Những Điều Cần Biết Về Bệnh Ngón Tay Cò Súng [CHI TIẾT NHẤT]

Những Điều Cần Biết Về Bệnh Ngón Tay Cò Súng [CHI TIẾT NHẤT]


Mục lục [Ẩn/Hiện]

Ngón tay cò súng là hiện tượng ngón tay bị cong và gặp những khó khăn trong việc duỗi thẳng, cầm nắm. Đây là hội chứng dễ gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là người có những công việc đặc thù hoặc thường xuyên nắm chặt lặp đi lặp lại trong thời gian dài. 

Ngón tay cò súng là bệnh gì? Đối tượng bị bệnh

Bệnh ngón tay cò súng hay còn được gọi với tên khác là hội chứng ngón tay bật. Bệnh chỉ tình trạng một trong các ngón tay bị cứng ở vị trí cong, làm khó khăn hoặc đau mỗi khi duỗi. Thường khi bị bệnh này, người bệnh không thể tự làm chủ được ngón tay, ngón tay thường duỗi thẳng nhanh chóng ngay khi vừa uốn cong. 

Ngón tay cò súng còn được gọi là hội chứng ngón tay bật

Ngón tay cò súng còn được gọi là hội chứng ngón tay bật

Theo nghiên cứu, bệnh ngón tay cò súng có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, chủ yếu là đối tượng người ngoài 45 tuổi trở lên và nữ giới là nhóm đối tượng chính. Dù vậy, tỷ lệ bị ngón tay cò súng ở trẻ em đang có dấu hiệu gia tăng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. 

Những người bị các bệnh lý như đái tháo đường, gout, hội chứng ống cổ tay, viêm khớp dạng thấp,... cũng có tỷ lệ mắc bệnh ngón tay cò súng cao hơn. 

Đặc biệt, những người làm những công việc như nha sĩ, thợ may, thợ mổ gia súc,... thường xuyên sử dụng ngón tay cũng có nguy cơ cao bị bệnh. 

Dấu hiệu nhận biết hội chứng ngón tay bật

Theo cấu tạo, mỗi ngón tay có 1 bao gân riêng nên tất cả các ngón đều có nguy cơ bị ngón tay cò súng. Tuy nhiên, phổ biến nhất là ở ngón số 1 và số 4. Bạn có thể nhận biết bệnh qua các dấu hiệu ở mỗi giai đoạn như sau: 

  • Giai đoạn 1: Ngón tay có biểu hiện bị viêm với hiện tượng kẹt ngón, kèm sưng nhẹ ở khớp bàn ngón tay. Khi ấn vào, bệnh nhân cảm thấy đau nhức dữ dội. 

  • Giai đoạn 2: Có một chỗ u lồi lên ở mặt lòng bàn tay ở chỗ ngón bị đau. Lúc này, hoạt động gập hoặc duỗi thẳng ngón tay ra đều trở nên khó khăn hơn. Khi thực hiện thao tác gập - duỗi, ngón tay thường bật ra như lò xo hoặc bất ngờ bị gập mạnh lại ở tư thế bóp cò súng. Một số người khác có thể gặp tình trạng ngón tay bị cứng, kẹt khi mới ngủ dậy vào buổi sáng. 

  • Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn nặng của bệnh. Lúc này, bạn phải dùng lực của bàn tay khác để kéo các ngón tay bị kẹt. Thậm chí, nhiều trường hợp nặng không thể gập được ngón tay ngay cả khi có sự trợ giúp. 

Ngay khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ bị chứng ngón tay bật, bạn cần chủ động đến các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín tiến hành thăm khám và điều trị. Bệnh để càng lâu càng nguy hiểm nên tuyệt đối không được chủ quan. 

Nguyên nhân gây bệnh ngón tay cò súng

Theo các chuyên gia xương khớp, nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng ngón tay cò súng là do vỏ bọc gân của ngón tay bị kích thích dẫn đến viêm. Điều này gây cản trở chuyển động trượt bình thường của gân qua vỏ bọc. Nếu tình trạng này diễn ra dài có thể gây ra sẹo, dày lên và bị xơ hóa ở gân. 

Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố nguy cơ khác làm tăng khả năng bị bệnh: 

  • Thao tác nắm chặt tay lặp đi lặp lại: Liên quan đến nghề nghiệp hoặc sở thích, nhiều người thường có thao tác nắm chặt tay trong khoảng thời gian dài. Đây là yếu tố làm tăng khả năng bị mắc ngón tay cò súng. 

  • Các bệnh lý liên quan: Bệnh đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp,... 

  • Giới tính: Hội chứng này chủ yếu gặp ở nữ giới. 

  • Phẫu thuật hội chứng ống cổ tay: Trong 6 tháng đầu phẫu thuật hội chứng ống cổ tay, người bệnh có nguy cơ cao bị ngón tay cò súng. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ngón tay cò súng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ngón tay cò súng

Thông qua xác định nguyên nhân gây ngón tay cò súng, các bác sĩ sẽ giúp bạn định hướng và lên được phác đồ điều trị phù hợp nhất với tình trạng. Qua đó, hiệu quả chữa bệnh cao hơn, rút ngắn thời gian điều trị cho bệnh nhân. 

