Từ lâu Cốt toái bổ đã là bài thuốc được dân gian sử dụng để hỗ trợ điều trị xương khớp hiệu quả, mang lại rất nhiều dấu hiệu tích cực cho người bệnh. Tuy nhiên chữa xương khớp bằng vị thuốc cốt toái bổ có thực sự hiệu quả không, cách dùng như thế nào và cần lưu ý điều gì. Cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu cốt toái bổ dược liệu quý hơn vàng
Tìm hiểu chung về Cốt toái bổ
Cốt toái bổ ( Tên khoa học: Drynaria fortunei (Kuntze ex Mett.) J.Sm.) hay còn được gọi là tổ rồng, tổ phượng, tắc kè đá, Co in tó, co tạng tó ( tiếng Thái )...Cốt toái bổ là gì, tại sao lại đặt cái tên như vậy? Điều này là vì loài cây này có khả năng đặc biệt làm liền những xương bị dập gãy. Theo tiếng Thái, tạng có nghĩa là đặt vào, tó là liền lại, được hiểu là khi đắp thuốc lên có thể khiến liền xương và tổn thương. Bên cạnh đó co in tó nghĩa là gân, có khả năng nối liền xương.
Đặc điểm hình thái
Cốt toái bổ thuộc họ Dương xỉ, sống lâu năm, phát triển tốt ở trên các hốc đá, đám rêu hoặc trên các thân cây cao lớn như cây si, cây đa. Do đó, loài cây này được tìm thấy nhiều ở các vùng núi đá, dọc theo con suối và trừng ở các tỉnh phía Bắc giáp với Trung Quốc. Ít khi xuất hiện ở tỉnh miền Trung từ Nghệ An trở vào.
Hình ảnh cây cốt toái bổ
Cây cao khoảng 20 - 40cm, thân rễ mọc lan, dày và dẹt, được bao phủ bởi một lớp lông dạng vảy nâu nhạt, vảy hình ngọn giáo hẹp. Hiện tại, do số lượng phân bố trong tự nhiên còn hạn chế và nạn khai thác bừa bãi dẫn tới nguồn cung dược liệu ngày càng hiếm. Vì vậy chúng đang có mặt trong sách đỏ Việt Nam và cần phải bảo tồn.
Có nhiều người thắc mắc lá cốt toái bổ có mấy loại? Thực tế, chúng có hai kiểu lá. Kiểu thứ nhất là lá bất thụ, có màu nâu, hình trứng, dài từ 5 đến 8cm, rộng 3 đến 6cm, phía cuống lá có gân nổi lên khá rõ. Kiểu thứ hai là lá hữu thụ, có màu xanh đậm, có cấu tạo đơn xẻ thùy lông chim. Phần cuống có rìa, thùy thôn và mạng xếp thành một hàng ở mỗi bên gân chính.
Thành phần hóa học
Các nhà khoa học đã phát hiện được trong Cốt toái bổ có chứa 369 hợp chất và ít nhất 50 hợp chất không phân tách. Trong có có các hợp chất giúp chống oxy hóa mạnh mẽ như flavonoid, riterpenoids, lignans, proanthocyanidin và axit phenolic.
Đặc biệt trong phần thân và rễ của cây có chứa 1,42% flavonoid toàn phần, 25 – 34,89% glucose, 1% naringin và hesperidin.
Thu hái và cách bào chế
Bộ phần dùng làm thuốc là thân và rễ khô của cây. Sau khi thu hoạch, dược liệu sẽ được đem đi rửa sạch, loại bỏ lá và cạo cho sạch lông. Tiếp đến người dân sẽ thái mỏng, phơi khô hoặc tẩm với mật hoặc để cốt toái bổ tươi ngâm rượu.
Bên cạnh đó, khi chưa cạo sạch lông thì có thể sao thân, rễ với cát đến khi chúng chuyển sang màu xám và phồng lên. Cuối cùng đem đi lọc cát, để nguội và đập lông.
Cây cốt toái bổ có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Theo Y học cổ truyền, cốt toái bổ dược liệu có vị đắng, tính ôn, không chứa độc tố, là một vị thuốc có tác dụng hoạt huyết, mạnh gân cốt, bổ thận, cầm máu và giảm đau. Đây là dược liệu được ứng dụng nhiều trong điều trị gãy xương, thận yếu khiến chân răng thường xuyên chảy máu, bong gân, đau lưng mỏi gối,...Vậy còn theo Y học hiện đại, cốt toái bổ chữa bệnh gì? Các nhà khoa học đã làm nhiều nghiên cứu và chứng minh được một số công dụng của loài dược liệu quý hiếm này.
