Teo Cơ Delta Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Teo Cơ Delta Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị


Mục lục [Ẩn/Hiện]

Teo cơ delta là hiện tượng mất khối lượng cơ delta, yếu ở một hoặc cả hai bên vai, cánh tay. Bệnh xảy ra do nhiều yếu tố tác động khác nhau. Các biện pháp vật lý trị liệu, dung thuốc hoặc dùng gen/tế bào giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. 

Giải đáp: Teo cơ delta là gì? 

Cơ delta là cơ tạo thành đường viền tròn của vai, có hình tam giác. Cơ này bọc quanh khớp vai, kết nối với xương cánh tay. Cơ này được chia thành ba bộ sợi cơ rời: Cơ delta phía trước, cơ delta bên và cơ delta phía sau. 

Cơ delta có chức năng đảm bảo các hoạt động của hai bên cánh tay bởi sự điều khiển của các dây thần kinh nách. Trong đó, giúp hoạt động nâng tay là chủ yếu. 

Teo cơ delta là gì? Đây là hiện tượng rối loạn dẫn đến khối lượng cơ delta bị mất. Nó có thể gây yếu ở một hoặc cả hai bên vai và cánh tay làm khó thực hiện các động tác liên quan đến xương ở khu vực vai. 

Theo nghiên cứu, bệnh teo cơ delta xảy ra do các sợi đai của cơ có dấu hiệu xơ hóa vì lâu không sử dụng cơ, quá trình thoái hóa tự nhiên hoặc thường xuyên tiêm thuốc vào cùng một vị trí. TÌnh trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi và giới tính nào. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh teo cơ delta ở trẻ em cao hơn so với người lớn. 

Một số hình ảnh teo cơ delta: 

Hình ảnh teo cơ deltaHình ảnh teo cơ delta

Hình ảnh teo cơ delta

Nguyên nhân gây teo cơ delta

Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu nhưng cho tới nay, chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân cụ thể gây teo cơ delta. Tuy nhiên, một số yếu tố tác động dưới đây có thể khiến bệnh có nguy cơ xuất hiện cao hơn: 

  • Tổn thương thần kinh: Các dây thần kinh nách bị tổn thương thường làm ảnh hưởng đến việc điều khiển hoạt động của cơ delta, từ đó dẫn tới teo, tê liệt cơ delta. 

  • Tiêm thuốc nhiều lần: Sử dụng thuốc tiêm ở cùng một vị trí khiến cho tình trạng đau mỏi cơ và xơ hóa diễn ra ở cơ delta. 

  • Sử dụng thuốc: Dùng những loại thuốc như thuốc ngừa sốt rét, penicillin, streptomycin, iron,... làm tăng nguy cơ mất khối lượng cơ delta. 

  • Do chấn thương: Các chấn thương gây chảy máu tại chỗ, phù nề,... có thể làm cơ bị dập và các tổ chức cơ không được nuôi dưỡng. Nếu tình trạng diễn ra lâu dài mà không có biện pháp xử lý triệt để có thể khiến cơ delta bị ảnh hưởng và teo. 

  • Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn uống hàng ngày không bổ sung đủ các chất như protein và năng lượng có thể làm cho tốc độ tổng hợp protein giảm nhanh trong khi đây là dưỡng chất giúp tăng sức cơ và kích thích tạo cơ chính. 

  • Không sử dụng cơ: Teo cơ delta có thể hình thành ở những người không dùng cơ trong thời gian dài bởi những lý do như chấn thương hoặc có các bệnh lý cần hạn chế hoạt động ở vùng vai và cánh tay. 

  • Lão hóa: Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể có thể khiến giảm chất lượng cơ, lâu ngày làm giảm số lượng cơ và mất sức. 

  • Một số nguyên nhân khác: Bỏng, cố định xương gãy, ung thư, viêm xương khớp,... cũng có khả năng tác động gây teo cơ delta. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh teo cơ delta

Bệnh teo cơ delta ở giai đoạn đầu thường có những dấu hiệu không rõ ràng khiến người bệnh khó phát hiện. Nhưng nếu để tình trạng diễn tiến, khi một lượng cơ mất đi, bạn có thể nhanh chóng nhìn thấy những triệu chứng của bệnh như: 

  • Vị trí xương bả vai có bất thường: Xương bả vai nhô lên khi vùng giữa hai vai bị xệ xuống. Dần dần, cơ teo dần, hai bả vai sẽ càng nhô cao, nhìn từ phía sau như có cánh. 

