Hiểu hơn về chứng Đau mỏi vai gáy và cách điều trị phù hợp

Hiểu hơn về chứng Đau mỏi vai gáy và cách điều trị phù hợp


Mục lục [Ẩn/Hiện]

Bệnh đau mỏi vai gáy nhức đầu trước nay đều phổ biến ở những người trên 50 tuổi, nhưng hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa dần khi có thể gặp ở một nam thanh niên nào đó. Điều này là do những thói quen trong công việc như ngồi quá lâu, ngồi không thẳng lưng, làm việc nặng,...cộng với việc ăn uống không khoa học đã khiến tỉ lệ mắc bệnh lý này ngày càng cao. Vậy đâu là những nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị đau vai gáy và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé.

 Tìm hiểu về chứng đau mỏi vai gáy

Tìm hiểu về chứng đau mỏi vai gáy

Hiện tượng Đau mỏi vai gáy là bệnh gì?

Đau mỏi vai gáy là tình trạng co cứng vùng vai gáy gây nên cảm giác đau nhức, tê như kim chích ở vai và cổ, hạn chế vận động khi quay đầu và làm việc. Điều này không chỉ khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo về bệnh lý xương khớp như thoát vị đĩa đệm cổ, thoái hóa cột sống cổ, gai cột sống,...

 Hình ảnh đau mỏi vai gáy

Hình ảnh đau mỏi vai gáy

Thông thường các triệu chứng sẽ xuất hiện vào ban đêm hoặc mỗi buổi sáng sớm, liên quan mật thiết đến hệ hệ thống mạch máu và cơ xương khớp ở khu vực này. Theo thói quen, mọi người sẽ dùng thuốc giảm đau để cắt cơn đau nhanh chóng, nhưng dùng trong thời gian dài lại gây nhờn thuốc và không còn tác dụng nữa. Do đó để quá trình đạt được hiệu quả cao, người bệnh cần xác định đúng nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp. 

Đau mỏi vai gáy thường được phân loại là "cấp tính" (kéo dài dưới sáu tuần), "bán cấp" (kéo dài 6 đến 12 tuần) hoặc "mãn tính" (kéo dài hơn 12 tuần). Trong khi hầu hết các cơn đau cấp tính đều thuyên giảm nhanh chóng thì một số người vẫn tiếp tục bị đau lâu dài hơn.

Triệu chứng thường gặp khi bị đau mỏi vai gáy

Dưới đây là những triệu chứng phổ biến mà người bệnh có thể gặp phải khi bị đau mỏi ở vai gáy:

  • Cơn đau xuất hiện âm ỉ, nóng rát, khó chịu, khu trú tại một điểm ở cổ và vai hoặc lan rộng ra xung quanh khu vực này.

  • Cảm giác nhức đầu, hoa mắt, choáng váng khi đột ngột thay đổi tư thế hoặc ngồi lâu (đau mỏi vai gáy đau đầu chóng mặt).

  • Thường xuyên có cảm giác ngứa ran, tê xuống vai, cánh tay và bàn tay. Nặng hơn là mất cảm giác (đau mỏi vai gáy tê bì chân tay).

  • Triệu chứng hầu như xuất hiện vào buổi sáng, ban đêm hoặc sau khi làm việc nặng, ngồi quá lâu và thay đổi thời tiết.

  • Cơ thể nặng nề, khó vận động, đôi khi đi lại nhẹ nhàng cũng sẽ đau cổ và vai rồi.

  • Cảm giác cứng ở vùng cổ. 

Nguyên nhân khiến cơ thể đau vai gáy

Đau mỏi vai gáy có thể gặp phải ở bất kỳ ai, dù ở độ tuổi nào và hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình như:

Căng cơ cổ 

Bệnh lý này xảy ra khi người bệnh gặp phải chấn thương ở cơ cổ, gây co thắt đột ngột trên cơ lưng và cổ. Điều này có thể là do gặp phải căng thẳng trong công việc, cuộc sống, ngồi sai tư thế, tâm lý không ổn định hoặc giấc ngủ không được tốt. 

Ngoài ra, chấn thương liên quan đến thể thao cũng có thể dẫn đến căng cơ. Thông thường, các triệu chứng bao gồm đau, cứng và căng ở lưng trên hoặc vai, có thể kéo dài đến sáu tuần.

 Căng cơ cổ là nguyên nhân phổ biến khiến đau vùng vai gáy

Căng cơ cổ là nguyên nhân phổ biến khiến đau vùng vai gáy

Thoái hóa đốt sống cổ 

Thoái hóa đốt sống cổ hình thành bởi tình trạng viêm và lắng đọng canxi ở dây chằng quanh cột sống. Hiện tượng này làm thu hẹp lại các lỗ liên hợp sau đốt sống, cản trở sự lưu thông của các mạch máu và dây thần kinh.  

Ngoài ra thoái hóa còn gây mòn sụn, thu hẹp dần không gian đĩa đệm và hình thành gai xương gây áp lực lên các mô xung quanh rồi dẫn đến dây thần kinh bị chèn ép. Các triệu chứng phổ biến bao gồm đau đầu mỏi vai gáy và khả năng vận động bị hạn chế.

Thoát vị địa đệm cột sống cổ

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau vùng vai gáy. Khi lớp cứng bên ngoài của đĩa đệm cổ (annulus fibrosus) bị rách hoặc rách một phần. Lúc này lớp mềm bên trong (nhân nhầy) bắt đầu rò rỉ ra ngoài, rễ thần kinh gần đó có thể bị viêm và đau đớn. Nếu một đĩa đệm ở cột sống cổ dưới thoát vị, đau rễ thần kinh ở vùng bả vai có thể kèm theo đau cổ.

Các triệu chứng phổ biến bao gồm đau ở cổ khi xoay hoặc nghiêng đầu. Cơn đau có thể trở nên trầm trọng hơn khi cổ và vai được giữ ở một tư thế trong thời gian dài, chẳng hạn như khi lái xe, đọc sách hoặc làm việc trước máy tính. 

Hội chứng lối thoát lồng ngực (TOS)

Tình trạng này xảy ra khi các dây thần kinh và/hoặc mạch máu bị nén ở lối thoát ngực (khu vực nhỏ giữa xương sườn trên và xương đòn). Hội chứng lối thoát ngực thường gây đau, ngứa ran, tê hoặc yếu ở vai và cánh tay. Nó cũng có thể đi kèm với đau cổ. Khi hội chứng này xảy ra do mạch máu bị nén, cổ có thể cảm thấy nóng hoặc lạnh do tuần hoàn kém.

 Hội chứng lối thoát lồng ngực cũng là nguyên nhân gây đau vùng vai gáy

Hội chứng lối thoát lồng ngực cũng là nguyên nhân gây đau vùng vai gáy

Viêm dây thần kinh cánh tay

Khi tình trạng viêm hoặc tổn thương xảy ra ở đám rối cánh tay – một nhóm dây thần kinh chạy qua vai từ cổ dưới và lưng trên, thì tình trạng này được gọi là viêm dây thần kinh cánh tay. Triệu chứng thường bắt đầu đột ngột, chẳng hạn như đau mỏi vai gáy lan xuống cánh tay, nhức nhói hoặc giống như bị điện giật kèm theo ngứa ran, tê lan. 

Viêm xương khớp vai

Sự phá vỡ sụn bảo vệ trong khớp vai có thể dẫn đến đau và viêm. Những thay đổi thoái hóa ở khớp vai cũng có thể gây chèn ép dây thần kinh gây đau lên đến cổ. 

Đau cơ xơ hóa

Hội chứng này thường liên quan đến những cơn đau lan rộng, khiến người bệnh mệt mỏi, đau nhức và tồn tại cùng với các vấn đề sức khỏe tâm thần khác như trầm cảm hoặc lo lắng. Cơn đau do cơ xơ hóa thường liên quan đến các điểm kích hoạt có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, đặc biệt là ở cổ và vai. Các vị trí này sẽ có cảm giác đau hoặc căng cứng và khi ấn vào sẽ gây đau đớn hơn. Triệu chứng phổ biến như đau đầu gối đau mỏi vai gáy, nhức mỏi,...

 Đau cơ xơ hóa cũng là một trong nhiều nguyên nhân gây bệnh

Đau cơ xơ hóa cũng là một trong nhiều nguyên nhân gây bệnh

Đau mỏi vai gáy được chẩn đoán như thế nào?

Đối với chứng đau mỏi vai gáy, thông thường bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám sức khỏe và xem xét tiền sử bệnh trước để nắm bắt chính xác thời điểm cơn đau xuất hiện. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến được dùng để chẩn đoán, bao gồm:

  • Tiền sử bệnh: Các bác sĩ sẽ hỏi về các chấn thương cổ và vai trước đây hay có từng bị chấn thương cột sống hoặc thoát vị đĩa đệm không. Ngoài ra họ còn hỏi về công việc hoặc các hoạt động khác khiến bạn bị căng cơ tại vùng vai gáy: Cơn đau xuất hiện từ khi nào, nó nằm ở đây, kéo dài bao lâu rồi và mức độ đau như thế nào? 

  • Chụp X-quang: Chụp X-quang có thể thấy được các vấn đề về xương hoặc mô mềm gây nên tình trạng đau vùng vai gáy. Ngoài ra còn có thể phát hiện được bệnh viêm khớp, khối u, khe hẹp giữa hai đốt sống.

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI sẽ cho chúng ta biết được các vấn đề với tủy sống, dây thần kinh, tủy xương và mô mềm. Phương pháp này sẽ xác định được liệu đĩa đệm có bị trượt khỏi vị trí ban đầu hay không, có sự xuất hiện của khối u, dấu hiệu nhiễm trùng không,...

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Chụp CT có thể được sử dụng nếu không có MRI. Nó sẽ phát hiện được sự hình thành của gai xương và dấu hiệu thoái hóa xương.

Bị đau mỏi vai gáy phải làm sao?

Nếu để tình trạng đau mỏi vai gáy kéo dài, chủ quan và không đi khám, điều trị thì có thể sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Dưới đây là một số biện pháp mà người bệnh có thể tham khảo:

Dùng thuốc đau mỏi vai gáy

Đau mỏi vai gáy uống thuốc gì là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Nếu người bệnh bị đau vai gáy lan xuống cánh tay, nhức đầu thì thông thường bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc để giảm đau nhanh hơn. Điển hình như thuốc chống viêm không steroid (NSAID) nhằm giảm đau và viêm cổ, thuốc giãn cơ để giúp cơ cổ lành lại nhanh hơn, miếng dán salonpas. Tuy nhiên, cần phải dùng theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý tăng liều và lạm dùng vì có thể gây tác dụng phụ lên gan thận. 

Chườm đá 

Đối với một số người bệnh, chườm đá lên vùng đau nhức có thể giúp giảm đau mỏi vùng vai gáy hiệu quả. Đặc biệt là đối với các vết thương cấp tính, có hiện tượng sưng tấy thì chườm đá được khuyên dùng là phương pháp điều trị ban đầu.

Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể giảm căng cơ bằng cách đặt một túi đá hoặc khăn lạnh lên vùng đau. Tuy nhiên nên lót một lớp vải khô để bảo vệ da. Chườm trong vòng 15 đến 20 phút để triệu chứng được cải thiện nhanh chóng.

 Chườm đá có thể giúp giảm đau hiệu quả

Chườm đá có thể giúp giảm đau hiệu quả

Áp dụng các bài tập giúp kéo giãn cơ 

Người bệnh có thể áp dụng các bài tập giãn cơ vào buổi sáng để giảm bớt tình trạng cứng khớp và tập lại vào buổi tối trước khi đi ngủ. Trước khi thực hiện các bài tập kéo dãn này thì người bệnh nên làm ấm cổ và cơ lưng trên bằng cách tắm nước ấm hoặc chườm bằng khăn ấm. Các bài tập bao gồm:

  • Xoay cổ: Từ từ nhìn sang bên phải. Giữ trong vài giây. Nhìn thẳng về phía trước và nghỉ ngơi trong vài giây. Lặp lại 10 đến 15 lần, sau đó thực hiện ở bên trái.

  • Nghiêng cổ: Nhìn thẳng về phía trước, sau đó nghiêng đầu sang phải, cố gắng chạm tai phải vào vai phải (không nâng vai lên). Giữ trong vài giây, sau đó đưa đầu về trung tâm. Lặp lại 10 đến 15 lần, sau đó thực hiện ở bên trái.

  • Vai cuộn: Bắt đầu ở tư thế ngồi hoặc đứng, giữ thẳng lưng và cổ. Nâng vai lên vị trí cao nhất rồi hạ dần dần xuống. Giữ nguyên trong 30 giây. 

Cân bằng cảm xúc 

Căng thẳng có thể khiến cho quá trình điều trị bị gián đoạn và khả năng phục hồi kém đi. Do đó người bệnh cần phải lấy lại được cân bằng cảm xúc, hạn chế căng thẳng bằng cách hít một hơi thật sâu, giữ nó trong vài giây rồi thở ra hoàn toàn. Sau đó tiếp tục hít thở bình thường trong vài giây rồi lặp lại. 

Ngồi và đi đúng tư thế

Người bệnh có thể ngăn ngừa và giảm đau mỏi vùng vai gáy bằng cách hạn chế tối thiểu sự căng thẳng, chèn ép lên cơ và dây chằng. 

  • Tránh ngồi ở một vị trí quá lâu mà thay vào đó hãy cố gắng nghỉ giải lao 5 phút, đứng lên đi lại vươn vai cho thoải mái và dễ chịu. Hạn chế nhìn lên hoặc xuống màn hình máy tính mà hãy điều chỉnh nó phù hợp với tầm mắt của bạn. Những thay đổi về thị giác cũng có thể ảnh hưởng đến cách bạn giữ đầu và cổ để đọc.

  • Tránh gây áp lực lên lưng trên bằng những vật dụng như ba lô, ví đeo trên vai hoặc bế trẻ em trong một thời gian dài. Các lựa chọn thay thế có thể bao gồm ba lô hoặc hộp đựng có bánh xe và cho trẻ đi bộ hoặc ngồi trên xe đẩy.

  • Khi nằm ngủ nên kê thêm một chiếc gối nhỏ dưới gáy (nếu bạn ngủ nằm ngửa) để có thể giúp làm phẳng cột sống và thư giãn các cơ ở cổ. Tránh nằm sấp khi ngủ và đầu quay sang một bên.

Liệu pháp thay thế

Hầu như bác sĩ sẽ khuyến khích người bệnh nên đi massage hoặc châm cứu để giảm đau và nới lỏng các cơ đang bị căng cứng. Đồng thời còn có thể điều trị bằng biện pháp nắn xương hoặc điều chỉnh cột sống.  

Xây dựng chế độ dinh dưỡng và lối sống sinh hoạt

Đôi khi có một số người thắc mắc liệu đau mỏi vai gáy thiếu chất gì trong quá trình mình hấp thu đúng không? Thì đây có lẽ cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng này. Do đó để bệnh nhanh chóng được cải thiện, người bệnh cần kết hợp giữa việc thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng hằng ngày.

  • Nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày một số khoáng chất cần thiết cho cơ xương khớp như Omega - 3, Canxi, vitamin C, D, E, vitamin nhóm B, Chondroitin & Glucosamine,...

  • Hạn chế ăn thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ hay sử dụng chất kích thích bia rượu, thuốc lá.

  • Tránh làm những hoạt động mạnh như xoay vặn cột sống vì điều này có thể gây tổn thương cho dây thần kinh. 

  • Tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý tăng liều hay là ngừng điều trị.

  • Không nên nằm hay ngồi một chỗ quá khâu vì sẽ khiến cơ vùng vai gáy bị cứng, không linh hoạt.

  • Thực hiện động tác thể dục nhẹ nhàng để cơ cổ được thư giãn. 

Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp người bệnh hiểu hơn về nguyên nhân cũng như cách điều trị đau mỏi vai gáy sao cho hiệu quả và an toàn. Đồng thời khi nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào của mỏi cổ, đau vai gáy diễn ra thường xuyên thì phải tới cơ sở y tế để được bác sĩ khám và đưa ra giải pháp kịp thời. Hãy hiểu đúng bệnh, chữa đúng cách thì chúng ta mới nhanh chóng thoát khỏi cơn đau mỏi vai gáy và nhớ là phải kết hợp với lối sống khoa học cùng chế độ ăn uống khoa học nhé.

Nguồn tài liệu:

https://www.spine-health.com/conditions/neck-pain/understanding-neck-and-shoulder-pain

https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/21179-neck-pain

Xem thêm:

Tác giả: -
CẢNH BÁO: Xuất hiện các cuộc gọi giả danh thương hiệu Thái Minh để “lừa dối” Khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH chỉ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để gọi ra cho khách hàng. Quý khách lưu ý tránh bị kẻ gian lừa đảo. Trân trọng thông báo!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết