Dù không phải là chấn thương quá nghiêm trọng, nhưng trẹo cổ chân lại gây cản trở đến vấn đề sinh hoạt và đi lại hàng ngày. Vậy bị trẹo cổ chân phải làm sao? Mất bao lâu thời gian để phục hồi lại như bình thường?
Bị trẹo cổ thì chân phải làm sao? Bao thì lâu khỏi?
Trẹo cổ chân là gì?
Trẹo cổ chân là tình trạng uốn cong hoặc xoay vặn bàn chân quá mức làm mất tính ổn định của khớp. Điều này gây ra những tổn thương ở mô như căng cơ, bong gân, các dây chằng bị kéo căng hoặc rách đứt. Có thể kèm theo cả tình trạng trật khớp cổ chân khỏi ổ khớp.
Trẹo cổ chân - Tình trạng uốn cong, xoay vặn bàn chân quá mức làm mất tính ổn định của khớp
Sau chấn thương, bệnh nhân thường có cảm giác bầm tím, đau nhức và sưng tấy xung quanh vùng tổn thương. Bên cạnh đó, người bệnh còn bị hạn chế khả năng vận động. Hầu hết triệu chứng có thể giảm khi sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn và biện pháp tự chăm sóc.
Phân loại mức độ nghiêm trọng khi bị trẹo cổ chân
Hiện nay, người ta chia trật chân thành 3 mức độ từ nhẹ - nặng và tương ứng theo những tổn thương gặp phải cùng mức độ nguy hiểm. Cụ thể:
Tùy từng tổn thương mà sẽ được phân thành các mức độ trẹo cổ chân khác nhau
Cấp 1: Là mức tổn thương nhẹ nhất, bệnh nhân chỉ cần chịu tác động lên dây chằng ở mức thấp và không ảnh hưởng tới các khớp.
Cấp 2: Trường hợp này dây chằng bị giãn nhiều hơn và trở nên lỏng lẻo. Nếu xảy ra ở mức độ này, bạn nên đến các trung tâm y tế để được khắc phục sớm.
Cấp 3: Đây là mức độ tổn thương nặng nhất, bệnh nhân không chỉ bị tác động ở vùng dây chằng mà còn ảnh hưởng đến khớp. Xung quanh mắt cá chân có thể xuất hiện vết bầm do máu tụ và bệnh nhân sẽ cảm thấy đau và khó có thể tự đi lại được. Lúc này chúng ta cần cố định tổn thương và có phương pháp xử lý kịp thời.
Bị trẹo cổ chân nên làm gì? – Cách sơ cứu khi bị trẹo cổ chân
Khi bị ngã trẹo cổ chân cần được sơ cứu càng sớm càng tốt. Các bước được xử lý theo quy trình RICE và bao gồm 4 bước như Nghỉ ngơi - Chườm đá - Băng ép - Kê cao chân. Cụ thể:
Chườm đá
Sau chấn thương, bệnh nhân cần được chườm đá ngay lập tức để giảm sưng ở khu vực tổn thương. Bên cạnh đó, biện pháp này còn giúp giảm lượng máu bầm tích tụ, giảm đau hiệu quả. Chườm đá nên được thực hiện từ 20 - 30 phút và từ 3 - 4 lần/ ngày. Có thể sử dụng túi rau củ đông lạnh hoặc túi đá bọc trong khăn bông. Không nên dùng đá chườm trực tiếp lên da để tránh gây tổn thương.
Chườm đá ngay để giảm sưng ở khu vực tổn thương
Nghỉ ngơi
Người bệnh không nên đi, đứng trên mắt cá chân bị tổn thương. Điều này giúp cho mắt cá chân của bạn được ổn định và ngừa tổn thương tiến triển. Đồng thời, nó còn giúp xoa dịu các cơn đau, giảm sưng tấy và giúp các mô tổn thương có thời gian lành lại.
Băng ép
Dùng khăn/ băng gạc quấn cổ chân giúp khớp được cố định, giảm đau và hỗ trợ mắt cá chân bị thương. Điều này sẽ hạn chế được các hoạt động kích thích cơn đau hoặc tổn thương thêm nghiêm trọng. Mặt khác, băng ép còn có tác dụng giảm sưng, hạn chế vết bầm tím lan rộng.
Dùng khăn/ băng gạc để quấn cổ chân giúp khớp cố định
Kê cao chân
Trong vòng 48h đầu tiên, người bệnh cần thường xuyên kê cao chân, nâng vùng mắt cá chân ở cao hơn mức tim. Biện pháp này có thể giúp giảm đau sưng, giảm lưu lượng máu đến khớp tổn thương, tránh máu bầm tích tụ.
Bị trẹo cổ chân bao lâu thì khỏi?
“Bị trẹo cổ chân bao lâu thì khỏi?” - Là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân, tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào các khoảng thời gian phục hồi khác nhau, mức độ nặng nhẹ của tình trạng trẹo cổ chân.
Tùy thuộc vào từng mức độ năng nhẹ và cơ địa mà thời gian khỏi sẽ khác nhau
Đối với bệnh nhân không rách cơ, xương vẫn còn nguyên vẹn và chưa trật khớp thì mức độ ảnh hưởng nhẹ. Mức độ này thường từ 4 - 12 tuần để phục hồi toàn diện.
Đối với bệnh nhân đã chấn động xương, rách cơ và có cả trật khớp thì cần điều trị kéo dài tới vài ba tháng. Đặc biệt, những bệnh nhân phục hồi chậm hoặc vết thương khó lành có thể kéo dài đến nửa năm hoặc 8 tháng nhằm đảm bảo vết thương lành hẳn và có thể di chuyển, vận động để không gây ra di chứng.
Yếu tố làm tăng nguy cơ trẹo cổ chân bị sưng và chấn thương ở vùng cổ chân
Thông thường có 3 yếu tố chính làm tăng nguy cơ bị trẹo cổ chân. Cụ thể:
Mang giày không phù hợp
Việc đi giày không phù hợp, không đúng cách cũng có thể ảnh hưởng tới bàn chân và xương cổ chân. Nếu đôi giày không đảm bảo độ êm ái và vừa vặn sẽ được cho là không tốt cho khả năng vận động.
Đeo giày không phù hợp cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng trẹo cổ chân
Việc đi giày quá chật sẽ khiến chân không thể lưu thông máu. Thêm nữa, nếu không có đệm đỡ tốt, những tổn thương bàn chân có thể ảnh hưởng nặng và dẫn đến chấn thương ở mắt cá nhân. Nặng hơn sẽ gây ra những vấn đề trẹo cổ chân bị sưng tấy khiến bệnh nhân đau nhức khó chịu.
Người chơi thể thao
Việc chơi thể thao quá sức, mất kiểm soát với bản thân có thể dẫn đến tình trạng trẹo cổ chân khi đá bóng, tập thể thao. Đặc biệt, những bộ môn yêu cầu cần cổ chân chịu lực như chạy, cử tạ, bóng rổ,... Vì vậy, khi chơi thể thao cần tránh chấn thương cổ chân.
Chân từng bị chấn thương
Chân từng có chấn thương sẽ ảnh hưởng phần nào sự vận động. Đặc biệt, bệnh nhân từng bong gân hoặc trật cổ chân đã điều trị khỏi nếu không cẩn thận sẽ gặp phải những vấn đề về trẹo cổ chân.
Người từng bị chấn thương ở chân cũng có nguy cơ trẹo chân cao
Phòng ngừa nguy cơ trẹo cổ chân
Dù trẹo cổ chân bị sưng có thể tạm thời không gây nguy hiểm nghiêm trọng, nhưng cũng không thể chủ quan. Bởi không phải bệnh nhân nào cũng có khả năng phục hồi giống nhau. Vì vậy, cách tốt nhất chính là chủ động phòng bệnh trước khi xảy ra điều gì không may cho sức khỏe bản thân.
Một số giải pháp để ngăn ngừa giảm nguy cơ mắc phải như:
Biện pháp phòng ngừa nguy cơ trẹo cổ chân
Luyện tập thường xuyên để tăng độ đàn hồi và sức mạnh cơ bắp;
Tăng khả năng thăng bằng của đôi chân giúp cổ chân khỏe mạnh hơn;
Lựa chọn bài tập luyện thể thao phù hợp với sức khỏe và không nên cố sức quá khả năng khi luyện tập;
Trước khi chơi thể thao cần làm mềm gân cốt, không nên luyện tập ngay, tránh gân cốt không kịp thích ứng và gây ra tổn thương;
Giày khi vận động cần đảm bảo thoải mái, dễ chịu nhất để người đi không bị gò bó đôi chân. Đối với bệnh nhân có tiền sử chấn thương cần hạn chế sử dụng giày cao gót. Bởi cơ xương khớp đã chịu chấn thương sẽ yếu hơn bình thường.
Tránh hoạt động yêu cầu vận động quá sức, không chơi thể thao nếu mắt cá chân đang không ổn định hoặc có dấu hiệu không tích cực.
Sử dụng thêm dụng cụ phòng ngừa chấn thương khi chơi thể thao nhằm bảo vệ cổ chân và băng cuốn.
Nếu chân đã từng tổn thương, nên kết hợp sử dụng thêm các thực phẩm hỗ trợ xương khớp như Khương Thảo Đan.
Trẹo cổ chân là một trong những chấn thương phổ biến ở mắt cá chân. Tình trạng này khiến người bệnh đau đớn, khớp bầm tím và sưng to do các mô bị tổn thương. Do vậy người bệnh cần xử lý và điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ ngay khi có chấn thương xảy ra.
Xem thêm:
Bình luận bài viết
Bài viết có: 0 bình luận