5 công dụng của trinh nữ hoàng cung mà bạn nên biết

5 công dụng của trinh nữ hoàng cung mà bạn nên biết


Mục lục [Ẩn/Hiện]

Từ xưa, Trinh nữ hoàng cung đã được mệnh danh là thần dược trong Đông y bởi những công dụng đa dạng mang đến cho sức khỏe con người. Đặc biệt là tác dụng hỗ trợ ức chế sự tăng sinh của tế bào ác tính. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về dược liệu này cũng như cách sử dụng hiệu quả. Do đó hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để được giải đáp mọi thắc mắc nhé. 

 Tìm hiểu về cây trinh nữ hoàng cung như thế nào?

Tìm hiểu về cây trinh nữ hoàng cung như thế nào?

Tìm về trinh nữ hoàng cung là cây gì?

Trinh nữ hoàng cung có tên khoa học Crinum latifolium L, thuộc vào họ Amaryllidaceae, thường được gọi là Náng lá rộng hoặc là Tỏi lơi lá rộng. Đây là loại cây ưa sáng nên được trồng nhiều ở những vùng có khí hiệu nhiệt đới ẩm với điều kiện nhiệt độ từ 22 - 27 độ C. Do đó, tuy có nguồn gốc từ Ấn Độ nhưng cây vẫn phân bố chủ yếu tại một số quốc gia như Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia,...

Đặc điểm hình thái

Trinh nữ hoàng cung thuộc nhóm cây cỏ, thân có hình dáng như cây hành tây, thân dài 10 - 15cm mọc nhiều củ con và có thể tách những củ này đi trồng riêng được. Lá dài, mỏng các bẹ úp vào nhau tạo thành thành một thân giải dài, mép lá hai bên lượn sóng. Gân lá song song, đầu bẹ nằm sát dưới đất, mặt dưới có sống dài màu đỏ tía. 

Hoa trinh nữ hoàng cung màu trắng có điểm thêm nhị hoa màu tím đỏ, mọc thành tán dài từ 6 - 18 hoa. Ở nước ta, cây được trồng chủ yếu ở các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam đổ vào trong.

 Hình ảnh hoa trinh nữ hoàng cung

Hình ảnh hoa trinh nữ hoàng cung

Bộ phận dùng và thành phần hóa học

Bộ phận thường được dùng làm thuốc là lá đã được phơi khô hoặc thái nhỏ đem đi sao vàng dùng dần. Ngoài ra, một số nơi còn dùng hoa hoặc thân của cây để phơi khô rồi thái nhỏ.

Thành phần chính mang lại tác dụng trong dược liệu này là cao methanol và alkaloid như betadine, crinafolidin, latisoin, crinafolin,...Chúng giúp ức chế và ngăn chặn quá trình phân bào, đồng thời làm chậm sự tiến triển của khối u, hỗ trợ ngăn ngừa ung thư. Đặc biệt phải kể tới Lycorin với khả năng ức chế protein và ADN, hỗ trợ tiêu diệt tế bào ác tính và ngăn ngừa sự phát triển của virus gây bại liệt. Bên cạnh đó dược liệu còn chứa nhiều hợp chất khác như tannin, 11 loại acid amin, coumarin, flavonoid, saponin steroid,...

Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Từ lâu, loài dược liệu này đã được sử dụng trong y học bởi nhiều công dụng đa dạng và hiệu quả mà nó mang lại. Đặc biệt phải kể đến những tác dụng sau đây:

Ngăn chặn sự tiến triển của khối u xơ tử cung và giảm kích thích của u 

Theo một nghiên cứu kéo dài trong 3 tháng và thử nghiệm trên 195 phụ nữ bị u xơ tử cung đã cho thấy hiệu quả của dược liệu này đối với cơ thể người bệnh. Chúng làm giảm kích thước và ngăn chặn sự phát triển, di căn của khối u ở 79.5% phụ nữ. Số còn lại u vẫn phát triển nhưng với tốc độ chậm. Điều này là nhờ vào một số thành phần như hippadine, lycorine,...đã ngăn cản sự tổng hợp protein khiến u tiến triển chậm lại.

 Dược liệu hỗ trợ ngăn chặn sự tiến triển của khối u

Dược liệu hỗ trợ ngăn chặn sự tiến triển của khối u

Giảm cơn đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp là một vấn đề mà bất cứ người cao tuổi nào cũng đều gặp phải. 

Trinh nữ hoàng cung hiện nay được nhiều người biết đến bởi công dụng giảm đau nhức xương khớp hiệu quả. Cách thực hiện cũng khá đơn giản, chỉ cần hơ lá qua lửa rồi đắp lên vùng bị thương hoặc có thể sắc nước uống để giảm đau. Nhưng phải lưu ý về liều lượng sao cho phù hợp với thể trạng mỗi người và tình trạng hiện tại. Do đó tốt nhất là hãy hỏi ý kiến và làm theo chỉ định của bác sĩ. 

Ức chế tế bào ung thư của tuyến tiền liệt ở nam giới

Theo số liệu thống kê, ở nam giới có tới 45 - 70% trong độ tuổi 45 - 50 bị mắc u xơ tuyến tiền liệt. Mặc dù căn bệnh này không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng cứ để kéo dài mãi sẽ dẫn tới nhiều ảnh hưởng về thể chất lẫn tinh thần. Các nhà khoa học đã nghiên cứu thử nghiệm trên khối u tuyến tiền liệt LNCP, BHP - 1 và PC3 khi dùng dịch chiết trinh nữ hoàng cung, và kết quả cho thấy khối u đã bị ức chế tăng sinh và tỷ lệ ức chế cao nhất là trên xơ BHP - 1. Điều này chính là nhờ vào các alkaloid cùng cao methanol tham gia vào hoạt động ức chế quá trình phân bào, làm bệnh tiến triển chậm.

 Trinh nữ hoàng cung giúp ức chế tế bào ung thư tuyến tiền liệt

Trinh nữ hoàng cung giúp ức chế tế bào ung thư tuyến tiền liệt

Hỗ trợ giảm viêm phế quản, ho và viêm họng hạt 

Trong dược liệu có chứa lycorin - một hoạt chất có khả năng ức chế virus phát triển cùng với vi khuẩn có bệnh. Đồng thời crinamidin chứa trong trinh nữ hoàng cũng có tác dụng chống viêm khá tốt. Do vậy, người bệnh có thể áp dụng cây này để điều trị ho, viêm phế quản hay là viêm họng hạt. 

Viêm loét dạ dày, tá tràng

Một công dụng mà ít người biết tới đó là khả năng làm lành vết loét nhanh chóng, ngăn chặn tình trạng xuất huyết xảy ra cũng như tiêu diệt được vi khuẩn gây hại. Đây là một loài thảo dược rất có lợi đối với người bị viêm loét dạ dày.

Phấn hoa trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì đang là mối quan tâm của nhiều chị em phụ nữ. Phấn của cây được ong thợ thu lượm từ các hạt mang, cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể, đồng thời còn có thể phòng và ngăn chặn một số bệnh lý như gan nhiễm mỡ, ung thư cổ tử cung, tuyến tiền liệt,... 

Một số bài thuốc có chứa trinh nữ hoàng cung

  1. Bài thuốc giúp giảm đau nhức xương khớp

Phương pháp này khá đơn giản, lấy lá trinh nữ hoàng cung mang đi rửa cho thật sạch rồi cắt nhỏ, phơi khô và đem đi sao nóng, đắp lên vùng bị sưng viêm hoặc bị bầm. Nên áp dụng 2 - 3 ngày liên tiếp sẽ đánh tan vết giảm và giảm cơn đau nhức hơn. 

  1. Bài thuốc hỗ trợ đau dạ dày, tá tràng 

Bài thuốc này dùng lá cây trinh nữ hoàng cung tươi đem đi rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào nồi. Thêm hai bát nước và sắc uống. Nước sắc đem đi chia làm 3 lần uống trong ngày.  

  1. Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư vú

Dùng 200g lá cây khô, sắc dược liệu bằng nồi đất với hai bát nước. Đun tới khi còn khoảng nửa bát thì dừng. Chia nước sắc thành 3 phần bằng nhau rồi uống trong ngày, lưu ý uống sau ăn nhé. 

  1. Bài thuốc hỗ trợ chữa u xơ tiền liệt tuyến

Dùng 20g trinh nữ hoàng cung khô, 12g xa tiền tử và 6g hương tư tử. Đem tất cả dược liệu vào nồi, thêm hai bát nước và sắc tới khi còn khoảng 1 bát nước thì ngừng. Nước sách chia thành 2 - 3 lần uống trong ngày.

 Một số bài thuốc phổ biến

Một số bài thuốc phổ biến

Những lưu ý khi uống trinh nữ hoàng cung

Sau khi đã biết rõ về công dụng trinh nữ hoàng cung, người bệnh cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:

  • Dược liệu không phải là thuốc nên không được tùy tiện sử dụng trong thời gian dài mà phải hỏi ý kiến của bác sĩ. 

  • Không được ăn rau muống khi đang dùng dược liệu này.

  • Trinh nữ hoàng cung thường bị nhầm lẫn với hoa lan huệ hoặc cây náng trắng nên cần phải phân biệt rõ tránh gây tác dụng không mong muốn. 

  • Không dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú, người bệnh suy thận, suy gan và trẻ em dưới 6 tuổi.

  • Không ăn rau muống khi đang sử dụng trinh nữ hoàng cung.

  • Có một số loài cây như náng trắng hoặc hoa lan huệ có hình thái bên ngoài khá giống với trinh nữ hoàng cung nên rất hay bị nhầm lẫn. Do đó người dùng cần biết cách phân biệt để tránh trường hợp gây ra các tác dụng không mong muốn.

  • Trinh nữ hoàng cung không được sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú, người suy gan, suy thận.

  • Không được tùy ý thay đổi liều lượng chỉ định trong quá trình điều trị, tránh làm biến đổi dược tính. 

Thông qua bài viết này, chắc hẳn mỗi người đều đã có lời giải đáp cho câu hỏi trinh nữ hoàng cung trị bệnh gì cũng như cách sử dụng sau cho phát huy được tác dụng của dược liệu nhất. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng để tránh gây hậu quả không đáng có.

Xem thêm:

Tác giả: -
CẢNH BÁO: Xuất hiện các cuộc gọi giả danh thương hiệu Thái Minh để “lừa dối” Khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH chỉ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để gọi ra cho khách hàng. Quý khách lưu ý tránh bị kẻ gian lừa đảo. Trân trọng thông báo!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết