Chữa xương khớp hiệu quả bằng vị thuốc Cỏ xước

Chữa xương khớp hiệu quả bằng vị thuốc Cỏ xước


Mục lục [Ẩn/Hiện]

Cỏ xước là một loài dược liệu quý được dùng phổ biến trong nhiều bài thuốc dân gian, đặc biệt là giúp giảm triệu chứng đau nhức xương khớp hiệu quả. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về tác dụng, liều dùng và cách sử dụng vị thuốc này sao cho đúng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc nên đừng bỏ qua nhé.

 Tìm hiểu về loài cỏ xước

Tìm hiểu về loài cỏ xước

Tìm hiểu chung về cỏ xước

Cây cỏ xước với tên khoa học là Achyranthes aspera L., thuộc vào họ rau dền (Amaranthaceae). Loài thảo dược này còn có tên gọi khác là ngưu tất nam, nên khá nhiều người nhầm lẫn với ngưu tất ( tên khoa học: Achyranthes bidentata Blume. ).

Đặc điểm hình thái

Cây cỏ xước thuộc loại thân thảo, sống lâu năm, nhìn khá mảnh và vuông. Cây cao tầm 1 - 2m, bao phủ bên ngoài bởi một lớp lông mềm mại. Lá mọc đối nhau, phần đầu nhọn, rộng chừng 2 - 4cm, dài 7 - 12cm. Phiến lá có hình trứng, cuống nhỏ, mép nguyên lượn sóng. Hoa ngưu tất nam mọc từng cụm ở kẽ lá hoặc đầu cành, mỗi chùm bông dài khoảng 20 - 30cm, có móc và thường dính vào quần áo của người đi đường, làm vườn. Hoa nhỏ, đều, lưỡng tính, không có cánh hoa, mẫu 5. 

 Hình ảnh cây cỏ xước tươi

Hình ảnh cây cỏ xước tươi

Quả của cây dạng quả nang, dài 2 - 3mm, có màu nâu, thành mỏng dính vào hạt. Hạt thon dài, dày 1mm. Cây mọc từ mùa xuân, sinh trưởng vào mùa hè. Quả có lá bắc nhờ gió phát tán đi khắp nơi. 

Rễ cây màu vàng, rễ chính hình trụ, dài phình to thành củ, đường kính từ 2 - 5 mm, dài 20cm. Bên ngoài màu nâu nhạt, nhẵn và có nhiều rễ con xung quanh. 

Bộ phận sử dụng

Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây, nhưng chủ yếu vẫn là rễ. Người ta thường sẽ đào cả cây về rồi rửa sạch đất cát, phơi khô và cắt từng khúc nhỏ. Còn để lấy rễ làm thuốc, thì sẽ thu hoạch vào mùa đông, bởi lúc này thân và cây đã héo khô, dưỡng chất tập trung vào rễ. Nhưng nên cắt phần đầu nhọn của rễ và thái mỏng rồi mới phơi khô. 

Việc áp dụng bài thuốc có ngưu tất nam sẽ giúp cơ thể tăng bài tiết chất độc, lợi tiểu và lọc thận. Đặc biệt, trà làm từ cỏ xước rất đơn giản mà lại dễ dùng, ngon bổ dưỡng. 

Phân bố

Cỏ xước là cây ưa sáng, ẩm, hơi chịu bóng, chủ yếu mọc ở nơi đất ẩm ven đường, nhiều mùn, vườn nhà, bờ sông và bãi hoang. Do đó, cây phân bố hầu hết vùng nhiệt đới như Lào, Thái Lan, Campuchia,...Ở Việt Nam, cây được tìm thấy nhiều tại các tỉnh đồng bằng, trung du. 

Thu hái và chế biến

Cây mọc mỗi năm, sinh trưởng mạnh vào tháng 2 đến tháng 10. Người dân thu hái quanh năm, sau đó đem về rửa sạch, cắt phần lá, thân và rễ riêng. Đem đi thái mỏng rồi phơi khô hoặc sấy. 

Thành phần hoá học

Ngưu tất nam chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe, điển hình như rễ có chứa saponin - hợp chất có tác dụng làm giảm cholesterol, hỗ trợ giảm nguy cơ ung thư cũng như tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch khỏe mạnh và có vai trò như chất oxy hóa. Bên cạnh đó, cây còn có glucose, ecdysterone, muối kali, achiranthin, galactose. 

Cỏ xước có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Theo y học cổ truyền, cây có vị đắng, chua, không độc, quy vào kinh can và thận. Nên có công năng thanh nhiệt, giải độc, bổ can thận, mạnh gân cốt, hoạt huyết và giảm đau. Ngoài ra vị thuốc này còn có tác dụng tiêu viêm, giảm đau nhức xương khớp và hỗ trợ chống xơ vữa động mạch.

 Dược liệu có tác dụng giảm triệu chứng đau xương khớp

Dược liệu có tác dụng giảm triệu chứng đau xương khớp

Vậy theo y học cổ truyền, cỏ xước trị bệnh gì? Các nhà nghiên cứu đã tiến hành làm thí nghiệm trên ếch và cho thấy kết quả dịch chiết cồn từ cỏ xước có khả năng ức chế tim ếch, giãn mạch và hạ huyết áp. Đồng thời chúng còn kích thích co bóp của cơ trơn tử cung ếch. Ngoài ra dược liệu có nhiều tác dụng điển hình khác sau: 

  • Hỗ trợ giảm lượng đường trong máu, cholesterol xấu, kích thích tiểu tiện và tăng chức năng của gan.

  • Chống viêm nhiễm, kháng nấm, kháng khuẩn.

  • Tăng cường hệ miễn dịch, giảm đau.

  • Khi tiến hành thí nghiệm trên chuột còn có tác dụng chống đông máu, giảm độ nhớt của máu.

Nhiều công dụng như vậy nhưng vị thuốc này vẫn tồn tại một số ảnh hưởng không tốt đến cơ thể như Ecdysterone có trong cây là một chất chống thụ thai nên có thể gây sẩy thai

Liều dùng và cách sử dụng

Sau khi đã biết cỏ xước chữa bệnh gì, chúng ta cần tìm hiểu về liều dùng cũng như cách sử dụng. Tùy vào từng mục đích sử dụng và tình trạng của mỗi người mà sẽ được dùng theo nhiều cách khác nhau. Nhưng phổ biến nhất vẫn dùng dưới dạng thuốc uống hoặc bôi ngoài da, ngâm rượu. 

Về liều dùng: 

  • Thuốc dùng ngoài da: Tùy thuộc vào vùng bị thương, không giới hạn liều lượng

  • Thuốc sắc: 12 - 40g. 

Một số bài thuốc chữa xương khớp từ cỏ xước

Bài thuốc số 1: Cỏ xước tươi 50g, bông mã đề 1 nắm (50g), râu ngô 30g, rễ cỏ tranh 30g. Đem tất cả dược liệu đi sắc uống, chia thành 2 - 3 lần uống trong ngày, ngày 1 thang. Lưu ý phải uống khi thuốc còn đang ấm. 

Bài thuốc này có tác dụng trị chứng đau thắt lưng, đau vùng eo do thấp nhiệt. 

Bài thuốc số 2: Cỏ xước tươi 50g, đơn gối hạc 50g, cây xấu hổ 50g, lạc tiên 30g, vỏ cây gạo 30g, quả ké 30g. Đem tất cả dược liệu đi sắc uống, chia thành 2 - 3 lần uống trong ngày, ngày 1 thang. Lưu ý phải uống khi thuốc còn đang ấm. 

Bài thuốc này có công dụng chữa đau nhức xương khớp, khớp bị sưng nóng và chống chỉ định với người bệnh âm hư. 

Bài thuốc số 3: Cỏ xước 30g, sinh khương 4g, thục địa 16g, phụ tử chế 8g, bạch truật 13g, bạch linh 10g, bạch thược 12. Đem tất cả dược liệu đi sắc uống, chia thành 2 - 3 lần uống trong ngày, ngày 1 thang. Lưu ý phải uống khi thuốc còn đang ấm. 

Bài thuốc có công dụng chữa tiểu đêm, ôn dương, bổ thận và đau lưng do thận hư.

Ngoài những bài thuốc điều trị xương khớp trên, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp khác như xoa bóp, bấm huyệt,...Đồng thời cần kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng hằng ngày và luyện tập thể thao đều đặn. 

Những lưu ý khi dùng cỏ xước 

Để đảm bảo an toàn và phát huy được tối đa công dụng của dược liệu, tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ, thầy thuốc uy tín. Tuy là dược liệu thiên nhiên nhưng nếu vẫn tồn tại nhiều tác dụng không mong muốn và tương tác với thuốc khác, do đó chúng ta nên lưu ý:

 Những điều cần lưu ý khi dùng

Những điều cần lưu ý khi dùng

  • Không dùng cho phụ nữ có thai, phụ nữ đang hành kinh và nam giới bị di tinh.

  • Bệnh nhân bị đau dạ dày, đường tiêu hóa không tốt khi dùng có thể bị đau bụng và chảy máu.

  • Một số người khi sử dụng có thể xuất hiện triệu chứng bất thường như buồn nôn, khó thở, tức ngực, nổi mẩn, choáng váng cần phải ngừng dùng và tới bệnh viện ngay.

  • Không được kết hợp cỏ xước cùng bạch tiền, huỳnh hỏa, lục anh và quy giáp bởi sẽ gây tương tác thuốc.

Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp người bệnh giải đáp được thắc mắc cây cỏ xước trị được bệnh gì và cách dùng sao cho hiệu quả nhất. Dù là dược liệu lành tính nhưng hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia y tế trước khi áp dụng bất cứ bài thuốc nào nhé. 

Xem thêm:

Tác giả: -
CẢNH BÁO: Xuất hiện các cuộc gọi giả danh thương hiệu Thái Minh để “lừa dối” Khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH chỉ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để gọi ra cho khách hàng. Quý khách lưu ý tránh bị kẻ gian lừa đảo. Trân trọng thông báo!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết