Cây nhàu là một trong những loài thực vật được đánh giá cao trong đông y, nhờ vào những công dụng mang lại cho sức khỏe. Hầu như tất cả bộ phận trên cây đều được ứng dụng để hỗ trợ điều trị bệnh, trong đó trái nhàu đã được chứng minh về công dụng hỗ trợ giảm tiểu đường, tăng chức năng xương, ổn định huyết áp,...Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng cũng như cách sử dụng vị thuốc sao cho hiệu quả nên đừng bỏ qua nhé.
Tìm hiểu về công dụng của quả nhàu
Tìm hiểu về trái nhàu là gì?
Cây nhàu có tên khoa học là Fructus Morindae citrifoliae, thuộc vào họ cà phê (Rubiaceae), thường được gọi với nhiều tên khác nhau như là nhàu núi, cây ngao,...Loài cây này chủ yếu phát triển ở vùng khí hậu ôn đới và nhiệt đới. Tại Việt Nam, cây sinh trưởng mạnh tại một số vùng ẩm thấp như cạnh ao hồ, sông suối. Tập trung phổ biến tại đông nam bộ, trung bộ và tây nguyên.
Đặc điểm hình thái
Cây nhàu có chiều cao trung bình từ 4m đến 8m, thân màu xanh lục hoặc nâu nhạt tùy vào độ tuổi. Lá cây mọc đối xứng, hình bầu dục, bề mặt gồm nhiều gân lông chim rõ nét, mặt dưới gân nổi lên. Hoa nở thành từng cụm, mỗi trục hoa như một hình trụ, trục màu xanh, bề mặt nhẵn. Hoa của cây lưỡng tính, cánh hoa khá đồng đều và mỗi bông hoa nhỏ mọc quanh trục.
Trái nhàu là trái gì? Trái nhàu là loại quả tụ, gồm nhiều quả đơn dính lại với nhau. Quả có hình bầu dục, thuôn dài, lúc non sẽ có màu xanh nhạt, dài khoảng 5 - 7cm, rộng 3 - 4cm. Khi già, quả chuyển dần sang màu vàng nhạt, bên trong là lớp cơm mềm màu trắng đục, lúc này đã mềm và có thể ăn được. Hạt trái nhàu màu nâu đen, hình trứng, dài khoảng 0,5 - 1cm, nhân hạt trắng và chứa nhiều chất béo.
Hình ảnh của quả nhàu
Quả khi chín có mùi nồng hơi khai, để ngoài không khí lâu sẽ chuyển sang màu nâu đen. Khi đem đi phơi khô, lát cắt có hình bầu dục hoặc tròn, thể chất dai cứng và khó bẻ.
Bộ phận dùng và thành phần hóa học
Bộ phận sử dụng chủ yếu để làm thuốc là trái nhàu khi chín, có thể dùng tươi hoặc đem đi phơi khô. Theo kết quả phân tích, dịch chiết trong quả nhàu bao gồm protein (2,8%), Cellulose (19,33%), lipid (8,75%) và đường khử (5,27%). Ngoài ra, chúng còn có khoảng 100 hoạt chất hóa học khác như soranjidiol, alizarin a-methyl ete, rubiadin 1-methyl ete, morinda diol,...
Trái nhàu có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Như đã đề cập ở trên, quả nhàu là bộ phận được dùng phổ biến nhất, trong đó người ta thường ngâm với rượu hoặc ép lấy nước uống. Dưới đây là một vài công dụng nổi vậy của dược liệu đã được nghiên cứu và chứng minh.
Nâng cao sức khỏe tim mạch
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều chế phẩm là thuốc mà trong thành phần có chứa hoạt chất được chiết xuất từ trái nhàu, đem tới công dụng điều trị tăng huyết áp. Điều này đến từ sự kết hợp giữa rutin và scopoletin được phát hiện trong lá và quả nhàu có tác dụng cải thiện lưu lượng máu, hạ huyết áp và giảm rối loạn lipid máu. Từ đó hạn chế phần nào nguy cơ bị đột quỵ.
Trái nhàu có khả năng cải thiện sức khỏe tim mạch
Ngoài ra, người bệnh có thể ép lấy nước để dùng hằng ngày. Theo một nghiên cứu mới nhất đến từ Đại học Y Khoa Illinois - Mỹ, việc uống nước ép trái nhau mỗi ngày sẽ giúp giảm bớt lượng cholesterol xấu có trong máu. Đồng thời, chúng còn kích thích các phản ứng của cơ thể duy trì hoạt động được lâu hơn.
Cải thiện triệu chứng viêm xương khớp và phục hồi chức năng
Dịch chiết từ trái nhàu có chứa thành phần Methanolic giúp tăng khả năng tái tạo xương, cải thiện tình trạng loãng xương, đồng thời giảm sưng viêm, đau ở bệnh lý thoái hóa, viêm khớp.
Bên cạnh đó, một vài nghiên cứu tin cậy đã chứng minh được tác động tích cực của trái nhàu không thua kém gì những thuốc giảm đau chuyên dụng. Nên việc sử dụng trái nhàu trị xương khớp từ xưa đã được thầy thuốc ứng dụng rất nhiều và mang lại hiệu quả khá tốt.
Cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp
Hỗ trợ giúp làm giảm lượng đường huyết
Ngoài phát hiện trái nhàu trị đau khớp, các nhà khoa học đã ghi nhận hiệu quả giảm đáng kể lượng đường huyết cùng chỉ số HbA1c sau khi sử dụng nước ép từ quả nhàu sau bốn tuần. Cụ thể là sau khi uống nước ép lượng glycosylated hemoglobin cùng huyết thanh, cholesterol lipoprotein sẽ được điều chỉnh về mức ổn định. Đồng thời, dược liệu này còn có khả năng kích thích sự nhảy cảm của insulin và tăng khả năng hấp thu glucose.
Bên cạnh đó, những hoạt chất như vitamin nhóm A, B, Beta-carotene và nhiều chất oxy hóa khác có khả năng giúp cơ thể sản sinh ra Nitric oxide và Scopoletin. Từ đó giúp làm giảm các triệu chứng do đái tháo đường gây ra và kịp thời ngăn chặn biến chứng cấp và mạn của bệnh lý này.
Giúp cơ thể giảm mệt mỏi
Đoán chắc là khá nhiều người không biết rằng quả nhàu còn được dùng như một thuốc hỗ trợ giảm mệt mỏi và giúp tỉnh táo, tự tin và duy trì được hoạt động thể chất hằng ngày.
Cải thiện trí nhớ
Khi sử dụng trái nhàu, những thành phần dưỡng chất trong loại quả này sẽ xâm nhập vào cơ thể và thúc đẩy hoạt động truyền máu lên não, từ đó cải thiện được trí nhớ, khả năng tập trung được tốt hơn.
Làn da được cải thiện
Việc sử dụng nước ép từ quả nhàu là một phương pháp đơn giản và hiệu quả trong quá trình làm đẹp và chăm sóc da, làn da được cải thiện hơn trước. Điều này là nhờ vào một số hoạt chất có tác dụng kích thích sản xuất collagen, tăng độ đàn hồi trên da và ngăn ngừa hình thành nếp nhăn trên da.
Cải thiện làn da và ngăn ngừa lão hóa
Đồng thời, quả nhàu còn có các đặc tính chống viêm, vi khuẩn, kìm hoãn mụn do được được ứng dụng trong điều trị mụn trứng cá, dị ứng da và bỏng. Đặc biệt phải kể tới công lao của các acid béo thiết yếu, đã hỗ trợ ngăn ngừa sản sinh các tế bào bất thường, phục hồi và duy trì sự trẻ trung , khỏe mạnh trên làn da.
Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư
Quá quá trình nghiên cứu và phân tích, các nhà khoa học nhận thấy rằng trong quả nhàu có chứa Damnacanthal - hoạt chất có khả năng chống lại sự phát triển của ung thư ác tính. Đồng thời, ngăn cản dòng máu không chảy tới khối u và kìm hãm tốc độ lây lan của nó sang khu vực khác.
Nâng cao sức khỏe đường ruột
Một phát hiện đặc biệt đến từ các chuyên gia y học, đã chứng minh rằng trái nhàu có khả năng giảm tiết dịch vị tại niêm mạc dạ dày rất hiệu quả. Nhất là đối với tình trạng trào ngược dạ dày hay là tiêu hóa kém.
Bên cạnh đó dược liệu còn có khả năng hỗ trợ tăng cường co bóp dạ dày, hoạt động của hệ tiêu hóa được khỏe mạnh hơn. Ngoài ra quả nhàu còn có thể loại bỏ một số độc tố trong cơ thể và tăng hấp thu dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin trong đồ ăn.
Một số lưu ý khi sử dụng trái nhàu
Sau khi đã nắm rõ trái nhàu có công dụng gì đối với cơ thể, người bệnh cần phải lưu ý hơn về liều lượng dùng. Cho tới hiện tại, chưa thấy có tài liệu nào hướng dẫn về cách dùng cụ thể mỗi bộ phận trên cây nhàu, đặc biệt là là nước ép từ quả nhàu. Tuy nhiên các chuyên gia cũng đã đưa ra một số khuyến cáo về liều lượng cho từng đối tượng như:
Người chưa gặp tình trạng gì về sức khỏe, còn trẻ: Ngày uống 30ml nước ép.
Người bị chấn thương hoặc mới phẫu thuật xong: Ngày uống 90 - 120ml nước ép
Người cao tuổi: Ngày uống 60ml nước ép, chia 2 lần trong ngày.
Người đang trong quá trình điều trị tiểu đường hoặc ung thư: Ngày uống 180 - 240ml.
Bên cạnh uống nước ép, chúng ta còn có thể sử dụng theo nhiều cách khác nhau như:
Với quả chín, có thể ăn trực tiếp sau khi rửa sạch sẽ, nhằm hỗ trợ đường tiêu hóa và điều hòa kinh nguyệt.
Đem nướng quả nhàu chín để giảm ho, cảm, hen phế quản hoặc kiết lỵ, chúng cũng rất tốt đối với người bệnh đái tháo đường, huyết áp lên xuống thất thường.
Dùng quả nhàu chín, thái lát rồi đắp lên chỗ mụn cóc, sau đó băng kín lại, mỗi ngày thay 2 - 3 lần.
Qua bài viết trên, chắc hẳn người bệnh cũng đã hiểu rõ hơn về việc trái nhàu trị bệnh gì cũng như cách sử dụng và một số lưu ý khi dùng để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả tốt nhất có thể. Hiện nay cây nhàu đang ngày càng được ứng dụng trong điều trị một bệnh lý nan ý. Tuy nhiên trước khi dùng hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia y tế nhé.
Xem thêm:
Bình luận bài viết
Bài viết có: 0 bình luận