Đau nhức trong xương là bệnh gì có lẽ là câu hỏi mà rất nhiều người bệnh quan tâm khi cảm nhận được những đau đớn từ trong xương. Vậy có những bệnh lý nào gây nên chứng đau nhức xương khớp, biện pháp phòng ngừa và giảm đau như thế nào, cùng tham khảo ở bài viết sau nhé.
Đau nhức trong xương là bệnh gì
🔴 Tổng quan về bệnh đau nhức trong xương
Đau nhức trong xương hay còn được gọi là đau xương, đau đến từ xương,... Hiện tượng ít phổ biến hơn đau khớp, đau cơ và nó cũng khác hoàn toàn so với đau khớp, đau cơ. Đau xương thường liên quan đến các bệnh ảnh hưởng đến chức năng hoặc cấu trúc bình thường của xương.
Tình trạng đau nhức trong xương có thể xảy ra ở nhiều vị trí như cổ tay, cổ chân,... trong đó phổ biến nhất là tay bị đau nhức trong xương. Cơn đau thường xuất hiện ở cuối ngày và sáng sớm khi thức dậy. Hiện tượng đau nhức nếu không được can thiệp và khắc phục kịp thời có thể dẫn đến nhiều hệ quả như mất ngủ, chán ăn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
Tay bị đau buốt xương xảy ra phổ biến
Bất cứ ai cũng có thể gặp tình trạng tay bị đau nhức trong xương. Tuy nhiên, dưới đây là một số nhóm đối tượng hay gặp phải bệnh nhất:
Người cao tuổi.
Người bị tai nạn giao thông, tai nạn lao động.
Người ít vận động, người hay ngồi lâu một chỗ.
Vận động viên thể thao thường xuyên vận động mạnh.
🔴 Phân biệt đau xương với đau khớp, đau cơ
Đau cơ xương khớp là một thuật ngữ mà ta rất thường nghe. Đây là một thuật ngữ rộng dùng để chỉ bất kỳ cơn đau nào ảnh hưởng đến xương, khớp, cơ, gân, dây chằng và dây thần kinh.
Tuy nhiên, ta cần biết rằng, đau xương, đau cơ và đau khớp có những triệu chứng khác nhau và nguyên nhân cũng khác nhau:
- Đau xương thường có xu hướng khu trú và được mô tả là một cơn đau sâu, sắc nét, thâm nhập hoặc âm ỉ.
- Đau cơ thường ít dữ dội hơn đau xương, có thể bao gồm co thắt cơ hoặc chuột rút. Đau cơ có thể do chấn thương, tình trạng tự miễn dịch, mất lưu lượng máu đến cơ, nhiễm trùng hoặc do khối u.
- Đau khớp xảy ra ở một hoặc nhiều khớp, cơn đau có đặc điểm là gây cứng khớp, co rút khớp, sờ vào da quanh khớp bị ảnh hưởng thấy mềm, ấm, sưng,... Tùy thuộc vào khớp bị ảnh hưởng, cơn đau có thể trở nên tồi tệ hơn khi hoạt động và giảm đi khi nghỉ ngơi.
- .v.v.
Phần dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các triệu chứng đau nhức trong xương.
Đau xương, đau cơ và đau khớp có những triệu chứng khác nhau và nguyên nhân cũng khác nhau (Ảnh minh họa)
🔴 Triệu chứng đau nhức trong xương
Triệu chứng thường gặp
- Đau, khó chịu là triệu chứng thường gặp nhất khi đau xương.
Các cơn đau này thường có đặc điểm là:
- Cực kỳ đau, khó chịu ở một hay nhiều xương;
- Đau sâu, sắc nét hoặc âm ỉ;
- Dù bạn đang ngồi yên hay di chuyển thì cơn đau vẫn còn và không thuyên giảm (khác với đau cơ, đau khớp).
Triệu chứng kèm theo
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra đau nhức trong xương, vì thế các triệu chứng kèm theo sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể, chẳng hạn như:
- Bầm tím quanh vùng xương bị ảnh hưởng, sưng, vỡ, biến dạng xương có thể nhìn thấy được (gãy xương);
- Đau cơ, mô, rối loạn giấc ngủ, chuột rút, mệt mỏi (thiếu khoáng);
- Đau lưng, có tư thế khom lưng, mất chiều cao theo thời gian (loãng xương);
- Đau đầu, đau ngực, gãy xương, co giật, chóng mặt, vàng da, khó thở, sưng bụng (ung thư xương di căn, các triệu chứng tùy thuộc vào nơi ung thư đã lan rộng)
- Tăng nguy cơ bị gãy xương, có một khối u dưới da, tê hoặc ngứa ran (nếu có khối u chèn ép vào dây thần kinh) (ung thư xương nguyên phát);
- Đau khớp, yếu khớp, mất chức năng khớp (suy giảm tuần hoàn máu tới xương, thường xảy ra do bị xơ vữa động mạch, bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm);
- Có vệt, đỏ, sưng, ấm ở vị trí bị nhiễm trùng, giảm phạm vi chuyển động, buồn nôn, chán ăn (nhiễm trùng xương);
- Mệt mỏi, da xanh xao, khó thở, đổ mồ hôi đêm, sụt cân không rõ nguyên nhân (bệnh bạch cầu);
- .v.v.
Phần dưới chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn các bệnh lý có thể gây ra đau nhức trong xương.
Các triệu chứng đau nhức trong xương sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể (Ảnh minh họa)
🔴 Các bệnh lý liên quan đến đau nhức trong xương
Lưu ý: Đây không phải là toàn bộ các nguyên nhân gây ra triệu chứng đau nhức trong xương.
Chấn thương
Chấn thương là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra đau nhức trong xương. Bạn có thể bị chấn thương do tai nạn giao thông, ngã từ vị trí cao, khi chơi thể thao,...
Chấn thương nhẹ có thể gây ra bầm tím, đau nhẹ ở xương bị ảnh hưởng. Chấn thương nặng có thể làm gãy xương, vỡ xương, biến dạng xương, gây đau đau đớn dữ dội...
Thiếu khoáng
Để duy trì sự khỏe mạnh, xương của chúng ta cần có đủ khoáng chất và vitamin, đặc biệt là canxi và vitamin D. Sự thiếu hụt hai khoáng chất này thường dẫn đến chứng loãng xương, một loại bệnh xương khớp phổ biến nhất. Những người ở giai đoạn cuối của bệnh loãng xương thường bị đau xương.
Những người ở giai đoạn cuối của bệnh loãng xương thường bị đau xương (Ảnh minh họa)
Thoát vị đĩa đệm
Bị thoát vị đĩa đệm có nghĩa là đĩa đệm của người bệnh bị lệch ra khỏi vị trí bình thường của nó bên trong đốt sống. Đĩa đệm thoát vị chèn ép vào dây thần kinh gây ra các cơn đau nhức trong xương, tê và yếu ở tay, chân, gây khó khăn trong vận động...
Thoái hóa khớp
Hiện tượng đau nhức trong xương của bệnh viêm khớp là do lớp sụn bao bọc ở đầu khớp bị sói mòn, khiến hai đầu xương cọ xát vào nhau, dẫn đến đau, cứng, giảm khả năng vận động, thậm chí có thể hình thành gai xương.
Xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch xảy ra khi có một khối vật chất bám trong mạch máu khiến tắc nghẽn lưu thông. Sự tắc nghẽn này làm suy giảm tuần hoàn máu tới xương, khớp, khiến cho xương không được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất, dẫn tới đau nhức và yếu xương, yếu khớp.
Suy giảm tuần hoàn máu đến xương do tắc nghẽn khiến cho xương không được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất, dẫn tới đau nhức và yếu xương, yếu khớp (Ảnh minh họa)
Lao xương khớp
Là một bệnh do vi trùng lao gây ra, bệnh gây đau ở các khớp háng, cột sống và khớp gối. Biểu hiện khi bị đau nhức xương do lao gây ra là khớp háng không co duỗi chân được, đối với cột sống thì không cúi, gập hay ngửa ra được.
Ung thư xương nguyên phát
Đau nhức trong xương một trong những triệu chứng phổ biến nhất của ung thư xương. Ung thư xương được chia thành hai loại là ung thư xương nguyên phát và ung thư xương di căn (ung thư xương thứ phát).
Bệnh đa u tủy
Đa u tủy xương là một bệnh lý ung thư máu, còn được gọi là bệnh Kahler. Bệnh biểu hiện bởi sự tăng sinh bất thường và không kiểm soát được của tương bào trong tủy xương.
Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân có triệu chứng mệt mỏi, suy nhược cơ thể, ăn uống kém, đau xương sườn, xương cột sống, đau khớp, đau đầu,... Tới giai đoạn toàn phát, bệnh gây suy nhược toàn thân, đau xương cột sống thắt lưng, xương sọ, xương ức, cường độ đau liên tục và không đáp ứng với thuốc giảm đau. Có trường hợp bệnh nhân còn bị gãy xương tự phát.
Bệnh nhân bị đa u tủy xương có triệu chứng mệt mỏi, suy nhược cơ thể, ăn uống kém, đau xương sườn, xương cột sống, đau khớp, đau đầu (Ảnh minh họa)
Bệnh bạch cầu
Các cơn đau xương thường gặp nhất trong bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp tính (hay còn gọi là bệnh ung thư máu), tuy nhiên nó cũng có thể xảy ra trong bệnh bạch cầu cấp tính hoặc hội chứng loạn sinh tuỷ myelodysplastic.
Đau xương khi mang thai
Đau xương chậu là tình trạng phổ biến đối với nhiều bà bầu. Hiện tượng này đôi khi còn được gọi là đau vùng chậu thai kỳ (PPGP). Các triệu chứng bao gồm đau ở xương mu, cứng và đau ở xương chậu.
Đau xương chậu thai kỳ thường chỉ được điều trị sau khi mẹ bầu đã sinh em bé. Các lựa chọn điều trị có thể bao gồm:
- Vật lý trị liệu;
- Thực hiện các bài tập nước, các bài tập tăng cường sàn chậu;
- Sử dụng một số loại thuốc,...
Đau xương chậu là tình trạng phổ biến ở nhiều bà bầu (Ảnh minh họa)
🔴 Đau nhức trong xương có cần đi khám không?
Khi bị đau nhức trong xương nếu các cơn đau chỉ xuất hiện khi hoạt động hay làm việc nhiều mà hết đau khi được nghỉ ngơi thì có thể không cần đi khám. Với trường hợp này bạn chỉ cần chú ý làm việc hay hoạt động vừa sức, nhẹ nhàng và nghỉ ngơi hợp lý.
Ngược lại, bệnh nhân cần đi khám sớm nếu các cơn đau kéo dài, mức độ nghiêm trọng, xấu đi theo thời gian, hoặc thấy có hiện tượng sưng, đỏ, ấm, sốt, giảm cân không rõ nguyên nhân hay sờ thấy các khối, cục. Bởi với các triệu chứng kể trên bạn có thể đã mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm về xương như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, viêm khớp...
Việc đi khám kịp thời sẽ giúp phát hiện sớm nguyên nhân gây đau nhức trong xương, từ đó có cách khắc phục sớm, giảm các cơn đau cũng như áp lực tinh thần cho người bệnh.
🔴 Chẩn đoán
Để chẩn đoán đau nhức xương, bác sĩ sẽ phải xem xét tiền sử bệnh án chi tiết của bạn, kiểm tra thể chất và tiến hành làm một hoặc nhiều xét nghiệm hình ảnh, xét nghiệm máu,... tùy thuộc vào sự nghi ngờ của bác sĩ về nguyên nhân tiềm ẩn.
Tiền sử bệnh
Để tìm hiểu tiền sử bệnh của bạn, bác sĩ có thể hỏi một số câu hỏi, như:
- Bạn đau ở vị trí nào?
- Cơn đau nhức trong xương xuất hiện lúc nào?
- Bạn có trải qua bất kỳ chấn thương hay va đập nào gần đây không?
- Cơn đau của bạn diễn ra liên tục hay đến rồi đi?
- Có điều gì làm cho nỗi đau của bạn tồi tệ hơn hoặc tốt hơn không?
- Cơn đau có đánh thức bạn vào ban đêm?
- Bạn có gặp các triệu chứng nào khác ngoài đau không, ví dụ, sốt, giảm cân hoặc yếu cơ?
Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi, sau đó tiến hình làm các kiểm tra, xét nghiệm cần thiết (Ảnh minh họa)
Kiểm tra thể chất
Bác sĩ sẽ sờ nắn và ấn vào vị trí đau của bạn để kiểm tra mức độ đau, sưng, đổi màu ở vùng da quanh đó, kiểm tra xem có các khối, cục hay không. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra các cơ và khớp xung quanh để đánh giá khả năng chịu trọng lượng và di chuyển của xương bị ảnh hưởng.
Xét nghiệm máu
Một số xét nghiệm máu có thể được yêu cầu là:
- Xét nghiệm công thức máu;
- Xét nghiệm điện di Protein;
- Xét nghiệm kháng nguyên (ví dụ, kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA ), kháng nguyên carcinoembyronic (CEA),...)
Xét nghiệm hình ảnh
Những xét nghiệm này có thể bao gồm:
- X-quang;
- Quét xương;
- Chụp cắt lớp vi tính (CT);
- Chụp PET/CT;
- Chụp cộng hưởng từ (MRI);
Sinh thiết
Thường được chỉ định nếu bác sĩ nghi ngờ ung thư xương, nhiễm trùng xương,...
🔴 Điều trị đau nhức trong xương
Phác đồ điều trị đau nhức trong xương sẽ phụ thuộc vào chẩn đoán cơ bản của bạn. Hãy nhớ rằng, đối với nhiều trường hợp, kế hoạch điều trị có thể khá phức tạp, cần kết hợp nhiều phương pháp.
Về cơ bản, để điều trị đau nhức trong xương, thường áp dụng các phương pháp dưới đây.
Điều trị ung thư xương, gồm các lựa chọn:
- Phẫu thuật
- Hóa trị
- Xạ trị
- Thuốc Mifamurtide, bisphosphonates, thuốc opioids...
Điều trị đau nhức trong xương do nguyên nhân khác, gồm:
- Tự chăm sóc tại nhà
- Thuốc giảm đau
- Kháng sinh
- Bổ sung canxi và vitamin D (cho bệnh loãng xương)
- Hydrea (hydroxyurea)
- Thuốc chống co giật
- Thuốc chống trầm cảm
- Corticosteroid
- Vật lý trị liệu
- Thực hiện các bài tập
- Thay khớp
- .v.v.
Phác đồ điều trị đau nhức trong xương sẽ phụ thuộc vào chẩn đoán cơ bản của bạn (Ảnh minh họa)
Tự chăm sóc
Đối với đau nhức xương khớp, bầm tím do chấn thương nhẹ, bạn có thể tự giảm đau bằng một số phương pháp đơn giản tại nhà, chẳng hạn như:
- Nghỉ ngơi. Giúp thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương.
- Chườm đá. Chườm lạnh lên vùng xương bị bầm tím có thể làm giảm sưng, cứng và đau.
- Sử dụng công cụ hỗ trợ. Nếu xương bị bầm gần khớp (như xương đầu gối), bạn có thể đeo nẹp đầu gối để giúp ổn định xương, giảm đau.
Thuốc giảm đau
Có nhiều loại thuốc giảm đau khác nhau. Với các cơn đau nhức xương nhẹ, bác sĩ có thể kê Paracetamol hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Đối với những cơn đau nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc có opioids.
Bisphosphonate
Đây là một loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh loãng xương, bệnh Paget và những tổn thương xương do ung thư.
Kháng sinh
Được truyền qua tĩnh mạch (tiêm tĩnh mạch) để điều trị nhiễm trùng xương.
Bổ sung canxi và vitamin D
Nếu bệnh nhân bị đau nhức xương do thiếu khoáng, việc bổ sung canxi và vitamin D là cực kỳ cần thiết. Với việc bổ sung này, các cơn đau xương có thể cải thiện đáng kể trong vòng vài tuần.
Bổ sung canxi và vitamin D cho bệnh nhân thiếu khoáng giúp cải thiện tốt tình trạng đau nhức trong xương (Ảnh minh họa)
Hydrea
Đây là loại thuốc uống được sử dụng để điều trị bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh bạch cầu myelogenous mãn tính,... Nếu sử dụng để điều trị bệnh hồng cầu hình liềm, thuốc sẽ giảm số lượng các đợt tấn công.
Thuốc chống co giật, thuốc chống trầm cảm
Việc sử dụng các loại thuốc này có thể được xem xét ở những bệnh nhân bị đau xương có nguồn gốc thần kinh.
Corticosteroid
Hay còn gọi là steroid. Đây là một loại thuốc giúp giảm đau, chống viêm mạnh mẽ. Thuốc được chỉ định cho nhiều loại đau như: Đau lưng, đau cổ, đau xương,...
Hóa trị
Phương pháp điều trị ung thư sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào và mô ác tính.
Xạ trị
Phương pháp sử dụng bức xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư.
Xạ trị để điều trị bệnh ung thư (Ảnh minh họa)
Vật lý trị liệu
Đây thường là một phần quan trọng trong kế hoạch trị liệu gãy xương (đặc biệt với các xương chính như xương hông). Sau khi xương gãy đã lành, vật lý trị liệu sẽ được thực hiện. Mục đích của vật lý trị liệu là tăng cường, cải thiện tính linh hoạt và khả năng vận động của các cơ xung quanh xương. Vật lý trị liệu cũng hữu ích để cải thiện sức mạnh và sức khỏe của xương ở những người bị loãng xương hoặc nhuyễn xương. Ngoài các bài tập, bác sĩ vật lý trị liệu cũng có thể sử dụng một số liệu pháp như: liệu pháp nhiệt, xoa bóp, siêu âm,...
Tập thể dục
Một số bài tập cũng giúp giảm đau nhức trong xương do một số nguyên nhân cụ thể, chẳng hạn như:
- Đau lưng dưới. Các bài tập kéo dài, đi bộ, bơi lội, đạp xe;
- Loãng xương. Đi bộ, tập với máy chạy bộ, leo cầu thang, khiêu vũ, bơi lội, đạp xe
- Viêm xương khớp. Đi bộ, bơi lội và đạp xe. Tránh các bài tập gây căng thẳng cho khớp, chẳng hạn như chạy, các bộ môn có tính cạnh tranh cao, thể dục nhịp điệu.
Một số bài tập cũng giúp giảm đau nhức trong xương do một số nguyên nhân cụ thể (Ảnh minh họa)
Phẫu thuật
Phẫu thuật có thể được chỉ định để:
- Sửa chữa xương bị gãy;
- Loại bỏ xương và mô bị tổn thương do nhiễm trùng;
- Ổn định xương do ung thư xương đã làm nó suy yếu hoặc gãy;
- Loại bỏ một phần xương để cải thiện lưu lượng máu trong hoại tử xương;
- .v.v.
🔴 Các biện pháp phòng ngừa và giảm đau nhức trong xương
Để phòng ngừa cũng như giảm đau nhức trong xương cần chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hay các bài tập vật lý trị liệu...
- Chế độ ăn uống: Bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin D, nhóm B, C, E, khoáng chất kali, magie sẽ giúp chống oxy hóa qua đó ngăn ngừa quá trình lão hóa xương. Hạn chế ăn mặn vì có thể khiến cơ thể không hấp thụ được canxi có trong thức ăn.
- Tránh các tư thế chưa đúng khi sinh hoạt: đối với các khớp xương thì tư thế tốt nhất là đứng thẳng do lúc này diện tích tiếp xúc giữa 2 mặt khớp sẽ cao nhất qua đó hạn chế tối đa lực ép lên các khớp xương. Bên cạnh đó việc nằm lâu, ngồi lâu một chỗ cũng hoàn toàn không được khuyến khích bởi điều đó sẽ gây ứ trệ tuần hoàn máu, ảnh hưởng đến xương khớp.
- Tập luyện thể dục thể thao, các bài vật lý trị liệu nhẹ nhàng, vừa phải :khi đã xảy ra hiện tượng đau nghĩa là xương đã bị tổn thương, và nó cần thời gian để hồi phục. Do đó việc nghỉ ngơi hoặc tập những bài tập nhẹ nhàng sẽ giúp xương thư giãn, giúp giảm đau và cải thiện sự dẻo dai cho xương.
- Tránh hút thuốc, sử dụng các chất kích thích;
- Hạn chế uống rượu.
Để ngăn ngừa chấn thương xương, hãy mặc đồ bảo vệ trong các môn thể thao tiếp xúc (ví dụ: sử dụng miếng đệm đầu gối, khuỷu tay) và đeo dây an toàn khi lái xe.
🔴 Kết luận
Có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra đau nhức trong xương. Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hình dung được phần nào những nguyên nhân này và hiểu được tình trạng đau nhức trong xương của bản thân, để từ đó có hướng điều trị thích hợp.
Xem thêm:
Bình luận bài viết
Bài viết có: 0 bình luận