Cách chẩn đoán và điều trị ngón tay cò súng

Có thể chẩn đoán bệnh ngón tay cò súng mà không cần thông qua các xét nghiệm phức tạp. Thường các bác sĩ chỉ cần nắm được tiền sử bệnh và các triệu chứng thực tế của người bệnh là đánh giá được tình trạng bệnh. 

Trong một số trường hợp, người bệnh có thể chụp MRI hoặc siêu âm để chẩn đoán hoặc loại trừ các nguyên nhân khác (ví dụ như nguyên nhân viêm khớp). 

Một số phương pháp điều trị ngón tay cò súng phổ biến hiện nay là: 

Điều trị tại chỗ

Khi có dấu hiệu bị hội chứng ngón tay bật, người bệnh có thể áp dụng một số cách điều trị tại chỗ như sau: 

  • Nghỉ ngơi: Cần tránh xa các hoạt động phải lặp đi lặp lại thao tác cầm nắm hoặc dùng máy móc cầm tay có rung trong thời gian dài. Cách này nhằm giúp cải thiện các triệu chứng trước mắt. 

  • Chườm lạnh: Hơi lạnh giúp giảm đau tốt, hạn chế cơn đau gây khó chịu cho người bệnh. 

  • Dùng thanh nẹp: Đeo nẹp ngón tay vào ban đêm giúp cố định ngón tay bị ảnh hưởng. Thời gian nẹp tối đa 6 tuần để gân được nghỉ ngơi tối đa. 

Vật lý trị liệu ngón tay cò súng

Đây là một trong những cách được nhiều người bệnh lựa chọn áp dụng bởi tính hiệu quả và an toàn trong quá trình điều trị. Các phương pháp vật lý trị liệu có thể kể đến như: 

  • Bấm huyệt chữa ngón tay cò súng: Thông qua bấm huyệt, lực tác động lên huyệt đạo giúp máu được lưu thông tốt hơn, hạn chế tình trạng đau nhức hiệu quả. 

  • Các bài tập kéo giãn: Các bài tập nhẹ nhàng cho xương khớp và vùng ngón tay có thể giúp duy trì được khả năng vận động của ngón tay. 

Một số bài tập kéo giãn ngón tay, giúp hạn chế tình trạng ngón tay cò súng

Một số bài tập kéo giãn ngón tay, giúp hạn chế tình trạng ngón tay cò súng

Điều trị bằng thuốc Tây 

Sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen, naproxen giúp làm giảm cơn đau hiệu quả. Tuy nhiên, cách này chỉ dùng trong thời gian ngắn theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không lạm dụng.  Nhóm thuốc điều trị ngón tay cò súng này không đáp ứng được với trường hợp bị bệnh do co thắt bao gân hoặc kẹt gân. 

Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định tiêm trực tiếp steroid vào gần hoặc vỏ bọc gân để giảm viêm và giúp gân trượt linh động hơn. 

Phẫu thuật

Các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật bằng cách mổ mở hoặc cắt kín ròng rọc A1 bằng kim 18G. Tỷ lệ thành công của các ca phẫu thuật ngón tay cò súng là 100%, tỷ lệ tái phát rất thấp. 

Phẫu thuật điều trị ngón tay cò súng có thể được mổ mở hoặc mổ kín

Phẫu thuật điều trị ngón tay cò súng có thể được mổ mở hoặc mổ kín

Biện pháp phòng ngừa ngón tay cò súng

Ngón tay cò súng gây ra những bất tiện trong việc cầm nắm của người bệnh. Vì vậy, mọi người nên có biện pháp phòng ngừa từ sớm, hạn chế những triệu chứng khó chịu hoặc biến chứng có thể xảy ra: 

  • Tránh các hoạt động làm căng gân cơ gấp ngón tay. 

  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, co duỗi các khớp ngón tay bằng các bài tập như nâng ngón tay, làm chữ O, cong ngón tay, thư giãn ngón tay.

  • Tránh tiếp xúc bàn tay với môi trường nhiệt độ thấp.

  • Đối với người đang bị bệnh và trong quá trình điều trị, cần tuân thủ theo đúng các chỉ dẫn từ bác sĩ. Ngoài uống thuốc cần kết hợp áp dụng thêm các bài tập vật lý trị liệu ngón tay cò súng. 

Kết luận: Bài viết trên cung cấp đầy đủ các thông tin về bệnh ngón tay cò súng. Hy vọng có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về bệnh lý này và có phương án điều trị bệnh phù hợp, hạn chế để bệnh tiến triển nặng.

Xem thêm:

Tác giả: -
CẢNH BÁO: Xuất hiện các cuộc gọi giả danh thương hiệu Thái Minh để “lừa dối” Khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH chỉ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để gọi ra cho khách hàng. Quý khách lưu ý tránh bị kẻ gian lừa đảo. Trân trọng thông báo!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết