Cà gai leo và 4 tác dụng quý đối với sức khỏe

Cà gai leo và 4 tác dụng quý đối với sức khỏe


Mục lục [Ẩn/Hiện]

Cà gai leo trị bệnh gì?” là mối quan tâm của khá nhiều người, bởi từ xưa đã nghe danh dược liệu này mang lại rất nhiều hiệu quả đối với sức khỏe. Điển hình là bệnh lý liên quan đến gan, xương khớp,...Tuy nhiên lại không biết rõ cụ thể mỗi tác dụng cũng như cần phải có lưu ý gì trong quá trình sử dụng. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp được phần nào thắc mắc nên đừng bỏ qua nhé.

 Tìm hiểu về loài thảo dược cà gai leo

Tìm hiểu về loài thảo dược cà gai leo

Tìm hiểu về cây cà gai leo

Cây cà gai leo có tên khoa học là Solanum procumbens, thuộc vào họ Solanaceae, được gọi với nhiều tên khác nhau như cà gai dây, cà lù, cà vạch,...Cây thường phân bố rộng rãi tại các tỉnh miền Bắc và Trung ở Việt Nam như Huế, Đà nẵng,...

Đặc điểm hình thái

Cà gai leo thuộc loại thân leo nhỡ họ cà, nhỏ, sống lâu năm, thân dài khoảng 60 - 100cm, phân thành nhiều cành. Những cành non tỏa rộng bao phủ lớp lông hình sao và chứa rất nhiều gai màu vàng. Lá mọc so le, hình trứng, phiến lá nông không đều, dưới gốc lá hình cái lưỡi rìu hoặc hơi tròn. Mặt trên lá có màu xanh thẫm, mặt dưới có nhiều lông mềm trắng nhưng hơi nhám. 

Hoa có màu trắng, mọc thành hình sim. Quả mọng nước, hình bầu, vỏ nhẵn, cuống dài và khi chín có màu đỏ, hạt vàng. Cây thường ra hoa vào tháng 4 đến tháng 9 và đậu quả từ tháng 9 - 12.

 Hình ảnh về cà gai leo

Hình ảnh về cà gai leo

Bộ phận dùng và thành phần

Bộ phận thường được sử dụng làm thuốc là phần rễ và phần dây. Vị thuốc từ rễ được gọi là thích gia căn, từ dây là thích gia đằng. Thành phần có tác dụng chính là alkaloid, flavonoid, tinh bột, saponin, acid amin,...Đặc biệt ở lá và rễ còn chứa nhiều dược tính hỗ trợ sức khỏe bao gồm: Solamnia A, Solamnia B, cholesterol, dihydro lanosterol,...

Cây được thu hái quanh năm, sau đó đem đi rửa sạch rồi thái nhỏ, phơi hoặc sấy khô. Đôi khi có thể dùng tươi.

Cà gai leo có tác dụng gì trong Y học?

Theo Y học cổ truyền, cà gai leo có tính ấm, vị hơi the nên từ xưa đã được sử dụng để tăng cường chức năng gan, ổn định tế bào gan. Ngày nay Y học hiện đại cũng đã tiến hành nghiên cứu và chứng minh được dược liệu này có những hoạt chất có lợi cho gan, đặc biệt là đối với bệnh lý viêm gan B. Ngoài ra cây còn mang lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe nữa. 

Hỗ trợ điều trị bệnh lý liên quan đến gan

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu chứng minh về công dụng của dược liệu đối với bệnh lý về gan như:
Viêm gan B

Trong cà gai leo có chứa nhiều dược chất quý đối với gan, nhất là glycoalcaloid - hoạt chất hỗ trợ chữa viêm gan virus, đặc biệt là viêm gan B. Bên cạnh đó, việc dùng dược liệu này chữa bệnh còn có khả năng cải thiện hệ thống miễn dịch cũng như giảm triệu chứng bệnh hiệu quả.

 Cà gai leo hỗ trợ điều trị viêm gan B khá hiệu quả

Cà gai leo hỗ trợ điều trị viêm gan B khá hiệu quả

Trong luận văn tiến sĩ Y học năm 1999 của bác sĩ Trịnh Thị Xuân Hòa làm việc tại bệnh viện Quân Y 103 chỉ ra rằng: những người bệnh sau khi dùng cà gai leo 2 tháng đã có nhiều tiến triển tốt như các triệu chứng điển hình vàng da, chán ăn, mệt,...thuyên giảm rõ rệt và sau 3 tháng nồng độ virus có trong máu cũng giảm đáng kể.

Ngăn chặn quá trình xơ gan tiến triển

Glycoalkaloid ngời tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng viêm gan virus mà còn có khả năng làm chậm tiến triển xơ gan và làm giảm mức độ xơ vào giai đoạn đầu.

Điều này đã được chứng minh qua hai công trình nghiên cứu khoa học vào năm 1978 - 2000 của Viện dược liệu Trung ương với nội dung “Nghiên cứu tác dụng trên collagenase của Cà gai leo” và “Nghiên cứu tác dụng ức chế quá trình xơ của Cà gai leo trên mô hình gây xơ gan thực nghiệm” . 

Chống oxy hóa và hỗ trợ ngăn chặn tế bào ác tính phát triển

Theo nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Bích Thu cùng các cộng sự về dược liệu Cà gai leo đã chứng trinh trong dịch chiết toàn phần từ dược liệu này và glycoalcaloid đều có tác dụng chống oxy hóa lần lượt là 47,5% và 38,1%. Ngoài ra họ còn phát hiện ra dịch chiết từ loài cây này còn khả năng ức chế tế bào ung thư do virus gây ra như ung thư cổ tử cung, ung thư gan,...và ức chế gen của nó.

Hạ men gan, giải độc gan

Trong luận án tiến sĩ của ông Nguyễn Phúc Thái vào năm 1998 đã chỉ ra, dịch chiết của cà gai leo có tác dụng bảo vệ gan trước độc tính của TNT ( Trinitrotoluen ), bởi vì nó hạn chế được quá trình gan nhiễm độc TNT gây phá hủy tế bào gan và cải thiện những triệu chứng gan bị tổn thương.

 Dược liệu có khả năng hỗ trợ giải độc gan, hạ men gan

Dược liệu có khả năng hỗ trợ giải độc gan, hạ men gan

Hỗ trợ giảm triệu chứng đau nhức xương khớp

Như đã nêu ở trên, cà gai leo có tính ấm, vị hơi the, đồng thời còn chứa alkaloid, flavonoid và tinh bột  nên có tác dụng giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp do thay đổi thời tiết, sâu răng,...  

Đối với bệnh lý thoái hóa khớp, dược liệu này vừa bảo vệ cơ thể tránh nhiễm hàn, vừa cải thiện triệu chứng. Nguyên nhân là bởi khi bị phong hàn rất dễ đi kèm với thoái hóa khớp, khiến bệnh cứ tái phát liên tục.

Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa hen suyễn

Một số nghiên cứu mới đây đã chứng minh được các hoạt chất trong loại thảo dược này có khả năng ổn định tế bào mast - tế bào sản xuất chất trung làm co thắt đường thở. Điều này mang đến rất nhiều lợi ích trong quá trình điều trị hen suyễn, ho hoặc dị ứng.

Điều trị cảm cúm hiệu quả

Hoạt chất alkaloid và flavonoid có trong cây mang tới công dụng kháng khuẩn, kháng viêm rất hiệu quả. Do đó cà gai leo thường được sử dụng trong chữa cảm cúm, giảm triệu chứng nhanh mà an toàn. Tuy nhiên vẫn nên thêm khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng.

Cách dùng dược liệu cà gai leo

Tuy cà gai leo đã được chứng minh mang nhiều công dụng hữu ích và an toàn đối với sức khỏe người bệnh nhưng nếu dùng trong thời gian dài và liều lượng cao có thể gây ngộ độc. Cho nên trước khi sử dụng hãy tới bệnh viện thăm khám và làm theo hướng dẫn của bác sĩ nhé. 

Cách dùng đơn giản nhất là dùng dược liệu tươi, đem đi rửa sạch và phơi khô, sau đó đem đi sắc uống. Liều lượng phù hợp với từng đối tượng nhưng không nên quá 50 - 60g khô/ ngày. 

 Sử dụng dược liệu khô để hãm trà

Sử dụng dược liệu khô để hãm trà

Bên cạnh đó, có thể hãm trà theo cách dùng 50 - 60g cà gai leo khô đem đi rửa sạch rồi cho vào ấm trà. Sau đó đổ nước nóng vào sao cho ngập thảo dược rồi lại bỏ phần nước đấy đi. Tiếp tục thêm 200ml nước nóng vào ấm và hãm trong 10 phút.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng cây cà gai leo

Có một thực tế hiện nay, đó chính là việc dùng thảo dược để chữa bệnh đang dần trở thành xu hướng, đặc biệt dược liệu có khả năng điều trị bệnh gan. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể dùng được, dưới đây là một số đối tượng không nên dùng:

  • Phụ nữ mang thai: Khi mang thai, việc không sử dụng thuốc đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Mà cà gai leo lại kìm hãm đi sự phát triển của bé, nên không cần thiết phải dùng dược liệu này. 

  • Bệnh nhân mắc bệnh lý liên quan tới thận: Đúng là cà gai leo có tác dụng thải độc gan rất tốt nhưng lại có thể gây quá tải chức năng lọc máu của thận. Do đó, những người bệnh có chức năng thận yếu thì tránh sử dụng nhé.

  • Người đang điều trị theo phác đồ: Với những người đang gặp phải bệnh nan y và đang dùng thuốc theo phác đồ thì không được tùy tiện dùng cà gai leo vì có thể gây tương tác với thuốc.

  • Người đang gặp phải bệnh mãn tính: Đối với những người bệnh bị tim mạch hoặc cao huyết áp thì bác sĩ khuyến khích không nên sử dụng dược liệu này. Còn nếu vẫn muốn sử dụng thì phải hỏi ý kiến của chuyên gia y tế trước và phải ngưng khi xuất hiện dấu hiệu bất thường nào. 

Hy vọng qua bài viết trên đã giải đáp được câu hỏi “cà gai leo chữa bệnh gì” cùng với nhiều lưu ý khác để có thể đảm bảo an toàn và phát huy hết được tác dụng của dược liệu. Bên cạnh đó, dù bất cứ lý do nào cũng không được tăng liều điều trị mà phải hỏi trước ý kiến của bác sĩ.

Xem thêm:

Tác giả: -
CẢNH BÁO: Xuất hiện các cuộc gọi giả danh thương hiệu Thái Minh để “lừa dối” Khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH chỉ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để gọi ra cho khách hàng. Quý khách lưu ý tránh bị kẻ gian lừa đảo. Trân trọng thông báo!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết