Từ lâu, Cây gối hạc đã được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị xương khớp, rong kinh hay kể cả đau bụng. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về công dụng, liều dùng và cách sử dụng dược liệu một cách chính xác nhất. Bài viết dưới đây sẽ phần nào giải đáp được thắc mắc của nhiều người bệnh về vị thuốc quý này, nhất là đối với bệnh lý xương khớp.
Tìm hiểu về dược liệu cây gối hạc
Tìm hiểu chung về cây gối hạc là cây gì?
Cây gối hạc có tên khoa học là Leea rubra Blume, được dân gian gọi với nhiều cái tên quen thuộc như Kim lên, phi tử, bí dại,...Cây thường mọc hoang ở những vùng núi đồi thuộc Ấn độ, Indonesia, Malaysia,...Ở Việt Nam dược liệu được phân bố chủ yếu ở các tỉnh Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Đồng Nai, Thái Nguyên, Bà rịa - Vũng Tàu.
Đặc điểm hình thái
Gối hạc là loại cây thân gỗ nhỏ, mọc thành bụi rậm dày, thẳng đứng cao khoảng 1 - 1,5m. Khi già thân cây sẽ chuyển sang màu xám, sần sùi. Cây được phân thành nhiều cành, gốc to. Thân có rãnh dọc, hình zic zắc, phồng lên ở trên các nốt sần giống như con cò. Thân non chứa nhiều dịch, có màu xanh lục, nhiều chấm nhỏ với màu đỏ tía.
Hình ảnh của gối hạc
Lá mọc cách nhau, kép lông chim 2 - 3 lần và kèm theo chất nhầy. Phiến lá có hình bầu dục, dài khoảng 9 - 12cm, rộng khoảng 4 - 6 cm, gốc tròn hoặc nhọn. Lá kèm là hai phiến lá mỏng, dài từ 10 - 30mm, rộng 3 - 5mm, chúng dính vào hai bên đáy ở cuống lá.
Hoa gối hạc khá nhỏ, mọc thành từng cụm, đối diện với lá ở phía ngọn cành. Bên ngoài khoác một lớp áo màu hồng nhạt, cuống có màu đỏ. Quả của cây có đường kính từ 6 - 7mm, khi chín có màu đỏ đen. Mùa của hoa quả là vào tháng 5 - 10.
Phần rễ của dược liệu chủ yếu là củ màu trắng, đôi khi màu vàng hoặc hồng, được người dân thu hoạch vào mùa đông hằng năm. Khi thu hái, họ sẽ đài phần rễ và mang về rửa thật sạch, thái thành lát mỏng rồi phơi nắng hoặc sấy khô. Để dược liệu dùng được đảm bảo và dùng được dài lâu, cần phải bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát, tránh nấm mốc.
Bộ phận dùng và thành phần hóa học
Bộ phận làm thuốc của cây là rễ. Theo một số nghiên cứu mới nhất hiện nay, các thành phần hợp chất chứa trong cây Gối Hạc bao gồm:
Lá Gối hạc: Các hoạt chất chính bao gồm flavonoid, carbohydrate, tanin, acid hữu cơ, sterol, nhóm triterpenoid.
Thân Gối hạc: Các hoạt chất bao gồm: Sterol, carbohydrate, tanin và acid hữu cơ.
Rễ Gối hạc: Trong rễ cây có chứa sterol, tanin, carbohydrate,...
Ngoài ra, một nhóm nghiên cứu thực vật thuộc Brazil đã làm thí nghiệm và cho thấy trong dược liệu này có chứa một hàm lượng chất ức chế enzym chuyển đổi angiotensin. Đồng nghĩa với điều này chính là khả năng giúp người bệnh chống tăng huyết áp.
Cây gối hạc có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Cây gối hạc chữa bệnh gì là thắc mắc của rất nhiều người bệnh? Theo Y học cổ truyền, gối hạc có vị đắng ngọt, tính mát. Từ xưa được dùng trong nhiều bài thuốc nhằm giúp tiêu sưng tấy, lưu thông khí huyết và sát khuẩn, kháng viêm. Còn theo Y học hiện đại, gối hạc trị xương khớp rất là hiệu quả, điển hình như:
Chữa chứng thấp khớp
Đây là tác dụng nổi bật nhất của dược liệu, nhờ vào thành phần có chứa tinh dầu và flavonoid cùng khả năng chống viêm giảm đau và tiêu sưng đã giúp nhiều người bệnh trị bệnh khớp cấp và mãn tính. Người bệnh cố gắng duy trì sử dụng trong thời gian dài sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt.
Dược liệu có tác dụng giảm triệu chứng thấp khớp
Chữa đau bụng kinh hiệu quả
Với thành phần có chứa flavonoid mang công dụng giảm cơn đau, chống co thắt, chống viêm sẽ giảm chị em phụ nữ chống lại những cơn đau trong ngày đèn đỏ.
Giảm triệu chứng sưng đầu gối
Từ xưa, dân gian đã dùng cây gối hạc để chữa triệu chứng sưng đầu gối do phong thấp, điều này chính là hoạt tính chống viêm giảm sưng của dược liệu. Nhiều người bệnh đã áp dụng và thấy rằng các triệu chứng giảm đi nhanh chóng.
Gối hạc giúp giảm sưng đầu gối
Trị tiêu chảy, đau bụng
Rễ của cây chứa nhiều hoạt chất có dược tính sát khuẩn, tiêu diệt được một số vi khuẩn có hại ở đường tiêu hóa và cải thiện các chứng tiêu chảy, đau bụng.
Bên cạnh đó, hạt của cây còn được sử dụng để điều trị giun kim, giun đũa và sán xơ mít.
Cách sử dụng và liều dùng hiệu quả: Dùng rễ sắc uống hoặc ngâm cùng rượu. Nên dùng 15 - 20g một lần uống. Nước sắc có thể chữa đau dạ dày. Theo gian gian, lúc sinh nở, bà bầu sẽ lấy rễ cây để sắc uống nhằm giúp ăn ngon, giảm đau, mệt mỏi và nâng cao sức khỏe.
Một số bài thuốc sử dụng cây gối hạc
Để có thể phát huy được đối đa tác dụng, gối hạc thường được kết hợp cùng các vị thuốc khác nhau và mang lại nhiều tác dụng hiệu quả như:
Bài thuốc trị thấp khớp cấp tính
Chuẩn bị: 16g rễ gối hạc, 16g ké đầu ngựa, 12g lá bạc thau (sao vàng), 12g lá cây đơn đỏ , 12g lá cây đơn tướng quân, 8g lá thông, 10 dây kim ngân. Đối với người bệnh cơ thể có tính phong thì nên cho thêm 12g kinh giới và 16g vòi voi. Còn với người có tính hàn thì thêm 16g tỳ giải và 16g thổ phục linh.
Thực hiện:
Đem tất cả dược liệu đi rửa sạch với nước rồi cho vào nồi sắc cùng 600ml nước.
Đun với lửa nhỏ khoảng 30 phút cho tới khi cạn còn 200ml.
Ngày uống 3 lần, trước bữa ăn. Nên duy trì từ 3 - 5 ngày để cải thiện bệnh nhanh chóng như giảm tình trạng đau, sưng.
Bài thuốc trị thấp khớp mãn tính
Chuẩn bị: Rễ gối hạc, nam đằng (đã được sao vàng), tầm gửi, rễ bươm bướm, cây duối, găng bầu với lượng là 12g cho mỗi vị, 8g mỗi vị rễ rung rúc và rễ tơ mành cùng với 16g củ thiên tuế. Đối với người bệnh khí huyết kém thì nên cho thêm 1g vương tôn, còn nếu chán ăn thì thêm 20g ý dĩ.
Thực hiện:
Rửa sạch tất cả dược liệu trên với nước, sau đó đun sôi cùng 600ml nước ở lửa nhỏ.
Đun tới khi còn 200ml nước thì ngừng.
Đợi nước nguội rồi uống, ngày nên dùng 2 - 3 lần, trước bữa ăn.
Việc kiên trì dùng có thể giúp giảm tình trạng đau nhức ở khớp, các khớp được vận động một cách tự nhiên hơn.
Bài thuốc trị rong kinh, đau bụng và giảm đau cho mẹ bầu sau sinh
Chuẩn bị: Cho rễ gối hạc vào bình thủy tinh có nắp đậy, thêm rượu trắng 50 độ vào bình cho đến khi ngập hết dược liệu. Đậy kín nắp bình và ngâm trong 7 ngày.
Thực hiện: Ngày uống 2 lần, mỗi lần dùng 15ml.
Những lưu ý khi sử dụng cây gối hạc
Khi áp dụng các bài thuốc có dùng dược liệu, người bệnh cần phải lưu ý một số điều sau:
Những lưu ý khi dùng vị thuốc gối hạc
Không được dùng đối với những người có thận yếu, phụ nữ mang thai và cho con bú, những người bị dị ứng với dược liệu gối hạc và các vị thuốc khác đi kèm trong thang thuốc.
Tùy vào cơ địa từng người bệnh, tình trạng sức khỏe, cách dùng, thời gian dùng mà tác dụng mang đến trong điều trị xương khớp cũng khác nhau. Do đó không phải người bệnh nào cũng sẽ có hiệu quả cao khi dùng các bài thuốc chứa gối hạc.
Trong quá trình sử dụng nếu có dấu hiệu bất thường phải ngừng sử dụng và tới bác sĩ ngay lập tức.
Ngoài việc áp dụng bài thuốc có dược liệu, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp cùng lối sống khoa học, từ đó tình trạng sức khỏe cũng sẽ được cải thiện nhanh chóng hơn.
Điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn và tránh tác dụng không mong muốn.
Cây gối hạc là vị thuốc Nam quý mang tới nhiều công dụng đối với sức khỏe, đặc biệt khả năng chữa chứng đau nhức xương khớp, rong kinh. Tuy nhiên hiện nay trên thị trường dược liệu thật giả lẫn lộn, vì vậy người bệnh cần phải tìm địa chỉ uy tín và chất lượng để mua. Đồng thời trước khi sử dụng hãy đi khám và hỏi ý kiến của bác sĩ nhằm đảm bảo an toàn, tránh tự ý sử dụng.
Xem thêm:
Bình luận bài viết
Bài viết có: 0 bình luận