Giúp ngăn ngừa tình trạng loãng xương, bổ can thận
Các nhà khoa học đã làm cả nghiên cứu in vivo, in vitro, phân tích hóa thực vật và đã cho ra kết quả rằng flavonoid trong cây thuốc có khả năng chịu trách nhiệm các hoạt động giúp bảo vệ xương chắc khỏe.
Cốt toái bổ giúp xương khớp được chắc khỏe
Theo y học Trung quốc, thân rễ khô từ xưa đã được sử dụng như một loại trà thảo mộc để ngăn ngừa loãng xương và bổ thận. Đồng thời còn hỗ trợ chữa hội chứng suy nhược cùng các bệnh lý liên quan tới xương như loãng xương, gãy xương, viêm khớp,...
Tiêu diệt vi khuẩn ở đường miệng
Theo các nghiên cứu mới đây về hoạt động của chloroform trong vị thuốc Cốt toái bổ nhằm đánh giá tác dụng kháng khuẩn của chloroform với kháng sinh chống lại vi khuẩn cho ra kết quả sau:
Chloroform trong dược liệu khi kết hợp với gentamicin hoặc ampicillin đều có khả năng tiêu diệt được hết vi khuẩn được thử nghiệm trong khoảng 3 - 4 tiếng. Hoạt tính cao nhất hiện nay là có thể chống lại được Prevotella intermedia và Porphyromonas gingivalis (mầm bệnh nha chu).
Giúp hạ lipid máu và ngăn ngừa xơ vỡ động mạch
Các hoạt tính sinh học của hợp chất flavonoid góp phần giúp hạ mức cholesterol trong máu, từ đó ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch.
Giúp hạ lipid máu và ngăn ngừa xơ vữa động mạch
Bên cạnh đó Naringnin tuy chỉ chiếm 1% trong thân rễ nhưng tác dụng giúp giảm lượng Cholesterol xấu ( LDL - C ) và triglyceride trong huyết tương xuống, ức chế sự hấp thu glucose. Đồng thời, chúng còn làm tăng lipoprotein cholesterol tốt ( HDL - C ) và hỗ trợ giảm gen liên quan tới xơ vữa.
Tác dụng an thần và giảm đau
Ngoài những công dụng được kể trên của flavonoid, hợp chất này còn có hoạt tính sinh học giúp giảm đau, chống viêm và giảm stress.
Flavonoid giúp điều chỉnh hoạt động của tế bào và kháng lại các gốc tự do gây nên tình trạng stress oxy hóa. Đơn giản nghĩa là chúng giúp cơ thể hoạt động một cách tích cực, hiệu quả nhất và bảo vệ trước sự tấn công của chất độc, mầm bệnh và tác nhân gây căng thẳng.
Cách dùng cốt toái bổ và những lưu ý cần biết
Liều dùng có thể khác nhau ở từng đối tượng người bệnh. Phải phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và các triệu chứng đang gặp phải. Do đó trước khi dùng cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc để có chỉ định phù hợp.
Thông thường, người bệnh có thể sử dụng khoảng 6 - 12g dược liệu khô dưới dạng thuốc sắc hoặc dùng cốt toái bổ ngâm rượu. Tới nhiều có thể nhiều người thắc mắc cốt toái bổ ngâm rượu có tác dụng gì khác so với dạng khô không? Đáp án là tác dụng vẫn như nhau nhé.
Dùng dược liệu tươi, giã nát rồi đắp lên vết thương hoặc sao cháy, tán thành bột và rắc vào vết loét.
Một số tác dụng phụ ít gặp:
Hạ huyết áp
Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn
Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt
Lưu ý cần thiết:
Chống chỉ định với người bệnh âm kèm nhiệt nội và ứ máu
Người bị âm hư, huyết hư không nên dùng
Tắc kè đá (Drynaria bonii Christ) và Ráng bay (Drynaria quercifolia) là 2 loài được thu hái để bào chế thành vị thuốc cốt toái bổ nên phải tránh nhầm lẫn khi chọn 2 nguyên liệu trên.
Lưu ý không được tự phối các vị thuốc lại với nhau
Không được lạm dụng vì có thể gây nên nhiều rủi ro và tác dụng phụ không đáng có.
Cách ngâm rượu Cốt Toái Bổ phổ biến
Hiện nay người dân đa phần làm 2 cách ngâm rượu, đó là sử dụng dược liệu tươi hoặc khô. Dù 2 cách trên có khác nhau nhưng hiệu quả đều tương đương nhau.
Cách ngâm rượu cốt toái bổ tươi
Khi ngâm dược liệu tươi cần phải cạo sạch lông trên cụ, sau đó đem đi rửa sạch. Có thể bổ đôi hoặc ngâm nguyên tùy vào mỗi người. Tuy nhiên, nếu bổ đôi thì lượng dưỡng chất sẽ ngấm vào rượu nhiều hơn.
Tỷ lệ ngâm: 1kg dược liệu tươi : 4 lít rượu, nên dùng rượu có nồng độ cao để hương vị được cuốn hút. Ngâm sau 2 tháng là có thể dùng.
Cách ngâm rượu cốt toái bổ
Cách ngâm rượu cốt toái bổ khô
Phương pháp này có thể cầu kỳ và mất nhiều thời gian, tuy nhiên khi sử dụng lại mang tới nhiều hương vị và hương thơm hơn.
Đầu tiên, hãy thái lát mỏng rồi đem đi phơi 4 - 5 cái nắng. Sau đó đem sau qua rồi để nguội và cho vào bình ngâm. Tỷ lệ ngâm: 100g dược liệu : 2 lít rượu trắng. Sau 1 tháng ngâm là có thể mang ra uống rồi.
Một số bài thuốc chữa xương khớp dùng cốt toái bổ
Bài thuốc dùng trong trường hợp té ngã bị gãy xương
Chuẩn bị các loại dược liệu sau: Cốt toái bổ, bồ kết, lá sen, trắc bách diệp với liều lượng bằng nhau và tán thành bột mịn.
Mỗi lần dùng 12g, hòa với nước nguội hoặc nước nóng thành hồ rồi đắp ngoài, ngày uống 2 lần.
Bài thuốc giúp chữa lành vết thương, gân cốt bị tổn thương
Dùng Cốt toái bổ 15g, lá sen tươi 10g, Trắc bá diệp tươi 10g, Sinh địa 10g đem sắc lấy nước uống.
Bài thuốc giúp chữa phong thấp
Chuẩn bị các vị thuốc sau: 40g Cốt toái bổ, 40g rễ bưởi bung, 40g Ô dược, 40g Bạch đồng nữ, 40g Tiền hồ, 40g Cỏ xước, 60g Bạch hoa xà, 100g Vỏ chân chim, 600g rễ Chiên chiến, 800g rễ Rung rúc và rễ gắm.
Đem tất cả dược liệu trên đi nấu thành cao đặc rồi ngâm với rượu trắng trong 3 ngày. Du trì đều đặn mỗi ngày uống 2 lần.
Bài thuốc điều trị đau lưng gối mỏi do thận hư yếu
Chuẩn bị: Bổ cốt toái, Đỗ trọng và Tỳ giải mỗi loại 16g, Ngưu tất, Thỏ ty tử, Rễ gối hạc, Dây đau xương mỗi vị 12g, Hoài sơn 20g, Cẩu tích 20g.
Đem tất cả dược liệu trên đi sắc rồi uống đều đặn hằng ngày. các vị sắc uống, dùng đều đặn hằng ngày.
Bài thuốc điều trị máu tụ và bong gân do gặp phải chấn thương
Dùng rễ của của cây khi còn tươi, bỏ hết lá khô, cạo sạch lông tơ và rửa sạch, giã nát. Sau đó rấp nước gói vào trong lá chuối đã nướng, rồi đắp lên vùng đau nhức và bó lại.
Cốt toái bổ là một dược liệu quý mang lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe nói chung và xương khớp nói riêng. Tuy nhiên để mang lại hiệu quả tốt nhất cũng như hạn chế tác dụng không mong muốn, người bệnh không nên quá lạm dụng vào vị thuốc này. Do đó, trước khi dùng hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc về liều lượng và cách dùng. Hy vọng bài viết trên sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích mà bạn đang tìm kiếm.
Xem thêm:
Bình luận bài viết
Bài viết có: 0 bình luận