Gai khớp gối - Chuyên gia chia sẻ những thông tin cần thiết

Gai khớp gối - Chuyên gia chia sẻ những thông tin cần thiết


Mục lục [Ẩn/Hiện]

Gai khớp gối là bệnh lý về xương khớp phổ biến tại Việt Nam, gây ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về căn bệnh này cũng như biết cách điều trị phù hợp. Dưới đây là những chia sẻ từ chuyên gia xương khớp và nhiều nguồn tài liệu y khoa, bạn đọc có thể tham khảo.

Gai khớp gối là bệnh gì?

Gai khớp gối là thuật ngữ trong y khoa, được dùng để chỉ bệnh lý khớp gối chịu tổn thương, có liên quan mật thiết đến thoái hóa (viêm xương khớp). Hiểu đơn giản gai sẽ hình thành khi sụn khớp bị bào mòn, khi này cơ thể sẽ tự chữa lành bằng việc tổng hợp canxi, tuy nhiên quá trình này bị thực hiện quá đà, canxi tích tụ lại thành các gai.

Các gai này có thể hình thành ngay tại giai đoạn đầu của thoái hóa khớp, nhưng chỉ ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể phát hiện khi chụp x-quang. Bước sang giai đoạn 2,3 bệnh đã có tiến triển nặng, tình trạng lắng đọng ngày càng nhiều, gai lớn hơn khiến biến dạng đầu xương khớp, dẫn đến thoái hóa khớp gối giai đoạn 4. 

Gai khớp gối là thuật ngữ trong y khoa

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh gai khớp gối là:

  • Người có tuổi, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn nam giới

  • Người đã từng gặp chấn thương ở đầu gối trong quá trình sinh hoạt

  • Gia đình có tiền sử mắc bệnh 

  • Đối tượng bị yếu cơ gân kheo, cơ tứ đầu đầu hoặc bắp chân

  • Người thường xuyên làm việc nặng, phải dùng sức ở chân nhiều, cường độ vận động cao.

Nguyên nhân gây bệnh gai khớp gối

Nguyên nhân chính gây bệnh là sự thoái hóa bào mòn của lớp sụn khớp gối. Cùng với đó là những nguyên nhân khác như:

Tuổi tác

Ở độ tuổi càng cao bạn càng có nguy cơ mắc bệnh gai khớp gối. Theo thời gian, phần sụn khớp gối dần yếu đi, mỏng hơn, không còn linh hoạt như trước và dễ chịu tổn thương bởi yếu tố ngoại lực. 

Chấn thương khớp gối

Tai nạn giao thông, vận động sai cách, xương khớp tổn thương là yếu tố khiến cơ thể cần tập trung canxi để phục hồi và tái tạo lại vùng xương mới. Tuy nhiên quá trình này có thể diễn ra bất thường, gây ra gai.

Một số chấn thương có nguy cơ cao gây đau khớp gối là:

  • Đứt, rách vị trí dây chằng chéo trước

  • Khớp xương bánh chè bị trật 

  • Rách sụn chêm

Tai nạn giao thông, vận động sai cách, xương khớp tổn thương

Di truyền

Nếu trong gia đình bạn đã từng có người, ông bà và bố mẹ đều đã từng bị gai khớp gối, nguy cơ cao bạn cũng có khả năng mắc bệnh, bởi trong gen đã hình có sẵn yếu tố trội hình thành gai.

Thay đổi nội tiết tố

Phụ nữ trong thai kỳ hoặc bước sang tuổi mãn kinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, bởi sự thay đổi đột ngột hoặc suy giảm của hormone cũng có thể gây ra gai khớp gối.

Các vấn đề về sức khỏe

Rất nhiều trường hợp gai khớp gối được ghi nhận có nguyên nhân do bệnh lý như:

  • Thừa cân, béo phì

  • Khớp gối dị tật bẩm sinh

  • Viêm khớp do nhiễm trùng

  • Rối loạn chuyển hóa chất

  • Liên kết xương kém

Lối sống trì trệ, ít vận động

Việc vận động sẽ giúp dịch khớp được lưu thông khắp khớp gối, không bị ứ đọng tại một vị trí, giúp bôi trơn và giảm ma sát giữa các khớp. Tuy nhiên việc ngồi một chỗ, giữ nguyên tư thế trong thời gian dài, thói quen ít vận động sẽ khiến dịch không được lưu thông tốt, sức khỏe khớp gối bị suy yếu, tăng nguy cơ hình thành gai xương, dẫn đến thoái hóa hình thành gai xương.

Triệu chứng thường gặp của bệnh

Mỗi nguyên nhân gây bệnh đều có những triệu chứng khác nhau. Nhưng dưới đây sẽ là những dấu hiệu phổ biến nhất có thể gặp:

Đau đớn khi hoạt động

Đau nhức là điều người bệnh cảm thấy rõ ràng nhất. Cơn đau có xu hướng khi vận động, người bệnh thực hiện các động tác gây áp lực lên phần đầu gối như:

  • Ngồi xổm

  • Đứng một vị trí quá lâu

  • Co, duỗi chân

  • Lên xuống cầu thang

Đau nhức là điều người bệnh cảm thấy rõ ràng nhất

Đối với những cơn đau này, người bệnh có thể áp dụng biện pháp chườm lạnh (lưu ý không nên chườm nóng vì có thể gây đau hơn), thực hiện liên tục tại vùng đau nhức. 

Đầu gối sưng, mất dần cảm giác và tê bì

Người bệnh sẽ cảm thấy:

  • Khi co duỗi khớp gối sẽ kêu lạo xạo và đau nhức

  • Vùng gối sưng tấy, phù nề, khó khăn khi vận động

  • Gai khớp gối gây chèn ép lên các dây thần kinh khiến người bệnh cảm thấy tê bì, mất cảm giác ở chân thậm chí không thể đi lại.

Cứng khớp

Là dấu hiệu khi canxi lắng đọng ở một vị trí quá lâu trong thời gian dài. Cứng khớp thường gặp ở buổi sáng khi mới thức dậy. Một số trường hợp nặng có thể mất khả năng vận động.

Gai khớp gối có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Gai khớp gối là căn bệnh nguy hiểm. Trước tiên nó sẽ làm giảm khả năng vận động của chân, gây đau đớn khi cử động. Lâu dần người bệnh sẽ có tâm lý ngại hoạt động vì sợ đau, thích ngồi một chỗ, gây ảnh hưởng đến cả tinh thần. 

Nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh có thể gây những biến chứng nặng nề như:

  • Đau đớn dữ dội, khó khăn trong việc sinh hoạt, vận động

  • Teo cơ đùi, hông khiến người bệnh khó giữ được thăng bằng, dễ bị ngã.

  • Xơ xương sụn dưới, gai càng ngày càng phát triển, người bệnh có thể bị bại liệt vĩnh viễn, mất khả năng đi lại

Gai khớp gối là căn bệnh nguy hiểm

Gai khớp gối thực chất là một biểu hiện của thoái hóa khớp, không thể chữa dứt điểm bởi càng có tuổi khung xương sẽ càng lão hóa. Người bệnh chỉ có thể can thiệp phần nào

  • Ở mức độ nhẹ: Giảm cân, vật lý trị liệu, uống thuốc hoặc tiêm

  • Ở mức độ nặng: Phẫu thuật - Tuy nhiên phương pháp này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro

Cách chẩn đoán bệnh chính xác

Việc phát hiện sớm và chẩn đoán chính xác sẽ giúp người bệnh kiểm soát được những triệu chứng, có biện pháp can thiệp kịp thời, ngăn ngừa gai khớp gối phát triển. Trong y học, các chuyên gia sẽ chỉ định chụp x-quang để xác định vị trí chính xác của gai. Cùng với đó bác sĩ sẽ kiểm tra biên độ vận động của khớp gối, đặt câu hỏi (liên quan đến tiền sử, chấn thương,...) để xác định nguyên nhân gây đau khớp gối.

Cách chẩn đoán bệnh chính xác

Bên cạnh chụp x-quang, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện những kiểm tra chuyên sâu hơn như CT hoặc MRI, nhằm xác định các mô mềm xung quanh (như dây chằng, gân,...) đã bị tổn thương chưa và nếu có mức độ là bao nhiêu.

Những phương pháp điều trị phổ biến hiện nay

Gai khớp gối có khá nhiều phương pháp điều trị, tùy thuộc vào từng giai đoạn mà mỗi cách sẽ có hiệu quả khác nhau. Tốt nhất, người bệnh nếu đang xuất hiện những triệu chứng của gai khớp gối, hãy đến ngay những cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Giai đoạn phát hiện sớm

Trong thời gian đầu hình thành gai, người bệnh có thể áp dụng những phương pháp sau:

Dùng thuốc: Thuốc có tác dụng khi khớp gối bị đau. Bác sĩ sẽ kê đơn những loại thuốc kháng viêm, giảm đau liều mạnh hoặc cấp tốc. Bên cạnh đó người bệnh cũng có thể bổ sung và phục hồi sụn khớp qua đường tiêm và uống. Tuy nhiên với bất cứ loại thuốc nào cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Vật lý trị liệu: Sẽ sử dụng những tác động liên quan đến cơ tứ đầu đùi - bài tập giúp cơ đùi tăng sức mạnh, giảm bớt sức tải lên khớp gối. Ngoài những bài tập chuyên môn, người bệnh có thể lựa chọn tập một số bộ môn khác như xe đạp, chạy bộ, bơi lội, yoga,.. Không những vừa giúp nâng cao khả năng khớp gối, vừa giúp sức khỏe toàn thân.

Những phương pháp điều trị phổ biến hiện nay

Giảm cân: Đối tượng bị thừa cân có khả năng cao mắc gai khớp gối, do trọng lượng cơ thể tăng tải lên vùng gối. Vì thế, nếu xuất hiện một số dấu hiệu đau, người bệnh có thể cân nhắc đến việc điều chỉnh cân nặng phù hợp.

Giai đoạn trung bình

Đây là giai đoạn người bệnh vẫn có thể sử dụng thuốc, vật lý trị liệu như giai đoạn trên. Tuy nhiên cần có sự can thiệp sâu của phẫu thuật như nội soi khớp gối. Điều này giúp cắt lọc tổ chức viêm thoái hóa, cắt chỉnh trục xương chày.

Đây là biện pháp khó, yêu cầu độ kỹ thuật cao và đòi hỏi tay nghề bác sĩ giỏi. Người bệnh cần cân nhắc kỹ và nghe tư vấn từ cụ thể trước khi thực hiện. 

phẫu thuật như nội soi khớp gối

Giai đoạn nặng

Phương pháp được chỉ định thông thường sẽ là thay khớp gối nhân tạo để loại bỏ phần gai. Cụ thể: Bác sĩ sẽ bọc lại hai đầu xương của khớp gối bằng vật liệu thay thế (kim loại đặc biệt, nhựa).

Tuy nhiên đây là chỉ định cuối cùng khi người bệnh điều trị hết các cách khác nhưng không hiệu quả. Phương pháp này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, yêu cầu kỹ thuật cao, điều kiện vô trùng tuyệt đối, trình độ chuyên gia, chi phí khá cao so với thu nhập trung bình hiện nay.

thay khớp gối nhân tạo để loại bỏ phần gai

Cách phòng ngừa gai khớp gối

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, người bệnh có thể thực hiện những cách phòng ngừa sau đây:

  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, lựa chọn thực phẩm tươi sạch, hạn chế tối đa hoặc nói không với thức ăn chế biến sẵn. Bổ sung những chất dinh dưỡng có lợi cho xương khớp, hỗ trợ giảm đau, kháng viêm như: Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate…

  • Tập thể dục ít nhất mỗi ngày 30 phút với những động tác tốt cho vùng khớp gối. Lưu ý không nên tập quá sức (có thể gây chấn thương phản tác dụng), luôn giữ đúng tư thế khi tập.

  • Ngủ đủ giấc (7 - 8 tiếng mỗi ngày), giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, không nên quá chú ý đến sự đau đớn ở gối mà hãy tìm cách quên nó đi. 

  • Uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, không bắt buộc phải 2l/1 ngày vì mỗi người sẽ có định lượng khác nhau. Có thể tham khảo công thức tính số lượng nước cần = cân nặng x 30.

  • Đặc biệt, hãy hạn chế những tác động lên đầu gối, tránh chấn thương hoặc những hoạt động quá sức.

  • Đến thăm khám bác sĩ xương khớp nếu xuất hiện đau. Không nên tự ý mua thuốc về dùng tại nhà, điều này tiềm ẩn nguy cơ bệnh trở nặng hơn.

Gai khớp gối là căn bệnh mặc dù không điều trị khỏi hoàn toàn nhưng nếu được phát hiện và can thiệp kịp thời, người bệnh vẫn có khả năng phục hồi đến 80% - 90%. Vì thế, đừng chủ quan với những triệu chứng của bệnh. Đến ngay những cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời nếu đang gặp vấn đề.

Xem thêm:

Tác giả: -
Quan trọng: Quý khách lưu ý, để đạt hiệu quả tốt nhất, khi ra nhà thuốc, vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm này, đọc đúng tên Khương Thảo Đan Gold hoặc Canxi Khương Thảo Đan và không mua các sản phẩm thay thế khác!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết