Căng cơ đùi là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Căng cơ đùi là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị


Mục lục [Ẩn/Hiện]

Căng cơ đùi là tình trạng thường gặp ở các vận động viên hay những người thường xuyên luyện tập thể dục thể thao. Đặc biệt là những người vận động mạnh phần thân dưới. Đây là một dạng chấn thương cơ phổ biến, thường ở dạng nhẹ và có thể tự phục hồi tại nhà mà không cần điều trị. Tuy nhiên cũng có số ít trường hợp nặng, cần đến thăm khám với bác sỹ chuyên khoa.

I - Hiểu rõ về tình trạng căng cơ đùi

Căng cơ đùi là tình trạng chấn thương xảy ra ở một trong ba nhóm cơ ở đùi, bao gồm: Cơ tứ đầu, cơ phụ và cơ gân kheo. Hoạt động mạnh hoặc quá sức sẽ khiến các sợi cơ bị kéo căng, dẫn đến tổn thương, đứt hoặc rách. Cụ thể hơn thì nó gây ra sự tổn thương ở gần các mô liên kết cứng và xơ của gân.

Căng cơ đùi là một dạng chấn thương phổ biến

Tình trạng căng cơ đùi thường xảy ra khi có sự vận động sử dụng đến cơ đùi lặp đi lặp lại với các chuyển động mở rộng chân và uốn cong. Đặc biệt là vận động trong thời gian dài. Khi bị căng cơ đùi bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức đột ngột. Tình trạng này có thể kéo dài trong vài ngày hoặc chỉ vài giờ, kèm theo là sự bầm tím và sưng ở vị trí bị căng cơ.

Căng cơ đùi có nhiều mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng. Đặc biệt, tình trạng chấn thương này rất dễ bị tái phát. Vì thế khi bị căng cơ đùi cần có biện pháp điều trị đúng đắn, nghỉ ngơi hợp lý.

II - Các triệu chứng phổ biến của căng cơ đùi

Khi bị căng cơ đùi, bệnh nhân thường có các triệu chứng sau:

  • Cảm giác có tiếng kêu “lộp bộp” phát ra ở đùi hoặc tiếng “phựt” bên trong khi cơ bị rách.

  • Đùi bị sưng tấy, bầm tím, có thể lan cả xuống bắp chân và mắt cá chân.

  • Xung quanh vùng cơ bị tổn thương sờ vào thấy mềm.

  • Cơn đau xuất hiện đột ngột và dữ dội, có thể kéo dài vài giờ hoặc vài ngày.

  • Cơ bị yếu và khả năng di chuyển giảm

III - Những nguyên nhân gây nên tình trạng căng cơ đùi

Căng cơ đùi có nhiều nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

Cơ đùi bị căng đột ngột

Khi chạy hoặc nhảy có thể làm cơ đùi bị co giãn mạnh, đột ngột hoặc quá mức. Vì cơ đùi khá săn chắc nên rất dễ bị căng, đặc biệt là ở các vận động viên. Để tránh gặp phải tình trạng này, các vận động viên nên tập luyện theo chương trình chuyên nghiệp.

Cơ đùi bị căng đột ngột có thể dẫn đến chấn thương

Ít vận động làm cho cơ bị yếu và đàn hồi kém

Khi di chuyển thì cơ gân kheo và cơ tứ đầu hoạt động đồng thời. Nếu một trong 2 cơ yếu hơn cơ còn lại sẽ dẫn đến tình trạng căng cơ. Mặt khác nếu cơ đùi yếu thì sẽ khó chịu được áp lực khi vận động mạnh, từ đó dễ gặp tình trạng chấn thương hơn.

Căng thẳng, stress kéo dài

Khi bạn bị căng thẳng, stress kéo dài cũng có thể dẫn đến tình trạng căng cơ đùi. Cụ thể, khi thần kinh không ổn định sẽ khiến não gửi tín hiệu liên tục đến các cơ dẫn đến tình trạng cơ bị co lại ngay cả những lúc không cần thiết. Lâu ngày sẽ khiến cơ co thắt quá mức, dẫn đến tổn thương.

Căng cơ đùi do bệnh lý

Các bệnh lý sau đây cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng căng cơ đùi: bệnh xơ cứng teo cơ bên, mệt mỏi mãn tính, chèn ép dây thần kinh hay hội chứng khoang gắng sức mãn tính,...

Tình trạng mất nước

Cơ thể bị mất nước hay thiếu nước cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến căng cơ đùi. Như chúng ta đã biết, nước rất quan trọng đối với cơ thể và với các nhóm cơ cũng vậy. Nước đảm bảo cho sự hoạt động của cơ. Vì thế khi thiếu nước có thể dẫn đến tình trạng căng cơ.

IV - Các biện pháp giúp chẩn đoán và điều trị căng cơ đùi

Tình trạng căng cơ đùi có thể chỉ xảy ra một vài lần, nhưng cũng có thể là chấn thương mãn tính, lặp đi lặp lại. Bên cạnh nhóm có nguy cơ cao như các vận động viên thể thao thì những người bị chấn thương mà không có biện pháp điều trị đúng cách cũng như chế độ nghỉ ngơi thích hợp thì rất dễ bị lại.

Biện pháp chẩn đoán tình trạng căng cơ đùi

Có 2 biện pháp phổ biến giúp chẩn đoán tình trạng căng cơ đùi là:

  • Thăm khám với bác sỹ chuyên khoa: Các bác sỹ sẽ thực hiện thăm khám lâm sàng bằng cách hỏi bệnh nhân về tiền sử chấn thương, kiểm tra mức độ sưng hay bầm tím của cơ đùi, đồng thời có thể yêu cầu bệnh nhân co duỗi chân để quan sát khả năng vận động.

Thăm khám với bác sỹ giúp chẩn đoán tình trạng căng cơ đùi

  • Chẩn đoán bằng hình ảnh: Có thể chụp X-Quang hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để kiểm tra tình trạng xương cũng như các chấn thương gân khớp khác trước khi kết luận bị căng cơ đùi.

Căng cơ đùi có nhiều mức độ khác nhau. Mức độ nhẹ (mức độ 1) có thể chữa lành dễ dàng trong vài ngày đến vài tuần. Mức độ nặng (mức độ 3) có thể phải chữa tới vài tháng mới có thể hồi phục.

Điều trị căng cơ đùi như thế nào?

Để điều trị căng cơ đùi, có thể sử dụng các biện pháp sau:

  • Sử dụng băng mềm, gạc đàn hồi để quấn phần đùi bị chấn thương

  • Hạn chế vận động. Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.

  • Nâng phần đùi bị căng cơ lên cao hơn tim để giúp hạn chế tình trạng sưng, phù nề.

  • Giúp cơ đùi được thư giãn bằng cách massage, xoa bóp nhẹ nhàng

  • Chườm đá là biện pháp hiệu quả trong điều trị các chấn thương cơ

  • Khi cơ đùi đã bớt sưng, đau người bệnh có thể tập vật lý trị liệu để giúp cơ hoạt động bình thường trở lại.

  • Có thể sử dụng thuốc giảm đau nhưng phải dưới sự chỉ định của bác sỹ

  • Nếu bị rách cơ hoàn toàn thì cần xem xét đến phương án phẫu thuật

V - Cách phòng ngừa căng cơ đùi hiệu quả

Căng cơ đùi khiến người bệnh gặp phải những cơn đau dữ dội, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy cần có các biện pháp phòng ngừa, cụ thể như sau:

  • Luyện tập thường xuyên, đều đặn giúp điều hòa cơ bắp, hạn chế chấn thương.

  • Khởi động đúng cách trước khi tập luyện

  • Thực hiện giãn cơ sau khi tập luyện

  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể

  • Ăn uống điều độ, đủ dinh dưỡng để nuôi cơ

  • Nếu có tiền sử chấn thương cơ đùi, cần nghỉ ngơi đến khi khỏi hẳn mới tập luyện trở lại

Luyện tập thể thao thường xuyên giúp phòng ngừa căng cơ đùi

Như vậy, căng cơ đùi là một dạng chấn thương phổ biến, thường ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp nặng cần can thiệp y tế. Vì vậy, nếu gặp tình trạng này bạn hãy đến thăm khám với bác sỹ chuyên khoa để có biện pháp điều trị tốt nhất nhé.

Xem thêm:

Tác giả: -
CẢNH BÁO: Xuất hiện các cuộc gọi giả danh thương hiệu Thái Minh để “lừa dối” Khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH chỉ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để gọi ra cho khách hàng. Quý khách lưu ý tránh bị kẻ gian lừa đảo. Trân trọng thông báo!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết