Đau khớp gối có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng người cao tuổi là nhóm người đặc biệt dễ bị các bệnh liên quan đến xương khớp hơn cả. Bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu thông tin liên quan đến tình trạng đau khớp gối ở người già.
Mục lục
Đau khớp gối ở người già – Một tình trạng phổ biến
Về già, các chức năng thể chất như: sức bền của chân, khả năng giữ thăng bằng và khả năng vận động của khớp chân giảm rõ rệt. Trong số các khớp chân khác nhau, khớp gối là khớp phải chịu tải lớn nhất. Mỗi khi bạn leo cầu thang, đi bộ hay đứng bằng một chân, khớp đầu gối phải chịu tải lớn gấp đôi trọng lượng cơ thể.
Chính vì thế, đau khớp gối là một tình trạng phổ biến ở người lớn tuổi. Đặc biệt, thời gian gần đây, số lượng người cao tuổi bị đau khớp gối ngày càng tăng.
Theo ước tính, tỷ lệ hiện mắc hàng năm nằm trong khoảng từ 33% (đau hầu hết các ngày trong một tháng hoặc lâu hơn) đến 47% (đau một số ngày trong năm).
Tại Anh, tỉ lệ đau khớp gối trong 12 tháng được báo cáo là 29% ở những người từ 40–79 tuổi. Ở Nhật Bản, con số này là 33% (nam 28%, nữ 35%) (nghiên cứu ở những người trên 60 tuổi).
Đau khớp gối ở người già có thể xuất thiện đột ngột, cấp tính hoặc có thể phát triển theo thời gian (mãn tính).
Người cao tuổi thường xem các bệnh về xương khớp là một phần của lão hóa, tuổi già. Họ vẫn cảm thấy mình khỏe mạnh dù các khớp đầu gối bị đau. Tuy nhiên, các bệnh về xương khớp là một bệnh tiến triển theo thời gian, nếu không điều trị bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.

Đau khớp gối ở người già là tình trạng nguy hiểm!
Nếu không được điều trị, đau khớp gối có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người mắc.
Đau kéo dài
Theo thời gian, các cơn đau khớp gối không được điều trị và ngăn ngừa có thể dẫn đến đau khớp mãn tính.
Các cơn đau khớp mãn tính có những tác động vật lý khiến người cao tuổi bị căng cơ, hạn chế khả năng di chuyển, thiếu năng lượng, ảnh hưởng tới giấc ngủ. Thậm chí, nó còn ảnh hưởng tới cả tâm lý, khiến bạn hình thành những cảm xúc tiêu cực như: lo lắng, trầm cảm, tức giận, sợ hãi bệnh tái phát.
Đặc biệt, khi các đợt đau cấp tính xảy ra xen kẽ trên nền đau mãn tính, cơn đau sẽ trở nên dữ dội, khiến bạn suy giảm khả năng vận động, giữ thăng bằng, điều này có thể làm tăng nguy cơ bị tai nạn, thương tích và càng làm nỗi sợ hãi bệnh tật của bạn tăng lên.
Ngoài ra, khi đau khớp gối đã trở thành mãn tính, loại đau này vẫn có thể tiếp tục dù nguyên nhân gây ra nó đã biến mất. Bởi, các tín hiệu đau vẫn hoạt động trong hệ thần kinh trung ương trong nhiều tuần, nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Làm suy giảm khả năng đi lại
Đau khớp gối khiến việc đi lại, đứng trở nên khó khăn hoặc thậm chí là không thể đi lại được. Điều này kéo theo hệ quả là việc thực hiện các công việc thường ngày trở nên khó khăn hơn, như:
- Đi vệ sinh
- Đi mua sắm
- Làm việc nhà
- Nằm hoặc rời giường
- Tập thể dục
- Khó khăn trong việc leo cầu thang
- .v.v.
Những điều này không chỉ ảnh hưởng tới cá nhân người bị đau mà còn làm ảnh hưởng tới người thân và những người ngoài xã hội.

Tăng nguy cơ bị ngã và chấn thương
Theo thống kê, người cao tuổi bị đau khớp gối có nguy cơ bị ngã hoặc chấn thương cao gấp 2,5 lần những người khác. Nhiều người xem té ngã chỉ đơn thuần là một yếu tố nguy cơ dẫn đến gãy xương. Nhưng thực tế rằng té ngã có thể dẫn đến những hậu quả không thể phục hồi về sức khỏe, xã hội và tâm lý ở người cao tuổi.
Theo thống kê, 10% cú ngã ở người già có thể dẫn đến các chấn thương lớn như: gãy xương hay chấn thương nội sọ (ICIs), 1% của tất cả các trường hợp ngã ở người già có thể dẫn đến gãy xương hông, gây ra tàn tật hoặc tử vong.
Gián đoạn giấc ngủ
Các cơn đau nhức dai dẳng khiến người già – những người vốn khó ngủ, lại càng trở nên khó ngủ hơn hoặc khiến họ phải thức giấc giữa đêm vì đau đớn.
Hậu quả ngắn hạn của việc giấc ngủ bị gián đoạn ở người già là: tăng sự căng thẳng; rối loạn tâm trạng hay các vấn đề sức khỏe tâm thần khác; suy giảm nhận thức, trí nhớ; thay đổi hành vi, tính tình; làm tăng cơn đau khớp gối;…
Hậu quả lâu dài là làm tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, các vấn đề liên quan đến cân nặng, hội chứng chuyển hóa và bệnh đái tháo đường type 2. Ngoài ra, nhiều bằng chứng cũng cho thấy, giấc ngủ bị gián đoạn có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư và tử vong.

Lo lắng và trầm cảm
Nghiên cứu năm 2010 Nguồn tin cậy đã điều tra mối liên hệ giữa lo lắng và trầm cảm và viêm khớp, phát hiện ra rằng cơn đau của các triệu chứng viêm khớp ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần.
Hơn 40% những người tham gia nghiên cứu cho thấy sự lo lắng và trầm cảm gia tăng do các triệu chứng viêm khớp.
Khuyết tật
Đau khớp gối do các bệnh lý xương khớp mãn tính là nguyên nhân hàng đầu gây ra khuyết tật ở người cao tuổi.
Khuyết tật là khi một tình trạng y tế nào đó khiến bạn bị hạn chế các cử động, giác quan hoặc hoạt động bình thường của bạn. Mức độ của khuyết tật sẽ phụ thuộc vào các hoạt động mà bạn cảm thấy khó hoàn thành. Chẳng hạn, bạn không thể:
- Đi bộ lên cầu thang
- Đi bộ 500 m
- Đứng hoặc ngồi trong hai giờ
- Đi bộ mà không có dụng cụ hỗ trợ
- Sử dụng các phương tiện công cộng
- Duy trì tốc độ đi bộ bình thường
- .v.v.

Các biến chứng khác
Trong trường hợp bị đau khớp gối nặng, có thể xảy ra tình trạng mất sụn nhanh chóng (tiêu sụn). Khi sụn mất đi, đầu xương sẽ lộ ra ngoài, ma sát vào nhau khi chuyển động, gây ra nhiều đau đớn hay thậm chí là gãy xương, đứt gân, dây chằng đầu gối.
Một số bệnh nhân còn bị chảy máu và nhiễm trùng trong, xung quanh khớp.
U xương hoặc chết tế bào xương cũng là một biến chứng có thể xảy ra khi bị đau khớp gối mãn tính.
Nguyên nhân đau khớp gối ở người già
Một số nguyên nhân cấp tính:
- Gãy xương
- Trật khớp
- Đứt gân bánh chè
- Tổn thương sụn chêm
- Nhiễm trùng
Nguyên nhân mãn tính:
- Viêm xương khớp (thoái hóa khớp)
- Viêm khớp dạng thấp
- Bệnh gút hoặc giả gút
- Loãng xương
- Viêm bao hoạt dịch
- Nhuyễn hoá sụn mặt khớp xương bánh chè
- Hội chứng dây thần kinh
- Viêm khớp sau chấn thương
- .v.v.
Trong đó, ba nguyên nhân phổ biến nhất gây đau khớp gối ở người già là:
- Viêm xương khớp (thoái hóa khớp)
- Viêm khớp dạng thấp
- Đứt gân bánh chè

Viêm xương khớp (thoái hóa khớp)
Căn bệnh này ảnh hưởng tới 40% người già và ảnh hưởng tới phụ nữ nhiều gấp đôi so với nam giới từ 60 tuổi trở lên. Hầu hết những người trên 60 tuổi đều bị viêm xương khớp ở một mức độ nào đó, nhưng mức độ nghiêm trọng ở mỗi người là khác nhau.
Có 2 loại thoái hóa khớp: nguyên phát và thứ phát. Thoái hóa khớp nguyên phát xảy ra khi sụn giữa các xương đầu bị thoái hóa. Nguyên nhân của việc sụn thoái hóa là khi bạn già đi, hàm lượng nước trong sụn giảm dần, làm cho nó yếu hơn và dễ bị tổn thương hơn. Thoái hóa khớp thứ phát không liên quan đến lão hóa, nó được gây ra bởi chấn thương, bệnh tật hoặc các yếu tố di truyền.
Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào, như đầu gối, mắt cá chân, ngón tay hoặc ngón chân.
Triệu chứng thoái hóa khớp gối:
- Đau và cứng ở khớp gối
- Khớp gối mất tính linh hoạt
- Có thể cảm thấy có tiếng răng rắc hoặc lách cách khi cử động đầu gối
- .v.v.
Ở giai đoạn đầu, bạn có thể chỉ cảm thấy đau nhức và khó chịu khi vận động khớp hoặc khi thức dậy vào buổi sáng. Khi bệnh tiến triển, bạn có thể gặp phải triệu chứng này ngay cả khi bạn nghỉ ngơi và cơn đau ngày càng trở nên dữ dội hơn.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp hay thấp khớp chủ yếu ảnh hưởng đến những người từ 40 – 60 tuổi. Phụ nữ có nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp cao gấp 3 lần so với nam giới.
Viêm khớp dạng thấp có những triệu chứng tương tự với thoái hóa khớp, nhưng đây là hai tình trạng rất khác nhau. Viêm xương khớp là một tình trạng thoái hóa, nguy cơ tăng dần theo độ tuổi. Còn viêm khớp dạng thấp là một rối loạn tự miễn dịch .
Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấm công chính các mô và cơ quan trong cơ thể bạn. Bệnh thường xảy ra ở các khớp nhỏ như cổ tay, bàn tay, bàn chân. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể tấn công các khớp lớn hơn, như vai, khuỷu tay, hông và đầu gối.
Nếu trì hoãn điều trị, thấp khớp có thể dẫn đến những tổn thương vĩnh viễn không thể phục hồi.
Rách, đứt gân bánh chè
Gân bánh chè là một gân hình sao, nối phần dưới của xương bánh chè với xương chày. Bạn có thể bị rách một phần hoặc đứt hoàn toàn gân này. Khi rách một phần, gân bị tổn thương nhưng vẫn còn nguyên vẹn. Nếu đứt hoàn toàn sẽ làm giảm khả năng vận động của khớp gối, bạn không thể duỗi thẳng chân.
Ngoại trừ các vận động viên thì những người cao tuổi từ 65 trở lên là nhóm đối tượng rất dễ bị chấn thương ngày do tình trạng thoái hóa gân.
Các triệu chứng của rách, đứt gân bánh chè là:
- Đau, căng và sưng đầu gối (gân càng bị tổn thương nhiều, tình trạng đau và viêm ngày càng nặng hơn).
- Trong trường hợp đứt hoàn toàn, có thể nghe thấy tiếng ‘bốp’ vào thời điểm bị chấn thương
- Cảm thấy cực kỳ khó khăn và không ổn định trong việc đi lại
- Bánh chè ở đầu gối không thẻ di chuyển vào đúng vị trí vì nó không còn gắn vào xương chày nữa
Trì hoãn hơn 6 tuần sau khi chấn thương gân xương chày có thể khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Trì hoãn càng lâu, phục hồi càng khó. Trong nhiều trường hợp, bạn thậm chí cần phải tái tạo lại gân thay vì sửa chữa.
Yếu tố làm tăng nguy cơ đau khớp gối ở người già
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ đau khớp gối hoặc làm tình trạng đau khớp gối ở người già trở nên trầm trọng hơn, đó là;
- Béo phì
- Tiền sử chơi các môn thể thao có tác động mạnh
- Hút thuốc
- Tiền sử gia đình
- .v.v.
Cách chữa đau khớp gối ở người già
Việc chữa trị đau khớp gối ở người già cần phụ thuộc vào từng nguyên nhân. Việc điều trị thường bao gồm một số lựa chọn như:
- Sử dụng các loại thuốc uống, bôi
- Tiêm
- Châm cứu
- Vật lý trị liệu
- Phẫu thuật
Lưu ý rằng, một số bệnh lý xương khớp (như viêm khớp dạng thấp) không thể chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng việc điều trị và hỗ trợ sớm có thể giúp giảm tần suất các cơn bùng phát bệnh, cải thiện triệu chứng, làm giảm nguy cơ tổn thương khớp và hạn chế những biến chứng của bệnh.
Thuốc
- Paracetamol
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
- Thuốc corticosteroid
- Opioid
- Glucosamine & chondroitin
- Thuốc chống thấp khớp (DMARD)
- Thuốc sinh học
- Kem bôi có chứa capsaicin
- .v.v.
Đây là các loại thuốc rất hữu ích trong việc giảm đau, viêm, được sử dụng để điều trị nhiều bệnh liên quan đến xương khớp. Tuy nhiên, việc sử dụng cần thận trọng và tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ. Bởi chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, đặc biệt một số loại thuốc còn có thể gây ra những tác dụng phụ rất nghiêm trọng.

Tiêm khớp
Liệu pháp này thường được bác sĩ chỉ định trước khi đề nghị bệnh nhân phẫu thuật. Một số loại tiêm giúp giảm đau khớp gối ở người già là:
– Tiêm corticosteroid. Đây là loại tiêm phổ biến nhất dùng để làm giảm nhanh tình trạng đau, nhức, viêm nhiễm khớp gối.
Đa phần mọi người đều không bị tác dụng phụ sau khi tiêm steroid (ngoài một chút đau hoặc ngứa ran nơi tiêm). Tuy nhiên, corticosteroid có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm cho một số người, đặc biệt là khi dùng quá thường xuyên, như: hoại tử xương, nhiễm trùng khóp, tổn thương thần kinh, loãng xương, dị ứng, làm mỏng da và mô mềm xung quanh vết tiêm,…
– Tiêm axit hyaluronic (HA). Phương pháp này thương được sử dụng để điều trị đau khớp gối do viêm xương khớp ở những bệnh nhân đã được điều trị bằng thuốc giảm đau và các phương pháp điều trị khác không có kết quả.
Axit hyaluronic tương tự như dịch tự nhiên trong khớp. Nó giúp chất bôi trơn, giảm xóc trong các khớp và giúp các khớp hoạt động linh hoạt.
Các tác dụng phụ thường gặp đối với thuốc tiêm có nguồn gốc HA bao gồm: bầm tím tại chỗ tiêm, mẩn đỏ, đau nhẹ và sưng tấy.
– Các loại tiêm khác, như: tiêm huyết tương giàu tiểu cầu, tiêm tế bào gốc, tiêm botox,…

Châm cứu
Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng cho thấy châm cứu có thể mang lại hiệu quả giảm đau khớp gối và cải thiện chức năng thể chất. Các nghiên cứu gần đây còn cho thấy, tác dụng giảm đau của châm cứu thậm chí có thể kéo dài ít nhất 12 tháng.
Để thực hiện châm cứu điều trị đau khớp gối, bạn nên tới những cơ sở, bệnh viện uy tín, được cấp giấy phép hoạt động, bác sĩ có giấy chứng chỉ hành nghề.
Một số bệnh viện y học cổ truyền ở nước ta có thể thực hiện châm cứu điều trị đau khớp gối ở người gia flaf:
- Bệnh viện Y Học Cổ Truyền Trung Ương
- Bệnh viện châm cứu TW
- Khoa Y học cổ truyền – Bệnh viện Quân đội 108
- Viện Y học Cổ truyền Quân đội
- Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội
- .v.v.

Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu có thể giúp để giảm các cơn đau , sưng, và độ cứng của đầu gối. Ngoài ra, nó còn giúp cải thiện chức năng khớp gối, khiến bạn đi, cúi, quỳ, ngồi xổm dễ dàng hơn.
Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ đánh giá tình trạng đau khớp gối của bạn bằng một số kiểm tra như:
- Đánh giá dáng đi
- Sờ cấu trúc xung quanh đầu gối để cảm nhận sự bất thường hoặc đánh giá độ đau khi chạm vào
- Đo phạm vi chuyển động của đầu gối, khi uốn cong hoặc duỗi thẳng
- Đo sức mạnh của cơ bám quanh đầu gối
- Đánh giá khả năng giữ thăng bằng
- .v.v.
Sau đó chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp. Như:
- Các bài tập giúp giảm đau, cải thiện khả năng vận động tổng thể
- Sóng âm
- Kích thích điện
- Liệu pháp nhiệt
- Mát-xa mô mềm
- .v.v.
Phẫu thuật
Có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau dùng để điều trị đau khớp gối ở người già. Tùy thuộc vào nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh, tuổi tác của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phẫu thuật phù hợp.
Một số thủ thuật phẫu thuật điều trị đau khớp gối là:
- Nắn xương chày
- Nội soi khớp
- Phẫu thuật thay khớp
- Chọc dò khớp và cắt bao hoạt dịch
- Phẫu thuật tạo hình khớp
- Phẫu thuật sửa chữa gân bánh chè
- Tái tạo gân (cần người hiến tặng để thự chiện việc thay thế, tái tạo)

Chăm sóc, điều trị tại nhà
Việc điều chỉnh hành vi, thay đổi lối sống có thể giúp cải thiện tình trạng đau khớp gối và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Dưới đây là một số gợi ý về chữa đau khớp gối cho người già tại nhà.
Hoạt động thể chất
Tập thể thao giúp trì hoãn sự thoái hóa của khớp, tăng cường sức khỏe của mô sụn và cơ bắp. Ngoài ra, hoạt động thể chất còn giúp giảm cân ở những người thừa cân hoặc duy trì cân nặng phù hợp. (Béo phì là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng đau khớp gối ở người già trở nên trầm trọng hơn).
Một số bộ môn phù hợp với người cao tuổi bị đau khớp gối là: yoga, đi bộ, đạp xe, thái cực quyền, bơi lội,…

Sinh hoạt đúng tư thế
Để giảm thiểu áp lực cho khớp gối, bạn nên học cách thực hành những tư thế đúng. Chẳng hạn như:
- Không ngồi trên ghế quá thấp hoặc trường kỷ quá lớn
- Nếu chỗ ngồi quá thấp, hãy kê đệm hoặc gối bên dưới để đầu gối không bị co lên nhiều
- Không ngồi cúi, ngửa đầu hay ngồi trượt trên ghế
- Đi giày thoải mái, tránh những đôi giày có đế quá cứng, quá chật hay quá cao
- Tránh ngồi lâu và không cử động trong thời gian dài
- .v.v.
Ăn uống lành mạnh
Người cao tuổi nên có một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng với nhiều trái cây, rau củ quả, uống đủ nước. Đồng thời, tránh các loại chất béo bão hòa, thức ăn nhanh, thức ăn nhiều muối, đường,…
Một số loại thực phẩm tốt cho khớp gối là:
- Các loại cá biển
- Tỏi, gừng, nghệ
- Bông cải xanh
- Quả óc chó
- Nước hầm xương, sụn
- Cải xoăn
- .v.v.
☛ Tìm hiểu thêm: Bị đau xương khớp nên ăn gì?

Bỏ hút thuốc
Thuốc và khói thuốc lá có thể làm tăng tình trạng viêm khắp cơ thể, điều này khiến các cơn đau nhức của bạn trở nên tồi tệ hơn, khó phục hồi và chữa lành. Ngoài ra, hút thuốc ở người già còn làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch cũng như ung thư.
Vì thế, hãy lên kế hoạch bỏ thuốc nếu bạn đang hút thuốc.
Xoa bóp
Tự xoa bóp tại nhà cũng là một trong những cách giúp người cao tuổi giảm đau khớp gối hiệu quả.
Các xoa bóp như sau:
Tư thế: Ngồi trên ghế, đầu gối hướng về phía trước, chân đặt trên sàn.
Thực hiện:
- Nắm hai tay lại rồi dùng hai tay vỗ vào đùi trên, dưới và giữa 10 lần. Lặp lại 3 lần.
- Đặt gốc bàn tay lên trên đùi (phía gần bụng) rồi lướt đến đầu gối, sau đó thả ra. Lặp lại 3 lần. Thực hiện tương tự cho mặt ngoài và mặt trong của đùi.
- Nhấn 4 ngón tay vào mô đầu gối và di chuyển lên xuống năm lần. Lặp lại động tác ở xung quanh đầu gối.
- Đặt lòng bàn tay lên trên đùi, lướt xuống qua đầu gối và ngược lên đùi ngoài.
Việc thực hiện các động tác xoa bóp cơ đùi sẽ có những tác động có lợi lên đầu gối. Ngoài ra, nó còn giúp bạn trở nên thoải mái và bớt căng thẳng hơn.
Phương pháp nhiệt
Nhiệt nóng và lạnh được nhiều chuyên gia khuyến khích áp dụng nhằm làm giảm đau khớp. Trong đó:
- Nhiệt nóng làm giãn cơ, cải thiện tình trạng cứng khớp. Bạn có thể dùng một chai nước ấm hoặc túi chườm để chườm vào khớp. Nếu cứng khớp diễn ra vào buổi sáng, bạn có thể tắm, ngâm mình vào nước ấm.
- Nhiệt lạnh giúp giảm đau, viêm và sưng tấy. Bạn có thể sử dụng túi chườm hoặc bọc đá vào một chiếc khăn dày rồi chườm vào khớp.
Sử dụng Khương Thảo Đan
Khương Thảo Đan là một sản phẩm được nghiên cứu bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Điều đặc biệt của sản phẩm này là hoạt chất KGA1 chiết xuất chuẩn hóa từ củ Địa Liền (theo công trình nghiên cứu của PGS.TS Lê Minh Hà) cùng collagen type II không biến tính. Nhờ vậy, mang lại tác dụng:
- Hỗ trợ làm trơn khớp và phục hồi sụn khớp
- Hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, giảm các triệu chứng viêm khớp, đau vai gáy, thoái hóa khớp.
Sản phẩm được chiết xuất từ các thành phần thảo dược thiên nhiên nên vô cùng an toàn, người có tiền sử bị bệnh dạ dày hay gan thận đều có thể sử dụng được.
Để tìm hiểu thêm về sản phẩm Khương Thảo Đan, bạn xem: TẠI ĐÂY
Lắng nghe cơ thể
Việc chẩn đoán các tình trạng bệnh lý đôi khi có thể gây ra những cảm xúc hoảng sợ, tiêu cực ở bệnh nhân. Nhưng bạn đứng quá lo lắng, giống như nhiều tình trạng sức khỏe khác, bệnh xương khớp có thể được điều trị để làm giảm triệu chứng và thậm chí bạn vẫn có thể sinh hoạt bình thường.
Nếu cảm thấy lo lắng hoặc chán nản vì tình trạng không được cải thiện, bạn đừng chịu đựng một mình mà nên nói chuyện với người thân để nhận được sự cảm thông và hỗ trợ. Ngoài ra, để giảm căng thẳng, bạn có thể thử thực hiện một số kỹ thuật giúp thư giãn, cải thiện tâm trạng, như: thiền, chánh niệm, yoga, hít thở sâu,…
Người thân nên làm gì?
Nếu trong gia đình bạn có người lớn tuổi bị đau khớp gối, bạn nên hỗ trợ họ bằng cách:
- Thúc đẩy họ thực hiện lối sống lành mạnh, tích cực vận động
- Khuyến khích họ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng, nấu những món ăn tốt cho xương khớp
- Quản lý và nhắc nhở việc uống thuốc, tái khám
- Giúp họ đi lại trong nhà hoặc lên xuống cầu thang
- Cảm thông và chia sẻ với họ
- .v.v.
Người thân chính là một phần không thể thiếu trong quá trình điều trị và phục hồi của những bệnh nhân xương khớp.
Kết luận
Đau khớp gối là một tình trạng thường gặp ở người già, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó phổ biến nhất là do thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp và đứt gân bánh chè. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý này giúp giảm nguy cơ tàn tật và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Cho dù bạn đang bị đau khớp gối hay đang cần chăm sóc cho ai đó, chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể chuẩn bị tâm lý thật tốt để bắt đầu con đường điều trị. Bởi đây là con đường đòi hỏi cần có nhiều kiên trì, nhẫn nại và cảm thông.