  • Nếu chỉ teo cơ một bên hoặc bệnh trở nặng, người bệnh có thể thấy xương sống bị vẹo gây mất cân đối lực cơ ở hai bên. 

  • Các cơ bị yếu, khả năng vận động, nâng đỡ cánh tay bị suy giảm. 

  • Giảm phản xạ gân xương. 

  • Cảm giác tê bì như kiến bò, không cảm nhận được nóng lạnh,... 

  • Khớp xương cánh tay thường xuyên bị trật. 

  • Khả năng khép khớp bị hạn chế. 

  • … 

Teo cơ delta gây đau và yếu cơ

Teo cơ delta gây đau và yếu cơ

Bệnh teo cơ delta có nguy hiểm không? 

Teo cơ delta được đánh giá là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng so với nhiều tổn thương khác ở vùng cơ. Nếu không can thiệp điều trị kịp thời, bệnh khó điều trị và dễ phát sinh các biến chứng:

  • Dị tật không thể phục hồi. 

  • Hạn chế, thậm chí là mất khả năng vận động. 

  • Tê liệt. 

  • Bại liệt ở bên bị teo cơ. 

Thay vì để biến chứng xuất hiện, người bệnh nên nắm rõ những dấu hiệu nhận biết để ngay khi có những biểu hiện bất thường tiến hành thăm khám và điều trị. 

Cách chẩn đoán và điều trị bệnh teo cơ delta

Muốn điều trị triệt để tình trạng bệnh, bệnh nhân cần chẩn đoán và chọn đúng phương pháp phù hợp. 

Cách chẩn đoán bệnh teo cơ delta

Hiện nay, để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, các bác sĩ xương khớp sẽ tiến hành kiểm tra lâm sàng và cận lâm sàng. 

Bước đầu tiên khi kiểm tra lâm sàng, các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân mô tả triệu chứng và thực hiện một số kỹ thuật. Qua đây, có thể đánh giá được khả năng vận động, sức cơ và phạm vi chuyển động của hai bên vai, cánh tay. 

Kiểm tra cận lâm sàng thường sẽ thực hiện các xét nghiệm như sau: 

  • Siêu âm: Kiểm tra chiều dài và kích thước của những dải xơ thuộc vùng cơ delta. 

  • Chụp X-quang: Kiểm tra xương và các khớp. 

  • Điện cơ đồ: Áp dụng trong trường hợp nghi ngờ khả năng vận động bị tác động bởi tổn thương thần kinh ngoại vi. 

  • Giải phẫu cơ: Đánh giá khả năng xâm lấn và thay thế tế bào cơ của các tế bào xơ. 

Giải pháp điều trị 

Có nhiều phương pháp điều trị teo cơ delta khác nhau, dựa trên tình trạng bệnh lý và khả năng đáp ứng với giải pháp, bạn có thể tham khảo một số cách sau: 

Vật lý trị liệu 

Đây là phương pháp được ứng dụng chính trong điều trị bệnh teo cơ delta khi bệnh nhân bị mất khối lượng cơ delta. Cơ chế điều trị là kích thích sự gia tăng khối lượng cơ, giảm quá trình xơ hóa, tăng cường sức cơ và phục hồi khả năng vận động cho bệnh nhân. 

Hiện có biện pháp vật lý trị liệu bằng tia hồng ngoại và các bài tập vật lý trị liệu. Các bác sĩ sẽ lên phác đồ giúp bạn kết hợp linh hoạt giữa hai phương pháp, giúp nâng cao hiệu quả điều trị. 

Vật lý trị liệu là biện pháp điều trị teo cơ delta hiệu quả

Vật lý trị liệu là biện pháp điều trị teo cơ delta hiệu quả

Điều chỉnh lại chế độ ăn uống

Người bệnh cần đẩy mạnh bổ sung chất dinh dưỡng để ổn định việc tổng hợp protein, tăng sức mạnh cho cơ. 

Một số loại thực phẩm cần chú trọng bổ sung là: Tôm, cá ngừ, đậu phộng, cải brussels, diêm mạch, đậu lăng, hạnh nhân, bông cải xanh, sữa, phô mai, yến mạch, ức gà, trứng,... 

Liệu pháp gen 

Cách này áp dụng chủ yếu cho trường hợp bệnh nhân teo cơ delta do bẩm sinh hoặc có khuyết tật ở bộ gen. Liệu pháp gen giúp hóa lành gen bị tổn thương, kích thích sự hình thành và phát triển của những tế bào gen mới. 

Các bác sĩ chuyên khoa khi thực hiện liệu pháp gen sẽ sử dụng hệ mã gen hóa lành các gen bị tổn thương, gen hai vào nhóm cơ của bệnh nhân. Khả năng tái tạo, phát triển và phục hồi nhờ vậy được phát huy. 

Các chuyên gia đánh giá cao liệu pháp gen trong điều trị teo cơ delta. 

Liệu pháp tế bào 

Những bệnh nhân bị teo cơ delta không thể phục hồi bằng vật lý trị liệu và chế độ ăn uống sẽ được chỉ định áp dụng liệu pháp tế bào. Các bác sĩ sử dụng tế bào gốc hoặc nguyên bào cơ ghép vào khu vực tổn thương để tái tạo và bảo vệ tế bào cơ bị dị tật. 

Liệu pháp tế bào giúp kích thích sự hình thành các tế bào mới và đẩy nhanh quá trình phát triển của chúng. 

Dùng thuốc điều trị 

Các loại thuốc ngăn ngừa teo cơ, cải thiện các triệu chứng của bệnh thường được chỉ định là: 

  • Thuốc giảm huy cơ

  • Thuốc tạo cơ

  • Thuốc giảm đau 

  • Thuốc kháng viêm. 

Lưu ý: Thuốc điều trị chỉ dùng trong thời gian nhất định theo bác sĩ chỉ định. Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý tăng hoặc giảm liều thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. 

Phẫu thuật

Những trường hợp bệnh nhân sau sẽ được chỉ định phẫu thuật điều trị teo cơ delta: 

  • Teo cơ nặng, có dị tật. 

  • Không đáp ứng với các biện pháp điều trị nêu trên. 

  • Teo cơ do chấn thương hoặc các bệnh lý cần phải được phẫu thuật để phục hồi. 

  • Teo cơ do chèn ép và tổn thương dây thần kinh. 

Phẫu thuật điều trị teo cơ delta được chỉ định cho trường hợp nặng

Phẫu thuật điều trị teo cơ delta được chỉ định cho trường hợp nặng

Mổ hở và mổ nội soi là hai hình thức phẫu thuật bệnh phổ biến hiện nay. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và mục đích điều trị bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp mổ phù hợp. 

Sau phẫu thuật, cần kết hợp chế độ ăn uống điều độ và vật lý trị liệu để kích thích các tế bào cơ phát triển, phục hồi chức năng. 

Phẫu thuật được đánh giá cho hiệu quả cao. Tuy nhiên, phương pháp này cần nhiều thời gian để phục hồi. Bệnh nhân cần tái khám mỗi 3 tháng trong thời gian đầu. 

Cách phòng ngừa teo cơ delta

Teo cơ delta có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Ngoài yếu tố bẩm sinh, thay vì “chờ bệnh đến”, mọi người nên chủ động phòng ngừa bệnh sớm: 

  • Tập thể dục và vận động mỗi ngày 30 - 60 phút với những bài tập như bơi lội hoặc yoga giúp tăng cường sức cơ và tăng khối lượng cơ. 

  • Hạn chế dùng những loại thuốc tăng nguy cơ teo cơ. 

  • Hạn chế tiêm thuốc nhiều lần vào vị trí của cơ delta. 

  • Ăn uống khoa học, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho các cơ, đặc biệt là hàm lượng protein. 

  • Không nên sử dụng thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích bởi những chất này có khả năng làm tăng nguy cơ bị teo cơ delta. 

  • Can thiệp điều trị sớm những bệnh lý như loạn dưỡng cơ, viêm cơ, xơ yếu cơ,... để hạn chế nguy cơ teo cơ delta. 

  • Những cá nhân có khiếm khuyết ở bộ gen cần khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện teo cơ và có biện pháp điều trị kịp thời. 

Nhìn chung, teo cơ delta xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh lý có thể được kiểm soát và điều trị nếu sớm phát hiện và áp dụng đúng theo phác đồ. Hy vọng với những thông tin trong bài viết có thể giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về bệnh này. 

Xem thêm:

Tác giả: -
CẢNH BÁO: Xuất hiện các cuộc gọi giả danh thương hiệu Thái Minh để “lừa dối” Khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH chỉ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để gọi ra cho khách hàng. Quý khách lưu ý tránh bị kẻ gian lừa đảo. Trân trọng thông báo!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết