Vôi Hóa Cột Sống: Chớ Coi Thường Nếu Có Các Biểu Hiện Sau

Vôi Hóa Cột Sống: Chớ Coi Thường Nếu Có Các Biểu Hiện Sau


Mục lục [Ẩn/Hiện]

Vôi hóa cột sống đã và đang là một trong những căn bệnh xương khớp ngày càng phổ biến, xuất hiện ở nhiều đối tượng, kể cả người trẻ. Bệnh lý này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe người bệnh. Chính vì vậy, việc phát hiện bệnh sớm và can thiệp kịp thời là rất cần thiết. 

Vôi hóa cột sống là gì? 

Vôi hóa cột sống (tên tiếng Anh: Degenerative Spine). Đây là thuật ngữ để chỉ tình trạng dây chằng bám vào thân đốt sống hoặc các mấu ngang đang tích tụ canxi. Điều này gây ra cảm giác đau đớn và gây bất tiện cho người bệnh trong quá trình sinh hoạt thường ngày. 

Theo các bác sĩ chuyên môn, vôi hóa cột sống là quá trình lão hóa tự nhiên theo thời gian của con người. Bệnh có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Tuy nhiên, tại vùng cột sống lưng, thắt lưng và vôi hóa cột sống cổ là phổ biến hơn cả. 

Vôi hóa cột sống là tình trạng dây chằng bám vào thân đốt sống

Vôi hóa cột sống là tình trạng dây chằng bám vào thân đốt sống

Đối tượng bệnh lý: 

  • Người lớn tuổi. 

  • Người lười vận động, thường ngồi một chỗ trong thời gian dài. 

  • Người ăn uống thiếu chất. 

  • Người bị béo phì. 

Nguyên nhân gây vôi hóa cột sống

Bệnh vôi hóa cột sống hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Phổ biến nhất là do các yếu tố sau: 

  • Tuổi tác: Tuổi càng cao kéo theo quá trình lão hóa diễn ra càng mạnh mẽ. Chính vì vậy, người cao tuổi là đối tượng chính mắc bệnh vôi hóa cột sống. Khi xương bị lão hóa, nguồn dinh dưỡng mà cơ thể thu nạp bị suy giảm, không đủ cung cấp để tái tạo xương. 

  • Chấn thương: Các chấn thương nếu không được khắc phục triệt để có thể làm biến đổi đốt sống và hình thành vôi hóa, gai xương. 

  • Ít vận động: Những người lười vận động, ngồi nhiều thường có nguy cơ cao bị vôi hóa cột sống do xương khớp bị chèn ép, ngăn cản máu lưu thông và các chất dinh dưỡng không đi đến được tế bào xương. 

  • Hoạt động sai tư thế: Ngồi, tập thể dục sai tư thế có thể khiến cột sống bị ảnh hưởng. Nếu tình trạng này diễn ra lâu dài có thể khiến cho các đốt sống bị tổn thương, tạo điều kiện cho canxi lắng đọng và bị vôi hóa. 

  • Thừa cân: Cân nặng lớn khiến cho xương khớp luôn phải chịu một áp lực lớn khiến cho xương khớp nhanh chóng bị thoái hóa hơn so với bình thường. 

  • Ăn uống không khoa học: Không bổ sung đủ chất dinh dưỡng như canxi, magie,... và thường xuyên ăn nhiều chất béo hoặc nạp quá nhiều canxi cũng có thể khiến cho vôi hóa cột sống hình thành. 

Nhiều nguyên nhân gây nên vôi hóa cột sống

Nhiều nguyên nhân gây nên vôi hóa cột sống

Triệu chứng bệnh lý

Nếu có các triệu chứng sau, rất có thể bạn đã bị vôi hóa cột sống:

  • Đau lưng, các khớp bị cứng: Tình trạng đau có thể xảy ra dữ dội, xuất hiện thường xuyên. Song song với đó, các khớp tại bả vai, cổ, hông, đùi có dấu hiệu cứng, khó vận động. 

  • Chân tay tê bì: Vôi hóa cột sống tác động đến tủy sống và các dây thần kinh liên chi. Điều này khiến cho các triệu chứng tê bì chân tay xuất hiện. Nếu không sớm can thiệp, hiện tượng này có thể thành biến chứng teo cơ. 

  • Cổ và vùng thắt lưng bị tê: Vôi hóa xương thường gây chèn ép dây thần kinh và làm xuất hiện triệu chứng tê nhức. Nếu không kiểm soát được, nó có thể lan sang các chi gây cản trở việc vận động. 

  • Hoa mắt, chóng mặt: Ngoài hiện tượng đau nhức, người bệnh có thể có các triệu chứng khác đi kèm như hoa mắt, chóng mặt, suy giảm trí nhớ,...

Vôi hóa cột sống gây đau nhức khó chịu, lan sang cả các chi

Vôi hóa cột sống gây đau nhức khó chịu, lan sang cả các chi 

Các triệu chứng vôi hóa cột sống cổ nêu trên thường xuất hiện theo chu kỳ ở giai đoạn đầu. Nếu để bệnh diễn biến phức tạp, nó có thể diễn ra dai dẳng. Việc sớm phát hiện bệnh và can thiệp điều trị từ sớm là rất cần thiết, giúp hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện. 

Biến chứng của vôi hóa cột sống

Như đã nói, nếu để tình trạng vôi hóa cột sống diễn ra lâu dài và không có biện pháp chữa trị kịp thời, các biến chứng nguy hiểm của bệnh có nguy cơ xuất hiện. Cụ thể như: 

  • Vẹo cột sống, gây gù lưng: Vôi hóa có khả năng làm biến dạng khớp xương, gây xẹp các đốt sống, thoát vị đĩa đệm,... Từ đó, khiến tình trạng vẹo cột sống, gù lưng hình thành. 

  • Thoát vị đĩa đệm: Đây là một trong những biến chứng phổ biến của bệnh vôi hóa cột sống. Tình trạng này xảy ra khi các đốt sống mất đi chức năng đàn hồi, đĩa đệm bị bào mòn, xẹp xuống. 

  • Hẹp tủy sống: KHông gian trong tủy sống bị thu hẹp do các gai xương vôi hóa phát triển. Điều này khiến cho cấu trúc cột sống có sự thay đổi và xuất hiện tình trạng đau nhức cánh tay, bả vai dữ dội. 

  • Chèn ép rễ thần kinh: Bệnh vôi hóa gây tổn thương dây thần kinh khiến chúng phát đi những tín hiệu không chính xác, làm gián đoạn quá trình truyền tin. Đây là nguyên nhân khiến người bệnh bị liệt 1 tay, nặng hơn là cả hai tay. 

Cách chẩn đoán bệnh vôi hóa cột sống

Để chẩn đoán bệnh vôi hóa cột sống, các bác sĩ chuyên khoa thường khám lâm sàng trước thông qua các câu hỏi để nắm bắt tình trạng đau nhức, lồi bất thường của đốt sống. NGoài ra, có thể áp dụng một số phương pháp xét nghiệm sau: 

  • Chụp X-quang: Giúp phát hiện các tổn thương ở cột sống, các cơ quan nội tạng (nếu có). 

  • Chụp CT: Giúp xác định cấp độ vôi hóa và các biến chứng của bệnh. 

  • Chụp MRI: Xác định chính xác vị trí tổn thương của cột sống. 

Chẩn đoán vôi hóa cột sống

Chẩn đoán vôi hóa cột sống

Vôi hóa cột sống có chữa được không? Giải pháp 

Mặc dù đã trải qua nhiều nghiên cứu nhưng cho tới nay, vẫn chưa có giải pháp nào điều trị được dứt điểm bệnh vôi hóa cột sống. Tuy nhiên, với câu hỏi vôi hóa cột sống có chữa được không, các bác sĩ cũng không khẳng định là không. Sở dĩ vậy bởi hiện có nhiều cách giúp đẩy lùi triệu chứng, ngăn chặn biến chứng và ngăn bệnh tiến triển nặng hơn. Một số cách phổ biến là: 

Bài thuốc dân gian chữa bệnh vôi hóa cột sống

Các bài thuốc dân gian chữa bệnh vôi hóa cột sống thường dễ làm, tiết kiệm chi phí nên khá được ưa chuộng. Tuy nhiên, cách này chỉ nên áp dụng trong các trường hợp bệnh nhẹ, các triệu chứng chưa quá phức tạp. Một số cách phổ biến là: 

Sử dụng cây chìa vôi: 

Cây chìa vôi là dược liệu quen thuộc được dùng để chữa bệnh xương khớp, có tác dụng điều trị các triệu chứng của bệnh vôi hóa cột sống. 

  • Chuẩn bị: 200gr lá chìa vôi. 

  • Cách thực hiện: Dùng lá chìa vôi rửa sạch, giã nhỏ và đắp lên vị trí bị đau nhức. Kiên trì dùng trong 1 tháng để cảm nhận hiệu quả. 

Dùng hạt đu đủ: 

Hạt đu đủ giúp ức chế quá trình tích tụ canxi ở quanh khớp, ngăn không cho tình trạng vôi hóa phát triển nặng hơn. 

  • Chuẩn bị: 1 nắm hạt đu đủ chín. 

  • Cách thực hiện: Dùng hạt đu đủ đã rửa sạch bọc trong lớp vải sạch, chà xát đến khi lớp màng bên ngoài bị bong hết và chỉ lấy lại phần lõi bên trong. Đem lõi hạt đu đủ đi giã nát, đắp lên vị trí đau do vôi hóa trong khoảng 30 phút mỗi lần. 

Hạt đu đủ giúp ức chế tích tụ canxi ở quanh khớp

Hạt đu đủ giúp ức chế tích tụ canxi ở quanh khớp

Dùng ngải cứu và mật ong

Ngải cứu có công dụng giảm đau, ức chế gai xương hình thành. Mật ong giúp tiêu sưng, ngăn chặn nhiễm trùng. Hai thành phần này kết hợp lại giúp đẩy lùi các triệu chứng vôi hóa cột sống nhanh chóng. 

  • Chuẩn bị: 100gr ngải cứu và 2 thìa mật ong. 

  • Cách thực hiện: Dùng lá ngải cứu đã rửa sạch đem giã nát, vắt lấy nước cốt. Thêm 2 thìa mật ong vào nước cốt và khuấy đều, uống hết trong ngày. 

Tây y chữa vôi hóa cột sống

Tây y giúp giảm đau hiệu quả nên là giải pháp được nhiều người bệnh lựa chọn áp dụng. Tùy vào mức độ bệnh, các bác sĩ có thể chỉ định phương pháp khác nhau. 

Điều trị không dùng thuốc

Nếu tình trạng bệnh chưa nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng phương pháp không dùng thuốc để giảm đau. Một số cách trị liệu là: 

  • Tập các bài tập giúp giãn gân cơ, ức chế thoái hóa xương khớp. 

  • Dùng tia hồng ngoại, đèn chiếu tia vào vùng bị vôi hóa để giãn cơ và dây chằng. 

  • Dùng máy xung điện để tác động. 

Điều trị dùng thuốc

Một số loại thuốc tây y được ứng dụng nhiều trong chữa vôi hóa cột sống là: 

  • Thuốc giảm đau kết hợp chống viêm: Kiểm soát cơn đau nhanh chóng, áp dụng cho giai đoạn đầu của bệnh. Một số loại thuốc phổ biến là piroxicam, diclofenac hoặc meloxicam. 

  • Nhóm thuốc giãn cơ: Tác động đến hệ thần kinh trung ương để hạn chế co thắt, giảm biến chứng của bệnh. Một vài tên thuốc thường dùng là metaxalone, cyclobenzaprine, mydocalm,... 

  • Thuốc kích thích sụn khớp: Hỗ trợ tăng trưởng sụn khớp. 

Thuốc tây cho hiệu quả nhanh nhưng dễ gây tác dụng phụ

Thuốc tây cho hiệu quả nhanh nhưng dễ gây tác dụng phụ

Thuốc tây dù cho hiệu quả nhanh nhưng lại chỉ được áp dụng trong thời gian ngắn bởi nó dễ gây tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, ảnh hưởng thận,... Đặc biệt, trong quá trình dùng cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

Phẫu thuật

Phẫu thuật là biện pháp cuối cùng được áp dụng điều trị vôi hóa cột sống. Các trường hợp được chỉ định là bệnh nặng, không đáp ứng các cách trên và có nguy cơ phát sinh biến chứng. 

Phẫu thuật có mục đích loại bỏ gai xương ở đốt sống và giải thoát cho các dây thần kinh bị chèn ép. Có hai hình thức phẫu thuật phổ biến là: 

  • Mổ nội soi: Cách này không gây xâm lấn, chỉ cần rạch một lỗ nhỏ để đưa dụng cụ vào và khả năng hồi phục nhanh chóng, ít gây biến chứng. 

  • Mổ mở: Giúp loại bỏ sự chèn ép của rễ thần kinh hiệu quả nhưng dễ để lại biến chứng như nhiễm trùng, mất máu, lâu hồi phục. 

Nhìn chung, chi phí phẫu thuật vôi hóa cột sống tương đối cao. Người bệnh cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định. 

Cách phòng tránh vôi hóa cột sống

Để phòng tránh vôi hóa cột sống hiệu quả, các chuyên gia xương khớp khuyên mọi người nên chú ý những điều sau: 

  • Không nên ngồi lâu một vị trí, tăng cường vận động và thay đổi tư thế ngồi. 

  • Không mang vác vật nặng quá sức. 

  • Kiểm soát cân nặng hiệu quả giúp hạn chế tạo áp lực lên cột sống. 

  • Tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng, không tập quá sức. 

  • Bổ sung đầy đủ chất cần thiết cho hệ xương khớp. 

  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe để sớm phát hiện bệnh và có biện pháp can thiệp kịp thời, hạn chế biến chứng. 

Trên đây là thông tin chi tiết về bệnh vôi hóa cột sống. Căn bệnh này gây ra phiền toái cho người bệnh nên việc sớm phát hiện và điều trị là rất cần thiết, bạn không nên chủ quan.

Xem thêm:

Tác giả: -
CẢNH BÁO: Xuất hiện các cuộc gọi giả danh thương hiệu Thái Minh để “lừa dối” Khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH chỉ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để gọi ra cho khách hàng. Quý khách lưu ý tránh bị kẻ gian lừa đảo. Trân trọng thông báo!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết