Cấy tế bào gốc vào khớp gối có phải cứu cánh cuối cùng của thoái hóa khớp gối

Cấy tế bào gốc vào khớp gối có phải cứu cánh cuối cùng của thoái hóa khớp gối


Mục lục [Ẩn/Hiện]

Theo số lượng thống kê của Hội xương khớp tại Việt Nam năm 2023, tỷ lệ thoái hóa khớp của người trên 35 tuổi khoảng 30%, người trên 65 tuổi là 60% và người trên 85 tuổi là 85%. Theo ghi nhận thực tế này, bệnh lý về xương khớp đang ngày dần trẻ hóa và phổ biến ở mọi lứa tuổi. Do đó với khả năng chống viêm, giảm đau, tăng cường vận động và phục hồi chức năng khớp mà không cần phẫu thuật, cấy tế bào gốc vào khớp gối đang được xem là một bước đột phá trong ngành y học hiện đại.

 Tìm hiểu phương pháp tiêm tế bào gốc vào khớp gối

Tìm hiểu phương pháp tiêm tế bào gốc vào khớp gối

Điều trị cấy tế bào gốc vào khớp gối nghĩa là gì?

Tiêm tế bào gốc khớp gối là phương pháp cấy tế bào gốc trung mô, sau đó tiêm vào khớp cần điều trị. Tế bào gốc sẽ biệt hóa và hỗ trợ tế bào chức năng các hoạt động để từ đó giúp chống viêm và phục hồi chức năng khớp hiệu quả. Bên cạnh đó, những tế bào này còn tiết ra nhiều yếu tố giúp tái tạo mạch máu, điều hòa miễn dịch và ngăn chặn sự chết của tế bào.

 Tiêm tế bào gốc vào khớp gối

Tiêm tế bào gốc vào khớp gối

Hai cách phổ biến để điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc là sử dụng tế bào gốc đồng loài từ mô dây rốn và tế bào gốc tự thân lấy từ mô mỡ, tủy xương, tủy răng…của chính bệnh nhân đó.

Tình trạng tổn thương sụn khớp gối đang ngày càng phổ biến trong cộng đồng, đặc biệt đang có xu hướng trẻ hóa dần. Tại Việt Nam, mặc dù vẫn còn hơi mới mẻ nhưng nhiều bệnh viện đã ứng dụng và mang lại hiệu quả rõ rệt. Vậy quy trình tiêm tế bào gốc vào khớp gối như thế nào? Tiếp tục tìm hiểu nhé.

Nguyên lý của liệu pháp tiêm tế bào gốc khớp gối

Tế bào gốc là một loại tế bào đặc biệt của cơ thể, có khả năng tăng sinh biệt hóa đa dạng để tạo thành nhiều tế bào chức năng. Theo cơ chế hoạt động tự nhiên, lúc chúng đi vào cơ thể, tế bào gốc có thể thành tế bào sinh sụn, thay thế và sửa chữa nhưng tế bào lão hóa hoặc đang bị tổn thương. 

Thông thường, các bác sĩ sẽ điều trị bằng phương pháp cấy tế bào gốc tự thân. Nhưng vì mô sụn không có tế bào gốc nên trong liệu pháp sẽ lấy các tế bào từ tủy xương và mô mỡ. Các bước thực hiện bao gồm:

  • Các bác sĩ tiến hành gây tê tại chỗ và trích xuất mô mỡ dưới da vùng bệnh quanh rốn, mặt trong đùi hoặc mặt trên ngoài mông. Đồng thời lấy máu từ tĩnh mạch trên cánh tay của người bệnh để phân tách ra huyết tương giàu tiểu cầu.

  • Sau khi được lấy ra từ mô mỡ bụng, tế bào gốc sẽ được nuôi cấy trong tầm 4 tuần ở phòng nuôi cấy tế bào nhằm đạt trạng thái tốt nhất và số lượng tăng trưởng.

  • Đem tế bào gốc trộn với huyết tương giàu tiểu cầu và pha loãng để có dung dịch từ 10 - 20ml. Kết quả là thu được hàng triệu tế bào gốc đã hoạt hóa.

  • Cuối cùng bác sĩ để tiêm những tế bào này vào khớp gối.

 Quy trình cấy tế bào gốc tự thân

Quy trình cấy tế bào gốc tự thân

Khi đã được tiêm vào khớp gối, các tế bào gốc sẽ:

  • Kích thích cơ chế kháng viêm và điều hòa miễn dịch.

  • Tăng cường sửa chữa tế bào và cải thiện lưu thông máu trong cơ thể.

  • Kích thích tế bào sụn tạo ra sụn mới và chữa lành lớp sụn bị tổn thương.

  • Điều trị thoái hóa khớp gối mà không cần phải phẫu thuật.

Những ưu điểm so với các phương pháp điều trị khác

Dưới đây là những lợi ích khi dùng liệu pháp tiêm tế bào gốc khớp gối so với các phương pháp khác.

Không cần phải phẫu thuật

Nhắc tới phẫu thuật, chắc hẳn không ít người cảm thấy e ngại bởi đây là phương pháp xâm lấn. Bên cạnh đó, sau phẫu thuật, người bệnh cần dành nhiều thời gian để hồi phục nhưng lại có thể đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng. Tuy rằng các bác sĩ luôn có cách để giảm thiểu rủi ro trong quá trình phẫu thuật nhưng sau ca mổ, các chuyên gia y tế sẽ không thể can thiệp trực tiếp, do đó nguy cơ nhiễm trùng luôn rình rập.

Với phương pháp tế bào gốc, người bệnh sẽ không phải lo lắng khi nằm viện trong thời gian dài hay trải qua cảm giác đau đớn. Đồng thời nguy cơ nhiễm trùng cũng sẽ giảm đi nhiều do tế bào gốc tự thân trích xuất từ cơ thể người bệnh nên hoàn toàn tương thích.

Tiết kiệm thời gian

Một điểm mạnh khác của phương pháp cấy tế bào gốc chính là thời gian thực hiện nhanh chóng, người bệnh được về trong ngày và không gặp bất cứ trở ngại nào. Đối với những người bệnh rộn thì đây quả thật là yếu tố cần thiết để họ vừa có thể duy trì hoạt động hằng ngày vừa có thể điều trị.

Cải thiện triệu chứng hiệu quả

Khi quá trình viêm xảy ra, các tế bào gốc tự thân này sẽ tiết ra các yếu tố tăng trưởng như EGF, SGF ức chế cytokine viêm để giảm viêm, kích thích tưới máu nuôi mô khớp gối. Từ đó hỗ trợ sửa chữa và phục hồi mô và sụn khớp nhanh chóng.

Sau khi tiêm vào khớp gối, các tế bào gốc sẽ biệt hóa và làm sụn khớp dày hơn, giảm tiếng lục cục, lạo xạo trong khớp, giảm đau và cải thiện xương dưới sụn. Lúc này người bệnh có thể cảm nhận được sự thuyên giảm rõ rệt sau 6 - 12 tháng. Hiệu quả điều trị kéo dài từ 3 - 4 năm. Trong khi các phương pháp truyền thống khác chỉ có hiệu quả trong thời gian ngắn, tái đi tái lại nhiều lần. 

 Hiệu quả mang lại của tế bào gốc

Hiệu quả mang lại của tế bào gốc

Theo thống kê, trung bình người bệnh giảm 84.31% cơn đau trong lúc nghỉ ngơi, giảm 61.95% cơn đau thực tế và tăng 55.68% chức năng theo dõi lần cuối. Kết quả tổng thể mức cải thiện trung bình sau khi kết thúc nghiên cứu là 67%.

Chi phí tiêm tế bào gốc khớp gối hiện nay là bao nhiêu?

Với công dụng mà liệu pháp tế bào gốc mang lại, không ít người thắc mắc giá tiêm tế bào gốc khớp gối là bao nhiêu? Thực tế, rất khó để ước lượng được một con số chính xác, bởi chúng còn phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân nữa.

Tuy nhiên, người bệnh có thể tham khảo một số mức chi phí sau đây:

  • Chi phí cấy tế bào gốc tự thân: 100 triệu - 200 triệu đồng. Đây là mức chi phí để tiêm vào khớp gối.

  • Chi phí cấy tế bào gốc đồng loài cùng huyết thống: 400 triệu - 600 triệu đồng.

  • Chi phí cấy tế bào gốc từ máu dây rốn: 600 triệu - 900 triệu đồng.

  • Phi phí cấy tế bào gốc nửa hòa hợp: 600 triệu - 700 triệu đồng.

Lưu ý khi dùng phương pháp cấy tế gốc vào khớp

Bất kể khi dùng phương pháp cấy tế bào gốc đồng loài hay cấy tế bào gốc tự thân, để mang lại hiệu quả tối đa, người bệnh cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và thăm khám định kỳ. Không những vậy, bệnh nhân cần phải kết hợp với lối sống khoa học như ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và luyện tập thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng phù hợp, hạn chế uống rượu bia, thuốc lá…

Ngoài ra, cần phải lưu ý, người trên 60 tuổi thì tế bào gốc trong mô càng ít và quá trình nuôi cấy cũng sẽ dài hơn. Do đó tốt nhất là người bệnh nên lưu giữ lại tế bào gốc tại cơ sở y tế khi còn trẻ.

Trên đây là những thông tin về cấy tế bào gốc vào khớp gối mà Khương Thảo Đan muốn chia sẻ tới mọi người. Phương pháp này tuy còn khá mới mẻ nhưng vẫn nhận được nhiều sự quan tâm và tin tưởng của nhiều người bệnh. Đồng thời, hãy tìm một địa chỉ uy tín và chất lượng để điều trị hiệu quả nhé.

Xem thêm:

Tác giả: -
CẢNH BÁO: Xuất hiện các cuộc gọi giả danh thương hiệu Thái Minh để “lừa dối” Khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH chỉ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để gọi ra cho khách hàng. Quý khách lưu ý tránh bị kẻ gian lừa đảo. Trân trọng thông báo!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết