Thoát Vị Đĩa Đệm Cổ Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Hiệu Quả

Thoát Vị Đĩa Đệm Cổ Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Hiệu Quả


Mục lục [Ẩn/Hiện]

Thoát vị đĩa đệm cổ là một trong những căn bệnh phổ biến, gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dù vậy, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về căn bệnh này và có tâm lý chủ quan, bỏ qua giai đoạn vàng điều trị bệnh dẫn đến nhiều biến chứng xuất hiện, nặng nhất là bại liệt. 

Thoát vị đĩa đệm cổ là gì? 

Theo cấu tạo xương khớp ở người, con người có 5 đĩa đệm cổ, mỗi đĩa đệm chứa một lượng nhân nhầy ở phía trong và được bao bọc bởi các vòng xơ. Các đĩa đệm cổ có công dụng nâng đỡ cột sống, tạo độ đàn hồi và giảm ma sát cho quá trình vận động. 

Tình trạng thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy bên trong bị tổn thương, chất dịch chảy ra khiến cho vùng đĩa đệm bị xẹp dần. Khi đó, các đốt sống cổ sẽ không được nâng đỡ, việc vận động trở nên khó khăn hoăn kèm theo các triệu chứng đau, tê bì do dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép. 

Theo các chuyên gia, thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 là phổ biến nhất. Tỷ lệ người mắc bệnh ở hai đốt sống trên cao hơn so với các đốt khác. 

Thoát vị đĩa đệm cổ gây đau đớn cho người bệnh

Thoát vị đĩa đệm cổ gây đau đớn cho người bệnh

Các đối tượng dễ mắc thoát vị đĩa đệm cổ là: 

  • Người cao tuổi có dấu hiệu thoái hóa xương khớp và các cấu trúc cơ. 

  • Người thường xuyên phải vận động khớp cổ mạnh và dính chấn thương/giãn bao xơ. 

  • Người không có khả năng hấp thu dưỡng chất để cấu tạo bao xơ khiến đĩa đệm bị yếu về mặt cấu trúc. 

  • Người có chế độ sinh hoạt chưa hợp lý, ngủ và ngồi làm việc sai tư thế. 

Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm cổ

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến thoát vị đĩa đệm cổ. Tuy nhiên, dưới đây là một số tác nhân phổ biến, dễ gặp: 

  • Người thoái hóa xương khớp: Tình trạng này thường gặp ở người cao tuổi, thoái hóa xảy ra khiến chất lượng xương khớp bắt đầu suy giảm, có xu hướng bị hủy hoại. Điều này khiến đĩa đệm dễ bị chèn ép và lớp bao dịch bên ngoài bị chọc thủng. 

  • Vận động quá sức: Ngồi sai tư thế là một trong những nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, vận động viên thể thao khi thực hiện các động tác sai tư thế, động tác khó cũng dễ bị chấn thương vùng đĩa đệm cổ. 

  • Độ tuổi: Tuổi tác ảnh hưởng nhiều đến chất lượng xương khớp và khả năng vận động của toàn bộ cơ thể. Với người cao tuổi có sức đề kháng kém, khả năng hấp thu dưỡng chất suy giảm dẫn tới nguy cơ bị bệnh. 

  • Di truyền: Người có ông bà, bố mẹ từng mắc bệnh di truyền về gù lưng hoặc chất lượng xương khớp kém cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. 

  • Cân nặng: Cân nặng quá khổ khiến cho xương khớp phải chịu những áp lực lớn vì phải nâng đỡ phần trọng lượng cơ thể lớn. 

Thoái hóa là một trong những nguyên nhân chính gây thoát vị đĩa đệm cổ

Thoái hóa là một trong những nguyên nhân chính gây thoát vị đĩa đệm cổ

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cổ

Ở mỗi giai đoạn, triệu chứng thoát vị đĩa đệm cổ sẽ có những mức độ khác nhau, dẫn tới các triệu chứng cũng khác. Dưới đây là một số biểu hiện điển hình mà bạn dễ dàng cảm nhận được:

  • Đau nhức phần cổ - vai - gáy: Triệu chứng này đi theo xuyên suốt các giai đoạn của bệnh. Tuy nhiên, nếu ở giai đoạn đầu, người bệnh thường chỉ thấy đau khi ngồi hoặc đứng nhiều, khi nằm nghỉ sẽ không thấy đau. 

  • Tê bì chân tay: Các bao hoạt dịch tràn ra ngoài khiến hệ thần kinh bị chèn ép từ cổ chạy dọc xuống sống lưng. Từ nguyên nhân này khiến người bệnh cảm thấy tê bì tay chân thậm chí có thể lan xuống cả mông, bẹn, đùi,... 

  • Phần vai gáy khó cử động hoặc bất động: Ở mỗi giai đoạn khác nhau, phạm vi vận động của người bệnh sẽ khác nhau. 

  • Cơ thể mệt mỏi: Các triệu chứng bệnh xuất hiện với tần suất mạnh khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đi lại khó khăn, năng suất làm việc, học tập cũng vì thế bị kéo xuống. 

Ngoài các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ phổ biến nêu trên, người bệnh có thể tham khảo các cấp độ của bệnh để đánh giá tình hình thực tế: 

  • Cấp độ 1 - Phình hoặc lồi đĩa đệm: Các cấu trúc của tổ chức bao xơ ở giai đoạn này chưa có nhiều biểu hiện bất thường. Tuy nhiên, nhân nhầy bên trong đã bắt đầu biến dạng. 

  • Cấp độ 2 - Giãn đĩa đệm: Bao xơ suy yếu về cấu trúc, dịch nhầy vẫn khá ổn định nhưng phần bảo vệ bên ngoài bắt đầu bị giãn theo bề ngang. Điều này khiến bao nhầy có cơ hội len lỏi ra bên ngoài, gây sức ép lên dây thần kinh. Giai đoạn này chủ yếu gây đau ở phần gáy. 

  • Cấp độ 3 - thoát vị đĩa đệm cổ: Bao xơ không còn giữ được cấu trúc, nhân nhầy tràn ra ngoài. Lúc này, mức độ chèn ép rễ thần kinh nhiều hơn khiến người bệnh cảm thấy đau dữ dội, kèm theo mệt mỏi. 

  • Cấp độ 4 - thoát vị đĩa đệm cổ có mảnh rời: Đây là giai đoạn nặng của bệnh, người bệnh có thể bị bất động ở khớp cổ, thậm chí là liệt nửa người vì nhân nhầy đã vỡ hoàn toàn. 

Các giai đoạn bệnh thoát vị đĩa đệm

Các giai đoạn bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm cổ có nguy hiểm không? 

Thoát vị đĩa đệm cổ có nguy hiểm không là câu hỏi được nhiều bệnh nhân đặt ra khi bị bệnh. Thông tin dưới đây sẽ giải đáp chi tiết vấn đề này. 

Thực tế, bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không sớm can thiệp điều trị, các biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện, cụ thể: 

  • Liệt phần thân trên: Đĩa đệm bị chèn ép liên tục khiến cho các rễ thần kinh bị tê ngứa và yếu cơ, lâu dần gây liệt phần thân trên vĩnh viễn. 

  • Hẹp ống sống tại khớp cổ: Các triệu chứng đau mỏi, tê bì nếu diễn ra lâu và không được nghỉ ngơi điều độ, người bệnh thường xuyên phải đứng hoặc ngồi quá lâu dẫn tới các cơn đau dữ dội. Đây chính là biểu hiện của tình trạng hẹp ống sống cổ. 

  • Thiếu máu lên não: Các tổ chức xương khớp bị chèn ép, dây thần kinh và mạch máu không được lưu thông hiệu quả sẽ khiến lưu lượng máu di chuyển lên não bị giảm đi. Đây là nguyên nhân dẫn đến thiểu năng tuần hoàn não. 

  • Chèn ép tủy: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất có thể dẫn tới tàn tật suốt đời cho người bệnh. 

Như vậy, bệnh thoát vị đĩa đệm cổ là căn bệnh nguy hiểm, người bệnh cần chú ý. Việc thăm khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện, kiểm tra mức độ bệnh và can thiệp điều trị sớm là điều cần thiết để tránh những biến chứng trên xuất hiện. 

Giải pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cổ

Hiện nay, có nhiều phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm cổ giúp người bệnh có nhiều lựa chọn hơn. Tuy nhiên, cần dựa vào nguyên nhân và mức độ bệnh để đánh giá và lựa chọn giải pháp phù hợp. 

Bệnh nhân có thể tham khảo một số giải pháp dưới đây cho hiệu quả giảm triệu chứng và khắc phục nguyên nhân gây bệnh cao: 

Điều trị bảo tồn bằng vật lý trị liệu 

Nếu thoát vị đĩa đệm cổ gây đau do những tổn thương thần kinh trong bệnh lý rễ hoặc chưa có biểu hiện bệnh lý tủy. Liệu pháp bảo tồn thường được các chuyên gia gợi ý áp dụng là: 

  • Kéo cột sống cổ: Cách này giúp giãn cơ, kéo đĩa đệm trở về vị trí ban đầu để hạn chế cảm giác đau nhức khó chịu. Người bệnh cần kiên trì áp dụng phương pháp này mới có thể cảm nhận được rõ hiệu quả. 

  • Xoa nắn: Xoa nắn giúp giảm các cơn đau và sưng tấy, mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh. 

  • Tiêm thấm vùng cổ: Phương pháp này áp dụng với trường hợp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cổ có đau nhưng chưa bị tổn thương thần kinh. Tiêm thấm vùng cổ giúp giảm đau, ngăn ngừa sưng tấy và tiêu viêm. 

Xoa nắn giúp giảm đau hiệu quả

Xoa nắn giúp giảm đau hiệu quả

Sử dụng thuốc Tây

Tây y luôn được người bệnh ưa chuộng khi bị thoát vị đĩa đệm cổ bởi tính tiện dụng, dễ mua và cho hiệu quả giảm đau tức thì. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên áp dụng trong trường hợp bệnh nhân bị bệnh ở giai đoạn nhẹ, chưa có ảnh hưởng đến dây thần kinh lân cận. 

Các nhóm thuốc được dùng nhiều là: 

  • Nhóm thuốc giảm đau: Các thuốc này thường đẩy lùi triệu chứng đau nhanh chóng. Một số tên thuốc giảm đau phổ biến là aspirin, naproxen, ibuprofen, acetaminophen,... 

  • Nhóm thuốc giãn cơ: Thuốc giúp giãn cơ, tạo điều kiện cho các cơ được phục hồi. Các tên thuốc chủ đạo là Diazepam, Cyclobenzaprine,... 

  • Nhóm thuốc bổ thần kinh: Giúp kích thích tủy sống, tăng cảm giác và tăng hoạt động cho các nhóm cơ. Đồng thời, thúc đẩy dây thần kinh trung ương, phục hồi những vị trí bị tổn thương. Các tên thuốc thường dùng là Gabapentin, nhóm vitamin B liều cao (B1, B12, B16),...

  • Nhóm thuốc bôi ngoài da: Thuốc bôi giúp giảm đau, viêm và sưng nhưng chỉ có tác dụng tạm thời chứ không có khả năng phục hồi hoàn toàn đốt sống cổ đã bị thoát vị. 

Thuốc tây giúp giảm đau nhanh chóng nhưng không nên lạm dụng

Thuốc tây giúp giảm đau nhanh chóng nhưng không nên lạm dụng

Khi dùng thuốc tây, người bệnh cần chú ý tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc ngoài và tăng/giảm liều khi chưa có chỉ định. 

Phẫu thuật đĩa đệm cổ

Phẫu thuật là phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm cổ được chỉ định cho trường hợp nặng, không có khả năng phục hồi. Hoặc các trường hợp tổn thương thần kinh nặng với các biểu hiện như teo cơ, mất cảm giác,... cũng sẽ được chỉ định phẫu thuật. Một số kỹ thuật hiện nay là: 

  • Mổ đĩa đệm thông qua cây kim xuyên da

  • Nội soi

  • Vi phẫu thuật

  • Mổ ACDF

  • Thay đĩa đệm có khớp TDR

Phẫu thuật đĩa đệm cổ áp dụng cho trường hợp bệnh nặng

Phẫu thuật đĩa đệm cổ áp dụng cho trường hợp bệnh nặng

Cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cổ

Để phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm cổ hiệu quả, mọi người có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: 

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường bổ sung rau xanh, đậu nành, cá,... 

Hạn chế sử dụng rượu bia, các chất kích thích, đồ ăn chiên rán,... 

Tăng cường luyện tập thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe với cường độ hợp lý. 

Không nên ngồi một chỗ quá lâu. Sau một khoảng thời gian nên đứng lại đi lại thư giãn, vận động nhẹ nhàng. 

Tánh làm việc nặng, việc quá sức như mang vác đồ nặng, ngủ gục dưới bàn,... 

Nên kê gối vừa phải khi ngủ. 

Tránh việc xách các vật nặng, đeo túi quá lớn. 

Kết luận: Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh lý thoát vị đĩa đệm cổ chúng tôi tổng hợp gửi đến bạn đọc. Bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng sức khỏe và quá trình vận động sau này. Mọi người nên chủ động thăm khám và điều trị sớm để hạn chế biến chứng. 

Xem thêm:

Tác giả: -
CẢNH BÁO: Xuất hiện các cuộc gọi giả danh thương hiệu Thái Minh để “lừa dối” Khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH chỉ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để gọi ra cho khách hàng. Quý khách lưu ý tránh bị kẻ gian lừa đảo. Trân trọng thông báo!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết