Tê mỏi chân tay tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường

Tê mỏi chân tay tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường


Mục lục [Ẩn/Hiện]

Tê mỏi chân tay xuất hiện phổ biến ở nhiều lứa tuổi và không phân biệt giới tính. Tình trạng này có thể là tạm thời hoặc là biểu của một vài bệnh lý. Tê mỏi chân tay không gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh xong kéo dài lại tiềm ẩn nhiều biến chứng thần kinh nghiêm trọng.

Triệu chứng của tê mỏi chân tay

Bình thường, thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên là nơi tiếp nhận, chi phối các hoạt động dẫn truyền cảm giác cũng như vận động của con người. Chúng cho phép cơ thể có khả năng nhận biết và phản hồi lại các kích thích từ bên ngoài. Biểu hiện thường thấy là sự phản xạ, đáp ứng cảm giác của tay chân với các tác nhân.

te-moi-chan-tay-gay-dau

Tê mỏi chân tay gây đau buốt, mất cảm giác.

Tê mỏi (hay còn gọi là tê bì) chân tay là một dạng rối loạn cảm giác một phần hoặc hoàn toàn tại các cơ, dây chằng và gân ở các chi của cơ thể. Tình trạng này liên quan mật thiết tới rối loạn thần kinh ngoại vi, kèm theo một số triệu chứng như:

  • Có cảm giác như kiến bò, tê buốt chân tay. Tê bì thường xuất hiện vào các thời điểm cuối ngày, ban đêm hay sáng sớm.
  • Đôi khi xuất hiện các cơn đau nhức. Cơn đau có thể lan khắp cánh tay, cẳng tay, bả vai và hai bên mông, đùi của cơ thể.
  • Mất cảm giác ở các chi: chân tay kém hoặc mất nhạy cảm với các tác động như chạm, ấn, châm chích nhẹ...
  • Mệt mỏi, uể oải tinh thần, mất ngủ và ăn uống kém.

Tê mỏi tay chân không gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe người bệnh, tuy nhiên có thể thấy tình trạng này khiến chức năng vận động hàng ngày của con người bị cản trở. Không chỉ thế, tê bì chân tay kéo dài mà không được khắc phục, người bệnh có thể gặp các hậu quả:

  • Rối loạn vận động, liệt chi.
  • Mất khả năng kiểm soát đại, tiểu tiện.
  • Mất ý thức trong một thời gian ngắn, có thể co giật.

Nhiều người thường bỏ qua các triệu chứng tê buốt ban đầu của tình trạng tê mỏi do nó khá giống với biểu hiện sau thời gian dài chân tay hoạt động nặng nhọc. Điều đó khiến tê mỏi chân tay diễn ra ngày càng trầm trọng hơn và việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn.

Hãy để tâm tới sức khỏe của mình để phát hiện kịp thời những khác thường, từ đó có cách điều trị thích hợp.

Nguyên nhân gây ra tê mỏi chân tay

Trong quá trình khám và chẩn đoán, người ta ưu tiên thực hiện các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Xác định được nguyên nhân giúp bác sĩ có những cách điều trị phù hợp qua đó nhanh chóng cải thiện sức khỏe người bệnh.

Theo Viện Rối loạn thần kinh và đột quỵ Quốc gia (NINDS), tê bì chân tay có thể do những nguyên nhân sau:

Hẹp ống xương sống

Tuỷ sống thuộc hệ thần kinh ngoại biên, được bao bọc bởi xương cột sống. Ống xương sống là nơi xuất phát của nhiều dây thần kinh, trong đó có dây dẫn truyền cảm giác và vận động nối tới tứ chi của cơ thể.

hep-ong-song-gay-te-moi

Hẹp ống xương sống chèn ép dây thần kinh gây tê mỏi các chi.

Hẹp ống sống là loại bệnh bẩm sinh khiến cột sống bị biến dạng, có thể nhỏ hơn bình thường làm các gốc rễ thần kinh bị chèn ép. Theo đó, cảm giác tại tay chân cũng bị rối loạn gây ra tê bì.

Chèn ép dây thần kinh

Ngoài nguyên nhân bẩm sinh, nhiều tác động, tổn thương gây chèn ép dây thần kinh cũng làm gián đoạn đường truyền tín hiệu giữa các nơron thần kinh, từ đó gây ra cảm giác tê mỏi.

Viêm đa rễ thần kinh

Một trong những tổn thương hay gặp là tình trạng viêm đa rễ thần kinh, nhất là thần kinh ngoại biên. Ban đầu có thể là vết thương tại một vị trí xong do không được kịp thời điều trị khiến tổn thương lan rộng gây viêm.

Hậu quả là ảnh hưởng nhiều gốc rễ thần kinh cùng lúc khiến xuất hiện cảm giác đau nhức, tê mỏi ở nhiều vị trí tại các chi.

Làm việc nặng nhọc liên tục

Cột sống chịu nhiều áp lực trong thời gian dài do khuân vác các vật nặng thường xuyên dễ bị thương tổn. Một trong những hậu quả do tổn thương để lại là sưng viêm chèn ép vào dây thần kinh. Theo đó, người bệnh xuất hiện cảm giác đau không chỉ ở khu vực lưng mà lan sang các chi, kèm theo nhức mỏi tay chân.

te-moi-do-khuan-vac

Tê mỏi chân tay do khuân vác đồ nặng liên tục khiến sức khỏe tổn hại.

Đối với nhiều người, các công việc lao động tay chân nặng nhọc là đặc thù và bắt buộc nên không tránh khỏi tình trạng tê bì chân tay.

Chấn thương

Tai nạn nghề nghiệp, tai nạn lao động cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng tê bì chân tay của người bệnh. Các chấn thương, va đập có thể vô tình làm tổn thương thần kinh ngoại biên, từ đó gây ra mất cảm giác, tê mỏi chân tay.

Ngồi sai tư thế

Xương cột sống có vai trò quan trọng vì nó vừa chống đỡ thân trên cơ thể vừa là nơi xuất phát của nhiều dây thần kinh.

ngoi-sai-gay-te-moi

Ngồi sai tư thế trong thời gian dài gây tê mỏi chân tay.

Ngồi sai tư thế lâu và thường xuyên khiến xương sống trở nên "yếu đuối", tăng nguy cơ tổn thương cấu trúc làm ảnh hưởng trực tiếp đến các dây thần kinh. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ngồi ở một tư thế trong nhiều giờ liên tục nâng tỷ lệ tổn thương xương sống tới 70%.

Có thể thấy, các nguyên nhân kể trên gây tê mỏi chân tay theo cơ chế làm thương tổn dây thần kinh, từ đó làm gián đoạn tín hiệu dẫn truyền từ tay chân lên trung tâm điều khiển. Chúng ta hoàn toàn có thể dự phòng các nguyên nhân này để đảm bảo tình trạng sức khỏe ổn định.

Tê mỏi chân tay là biểu hiện của bệnh gì?

Triệu chứng và biến chứng của tê mỏi tay chân gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như cuộc sống người bệnh. Đây không phải là một loại bệnh lý xong nó lại là triệu chứng liên quan tới nhiều bệnh nguy hiểm, cụ thể như:

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm tại đốt sống bị lệch khỏi bao xơ, chèn ép vào các khu vực lân cận, trong đó có các gốc rễ thần kinh.

thoat-vi-gay-te-bi

Tê bì chân tay là biểu hiện của bệnh thoát vị đĩa đệm.

Các dây thần kinh này xuất phát từ thắt lưng, kéo xuống hông, đùi và bàn chân. Theo đó, người bị thoát vị đĩa đệm thường có cảm giác tê buốt, nhức mỏi tứ chi và đi kèm các biểu hiện như:

  • Đau nhức vùng thoát vị, cơn đau lan ra các khu vực xung quanh gây cản trở cử động.
  • Yếu cơ.
  • Có thể gặp tình trạng bí tiểu, tiểu són.

Thoái hóa khớp

Thoái hoá khớp xuất hiện khi xương sống bị lão hoá, sụn khớp bị bào mòn khiến cấu trúc sụn bị thay đổi.

thoai-hoa-khop

Cấu trúc sụn bị bào mòn là biểu hiện của quá trình thoái hoá.

Hậu quả là các khớp xương mất tính trơn nhẵn, khi vận động cọ xát bị tổn thương gây viêm. Theo thời gian, tổn thương lan rộng tới các cơ, dây chằng lân cận gây ra tê mỏi, mất cảm giác ở chân. Ngoài ra, người bệnh còn nhận thấy các triệu chứng:

  • Gặp khó khăn trong co, duỗi thẳng chân.
  • Hạn chế đi lại.
  • Nghe tiếng lạo xạo trong khớp gối.
  • Đau nhức gối.
  • Teo cơ tứ đầu đùi.

Thoái hoá cột sống

Tương tự như thoái hoá khớp, trong đó thoái hoá làm các đốt sống bị biến đổi, cọ xát có thể làm tổn thương trực tiếp dây thần kinh tọa gây ra tê mỏi chân tay.

thoai-hoa-cot-song

Thoái hoá cột sống làm tổn thương dây thần kinh từ đó gây ra tê mỏi.

Thoái hoá cột sống cũng đi kèm một số dấu hiệu nhận biết như:

  • Đau, tê cứng cột sống.
  • Tay, chân yếu.
  • Dễ mất thăng bằng, đau đầu.
  • Bàng quang, ruột mất kiểm soát gây đại, tiểu tiện không tự chủ.

Viêm khớp dạng thấp

Một bệnh lý do hiện tượng rối loạn tự miễn gây nên: hệ miễn dịch tấn công nhầm khiến mô, cơ quan và các dây thần kinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

viem-khop-dang-thap

Viêm khớp dạng thấp gây biến dạng khớp kèm theo đau nhức dữ dội

Trong trường hợp này, người bệnh không chỉ thường xuyên bị tê mỏi chân tay do ảnh hưởng dây thần kinh mà còn kèm theo nhiều biểu hiện phức tạp:

  • Sưng, nóng, đỏ các khớp, thường thấy nhất là khớp gối.
  • Đau nhức toàn thân.
  • Mệt mỏi, chán ăn, cơ thể suy nhược.
  • Biến dạng khớp.
  • Các ảnh hưởng lên cơ quan khác gây viêm màng phổi, viêm màng ngoài tim, đau mắt, khô mắt…

Xơ vữa động mạch

Nguyên nhân gây xơ vữa động mạch là do các khối vật chất lạ bám lên thành mạch gây xơ cứng, hẹp lòng mạch và chèn ép vào dây thần kinh xung quanh.

xo-vua-mach-mau

Vữa xơ mạch máu làm dành thành mạch, hẹp lòng mạch gây nhiều triệu chứng nguy hiểm.

Theo đó, bệnh nhân thường xuyên có cảm giác tê mỏi ở nhiều vị trí, bao gồm cả tứ chi. Xơ vữa động mạch cũng có các triệu chứng điển hình như:

  • Đau thắt ngực.
  • Khó nói, lắp bắp.
  • Lên cơn đột quỵ.
  • Cao huyết áp…

Tê mỏi chân tay cũng cảnh báo cơ thể đang bị thiếu chất hay tiềm ẩn một số bệnh về tim mạch, não, gan, thận... Đây đều là các bệnh nguy hiểm tới tính mạng con người.

Cần kịp thời thăm khám khi phát hiện tình trạng tê mỏi, có như vậy mới sớm phát hiện ra bệnh lý mà cơ thể đang mắc phải để được khắc phục đúng cách.

Cần làm gì khi bị tê mỏi chân tay?

Giai đoạn đầu của tê mỏi chân tay, người bệnh sẽ cảm thấy các chi bị châm chích, kiến bò, có cảm giác râm ran cả khi cầm nắm, vận động hoặc không. Để ngăn ngừa tê mỏi trở nặng, khi đó người bệnh cần thực hiện các biện pháp khắc phục dưới đây:

nghi-ngoi-khi-te-moi

Nghỉ ngơi, dừng vận động mạnh khi xuất hiện cảm giác tê mỏi chân tay.

Nghỉ ngơi, dừng ngay các hoạt động khuân vác, chạy nhảy. Các hoạt động nặng nhọc khiến cơ thể chịu nhiều áp lực làm tổn thương chèn ép dây thần kinh càng lớn. Khi đó, không chỉ tê mỏi chân tay trở nên nặng hơn mà các biểu hiện khác của bệnh cũng trở nên trầm trọng.

Thực hiện một vài kỹ thuật xoa bóp. Cáo thao tác này tác động lên các cơ và mạch máu. Người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái, thư giãn tay chân, tuần hoàn cũng được kích thích lưu thông làm tăng cung cấp oxy tới các mô. Nhờ vậy, cảm giác tê mỏi được xoa dịu đáng kể.

 Chườm nóng lên vùng bị tê mỏi. Đây là liệu pháp nhiệt đơn giản nhất. Chúng cung cấp nhiệt lượng vừa phải lên vị trí tê bì làm giãn mạch, thư giãn gân cơ. Qua đó, tuần hoàn máu được đẩy mạnh, dây thần kinh giảm chèn ép, tê mỏi chân tay cũng được cải thiện đáng kể.

Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe. Omega 3, vitamin D, vitamin C, beta-caroten… là những dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Các chất này có tác dụng chống oxy hóa, giảm viêm, hỗ trợ hồi phục thương tổn nhanh chóng. Bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng này thường xuyên sẽ đẩy lùi tình trạng tê mỏi chân tay của người bệnh.

☛ Trong trường hợp tê mỏi kèm theo đau buốt, có thể sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm. Các thuốc này sẽ giúp làm giảm nhanh các triệu chứng đau nhức đồng thời ngăn ngừa viêm lan rộng. Một số thuốc giảm đau không kê đơn được sử dụng là Paracetamol, Aspirin…

lieu-phap-cham-cuu

Châm cứu, bấm huyệt giúp lưu thông khí huyết, giảm tê bì chân tay.

Tiến hành liệu pháp châm cứu, bấm huyệt nhằm thư giãn thần kinh, giảm kích thích. Theo y học cổ truyền, liệu pháp bấm huyệt giúp khai thông mạch máu, lưu thông khí huyết, nhờ đó làm giảm tê mỏi, đau nhức chân tay. Tuy nhiên, người thực hiện châm cứu, bấm huyệt cần có kỹ năng và trình độ nhất định để đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Tập thể dục nhẹ nhàng. Các bài tập giúp giãn cơ, duy trì sự dẻo dai của xương khớp đồng thời tăng tuần hoàn máu. Theo đó, cơ thể cũng như thần kinh giảm ức chế, các cơn đau nhức, tê bì được giảm thiểu hữu hiệu.

Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất, hãy đi khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín.

Khám và điều trị sớm không chỉ tiết kiệm chi phí, công sức cho người bệnh mà còn giúp tránh khỏi những rủi ro không đáng có.

Phòng ngừa tê mỏi chân tay

Ngăn ngừa các yếu tố gây hại ảnh hưởng đến sức khỏe luôn là ưu tiên hàng đầu bởi việc phòng bệnh luôn luôn đơn giản hơn chữa bệnh. Do đó, thay vì tìm kiếm các phương pháp chữa trị tê mỏi tay chân, hãy phòng ngừa nó từ ban đầu.

thuc-pham-phong-ngua-te-bi

Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng giúp phòng ngừa tê bì chân tay hiệu quả.

Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp ngăn ngừa tê mỏi chân tay hiệu quả:

☛ Tập luyện thể dục thể thao, yoga thường xuyên để rèn luyện sức khỏe, độ bền bỉ dẻo dai cho cơ thể.

☛ Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, vi chất cần thiết.

☛ Uống đủ nước mỗi ngày (trung bình khoảng 2 lít/ngày).

☛ Tránh xa các đồ uống có cồn, đồ ăn nhiều dầu mỡ vì chúng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

☛ Hạn chế vận động, khuân vác nặng nhọc.

☛ Không ngồi một tư thế quá lâu. Các chuyên gia khuyến cáo nên đứng dậy đi lại nhẹ nhàng khoảng 5-10 phút sau mỗi 50 phút ngồi.

☛ Hạn chế các hoạt động sai tư thế, đi giày cao gót thường xuyên...

☛ Khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng/lần để luôn nắm bắt tình trạng sức khoẻ hiện tại.

Khương Thảo Đan - Xua tan cảm giác tê mỏi chân tay

Tê mỏi chân tay biểu hiện các bệnh lý về xương khớp có thể được khắc phục bằng nhiều cách khác nhau. Một trong những biện pháp được nhiều chuyên gia xương khớp khuyến cáo hiện nay là sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị. Khương Thảo Đan - sản phẩm của công ty Dược phẩm Thái Minh - đang là lựa chọn được nhiều người tin tưởng.

cong dung cua khuong thao dan

Khương Thảo Đan là giải pháp hỗ trợ điều trị thoái hoá đốt sống cổ hiệu quả.

Theo đó, người bị tê bì chân tay khi sử dụng Khương Thảo Đan sẽ sớm được loại bỏ cảm giác tê buốt, đau nhức, không còn khó khăn, cản trở trong vận động sinh hoạt hằng ngày. Sản phẩm cũng giúp hồi phục các thương tổn xương khớp gây tê mỏi tay chân, ngăn chặn lão hoá, từ đó xua tan nỗi lo tê mỏi cho người bệnh và thúc đẩy bệnh mau lành.

Bài viết trên đây cung cấp thông tin tới bạn đọc về tình trạng tê mỏi chân tay. Hy vọng rằng những thông tin trên giúp ích cho phòng tránh, điều trị cũng như bảo vệ sức khỏe của bạn.

Xem thêm:

Tác giả: -
Quan trọng: Quý khách lưu ý, để đạt hiệu quả tốt nhất, khi ra nhà thuốc, vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm này, đọc đúng tên Khương Thảo Đan Gold hoặc Canxi Khương Thảo Đan và không mua các sản phẩm thay thế khác!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết