Cứng Khớp Ngón Tay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Chữa

Cứng Khớp Ngón Tay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Chữa


Mục lục [Ẩn/Hiện]

Cảm giác đau nhức, cứng ở các ngón tay khi sáng sớm thức dậy là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh cứng khớp ngón tay. Vậy hiện tượng này xảy ra khi nào và làm sao để khắc phục? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. 

Giải nghĩa: Cứng khớp ngón tay là gì? 

Cứng khớp ngón tay là hiện tượng đau cứng ở khớp ngón tay có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng người bệnh nào. Bạn có thể cảm thấy các triệu chứng xuất hiện trong ngày, nhưng nặng nhất thường là vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy nên mọi người thường gọi bệnh với cái tên quen thuộc là cứng khớp ngón tay khi ngủ dậy. Tình trạng này thường kéo dài khoảng 15 - 20 phút và giảm dần khi được xoa bóp. 

Khi bị cứng khớp ngón tay, nếu không can thiệp điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần và cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Những cản trở chính thường là khiến người bệnh khó khăn trong việc cầm nắm, sử dụng các vật dụng. 

Cứng khớp ngón tay gây đau nhức, khó cầm nắm

Cứng khớp ngón tay gây đau nhức, khó cầm nắm

Thực tế đúng là bất kể ai cũng có thể bị cứng khớp ngón tay. Tuy nhiên, các chuyên gia xương khớp đã chỉ ra một số đối tượng chính có khả năng mắc bệnh cao hơn là: 

  • Người ở độ tuổi trung niên trở lên. 

  • Nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới.

  • Người làm việc văn phòng thường xuyên đánh máy tính. 

  • Người béo phì và ít vận động. 

  • Người có tiền sử mắc bệnh xương khớp ảnh hưởng đến ngón tay. 

Dấu hiệu nhận biết cứng khớp ngón tay 

Nếu người bệnh thấy có những triệu chứng dưới đây, rất có thể là dấu hiệu của bệnh cứng khớp ngón tay: 

  • Các khớp bị xơ cứng thường xảy ra ở bên tay thuận, thường xuyên hoạt động nhiều hơn. 

  • Ngón cái và ngón trỏ là hai ngón có tỷ lệ bị cứng khớp cao hơn so với các ngón tay khác. 

  • Hiện tượng cứng khớp xuất hiện sau khi vừa ngủ dậy hoặc có thể là nửa đêm. 

  • Người bệnh khó khăn trong cử động, cầm nắm các đồ vật. 

  • Đau nhức gây mệt mỏi, khó chịu. Hiện tượng này trở nên trầm trọng hơn khi thay đổi thời tiết. 

  • Tê bì ở ngón tay, cảm giác như kiến bò. 

  • Một số trường hợp bệnh tiến triển nhanh có thể khiến ngón tay có những thay đổi như co quắp, teo nhỏ, sưng tấy tại vị trí khớp ngón tay,...

Triệu chứng bệnh cứng khớp ngón tay

Triệu chứng bệnh cứng khớp ngón tay 

Nguyên nhân gây cứng khớp ngón tay 

Theo các chuyên gia xương khớp, hiện chưa xác định được chính xác về nguyên nhân gây nên bệnh cứng khớp ngón tay. Tuy nhiên, dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát bệnh: 

  • Các chấn thương: Nếu trước đó bạn từng bị chấn thương do tai nạn hay bất cứ nguyên nhân nào, khả năng bị cứng khớp ngón tay sẽ cao hơn bình thường. Thậm chí, nếu bị chấn thương nặng còn có thể gây gãy xương, bong gân, trật khớp ngón tay. 

  • Do bệnh lý viêm khớp ngón tay: Viêm khớp ở vị trí ngón tay thường khiến vùng khớp bị sưng tấy, phù nề kèm theo cảm giác đau nhức và cứng khớp. 

  • Do thoái hóa khớp ngón tay: Hệ xương khớp của cá thể người dần bị thoái hóa theo thời gian và các ngón tay cũng không ngoại lệ. Thoái hóa khớp ngón tay khiến cho dịch khớp bị suy giảm, sụn khớp bị bào mòn dẫn đến hiện tượng cứng khớp, đau nhức khi cử động và cầm nắm đồ vật. 

  • Bệnh gout: Hàm lượng acid uric trong máu tăng cao khiến muối urat lắng đọng tại các khớp gây nên hiện tượng sưng tấy, đau nhức ở các khớp ngón tay, ngón chân. 

  • Hội chứng ống cổ tay: Hội chứng này thường xảy ra ở những người thường xuyên hoạt động bằng tay và ngón tay. Các dây thần kinh trong ống cổ tay bị chèn ép gây đau nhức, cứng khớp và làm ảnh hưởng đến hoạt động của các ngón tay. 

  • Ung thư xương: Đây là bệnh lý nguy hiểm, là nguyên nhân chính khiến cho khớp ngón tay bị xơ cứng. 

Bong gân là một trong những chấn thương dễ gây cứng khớp ngón tay

Bong gân là một trong những chấn thương dễ gây cứng khớp ngón tay

Cách chữa cứng khớp ngón tay 

Có nhiều cách khác nhau để chữa cứng khớp ngón tay. Dưới đây là một số cách phổ biến được nhiều người áp dụng: 

Bài tập giảm triệu chứng cứng khớp ngón tay

Khi khớp ngón tay bị cứng, bạn có thể áp dụng một số bài tập như sau: 

Bài tập nắm tay: bài tập này giúp giảm đau nhức ở các khớp ngón tay và cải thiện sự linh hoạt của các khớp. Cách thực hiện rất đơn giản: 

  • Xòe bàn tay và tách các ngón tay càng xa càng tốt. 

  • Nắm bàn tay lại và đặt ngón cái lên trên các ngón còn lại, giữ trong vòng 30 giây. 

  • Tiếp tục thực hiện động tác thả lỏng và thực hiện lại từ đầu, mỗi bên khoảng 10 lần để đạt hiệu quả tốt. 

Bài tập cầm bóng: Cầm bóng giúp tăng sức mạnh ở ngón tay giúp việc cầm nắm trở nên dễ dàng và chắc chắn hơn. Người bệnh chuẩn bị một quả bóng và thực hiện động tác nắm chặt, giữ khoảng 3 - 5 giây. Mỗi bên tay thực hiện ít nhất 10 lần rồi đổi bên. 

Bài tập cầm bóng thực hiện đơn giản, giảm đau nhanh

Bài tập cầm bóng thực hiện đơn giản, giảm đau nhanh

Bài tập chạm ngón tay: Các thao tác của bài tập này giúp giảm cơ cứng ở ngón tay cái. Bệnh nhân xòe rộng bàn tay ra và dùng ngón cái lần lượt chạm vào gốc các ngón tay và giữ khoảng 5 giây. 

Uống thuốc Tây y 

Tây y là loại thuốc được nhiều người lựa chọn giảm triệu chứng cứng khớp ngón tay do dễ uống, dễ mua và cho hiệu quả tức thì. Tuy nhiên, xét về hiệu quả chuyên sâu thì các nhóm thuốc tây chưa làm được. 

Một số nhóm thuốc được dùng điều trị cứng khớp ngón tay phổ biến là thuốc giảm đau, chống viêm, các miếng dán bên ngoài để làm nóng khớp và giảm đau. Với trường hợp bệnh nặng, người bệnh có thể được chỉ định tiêm trực tiếp vào khớp để tăng hiệu quả. 

Thuốc tây giúp đẩy nhanh triệu chứng đau nhức, cứng khớp ngón tay

Thuốc tây giúp đẩy nhanh triệu chứng đau nhức, cứng khớp ngón tay

Vật lý trị liệu 

Trị liệu được nhiều người áp dụng bởi độ an toàn và cho hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, nếu bạn muốn thực hiện vật lý trị liệu đẩy lùi cứng khớp ngón tay cần đi đến các cơ sở y khoa cung cấp dịch vụ. Tại đây mới đảm bảo được có bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm. 

Lời khuyên cho người bệnh cứng khớp ngón tay

Nếu bạn đang bị cứng khớp ngón tay, ngoài việc điều trị bằng các biện pháp kể trên cần lưu ý một số điều dưới đây: 

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Bổ sung thực phẩm an toàn, lành mạnh như sữa, khoai lang, ngũ cốc, thực phẩm giàu omega-3. Đồng thời, kiêng đồ nhiều đạm, chất béo và đồ cay nóng. 

Tập luyện thể dục thể thao đều đặn: Duy trì tập thể dục giúp tăng sức đề kháng, cải thiện hệ xương khớp linh hoạt hơn. 

Tạo thói quen thăm khám sức khỏe xương khớp định kỳ: Đây là việc làm cần thiết giúp bạn sớm phát hiện bệnh và theo dõi được tiến triển của bệnh để can thiệp xử lý kịp thời. 

Trên đây là thông tin chi tiết về bệnh cứng khớp ngón tay. Dù bệnh không gây nguy hiểm tính mạng nhưng lại làm ảnh hưởng đến tinh thần và cuộc sống của người bệnh. Chính vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh là rất cần thiết. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn. 

Xem thêm:

Tác giả: -
Quan trọng: Quý khách lưu ý, để đạt hiệu quả tốt nhất, khi ra nhà thuốc, vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm này, đọc đúng tên Khương Thảo Đan Gold hoặc Canxi Khương Thảo Đan và không mua các sản phẩm thay thế khác!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết