Đau đầu gối không ngồi xổm được cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Đau đầu gối không ngồi xổm được cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không?


Mục lục [Ẩn/Hiện]

Đau đầu gối không ngồi xổm được có thể là dấu hiệu cảnh báo sự tổn thương sụn khớp hoặc nguy cơ mắc các bệnh lý xương khớp nghiêm trọng. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng vận động và đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, việc phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời là rất cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ trình bày chi tiết về nguyên nhân cũng như cách khắc phục hiệu quả tình trạng đau đầu gối không ngồi xổm được. Bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Đau đầu gối không ngồi xổm được

Đau đầu gối không ngồi xổm được

Đau đầu gối không ngồi xổm được do nguyên nhân gì?

Đau đầu gối không ngồi xổm được có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này.

Nguyên nhân không bệnh lý

Đau đầu gối không ngồi xổm được có thể do một số nguyên nhân như:

– Chấn thương: Các chấn thương đầu gối rất dễ xảy ra nếu bạn khởi động chưa kỹ trước khi chơi thể thao hoặc khi gặp tai nạn xe cộ,... Lúc này, những bộ phận như dây chằng, gân, xương đầu gối bị tổn thương nghiêm trọng, từ đó dẫn đến tình trạng đau đầu gối không ngồi xổm được.

– Lười vận động: Lười vận động khiến cho khí huyết bị trì trệ và dòng máu dinh dưỡng không thể đến được khớp gối. Sau một thời gian dài, khớp gối sẽ dần bị suy yếu và dẫn đến tình trạng đau đầu gối không ngồi xổm được.

– Căng thẳng thần kinh: Căng thẳng thần kinh gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cơ thể nói chung và hệ xương khớp nói riêng. Khi tình trạng này diễn ra thường xuyên, hệ miễn dịch sẽ ngày càng suy yếu. Kết quả là cơ thể bạn sẽ nhạy cảm hơn bình thường, đồng thời các khớp cũng dễ bị nhiễm khuẩn hơn, từ đó dẫn đến tình trạng đau đầu gối không ngồi xổm được.

– Thừa cân: Khi trọng lượng cơ thể quá nặng, không chỉ cột sống phải chịu thêm áp lực mà đầu gối cũng sẽ bị ảnh hưởng. Đặc biệt là khi bạn đã gặp phải vấn đề đau đầu gối trước đó, thừa cân sẽ làm cơn đau trở nên trầm trọng hơn. Trung bình cứ mỗi 1 kg trọng lượng cơ thể dư thừa, khớp gối sẽ phải chịu thêm áp lực khoảng 1,8 kg.

Thừa cân khiến cho đầu gối phải chịu thêm căng thẳng và áp lực, từ đó dẫn tới tình trạng đau đầu gối không ngồi xổm được

Thừa cân khiến cho đầu gối phải chịu thêm căng thẳng và áp lực, từ đó dẫn tới tình trạng đau đầu gối không ngồi xổm được

Nguyên nhân bệnh lý

Bên cạnh đó, đau đầu gối không ngồi xổm được có thể là dấu hiệu của một bệnh lý xương khớp nghiêm trọng, cụ thể:

– Viêm gân: Gân đầu gối là bộ phận có nhiệm vụ nối các cơ với xương. Vì vậy, khi gân ở vị trí đầu gối bị viêm, bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng đau nhức dẫn tới không ngồi xổm được.

– Bong gân đầu gối: Trong một số trường hợp, bong gân có thể gây đau và sưng viêm ở khớp gối. Các cơn đau có xu hướng nghiêm trọng hơn khi người bệnh ngồi xổm do nó làm gia tăng áp lực lên vị trí này.

– Thoái hóa khớp gối: Đây là tình trạng thoái hóa khớp theo thời gian, dẫn đến các cơn đau nhức, sưng viêm ở đầu gối và xung quanh đầu gối, từ đó khiến cho bệnh nhân cảm thấy khó khăn khi ngồi xổm.

– Viêm khớp dạng thấp: Đây là một dạng viêm khớp liên quan đến tình trạng tự miễn dịch, nó ảnh hưởng đến các khớp trong toàn cơ thể trong đó có khớp gối. Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh xung quanh khớp, gây nên các triệu trứng đau nhức và sưng viêm, từ đó bệnh nhân không thể ngồi xổm được.

– Hội chứng đau xương bánh chè: Hội chứng đau xương bánh chè là tình trạng đau xung quanh xương bánh chè (một đoạn xương nhỏ nằm ở mặt trước của khớp gối). Cơn đau thường xuất hiện ở phía trước đầu gối và tăng khi bệnh nhân thực hiện động tác ngồi xổm.

Hội chứng đau xương bánh chè (Ảnh minh họa)

Hội chứng đau xương bánh chè (Ảnh minh họa)

Đau đầu gối không ngồi xổm được có nguy hiểm không?

Với thể trạng sức khỏe bình thường, ngồi xổm sẽ không bị đau khớp gối, khi ngồi ở tư thế này mà bị đau thì đây có thể là dấu hiệu bất thường, cảnh báo bạn gặp phải tình trạng tổn thương hoặc một bệnh lý xương khớp nghiêm trọng. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, các triệu chứng của bệnh sẽ nghiêm trọng hơn theo thời gian, từ đó dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm như: teo cơ, biến dạng khớp, tàn phế, bại liệt,... Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng khi bị đau đầu gối không ngồi xổm được vì y học ngày nay rất phát triển, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tốt tình trạng này nếu tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Nếu tình trạng đau đầu gối không ngồi xổm được kéo dài kèm theo một trong các dấu hiệu sau thì bạn cần đến gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất:

  • Sưng đau khớp gối kéo dài, đau dữ dội và liên tục.
  • Cứng khớp gối vào buổi sáng khi ngủ dậy hoặc khi giữ nguyên một tư thế quá lâu.
  • Đi lại khó khăn. Đầu gối không di chuyển được.
  • Khớp gối có tiếng kêu lạo xạo khi cử động.

Chẩn đoán tình trạng đau đầu gối không ngồi xổm được

Để khắc phục hiệu quả tình trạng đau đầu gối không ngồi xổm được, bác sĩ cần tìm được nguyên nhân gây ra tình trạng này, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh thông qua một vài câu hỏi về tiền sử sức khỏe và chấn thương. Bên cạnh đó, họ sẽ kiểm tra thể chất của bạn để đánh giá phạm vi chuyển động của khớp gối cũng như các triệu chứng lâm sàng khác. Các bác sĩ có thể yêu cầu bạn vận động khớp gối để xác định vị trí gây đau nhức.

Cuối cùng, để có kết quả chấn đoán chính xác nhất, các chuyên viên y tế sẽ thực hiện một số phương pháp cận lâm sàng để kiểm tra hình ảnh. Chụp X-quang là phương pháp giúp xác định chính xác tình trạng đau đầu gối không ngồi xổm được là do nguyên nhân gì và mức độ tổn thương của nó ra sao.

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn vận động khớp gối để xác định vị trí gây đau nhức

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn vận động khớp gối để xác định vị trí gây đau nhức

Điều trị đau đầu gối không ngồi xổm được

Việc điều trị đau đầu gối không ngồi xổm được phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản dẫn tới cơn đau. Nếu cơn đau xuất hiện sau các chấn thương hoặc là dấu hiệu của một bệnh lý xương khớp nghiêm trọng, người bệnh cần thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Trong trường hợp cơn đau do lười vận động, căng thẳng thần kinh,... các biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp bạn cải thiện triệu chứng rõ rệt.

Phương pháp điều trị tại nhà

Một số phương pháp điều trị tại nhà được áp dụng phổ biến bao gồm:

Phương pháp RICE trị liệu chấn thương

RICE là phương pháp kết hợp nghỉ ngơi, chườm đá, băng khớp bị tổn thương và nâng khớp cao hơn tim để cải thiện cơn đau đầu gối không ngồi xổm được. Cụ thể phương pháp như sau:

– Nghỉ ngơi (Rest): Bạn cần ngừng các hoạt động gây ảnh hưởng đến khớp gối bị tổn thương. Đặc biệt, bạn nên tránh các tư thế như ngồi xổm hoặc đặt trọng lượng lên đầu gối trong quá trình hồi phục.

– Chườm lạnh (Ice): Chườm lạnh bằng cách đặt một túi đá lạnh lên vị trí đầu gối bị tổn thương trong khoảng 20 phút và thực hiện 3 - 4 lần/ngày. Lưu ý rằng người bệnh không nên chườm trực tiếp đá lên da, điều này có thể gây bỏng lạnh và viêm da.

– Băng (Compress): Băng đầu gối bị tổn thương bằng băng thun hoặc vải mỏng để tránh nguy cơ bị sưng khớp gối. Tuy nhiên, bạn không nên băng quá chặt để tránh gây căng thẳng và chèn ép lên dây thần kinh.

– Nâng cao khớp gối (Elevation): Nâng cao khớp gối giúp hạn chế máu lưu thông đến khớp gối, từ đó giảm thiểu đáng kể các triệu chứng đau nhức. Tốt nhất, bạn nên nằm và nâng đầu gối lên cao hơn tim.

Phương pháp RICE giúp cải thiện cơn đau đầu gối không ngồi xổm được

Phương pháp RICE giúp cải thiện cơn đau đầu gối không ngồi xổm được

Chườm nóng

Trong trường hợp đau đầu gối không ngồi xổm được, bạn có thể chườm nóng hoặc áp dụng nhiệt lên vị trí đầu gối bị tổn thương để cải thiện tình trạng đau nhức. Nhiệt độ cao giúp cải thiện lưu lượng máu, cung cấp oxy và dinh dưỡng đến khớp gối, từ đó giúp giảm đau. Bạn có thể mua miếng dán chườm nóng tại nhà thuốc hoặc ngâm khăn trong nước ấm rồi chườm lên đầu gối. Chú ý nhiệt độ chườm nóng chỉ trong khoảng từ 35 - 40 độ C để tránh tình trạng bỏng da.

Các trường hợp chống chỉ định với chườm nóng là: Các ổ viêm đã có mủ, sưng viêm cấp, chấn thương mới đang xung huyết, các khối u ác tính, lao, vùng đang chảy máu hoặc đe dọa chảy máu, giãn tĩnh mạch da.

Sử dụng thuốc Tây

Trong trường hợp các cơn đau cấp tính hoặc cơn đau không cải thiện được bằng phương pháp không dùng thuốc, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) với các đại diện điển hình như ibuprofen hoặc naproxen là một trong những loại thuốc phổ biến được sử dụng để cải thiện các cơn đau nhức và sưng viêm hiệu quả. Ngoài ra còn một số loại thuốc khác như: paracetamol, thuốc chống viêm, thuốc bổ khớp, thuốc kháng sinh (được chỉ định trong trường hợp nhiễm khuẩn)…

Tuy nhiên, khi sử dụng loại thuốc này, bạn cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng liều bởi nó có chứa hoạt chất gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày, gan, thận,...

Sử dụng thuốc Tây giúp kiểm soát tốt tình trạng đau đầu gối không ngồi xổm được. Nhưng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn

Sử dụng thuốc Tây giúp kiểm soát tốt tình trạng đau đầu gối không ngồi xổm được. Nhưng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là một hình thức điều trị không xâm lấn đối với cơn đau đầu gối không ngồi xổm được. Đây là phương pháp được bác sĩ chỉ định sau khi phẫu thuật khớp gối hoặc trong quá trình điều trị đau đầu gối không ngồi xổm được. Một số biện pháp phục hồi chức năng vận động của khớp gối thường được áp dụng bao gồm:

– Tập cử động khớp: Bất động đầu gối lâu ngày có thể khiến các cơ bị co cứng, bao hoạt dịch tăng sản mỡ và sụn khớp mỏng. Tập cử động khớp sẽ giúp bơm dịch khớp ra vào để nuôi dưỡng khớp, từ đó tăng cường sự linh hoạt cho khớp. Thực hiện động tác co duỗi với tốc độ 45 giây/lần, mỗi lần tập từ 10 - 15 phút và ngày tập 4 - 6 lần sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại khả năng vận động khớp gối.

– Sóng ngắn: Tác dụng của việc sử dụng sóng ngắn là tạo ra nhiệt nóng sâu bên trong các mô, từ đó giúp tăng cường chuyển hóa và giảm thiểu cơn đau đầu gối hiệu quả.

– Chiếu đèn hồng ngoại: Phương pháp chiếu đèn hồng ngoại giúp giảm đau và căng cứng cơ hiệu quả thông qua cơ chế làm giãn mạch, tăng cường chuyển hóa và dinh dưỡng tuần hoàn tại chỗ.

– Điện phân, điện xung: Sử dụng dòng xung điện giúp kích thích thần kinh cơ, từ đó tăng cường chuyển hóa và giảm đau hiệu quả. Dòng điện Galvanic và Faranic có công dụng tăng cường dẫn truyền thần kinh để đưa thuốc giảm đau vào vùng đầu gối bị tổn thương, từ đó phát huy hiệu quả giảm đau một cách tối ưu.

Tập cử động khớp (Ảnh minh họa)

Tập cử động khớp (Ảnh minh họa)

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp được chỉ định cuối cùng trong trường hợp bệnh nhân đau đầu gối không gồi xổm được không đáp ứng được với các phương pháp điều trị bảo tồn kể trên hoặc tình trạng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm. Một số phương pháp phẫu thuật phổ biến bao gồm:

  • Nội soi khớp: Phương pháp phẫu thuật được thực hiên thông qua nội soi để tìm kiếm được các dấu hiệu tổn thương và điều trị nguyên nhân cơ bản.
  • Phẫu thuật mở: Phương pháp này thường được chỉ định trong trường hợp tái định vị xương bánh chè hoặc giảm áp lực tác động lên khớp gối.

Giải pháp vàng cho bệnh nhân đau đầu gối

Bên cạnh các phương pháp điều trị kể trên, bệnh nhân nên sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe để hỗ trợ điều trị bệnh. Một trong những sản phẩm được chuyên gia y tế khuyên dùng cho bệnh nhân đau đầu gối không ngồi xổm được đó chính là viên uống Khương Thảo Đan, sản phẩm được phát triển dựa trên đề tài nghiên cứu được chuyển giao độc quyền từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Khương Thảo Đan là sản phẩm được chuyên gia y tế khuyên dùng cho bệnh nhân đau đầu gối không ngồi xổm được

Khương Thảo Đan là sản phẩm được chuyên gia y tế khuyên dùng cho bệnh nhân đau đầu gối không ngồi xổm được

Khương Thảo Đan là sản phẩm kế thừa từ bài thuốc chữa xương khớp Độc Hoạt Ký Sinh Thang với các vị dược liệu quý như: Độc hoạt, Ký sinh thang, Phòng phong, Ngưu tất, Thổ phục linh,... Đây đều là những thành phần có lợi cho hệ xương khớp nói chung và khớp gối nói riêng. Đặc biệt, sản phẩm còn được bổ sung thêm hai hoạt chất nổi tiếng là KGA1 và Collagen type II không biến tính.

Qua thực tế sử dụng cho thấy, thấy Khương Thảo Đan mang lại tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả cho bệnh nhân đau đầu gối, người bệnh rất hài lòng và không gặp phải bất cứ tác dụng phụ nào trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Vì vậy, Khương Thảo Đan đã trở thành giải pháp cứu cánh cho bệnh nhân gặp phải các vấn đề về xương khớp nói chung và bệnh nhân đau đầu gối không ngồi xổm được nói riêng.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất

Đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY

Một số lưu ý cho bệnh nhân đau đầu gối không ngồi xổm được

Như đã đề cập ở trên, người bệnh đau đầu gối không ngồi xổm được muốn kiểm soát tốt tình trạng này thì cách tốt nhất là đi khám bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Kiểm soát cân nặng: Bạn cần hạn chế tăng cân để tránh gia tăng thêm áp lực cho khớp gối. Để đảm bảo được điều này, bạn nên xây dựng cho bản thân một chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn đúng và đủ bữa, không nên ăn khuya, tuyệt tối không nạp vào cơ thể quá nhiều đồ ngọt và chất béo.

– Bổ sung dinh dưỡng: Người bệnh cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin C, canxi, acid béo Omega - 3,... Đây đều là những thực phẩm có lợi cho hệ xương khớp, giúp tình trạng đau đầu gối không ngồi xổm được nhanh chóng hồi phục.

 - Có chế độ nghỉ ngơi phù hợp: Bạn nên có một chế độ nghỉ ngơi phù hợp, ngủ đủ giấc và điều chỉnh thời gian làm việc sao cho hợp lý để tránh làm căng thẳng cho vùng đầu gối bị tổn thương.

– Hạn chế đi giày cao gót: Đối với các chị em phụ nữ thì việc hạn chế đi giày cao gót sẽ giúp giảm áp lực rất nhiều cho khớp gối. Bên cạnh đó, ít đi giày cao gót còn giúp chị em phòng ngừa được nhiều bệnh liên quan đến thoái hóa khớp hoặc gai cột sống về sau.

luu-y-khong-di-giay-cao-got

Hạn chế đi giày cao gót giúp làm giảm đáng kể áp lực cho khớp gối

Lời kết

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra đau đầu gối không ngồi xổm được. Với mỗi nguyên nhân sẽ có những cách điều trị khác nhau, có nguyên nhân chỉ cần tự điều trị và chăm sóc tại nhà, nhưng cũng có nguyên nhân cần đến sự can thiệp của y tế nhằm giảm bớt triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Điều quan trọng nhất đó là bạn cần phải luôn chú ý đến sức khỏe của bạn thân. Hãy đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa xương khớp ngay khi gặp phải tình trạng đau đầu gối không ngồi xổm được để có thể tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp nhất. Chúc bạn sớm bình phục!

Mọi vấn đề cần thắc mắc về các bệnh lý xương khớp cũng như muốn biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm Khương Thảo Đan, bạn đọc vui lòng gọi tới số hotline 1800 1156 hoặc để lại bình luận ngay dưới bài viết này.

Xem thêm 👉:

Tác giả: -
CẢNH BÁO: Xuất hiện các cuộc gọi giả danh thương hiệu Thái Minh để “lừa dối” Khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH chỉ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để gọi ra cho khách hàng. Quý khách lưu ý tránh bị kẻ gian lừa đảo. Trân trọng thông báo!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết