Đau nhức xương khớp ở người trẻ - Tình trạng nguy hiểm không thể chủ quan!

Đau nhức xương khớp ở người trẻ - Tình trạng nguy hiểm không thể chủ quan!


Mục lục [Ẩn/Hiện]

Nhiều người cho rằng đau nhức xương khớp là bệnh của người già. Tuy nhiên, trên thực tế tình trạng này ngày càng gia tăng ở người trẻ. Đây có thể là hậu quả do chấn thương nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh bảo của các bệnh lý nguy hiểm như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp,... Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng đau nhức xương khớp ở người trẻ này qua bài viết dưới đây.

Đau nhức xương khớp ở người trẻ

Đau nhức xương khớp ở người trẻ

Đau nhức xương khớp ở người trẻ phổ biến không?

Đau nhức xương khớp là thuật ngữ dùng để mô tả các triệu chứng phát sinh ở hệ thống xương khớp như đau nhức, tê bì, sưng khớp, cứng khớp hay khó khăn khi vận động. Tình trạng này thường gặp phải ở những người 50 tuổi trở lên do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, những năm gần đây, chúng có xu hướng trẻ hóa khi bắt đầu xuất hiện ở những người mới 35 tuổi, thậm chí trẻ hơn.

Cụ thể, theo ước tính của ngành Y tế Việt Nam, 30% người trẻ trên 30 tuổi bắt đầu xuất hiện những cơn đau nhức xương khớp. Tỷ lệ này đã tăng khoảng 20% so với trước đây và phần lớn gặp phải ở dân văn phòng hay người lao động quá mức.

Theo Hội thấp khớp học Mỹ, tuổi bị thoái hóa khớp đã được trẻ hóa một cách đáng sợ. Có đến 12% dân số Mỹ đang trong độ tuổi 25-75 có biểu hiện lâm sáng và triệu chứng của thoái hóa khớp.

Bên cạnh đó, thống kê số liệu trên WebMD (Trang Web uy tín hàng đầu của Mỹ chuyên cung cấp các thông tin về sức khỏe) cho thấy, cứ 100.000 người trong độ tuổi từ 18-34 thì có 8 người mắc bệnh về xương khớp.

Dịch vụ Y tế Quốc gia của chính phủ Anh năm 2018 cũng ghi nhận 15.000 trẻ em và thanh thiếu niên mắc bệnh viêm khớp.

Tất cả những số liệu như một hồi chuông cảnh báo về mức độ phổ biến của chứng đau nhức xương khớp xảy ra ở người trẻ. Nhưng tin tốt là, chứng đau xương khớp ở người trẻ dễ kiểm soát và khả năng điều trị cao hơn người già. Do đó, ngay khi nhận thấy những cơn đau nhức xương khớp thấp thường, hãy đến ngay bệnh viện để được thăm khám cụ thể.

Đau nhức xương khớp ở người trẻ diễn ra ngày càng phổ biến

Đau nhức xương khớp ở người trẻ diễn ra ngày càng phổ biến

Ảnh hưởng khi người trẻ bị đau xương khớp

Mọi người cho rằng đau đớn là bệnh của tuổi già và sẽ không ảnh hưởng gì khi còn trẻ. Song những số liệu trên đã cho thấy rằng căn bệnh này đang tiến triển phổ biến ở cả những người trẻ. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh tiến triển nặng sẽ ảnh hưởng rất lớn rất lớn đến sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Đặc biệt người trẻ là những đối tượng năng động, có nhiều hoạt động, các mối quan hệ xã hội. Việc bị đau nhức xương khớp sẽ cản trở họ rất nhiều trong công việc, học tập và xây dựng các quan hệ. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, nó có thể làm mất khả năng hoạt động. Điều này khiến cho sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân bị gián đoạn, phải phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người thân. Từ đó mà chất lượng cuộc sống ngày càng bị giảm sút.

Không chỉ vậy, việc đau nhức kéo dài còn làm ảnh hưởng tới tinh thần của người mắc, gây ra trầm cảm, lo lắng và cảm thấy mình vô nghĩa. Điều này vô tình tạo ra một áp lực khiến tình trạng đau nhức ngày càng tồi tệ hơn.

Người trẻ là những đối tượng năng động. Việc bị đau nhức xương khớp sẽ cản trở họ rất nhiều trong công việc, học tập và xây dựng các quan hệ (Ảnh minh họa)

Người trẻ là những đối tượng năng động. Việc bị đau nhức xương khớp sẽ cản trở họ rất nhiều trong công việc, học tập và xây dựng các quan hệ (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân gây đau xương khớp ở người trẻ

Nếu như đau xương khớp ở người già xảy ra do chủ yếu do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể thì đau xương khớp ở người trẻ lại được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

Dưới đây liệt kê một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng đau xương khớp ở người trẻ:

Thừa cân, béo phì

Cân nặng và các vấn đề về xương khớp được chứng minh là có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khi cân nặng vượt quá mức cho phép có thể gây áp lực cho khớp đặc biệt là khớp gối, hông và cột sống - những vị trí phải nâng đỡ trọng lượng cơ thể. Đó là lý do vì sao mà người thừa cân béo phì là nhóm đối tượng dễ bị đau xương khớp nhất.

Thừa cần béo phì và bệnh xương khớp có liên quan chặt chẽ với nhau

Thừa cần béo phì và bệnh xương khớp có liên quan chặt chẽ với nhau

Lối sống lười vận động

Lười vận động là một thói quen xấu của người trẻ hiện nay, nhất là khi các hoạt động thường ngày có thêm sự hỗ trợ của thiết bị máy móc. Từ đó dần hình thành một lối sống thiếu khoa học.

Lối sống này khiến cho các khớp xương trở nên kém linh hoạt, đồng thời làm tăng nguy cơ thoái hóa xương khớp khi còn trẻ. Từ đó xảy ra tình trạng đau nhức xương khớp.

Vận động quá mức

Không chỉ lười vận động mới tác động xấu đến xương khớp. Ngay cả khi bạn vận động quá mức cũng có thể gây ra những cơn đau. Lúc này, cơ bắp bị lạm dụng quá mức gây chèn ép lên dây thần kinh, từ đó hình thành những cơn đau. Tình trạng này thường xảy ra ở các vận động viên hay những người hoạt động thể chất quá mức.

Tính chất nghề nghiệp

Một số công việc yêu cầu phải phải ngồi quá lâu, giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài khiến cho khớp bị căng cứng, gây nên đau nhức. Tình trạng này thường xuyên gặp phải ở học sinh, sinh viên hay những bạn trẻ làm nhân viên văn phòng.

Ngoài ra, một số công việc lao động nặng nhọc đòi hỏi phải mang vác nhiều cũng gây áp lực lên hệ thống xương khớp, dẫn tới đau nhức.

Đặc tính ngồi nhiều., vít vận động khiến nhân viên văn phòng có tỷ lệ đau xương khớp rất cao

Đặc tính ngồi nhiều., vít vận động khiến nhân viên văn phòng có tỷ lệ đau xương khớp rất cao

Chấn thương

Đau xương khớp ở người trẻ có thể là hậu quả của tai nạn hoặc chấn thương mà bạn gặp phải trước đó. Cụ thể, khi bị tai nạn hoặc chấn thương trong thể thao, xương khớp bị tổn thương làm tăng nguy cơ thoái hóa. Từ đó, các cơn đau sẽ xuất hiện, là hệ lụy để lại sau này.

Bệnh lý

Ngoài các nguyên nhân trên, đau xương khớp có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về xương khớp nguy hiểm như:

– Thoái hóa khớp: Thoái hóa khớp là tình trạng mất cân bằng giữa sự tái tạo và phá hủy sụn khớp. Thông thường tình trạng này sẽ xảy ra ở người cao tuổi do cơ thể lão hóa dần theo thời gian. Tuy nhiên, giới y học nhận thấy rằng, bệnh lý này đang xảy ra nhiều hơn ở tuổi 30, thậm chí là cả những người dưới 20 tuổi khiến cho người bệnh bị cứng khớp, khớp không còn linh hoạt mà xương sẽ ma sát vào nhau mỗi khi vận động.

– Viêm khớp dạng thấp: Nếu tình trạng đau xương khớp mà bạn gặp phải có tính đối xứng, đi kèm cứng khớp đốt bàn tay vào buổi sáng, thường kéo dài trên 1 giờ thì rất có thể bạn đã bị viêm khớp dạng thấp. Đây là một căn bệnh rối loạn tự miễn do hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào khớp khỏe mạnh, từ đó gây ra sưng đau khớp.

– Viêm khớp tự phát: Viêm khớp tự phát là trường hợp viêm khớp mãn tính ở trẻ vị thành niên mà không rõ nguyên nhân gây bệnh. Căn bệnh phổ biến ở trẻ em từ 6 tháng đến dưới 17 tuổi. Bệnh có thể diễn ra trong vòng vài tháng đến vài năm, sau đó sẽ khỏi bệnh. Tuy nhiên cũng có những trường hợp, bệnh sẽ kéo dài suốt đời. Triệu chứng của viêm khớp tự phát là những cơn đau, sưng, nóng đỏ vùng khớp đi kèm với sốt, phát ban, mệt mỏi, sút cân,....

– Bệnh gout: Gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa purin khi cơ thể dư thừa quá nhiều chất đạm. Đây là một trong những nguyên nhân điển hình gây ra viêm khớp dẫn đến những cơn đau nhức. Căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa ở những người trẻ trong độ tuổi ngoài 30 do thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh như: ăn nhiều đạm, thường xuyên sử dụng rượu bia, lười vận động.

Viêm khớp tự phát là trường hợp viêm khớp mãn tính ở trẻ vị thành niên mà không rõ nguyên nhân gây bệnh

Viêm khớp tự phát là trường hợp viêm khớp mãn tính ở trẻ vị thành niên mà không rõ nguyên nhân gây bệnh

Nhận biết đau nhức xương khớp ở người trẻ

Dấu hiệu sớm

  • Các cơ có dấu hiệu nóng ran.
  • Bị cứng khớp vào buổi sáng.
  • Dù ngủ đủ giấc nhưng cơ thể vẫn mệt mỏi, kiệt sức
  • Sưng khớp xuất hiện nhiều lần trong ngày.
  • Cảm giác đau nghiến hoặc đau sâu trong khớp một vài lần trong ngày.
  • Sưng và phát ban không đồng đều trên da.
  • Đau dai dẳng ở tay, chân.

Dấu hiệu muộn

Các cơn đau gia tăng về mức độ và tần suất xuất hiện với các đặc điểm:

  • Xảy ra thêm vào buổi tối, đêm và thường đỡ hơn vào buổi sáng
  • Các cơn đau diễn ra liên tiếp nhiều đêm.
  • Những cơn đau này khiến người bệnh bị thức giấc.
  • Xuất hiện thêm các triệu chứng đau đầu, đau bụng, mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ.
  • Dị tật khớp (đây là biến chứng khớp xảy ra theo thời gian khi bệnh tiến triển nặng, xuất hiện nhiều nhất ở các khớp ngón tay).

Các biện pháp điều trị đau xương khớp ở người trẻ

Lợi thế của người trẻ so với người lớn tuổi là khả năng phục hồi và tái tạo sụn khớp. Do đó, tình trạng đau xương khớp ở người trẻ dễ điều trị hơn người già. Xong rất ít người trẻ chủ động để điều trị vì nghĩ rằng các vấn đề này chỉ là nhất thời và chúng sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo rằng, đau xương khớp ở người trẻ nếu không được chữa trị sớm sẽ dẫn đến bệnh lý mạn tính, khó phục hồi.

Vì vậy, ngay từ khi bắt đầu các triệu chứng, người bệnh hãy tiến hành thực hiện các biện pháp điều trị. Việc áp dụng đúng các phương pháp và điều trị kịp thời sẽ giúp cho xương khớp của bạn được bình phục, thậm chí có thể trở lại như ban đầu.

Dưới đây là một số điều trị đau xương khớp ở người trẻ mà bạn có thể tham khảo bao gồm:

Tại nhà

Đối với những cơn đau xương khớp ở người trẻ ở giai đoạn mới khởi phát, người bệnh hoàn toàn có thể tự kiểm soát tại nhà bằng các cách đơn giản sau:

– Chế độ ăn lành mạnh: Thức ăn bạn nạp vào cơ thể là yếu tố quan trọng quyết định nên tình trạng sức khỏe của bạn. Trong đó bao gồm cả sức khỏe xương khớp. Muốn xương khớp khỏe mạnh, tốt nhất bạn nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng. Một số thực phẩm đặc biệt tốt cho các bệnh liên quan đến xương khớp như omega-3, vitamin K, vitamin D nên được bổ sung vào các bữa ăn hàng ngày.

Kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh cùng luyện tập là biện pháp điều trị đau xương khớp tại nhà rất hiệu quả

Kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh cùng luyện tập là biện pháp điều trị đau xương khớp tại nhà rất hiệu quả

– Tập thể dục nhẹ nhàng: Tập thể dục được coi là một phương pháp điều trị đau xương khớp không cần dùng thuốc mà vẫn đem lại hiệu quả tốt. Cụ thể, việc luyện tập thể dục sẽ giúp các khớp dẻo dai, linh hoạt, đồng thời tăng cường sức mạnh xương khớp. Từ đó hỗ trợ điều trị tình trạng đau nhức một cách rõ ràng.

– Duy trì cân nặng hợp lý: Cân nặng và sức khỏe xương khớp có một mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Khi cân nặng vượt quá quá mức cho phép sẽ gây áp lực lên các khớp làm xuất hiện các cơn đau nhức. Ngược lại, nếu duy trì cân nặng ở mức hợp lý sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh về xương khớp cùng nhiều căn bệnh khác. Để làm được điều này, người bệnh cần kết hợp giữa một chế độ ăn uống khoa học với luyện tập thể dục đều đặn.

– Bỏ thuốc lá: Nicotine có trong thuốc lá làm các cơn đau trở nên trầm trọng hơn. Do đó nếu bạn đang hút thuốc thì hãy cai thuốc. Đây được xem là một phương pháp giúp làm thuyên giảm các cơn đau xương khớp.

– Hạn chế rượu bia: Tương tự như thuốc lá, rượu bia làm nặng thêm các triệu chứng và ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe xương khớp. Người trẻ cần lưu ý không uống quá 30-40ml rượu và 300ml bia mỗi ngày. Ngoài ra, các đồ uống chứa cồn cũng cần hạn chế, không sử dụng quá thường xuyên.

– Ngủ đủ giấc: Thống kê cho thấy có đến 90% người bị đau khớp mãn tính ngủ không ngon. Và thường xuyên thiếu ngủ lại khiến chó tình trạng đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế, người bệnh cần cố gắng ngủ đủ giấc, đồng thời cũng cần quan tâm đến chất lượng giấc ngủ để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh.

– Xoa bóp, massage: Xoa bóp, massage cũng là một mẹo chữa đau nhức xương khớp tại nhà hiệu quả. Thực hiện đúng cách sẽ giúp giảm đau, giảm căng thẳng, thư giãn cơ gân, đồng thời còn thúc đẩy tuần hoàn máu.

Dùng thuốc

Trong một số trường hợp cơn đau nhức ở người trẻ kéo dài và không đáp ứng với các phương pháp khắc phục tại nhà. Lúc này, người bệnh nên chủ động tìm đến một số loại thuốc giảm đau. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các loại thuốc giúp giảm đau nhức do các vấn đề về xương khớp.

Điều trị đau xương khớp bằng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, không được lạm dụng hay tự ý sử dụng

Điều trị đau xương khớp bằng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, không được lạm dụng hay tự ý sử dụng

Về cơ bản, chúng vẫn được chia thành 3 nhóm chính:

– Thuốc uống: Thông thường các loại thuốc uống giảm đau là thuốc không cần kê đơn gồm acetaminophen, ibuprofen hặc naproxen. Những loại thuốc này phù hợp đối với cơn đau từ nhẹ đến trung bình. Nếu cơn đau của bạn trở nên dữ dội hơn, bạn cần tham khảo các loại thuốc uống có tác dụng mạnh hơn được kê đơn từ bác sĩ.

– Thuốc bôi: Các loại thuốc bôi ngoài hầu hết đều có chứa capsaicin giúp làm thuyên giảm cơn đau một các nhanh chóng. Người bệnh có thể sử dụng đơn độc thuốc bôi hoặc kết hợp với thuốc uống nhằm tăng hiệu quả điều trị.

– Thuốc tiêm: Có 2 loại thuốc tiêm giảm đau phổ biến hiện nay là axit hyaluronic và steroid. Hai loại thuốc này đều phải thực hiện bởi bác sĩ, người bệnh không được tự ý sử dụng vì khi dùng sai cách có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Thuốc giảm đau có thể xoa dịu cơn đau một cách nhanh chóng, tuy nhiên đây chỉ là phương pháp tạm thời vì bản chất của thuốc giảm đau không thể điều trị tận gốc nguyên nhân gây đau nhức xương khớp. Ngoài ra, người bệnh cần nghiêm túc tuân theo chỉ định của bác sĩ khi sử dụng các loại thuốc giảm đau. Không lạm dụng hay tự ý dùng vì có thể gây nhiều hệ quả ảnh hưởng đến sức khỏe về sau.

Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ

Bên việc sử dụng thuốc, bạn đọc có thể tham khảo nhóm thực phẩm hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp. Không chỉ có tác dụng giảm đau, các thực phẩm này còn đẩy lùi các triệu chứng khó chịu khác, đồng thời ngăn ngừa được nguy cơ hình thành bệnh lý về xương khớp. Hơn hết, những sản phẩm này mang lại cho người bệnh giá trị lớn ở sự an toàn, lành tính chúng mang lại.

Bạn có thể tham khảo nhiều sản phẩm hỗ trợ khác nhau. Một trong số đó nổi trội nhất có viên uống xương khớp Khương Thảo Đan sản phẩm được nhiều bác sĩ và chuyên gia khuyên dùng. So với các sản phẩm trên thị trường, Khương Thảo Đan có các ưu điểm vượt trội:

  • Thành phần được kế thừa từ bài thuốc chữa xương khớp nổi tiếng "Độc hoạt tang ký sinh" kết hợp với công thức của y học hiện đại gồm hoạt chất KGA1 chiết xuất từ Địa liền mang lại hiệu quả giảm đau cao hơn nhiều lần so với Địa liền thông thường và Collagen Type II không biến tính giúp hạn chế sự xâm lấn của các yếu tố có hại lên mô sụn.
  • Được nghiên cứu bởi INPC - Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam.
  • Là sản phẩm đầu tiên trên thị trường đáp ứng được tam giác khép kín Giảm đau - Chống viêm - Tái tạo.
  • Chiết xuất 100% từ thảo dược tự nhiên an toàn cho sức khỏe, không ảnh hưởng lên gan, thận, dạ dày, không gây phá hủy nội tạng. Sản phẩm có thể sử dụng lâu dài kể cả với người có tiền sử bệnh dạ dày, gan, thận mà không lo về tác dụng phụ.

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất

Đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY

Phẫu thuật

Khi tình trạng đau xương khớp đã tiến triển nghiêm trọng, các phương pháp điều trị trước đó không đáp ứng được, bác sĩ buộc phải yêu cầu người bệnh phẫu thuật để sửa chữa hoặc thay khớp bị hỏng.

Các loại phẫu thuật được sử dụng để điều trị bệnh xương khớp là:

  • Thay khớp
  • Tái cấu trúc khớp
  • Cắt bỏ xương
  • Hợp nhất xương
  • Phẫu thuật nội soi

Phương pháp này có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, không phải trường hợp đau xương khớp nào ở người trẻ cũng chỉ định phẫu thuật. Hầu hết bác sĩ đều khuyến khích bệnh nhân nên chủ động thay đổi lối sống lành mạnh để cải thiện tình trạng đau nhức một cách an toàn.

Phòng tránh đau nhức xương khớp ở người trẻ

Tình trạng đau xương khớp ở người trẻ đang dần trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Để làm giảm nguy cơ này, tốt nhất người bệnh nên quan tâm sớm đến vấn đề phòng tránh bằng cách thực hiện một số biện pháp như:

  • Duy trì tư thế đúng kể cả khi làm việc hay trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Chú ý thay đổi tư thế sau 1-2 tiếng làm việc. Bạn có thể đứng dậy đi lại hoặc vận động nhẹ nhàng để cơ thể được thư giãn.
  • Tránh làm việc hay vận động quá sức, hạn chế mang vác vật nặng.
  • Nên dành thời gian nghỉ ngơi khi cơ thể xuất hiện cảm giác mệt mỏi hay đau nhức.
  • Thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh bằng cách cung cấp đủ chất dinh dưỡng và ngủ đủ giấc.
  • Lựa chọn cho mình một hình thức luyện tập phù hợp để xương khớp được linh hoạt. Tuy nhiên tránh luyện tập quá mức vì chúng có thể khiến tình trạng đau xương khớp trở nên tồi tệ hơn.
  • Kiểm soát cân nặng ở mức độ tốt cho sức khỏe.

Kết luận: Như vậy, đau xương khớp ở người trẻ không phải là một tình trạng nên chủ quan. Bởi nó gây những ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống, công việc và các mối quan hệ xã hội với người mắc. Hơn thế nữa, đây cũng có thể là dấu hiệu tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm về xương khớp.

Vì thế, ngay khi xuất hiện các cơn đau bất thường, bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Xem thêm:

Tác giả: -
CẢNH BÁO: Xuất hiện các cuộc gọi giả danh thương hiệu Thái Minh để “lừa dối” Khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH chỉ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để gọi ra cho khách hàng. Quý khách lưu ý tránh bị kẻ gian lừa đảo. Trân trọng thông báo!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết