Thoái Hóa Cột Sống Cổ Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Chữa

Thoái Hóa Cột Sống Cổ Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Chữa


Mục lục [Ẩn/Hiện]

Thoái hóa cột sống cổ được xếp vào bệnh lý xương khớp mạn tính, xảy ra chủ yếu ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa do thói quen sinh hoạt kém lành mạnh. Bệnh gây đau nhức vùng cổ - vai - gáy và làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động, sinh hoạt hàng ngày, thậm chí là gây biến chứng nguy hiểm nếu không can thiệp điều trị kịp thời. 

Thoái hóa cột sống cổ là gì? 

Thoái hóa cột sống cổ là tình trạng lớp sụn và xương dưới sụn ở vùng cột sống cổ bị bào mòn, dẫn đến hỏng khớp ở các diện đĩa đệm, dây  chằng, bao hoạt dịch. Bệnh lý này gây đau nhức, khó chịu ở vùng cổ - vai - gáy, đau nhiều hơn khi vận động nhiều. 

Thoái hóa cột sống cổ gây đau đớn khi vận động

Thoái hóa cột sống cổ gây đau đớn khi vận động

Cột sống cổ gồm có 7 đốt, đếm từ C1 - C7, bất kỳ đốt nào cũng có thể bị tổn thương và thoái hóa. Tuy nhiên, tình trạng này thường xảy ra phổ biến nhất ở đốt C5, C6 và C7. 

Theo khảo sát, có trên 85% người bệnh bị thoái hóa cột sống cổ là người cao tuổi (trên 60 tuổi). Còn lại là người ở độ tuổi trung niên, trẻ tuổi do có thói quen sinh hoạt kém lành mạnh trong thời gian dài. 

Nguyên nhân gây bệnh 

Theo các chuyên gia xương khớp, thoái hóa cột sống cổ xảy ra do một số nguyên nhân chính như sau: 

  • Tuổi tác: Từ độ tuổi 40 trở đi, quá trình lão hóa xương khớp bắt đầu diễn ra, khiến cho cột sống cổ dần bị suy yếu và phát sinh tình trạng thoái hóa. 

  • Mọc gai xương: Các gai xương mọc ra ở đốt sống nếu ở mức độ vừa phải là có lợi, giúp xương chắc khỏe hơn. Tuy nhiên, nếu gai xương phát triển quá lớn, phần xương thừa sẽ bị chèn ép lên các mô, rễ thần kinh. Hiện tượng này xảy ra lâu dài sẽ khiến cho đốt sống cổ bị thoái hóa. 

  • Mất nước đĩa đệm: Nước ở đĩa đệm có thể bị khô lại nếu xương khớp bị lão hóa hoặc chấn thương. Điều này khiến đĩa đệm bị bào mòn, các đốt sống cổ ma sát trực tiếp vào nhau dẫn tới hiện tượng đau nhức, cứng cổ và cuối cùng là bị thoái hóa. 

  • Xơ hóa dây chằng: Dây chằng vốn có nhiệm vụ nối các xương đốt sống với nhau. Tuy nhiên, khi dây chằng bị thoái hóa theo thời gian, độ đàn hồi suy giảm sẽ gây đau nhức và cứng cổ mỗi khi vận động. 

  • Hoạt động sai tư thế: Trong thời gian dài bạn thường xuyên ngồi sai tư thế hoặc khuân vác vật nặng, cúi ngửa cổ liên tục,... có thể khiến cấu trúc cột sống bị thay đổi, tăng nguy cơ thoái hóa. 

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây thoái hóa cột sống cổ

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây thoái hóa cột sống cổ

Ngoài những nguyên nhân nêu trên, có nhiều yếu tố khác làm tăng nguy cơ bị thoái hóa cột sống cổ như: 

  • Yếu tố di truyền. 

  • Người lười vận động, ngủ sai tư thế, nằm gối quá cao,... 

  • Ăn uống thiếu chất như canxi, magie, vitamin D,... 

  • Người từng bị chấn thương 

Việc xác định nguyên nhân hình thành bệnh có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng phác đồ điều trị phù hợp. Vì vậy, nếu có dấu hiệu đau nhức cổ nghi bị thoái hóa cột sống, bạn cần định hình lại và chỉ ra nguyên nhân chính xác. 

Triệu chứng điển hình của thoái hóa cột sống cổ

Bệnh thoái hóa cột sống cổ thường diễn ra âm thầm, các triệu chứng không quá rõ rệt ở giai đoạn đầu. Chính vì vậy, nhiều người bệnh thường chỉ phát hiện ra bệnh khi đã ở giai đoạn nặng. 

Ở mỗi giai đoạn, bệnh sẽ gây ra các triệu chứng khác nhau. Bạn có thể tham khảo và đối chiếu: 

Giai đoạn nhẹ và trung bình

Ở giai đoạn này, người bệnh thường có những triệu chứng như: 

  • Đau nhức và cứng ở vùng cổ, nhất là vào buổi sáng khi ngủ dậy hoặc khi cúi xuống/ngước lên quá lâu. 

  • Đau nhiều khi hắt hơi, ho, nấc,... 

  • Đau lan xuống vùng bả vai, cánh tay, yếu cơ tay và có cảm giác tê buốt. 

  • Ở vị trí đau thỉnh thoảng phát ra âm thanh lục cục khi vận động đột ngột. 

Ở mỗi giai đoạn, triệu chứng thoái hóa cột sống cổ sẽ khác nhau

Ở mỗi giai đoạn, triệu chứng thoái hóa cột sống cổ sẽ khác nhau

Giai đoạn nặng

Khi bệnh thoái hóa đốt sống cổ bước vào giai đoạn nặng, những triệu chứng dưới đây sẽ xuất hiện và bạn có thể cảm nhận được rõ ràng hơn: 

  • Đau dây thần kinh: Người bệnh cảm thấy đau nhói, đau như điện giật. Các cơn đau diễn ra liên tục và lan xuống bàn tay, cánh tay và những ngón tay. 

  • Các triệu chứng thần kinh: Tê cứng, yếu cơ và ngứa ran xuống bàn tay, cánh tay, ngón tay. 

  • Vẹo cổ: Các động tác vận động vùng cổ có thể gây đau và vướng, thậm chí là vẹo cổ. 

  • Tê liệt: Người bệnh bị mất cảm giác sâu ở tay, thậm chí lan ra cánh tay và bàn tay, nặng nhất là gây tê liệt. 

  • Đau lan rộng: Vùng bị đau nhức ngày một lan rộng ra vùng cổ, tai khiến các hoạt động bị hạn chế, có thể gây sái cổ. Một số trường hợp có thể bị đau lên đầu, nhức đầu ở vùng trán, vùng chẩm, đau xuống gáy và bả vai, xuống cánh tay và cả hai bên tay hoặc chỉ một bên. 

Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không?

Dù là căn bệnh tiến triển chậm nhưng nếu không can thiệp điều trị kịp thời, thoái hóa cột sống cổ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. 

  • Khiến người bệnh không di chuyển được đầu cổ. 

  • Tăng nguy cơ bị gãy xương. 

  • Đau nghiêm trọng ở vùng cột sống cổ do dây thần kinh và tủy sống chèn ép. 

  • Gây chứng hẹp ống sống.

  • Gây bại liệt vĩnh viễn - biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh. Hình thành do các rễ thần kinh và tủy sống bị chèn ép trong thời gian dài. 

Cách chẩn đoán bệnh thoái hóa cột sống cổ

Để đánh giá chính xác bệnh của mình, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám. Các hình thức chẩn đoán hiện nay gồm có thăm khám lâm sàng và các chẩn đoán hình ảnh: 

Khám lâm sàng

Các bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng qua các bước sau: 

  • Kiểm tra các triệu chứng đau và cứng cổ. 

  • Kiểm tra khả năng và phạm vi vận động của cột sống cổ. 

  • Kiểm tra sức cơ và các phản xạ ở hai tay, các ngón tay. 

Chẩn đoán hình ảnh

Thông thường, khi chẩn đoán thoái hóa cột sống, các bác sẽ chỉ định một trong những phương pháp dưới đây: 

  • Chụp X-quang cột sống cổ: Hình ảnh từ X-quang giúp các bác sĩ kiểm tra, đánh giá được những bất thường ở vùng cột sống như cầu xương, gai xương. 

  • Chụp CT: Hình ảnh cắt lớp chi tiết hơn X-quang, giúp chỉ ra những tổn thương xương có kích thước và mức độ nhỏ. 

  • Chụp MRI: Đây là cách chẩn đoán hiện đại nhất hiện nay, giúp xác định được chính xác những vùng dây thần kinh bị chèn ép hoặc có nguy cơ sẽ bị chèn ép trong tương lai. 

 Chụp X-quang giúp chẩn đoán bệnh thoái hóa cột sống

Chụp X-quang giúp chẩn đoán bệnh thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống cổ có trị hết không? Giải pháp tốt nhất

Thoái hóa là hiện tượng tự nhiên, diễn ra khi con người đạt đến độ tuổi nhất định. Chính vì vậy, đây là căn bệnh không thể trị hết hoàn toàn. Tuy nhiên, có nhiều giải pháp khác nhau có thể can thiệp, giúp hạn chế cơn đau, ngăn chặn bệnh tiến triển nặng. 

Dùng thuốc tây y 

Tây y có nhiều loại thuốc cho tác dụng giảm đau hiệu quả: 

  • Thuốc uống: Dùng cho các trường hợp bị thoái hóa cột sống cổ ở mức độ nhẹ. Một số loại thuốc phổ biến là thuốc giảm đau, kháng viêm. 

  • Thuốc tiêm: Tiêm thuốc dùng cho các trường hợp bệnh ở mức độ nặng. Thuốc được tiêm trực tiếp vào vị trí đau, giúp cải thiện triệu chứng tức thì. Tuy nhiên, với loại thuốc này, bạn cần được sự hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc hoặc lạm dụng bởi nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Thuốc tây cho hiệu quả điều trị các triệu chứng đau nhức nhanh chóng

Nếu trường hợp người bệnh không đáp ứng với cả hai loại thuốc nêu trên và bệnh tiến triển nặng, các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Dù khắc phục tốt các triệu chứng nhưng phẫu thuật tốn kém và có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro nên đây không thật sự là phương án được khuyến khích nếu như bệnh chưa quá nặng. 

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp bảo tồn, giúp hồi phục xương khớp an toàn nên được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, vật lý trị liệu yêu cầu người bệnh phải thực hiện kiên trì bởi nó cho tác dụng chậm. 

Một số phương pháp vật lý trị liệu điều trị thoái hóa cột sống cổ phổ biến có thể kể đến là châm cứu, nhiệt trị liệu, điện trị liệu, hồng ngoại, xoa bóp, bấm huyệt hoặc các bài tập có tác dụng kéo giãn cột sống. 

Điều trị bằng Đông y

Đông y là giải pháp điều trị cho hiệu quả lâu dài và bền vững, nhưng tác dụng chậm. Hiệu quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ bệnh nặng hay nhẹ, thời gian sử dụng cũng như khả năng đáp ứng thuốc của mỗi người. 

Chữa bệnh thoái hóa cột sống bằng đông y tập trung chủ yếu vào buổi bổ can thận và các tạng phủ khác. Một số vị thảo dược chính được sử dụng thường là ngải cứu, lá lốt, trinh nữ, hoa cúc bạch, cỏ xước, đương quy, xích đồng, nhục thung dung, tơ hồng xanh, bồ công anh,...

Đông y chữa thoái hóa cột sống cổ chậm nhưng chắc

Đông y chữa thoái hóa cột sống cổ chậm nhưng chắc

Nếu bạn muốn sử dụng thuốc đông y, hãy cẩn trọng trong việc tìm kiếm địa chỉ uy tín và có giấy phép hoạt động đầy đủ. 

Cách phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống cổ

Các chuyên gia xương khớp khuyên mọi người nên có những giải pháp để phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống cổ đến quá sớm. Cụ thể: 

  • Hạn chế những tác động không tốt đến vùng cột sống cổ. 

  • Nên chia thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế làm việc nặng gắng sức và dồn lực vào cột sống cổ. 

  • Không nên ngồi một chỗ quá lâu, thường xuyên đứng dậy và đi lại, thay đổi tư thế. 

  • Sử dụng bàn và ghế làm việc phù hợp với chiều cao, kích thước cơ thể. Khi ngồi làm việc phải ngồi đúng tư thế. 

  • Khi ngủ, nên thường xuyên thay đổi tư thế để phòng hiện tượng vẹo cổ. 

  • Không nên nằm sấp. 

  • Ăn uống đủ chất, nên tập trung vào rau xanh, trái cây tươi, sữa và các nhóm thực phẩm tốt cho xương khớp có  chứa nhiều vitamin D, canxi, axit béo có lợi,...

  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn để duy trì sự dẻo dai của xương khớp. 

  • Khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở vùng cột sống, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, chẩn đoán bệnh. 

Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây bại liệt. Bệnh lý này đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa do nhiều yếu tố khác nhau. Hãy nắm chắc kiến thức bệnh để có cách phòng ngừa. 

Xem thêm:


Tác giả: -
Quan trọng: Quý khách lưu ý, để đạt hiệu quả tốt nhất, khi ra nhà thuốc, vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm này, đọc đúng tên Khương Thảo Đan Gold hoặc Canxi Khương Thảo Đan và không mua các sản phẩm thay thế khác!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết