Cây ngưu tất là loại cây thảo họ rau dền, thường được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc y học cổ truyền, đặc biệt là các bài thuốc về xương khớp, phong tê thấp. Trong bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu kỹ hơn về công dụng của ngưu tất đối với xương khớp để mọi người tham khảo.
Cây ngưu tất là cây gì?
- Tên khoa học: Achyranthes bidentata
- Lớp cao hơn: Chi Ngưu tất
- Bộ (ordo): Caryophyllales
- Chi (genus): Achyranthes
- Họ (familia): Amaranthaceae
- Loài (species): A. bidentata
Ngưu tất tên khoa học là Achyranthes bidentata Blume, là loài cỏ xước có hình dạng bên ngoài cao khoảng 1m, rễ củ hình trụ dài và nhiều rễ phụ to. Loại cây này có thân mảnh màu lục hoặc nâu tía, có cạnh phình lên ở các đốt. Các cành mọc hướng lên trên gần như thẳng đứng.
Hình ảnh cây ngưu tất
Loài cây này có lá mọc đối, hình bầu dục hoặc hình mác thuôn dài, gân lá mặt trên thường có màu trắng hoặc nâu tía. Cụm hoa mọc ở ngọn thân với các kẽ lá đầu cành thành 1 bông dài từ 2 - 5 cm. Quả ngưu tất là loại quả nang có hình bầu dục, bên trong có chứa một hạt và thường ra hoa quả vào trong khoảng từ tháng 5 - 7.
Ngưu tất là loài cây ưa sáng, ưa ẩm, cây ra hoa quả nhiều hằng năm tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt, nên có thể trồng được cả ở trung du, miền núi và đồng bằng. Ở nước ta, ngưu tất được phân bố chủ yếu ở những tỉnh thành phía Bắc như Sapa, Sìn Hồ (Lai Châu), Tam Đảo Vĩnh Phúc, Văn Điển Hà Nội,....
Tại Việt Nam, các thầy thuốc y học cổ truyền và người dân nhiều nơi đã dùng rễ cây cỏ xước để thay thế ngưu tất với tên gọi Ngưu tất nam.
Hoạt chất của cây thuốc ngưu tất
Một trong những thành phần hóa học chính trong cây ngưu tất là saponin triterpenoid. Hoạt chất này sau khi thủy phân sẽ tạo thành đường và oleanolic acid. Bên cạnh đó, người ta cũng có thể tìm thấy trong loại rễ cây này những hợp chất như:
Thành phần hóa học của ngưu tất
Sterol ecdysterone
Glucoza
Inokosteron
Polysaccharide
Arginine (Arg)
12 loại amino acid
Alkaloids
Coumarins
Muối
Đồng
Sắt
Cây ngưu tất có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Ngưu tất chữa bệnh gì? - Cây Ngưu Tất có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe của con người như:
Cây ngưu tất nam chữa bệnh gì?
Hỗ trợ điều trị xương khớp
Dược liệu ngưu tất thường được sử dụng trong các bài thuốc về xương khớp. Bởi loại dược liệu này có chứa hàm lượng lớn chất saponin - hợp chất đã được chứng minh là có tác dụng dược lý khác nhau như giảm đau xương khớp, chống loãng xương, chống viêm,... Đặc biệt, hợp chất này tạo ra sự tăng sinh, biệt hóa trong tế bào mô đệm của tủy xương.
Nếu đau xương khớp thiên về hư hàn (lạnh) thì có thể phối hợp ngưu tất với cẩu tích, quế chi, tục đoạn. Còn nếu đau xương khớp thiên về nhiệt nóng thì có thể phối hợp với hoàng bá.
Thông kinh, hoạt huyết
Ngưu tất - Hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt rất tốt
Ngoài tác dụng hỗ trợ về xương khớp thì ngưu tất còn có tác dụng thông kinh hoạt huyết rất tốt. Vì vậy, những trường hợp bế kinh hoặc kinh nguyệt không đều thì có thể dùng ngưu tất kết hợp với một số loại thảo dược khác như hương phụ, tô mộc, đào nhân.
Hỗ trợ điều trị hỏa độc bốc lên
Ngưu tất trị bệnh gì? - Ngưu tất hỗ trợ điều trị trong những trường hợp hỏa độc bốc lên gây chảy máu cam, gây nôn ra máu, phối hợp với thuốc tư âm giáng hỏa và thuốc chỉ huyết. Bên cạnh đó, vị thuốc ngưu tất còn được hỗ trợ trong các trường hợp sỏi tiết niệu, viêm bàng quang, mỡ máu cao, tăng huyết áp.
Ngoài những công dụng chính trên thì người ta còn dùng rễ cây cỏ xước để thanh nhiệt hầu họng, bệnh bạch hầu và hỗ trợ trị viêm amidan,...
Bộ phận dùng - thu hái - sơ chế - bảo quản ngưu tất
Rễ cây ngưu tất là bộ phận được sử dụng chủ yếu để làm thuốc
Bộ phận dùng: Rễ ngưu tất là bộ phận chính được dùng làm thuốc. Bên cạnh đó, ở một số nơi còn dùng cả phần hạt, lá, cuống.
Thu hái: Riêng rễ cây thường được thu hái vào mùa đông khi thân lá đã khô héo, lưu ý loại bỏ phần trên cổ rễ và rễ con.
Sơ chế: Phần rễ thu hoạch về sẽ được rửa sạch, loại bỏ rễ con rồi đem phơi hoặc sấy khô. Sau đó, hơ lửa với lưu huỳnh là có thể sử dụng để làm thuốc. Thành phẩm thu được là ngưu tất có mùi đặc biệt, màu vàng tro và có vị hơi ngọt. Một số người chọn cách dùng ngưu tất tươi để ướp muối hoặc ngâm rượu tùy nhu cầu sử dụng.
Bảo quản: Ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh mối mọt.
Sử dụng thuốc từ cây ngưu tất cần lưu ý điều gì?
Trong đông y, Ngưu Tất có tính bình tác động vào 2 kinh can và thận. Để dùng ngưu tất chuẩn mọi người có thể tham khảo 2 cách sau:
Ngưu tất dùng chín: Dùng để tẩm rượu, sấy khô hoặc tẩm muối tuỳ vào từng trường hợp. Nó có tác dụng ích khí, bổ can, chữa đau lưng, tê thấp, đau mình mẩy, chân tay co quắp và cường gân cốt.
Ngưu tất dùng sống: Rửa sạch, để ráo nước và thái mỏng từ 1 - 2mm rồi đem đi sấy khô. Nó có tác dụng tán ứ, lợi thấp, chữa tiểu tiện sẻn, cổ họng sưng đau, chấn thương, hoạt huyết, khó đẻ và ứ máu bầm tím.
Lưu ý khi sử dụng ngưu tất
Liều dùng: Liều dùng hàng ngày từ 6 - 12g dưới dạng thuốc ngâm rượu hoặc thuốc sắc.
Lưu ý khi sử dụng:
Trong quá trình làm thuốc, các bộ phận của loại thảo dược này sẽ được bào chế dưới nhiều dạng như viên hoàn, tán bột, cao ngưu tất,.... Khi kết hợp loại dược liệu này với 1 số vị thuốc khác giúp đem lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, bạn cũng không nên tự ý kết hợp thuốc mà cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Đặc biệt, do ngưu tất có tính chất phá huyết hành ứ nên phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em dưới 12 tuổi sẽ không được dùng.
Khương Thảo Đan - Viên uống xương khớp từ cây Ngưu Tất
Hiện nay, cây ngưu tất được sử dụng để bào chế thành sản phẩm hỗ trợ làm trơn khớp, phục hồi sụn khớp và làm chậm quá trình thoái hoá khớp, thoái hoá đốt sống, thoát vị đĩa đệm, giảm đau nhức xương khớp và những triệu chứng viêm khớp, đau mỏi vai gáy do thoái hoá cột sống và thoái hoá khớp.
Khương Thảo Đan - Viên uống hỗ trợ xương khớp chắc khỏe hơn
Hiện cây Ngưu Tất được sử dụng để bào chế thành sản phẩm hỗ trợ xương khớp. So với thuốc Tây y thì loại dược liệu này đảm bảo an toàn hơn. Thành phần của loại cây này cũng tương đối lành tính, không gây nhiều tác dụng phụ cho cơ thể. Trong số những sản phẩm sinh lý tiêu biểu trên thị trường thì Khương Thảo Đan đang được ưa chuộng hơn cả.
Hàm lượng ngưu tất trong 1 viên Khương Thảo Đan Gold là khoảng 100mg. Đây là liều lượng phù hợp dành cho những người bị thoái hóa khớp, cột sống, vôi hoá cột sống, thoát vị đĩa đệm và gai đốt sống. Ngoài loại thảo dược này thì Khương Thảo Đan còn kết hợp thêm 1 số loại dược liệu khác như địa liền, quả đủng đỉnh, Collagen Type II,.... giúp hỗ trợ giảm đau xương khớp, đem lại hiệu quả lâu dài, bền vững cho người bệnh.
Để đạt được hiệu quả tốt nhất khi sử dụng thì bạn nên uống đúng liều lượng theo liệu trình 6 tháng. Cụ thể, ngày uống 3 lần và mỗi lần 2 viên sau khi ăn. Khi cơn đau đã có dấu hiệu thuyên giảm thì người bệnh có thể giảm liều mỗi ngày uống 2 lần và mỗi lần 2 viên sau ăn.
Cây ngưu tất được ví như “thần dược” trong việc hỗ trợ điều trị về xương khớp. Vì vậy, loại thảo dược này là thành phần quan trọng trong nhiều bài thuốc Đông y, trong đó có Khương Thảo Đan. Vì vậy, nếu các bạn cần tư vấn thêm về sản phẩm này, hãy để lại bình luận hoặc liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhé!
Xem thêm:
Bình luận bài viết
Bài viết có: 0 bình luận