Mộc qua - Khắc tinh của tiêu chảy và đau xương khớp

Mộc qua - Khắc tinh của tiêu chảy và đau xương khớp


Mục lục [Ẩn/Hiện]

Mộc qua là một vị thuốc được sử dụng nhiều trong Y học cổ truyền, mang lại công dụng hỗ trợ giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiêu hóa, đau nhức xương khớp hay kể cả ngăn ngừa đột quỵ, trầm cảm. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về công dụng cũng như cách dùng dược liệu một cách hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ phần nào giải đáp được các thắc mắc của người bệnh kỹ càng nhất. Cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

 Tìm hiểu về vị thuốc mộc qua

Tìm hiểu về vị thuốc mộc qua

Tìm hiểu về vị thuốc Mộc qua là gì?

Mộc qua ( Tên khoa học: Chaenomeles lagenaria ), được người dân gọi với nhiều cái tên khác nhau như Trang Mộc Qua, Tra tử,...Là vị dược liệu quý, được phân phối chủ yếu ở Trung quốc như tỉnh Hồ Bắc, Giang Tây, Phúc Kiến, Tứ Xuyên. Hiện nay nước ta vẫn chưa thể trồng được mà chủ yếu nhập khẩu từ Trung quốc về. Do đó việc lẫn lộn với dược liệu giả xảy ra rất nhiều, chúng ta cần phải mua ở những chỗ uy tín và chất lượng.

Đặc điểm hình thái

Cây mộc qua là loài thực vật sống lâu năm, có chiều cao trung bình từ 2 - 3m, có cây cao tới 5m. Thân cây phân nhiều nhánh, nhẵn có gai dài và trên bề mặt cành có bì không rõ. Lá cây có cuống dài, mọc cách. Phiến lá có hình mác hoặc bầu dục, dài 5- 8cm, rộng 3 - 5cm, đầu nhọn, mép lá có các khứa răng cưa nhỏ. Mặt trên của lá có màu xanh, mặt dưới tím nhạt, khi non có kèm lông. 

 Hình ảnh cây mộc qua

Hình ảnh cây mộc qua

Hoa mọc thành chùm ở nách lá, mỗi cụm hoa mang tới 3 - 5 hoa với nhiều màu sắc khác nhau màu đỏ anh đào, màu trắng hoặc màu hồng. Hoa có cuống rất ngắn, đài hoa dính lại tạo thành ống ngắn hình chuông; tràng gồm 5 cánh hoa tạo thành hình tròn. 

Vậy quả mộc qua là quả gì mà được sử dụng nhiều trong Y học cổ truyền? Thực thế, quả có hình trứng, thuôn dài với chiều dài khoảng 9cm, khi chín sẽ có màu vàng hoặc vàng lục, rất thơm. Cây ra hoa vào khoảng tháng 3 - 4, thu hoạch quả vào tháng 9 - 10. Trái mộc qua là bộ phận được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Dược liệu sau khi thu hái về sẽ đem đi bổ thành 2 - 4 miếng rồi phơi khô. Cho mặt trong của quả ngửa lên, phơi tới khi trái chuyển sang màu hồng tím và lúc này dược liệu cũng đã được khô hoàn toàn. Dược liệu khi đã khô sẽ có màu nâu đỏ đến tím ở mặt ngoài, đồng thời xuất hiện nhiều nếp nhăn sâu không đều. Mặt trong của quả có nhiều ô chứa hạt, mùi thơm và vị chát.

Thành phần hóa học

Trong quả mộc qua có chứa 38% glucose,  22,1% fructose, 30,5% sorbitol, 10,4% sucrose. Tổng lượng đường ở quả khô/quả tươi là 3,84%. Ngoài ra có còn chứa 1.9% axit glutamic, 4,2% quinic, 1,3% phosphoric, 10,6% citric , 82% malic. 

Bên cạnh đó, trong mộc qua còn có khoảng 2% saponin, chrysanthemin, cyaniding, tannin, calistaphin và lonicerin. 

Cách thu hái và bảo quản

Người dân sẽ thu hái lúc vỏ quả chuyển sang màu vàng xanh, tầm tháng 8 hằng năm. Sau khi hái về sẽ đem đi rửa sạch và đun sôi với nước tầm 5 phút. Vớt quả ra, chẻ dọc và đem đi phơi khô cho tới khi quả có vân nhăn để dùng dần. Ngoài cách trên, còn có thể bào chế theo những phương pháp dưới đây:

  • Ngâm nước khoảng 1 ngày rồi đem đi hấp mềm, hấp xong là thái phiến liền nếu không để nguội thái sẽ bị vỡ vụn.

  • Đem quả chẻ dọc, rửa sạch rồi ủ qua đêm, sau đó thái mỏng và phơi cho tới khô. Nếu dùng ít, có thể đập dập rồi mang đi sắc uống cùng với các dược liệu khác.

  • Dùng bảo gọt bỏ vỏ và hạt, sau đó trộn với sữa bò trong 3 giờ rồi đem đi phơi khô.

Nên bảo quản nơi khô ráo và thoáng gió để tránh nấm mốc. Đồng thời sấy hơi diêm sinh thường xuyên để tránh hư hại. 

 Cần có cách bảo quản và chế biến phù hợp

Cần có cách bảo quản và chế biến phù hợp

Mộc qua có tác dụng gì theo Y học cổ truyền?

Sau khi đã nắm rõ về trái mộc qua là gì, chúng ta sẽ đến với công dụng của dược liệu. Theo Y học cổ truyền, Mộc qua có vị chua, tính mát, quy vào 5 kinh: Tỳ, Can, Phế, Thận, Vị. Nên có tác dụng hòa vị, tiêu viêm, bình can, hóa thấp, khu phong cường tráng. Do đó được áp dụng nhiều để chữa bệnh phong thấp, kiết lỵ, tiêu chảy, đau lưng mỏi gối,...chữa phù nề, giảm ho, điều hòa hoạt động sinh lý và giảm đau nhức chân tay. Ngoài ra mộc qua khi phối hợp cùng nhiều vị thuốc khác ở dạng ngâm rượu, sắc uống hoặc viên bột có thể mang lại nhiều công dụng sau:

  • Kết hợp với hoàng bá, tỳ giải giúp trị tê thấp.

  • Kết hợp cùng ngũ gia bì giúp giảm tình trạng sưng chân 

  • Kết hợp cùng đương quy, uy linh tiên giúp chữa tê bì chân tay, đau xương khớp

  • Phối hợp cùng sa tiền tử, anh túc xác giúp chữa kiết lỵ

Đặc biệt lưu ý khi ăn quá nhiều mộc qua có thể gây ảnh hưởng xấu đến răng và gây bí tiểu. Chống chỉ định với người có trường vị tích trệ, người bị thương thực nhưng tỳ vị chưa hư.

Mộc qua có tác dụng gì theo Y học hiện đại

Hiện nay các nhà khoa học đã chứng minh được nhiều tác dụng của dược liệu đối với một số bệnh lý. Tuy nhiên đa phần các thử nghiệm chỉ mới thực nghiệm trên động vật, chưa nghiên cứu lâm sàng trên người. 

Tác dụng chống oxy hóa

Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra, chiết xuất từ mộc qua có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Sở dĩ vậy là nhờ vào hợp chất Quercetin trong cây có khả năng loại bỏ các gốc tự do và oxit nitơ. Đồng thời flavonoid ở cây cũng có tác dụng chống oxy hóa mạnh hơn vitamin C.

Tác dụng giảm đau kháng viêm 

Các hợp chất polysaccharide, ester được chiết xuất từ quả mộc qua có tác dụng kháng viêm, giảm đau, điều hòa miễn dịch và giảm triệu chứng khó tiêu. Do đó mộc qua đã được ứng dụng trong điều trị viêm khớp dạng thấp.

 Mộc qua có tác dụng kháng viêm giảm đau

Mộc qua có tác dụng kháng viêm giảm đau

Tác dụng chống xơ vữa động mạch

Do mộc qua có tác dụng oxy hóa mạnh và có khả năng giảm nồng nồng độ cholesterol trong máu nên được ứng dụng nhằm ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

Tác dụng chống ung thư và điều hòa miễn dịch

Sau khi làm nghiên cứu trên chuột, người ta thấy rằng các polysaccharide có trong Mộc qua giúp ức chế tăng sinh tế bào ung thư và điều hòa hệ thống miễn dịch rất tốt. Đồng thời, các hoạt chất acid trong nó cũng có khả năng ức chế hoạt động của một số tế bào ung thư, điển hình như tăng cường đáp ứng miễn dịch.

Tác dụng điều trị tiêu chảy

Nhờ vào các hợp chất axit hữu cơ như ursolic, betulinic và oleanolic với công dụng giảm đau và kháng khuẩn sẽ giúp người bệnh giảm triệu chứng tiêu chảy và nhanh chóng khỏi bệnh.

 Hỗ trợ triệu chứng tiêu chảy hiệu quả

Hỗ trợ triệu chứng tiêu chảy hiệu quả

Hỗ trợ điều trị đái tháo đường

Flavonoid và polysaccharide có khả năng gây ức chế α-Glucosidase và giảm lượng đường trong máu.

Tác dụng khác virus

Theo nghiên cứu mới nhất, axit oleanic có trong mộc qua có khả năng ức chế sự nhân lên của gen virus viêm gan B.

Một số bài thuốc chữa bệnh có dược liệu mộc qua

  1. Điều trị phong thấp, khớp khó cử động.  

Chuẩn bị: Mộc qua, Ngọc trúc, Kỷ tử mỗi vị 80g; Ngũ gia bì, Đương quy, Khương hoạt, Độc hoạt, Trần bì mỗi loại 60g; Tần giao, Tang ký sinh, Xuyên khung, Hồng hoa, Ngưu tất, Thiên niên kiện, mỗi loại 40g; đường 1600g; rượu trắng tầm 2,5 lít có nồng độ là 50°.

Cho tất cả dược liệu ngâm với rượu và đường. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần dùng 15 - 30 ml. Chống chỉ định đối với phụ nữ có thai. 

  1. Điều trị đau nhức xương khớp, thấp khớp, phù nề

Chuẩn bị: Mộc qua 120g, Ngọc trúc 40g, Xương hổ chế 40g, Bạch gia can 40g, Xuyên khung 40g,  Tục đoạn 40g, Ngưu tất 40g, Đương quy 40g, Hồng hoa 40g, Thiên ma 40g, Phòng phong 20g, Tần giao 20g và Tang chi 16g.

Tán tất cả dược liệu thành bột mịn, cho vào 15l rượu rượu trắng. Đậy kín lại, mỗi ngày khuấy 1 lần, sau một tuần thì mỗi tuần khuất 1 lần; sau 1 tháng lọc lấy rượu, bã đem đi ép lấy nước, rồi thêm vào dịch đã lọc được. Dùng 1,3kg đường phèn hòa vào nước trộn chung với rượu thuốc. Để lắng và lọc. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 - 40g. 

  1. Điều trị tiêu chảy, nôn mửa

Chuẩn bị 20g mộc qua, 10g gừng khô và 10g hồi hương. Đem tất cả đi sắc lấy nước uống.

  1. Điều trị phù nề, tức ngực 

Mộc qua, Nhân sâm, Trần bì mỗi vị 30g, Tân lang 60g, Đinh hương, Quế tâm mỗi vị 15g. Đem tất cả dược liệu trên nghiền thành bột, sau đó chế thành viên bằng hạt đậu xanh, mỗi lần uống 30 viên pha với nước gừng sống. 

  1. Điều trị kiết lỵ, đi phân có nhầy máu

Đem nghiền thành bột tất cả các vị Mộc qua, Anh túc xác, Xa tiền tử với một lượng bằng  nhau. Mỗi lần uống 6g kèm với nước cháo.

Mộc qua là một trong những dược liệu mang nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe, tuy nhiên chúng cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Do đó để đảm bảo tính an toàn cũng như hiệu quả, người bệnh cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi sử dụng. Bên cạnh đó, đây là vị thuộc mà ở Việt Nam rất hiếm nơi trồng được mà chủ yếu là nhập từ Trung quốc, nên phải tìm chỗ bán chất lượng và uy tín để mua.

Xem thêm:

Tác giả: -
CẢNH BÁO: Xuất hiện các cuộc gọi giả danh thương hiệu Thái Minh để “lừa dối” Khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH chỉ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để gọi ra cho khách hàng. Quý khách lưu ý tránh bị kẻ gian lừa đảo. Trân trọng thông báo!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết