dụng giảm viêm, các amin tăng cường dưỡng chất cho xương khớp. Vậy cây chìa vôi trị bệnh gì?

  • Chữa đau khớp gối, đau lưng,...

  • Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, đốt sống lưng

  • Bong gân

  • Thoái hóa khớp

Tuy nhiên, để có thể phát huy được hết tác dụng của dược liệu, cần phải dùng đúng liều lượng quy định.

 Cây chìa vôi có tác dụng điều trị xương khớp

Cây chìa vôi có tác dụng điều trị xương khớp 

Tác dụng lợi tiểu

Sau khi tiêm một liều độc nọc rắn hổ mang và chuột dùng chìa vôi, các nhà nghiên cứu đã thấy rằng tỷ lệ sống của chuột được kéo dài hơn. Nhờ đó đã phát hiện được công dụng lợi tiểu của dược liệu quý này.

Hỗ trợ điều trị sỏi thận

Sau khi áp dụng bài thuốc để chữa sỏi niệu quản đối với bệnh nhân có sỏi đường kính không quá 0,5cm, chức năng thận tốt hoặc chỉ đang giảm nhẹ. Kết quả cho thấy 57% người bệnh đạt mức khá, 17% đạt mức trung bình và 26% đạt mức kém. 

Liều dùng và cách sử dụng

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, mục đích sử dụng và từng bài thuốc mà liều dùng cũng sẽ khác nhau. Thông thường phương pháp sắc nước uống và giã ra đắp lên là được nhiều người dùng nhất. 

  • Sắc nước uống : 6 - 20g

  • Đắp thì liều lượng tùy thuộc vào diện tích vị thương.

Một số bài thuốc dân gian sử dụng cây chìa vôi

Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm

Chìa vôi từ xa xưa đã được ứng dụng nhiều trong điều trị thoát vị đĩa đệm, giúp giảm các cơn đau nhức từ cột sống, cơn đau mỏi vai gáy,...

Chuẩn bị: 40g thân rễ lá chìa vôi, 20g lá lốt, 20g rau dền gai, 20g cỏ xước, 20g tầm gửi.

Thực hiện: Rửa sạch toàn bộ dược liệu trên, rồi sắc với 1L nước, đun lửa nhỏ. Sắc đến khi còn 1 nửa nước thì tắt. Chia nước sắc thành 3 phần, uống trong ngày, sau bữa ăn 30 phút. Nên duy khi khoảng 1 tháng và uống khi còn ấm.

Bài thuốc chữa thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống gây nên nhiều bất tiện trong cuộc sống do thường xuyên xuất hiện những cơn đau chạy dọc từ đốt sống cổ đến lưng. Tuy nhiên khi kết hợp chìa vôi với các vị dược liệu khác có thể làm giảm cơn đau hiệu quả.

Chuẩn bị: 50g chìa vôi, 20g đương quy, 10g xuyên khung, 40g ngưu tất, 20g cẩu tích và 1 lít rượu trắng. 

Cách thực hiện: Rửa sạch các vị dược liệu, để cho ráo nước và cho vào 1 hũ thủy tinh có nắp đậy. Đổ 1 lít rượu trắng vào và ngâm trong khoảng 1 tuần. Mỗi ngày uống 1 - 2 chén nhỏ, dùng cho tới khi có dấu hiệu thuyên giảm. Đối với người có triệu chứng nặng hoặc không uống được rượu thì có thể đắp, chườm trực tiếp lên.

Bài thuốc cây chìa vôi chữa đau nhức xương khớp

Chuẩn bị: 20g chìa vôi khô và 15g lá lốt khô

Thực hiện: Rửa sạch tất cả dược liệu, rồi sắc với nửa lít nước, đun sôi tới khi còn 250ml nước thì tắt bếp. Chia thành 2 phần bằng nhau, uống trong ngày.  

Những lưu ý khi áp dụng bài thuốc có dây chìa vôi

Tùy vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc, mà chúng ta có các phương pháp điều trị khác nhau. Khi sắc nước uống hoặc đem đi giã nát và đắp ngoài da thì phải đảm sử dụng đúng liều lượng. Đồng thời trên thị trường hiện nay thật giả lẫn lộn, do đó phải lựa chọn mua dược liệu từ các đơn vị có độ tin cậy cao, rõ ràng nguồn gốc xuất xứ. 

Bên cạnh đó, để dược liệu có thể phát huy hết tác dụng và tránh gặp tác dụng phụ, người bệnh không nên tự ý dùng mà phải tham khảo ý kiến của bác sĩ. Ngoài ra nếu đã thực hiện phương pháp này thì cần phải kiên trì dùng thì mới đem lại hiệu quả tích cực. Nếu dùng một thời gian mà kết quả không được khả quan thì phải ngừng sử dụng và tới gặp bác sĩ ngay. Phụ nữ có thai, đang cho con bú và người bị dị ứng không được sử dụng dây chìa vôi. 

Hy vọng qua bài viết trên đây sẽ giúp người bệnh có thêm thông tin về cây chìa vôi chữa xương khớp như thế nào và một số lưu ý khi sử dụng để điều trị. Và để đảm bảo an toàn, trước khi áp dụng bất cứ bài thuốc nào phải hỏi ý kiến của bác sĩ ngay.

Xem thêm:

Tác giả: -
Quan trọng: Quý khách lưu ý, để đạt hiệu quả tốt nhất, khi ra nhà thuốc, vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm này, đọc đúng tên Khương Thảo Đan Gold hoặc Canxi Khương Thảo Đan và không mua các sản phẩm thay thế khác!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết