Từ lâu, cây huyết đằng đã được nhiều người biết đến là một vị thuốc có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, chữa lành những vết thương do bị té ngã, chấn thương hay là làm mạnh gân cốt,...Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ được về công dụng cũng như cách sử dụng loại dược liệu này để mang lại hiệu quả tốt nhất. Bài viết dưới đây sẽ phần nào chia sẻ thêm những thông tin hữu ích về kê huyết đằng. Cùng tìm hiểu ngay nhé.
Tìm hiểu về cây huyết đằng
Cây huyết đằng là cây gì?
Cây huyết đằng còn được gọi với nhiều tên khác nhau như Hồng đằng, dây cỏ máu, đại hàng đằng,...thuộc nhóm thực vật dây leo dạng gỗ. Sở dĩ có tên như vậy là bởi vì khi chặt dây thuốc, nhựa cây chảy ra có màu đỏ như máu.
Đặc điểm hình thái
Thông quan đặc điểm hình dáng bên ngoài, chúng ta có thể dễ dàng nhận biết kê huyết đằng do với những loài thảo dược khác.
Cây huyết đằng thuộc họ dây leo, thân gỗ to và khỏe. Mỗi dây leo có chiều dài khoảng 10m, đường kính trung bình rơi vào từ 3 -cm. Lớp vỏ bên ngoài có màu nâu nhạt, xù xì, hình trụ tròn hoặc dẹt. Mặt cắt có 2 - 3 vòng tròn đồng tâm hoặc không đồng tâm. Khi chặt ngang cây sẽ thấy nhựa màu đủ chảy ra.
Hình ảnh cây huyết đằng
Lá cây huyết đằng thuộc kiểu lá kép, lá mọc so le nhau, mỗi cành có 3 - 9 lá đơn, dài 8 - 15cm, rộng 5 - 10cm. Lá chét thường mọc ở vị trí giữa cuống, có hình trứng .
Hoa đơn mọc ở nách lá, bên ngoài bao phủ một lớp lông mịn màng. Cụm hoa có hình chùy, ngọn dài 15 - 20cm thõng xuống đất. Hoa tập trung thành từng tràng, màu tím có 6 lá đài, 6 cánh tràng và 6 nhị.
Quả của cây xuất hiện vào tháng 9 - 10 hằng năm. Có hình dáng gần giống quả trắng, dài khoảng 7cm, bên ngoài phủ lớp lông mịn, chứa từ 3 - 5 hạt nhỏ.
Phân bố
Kê huyết đằng phân bố chủ yếu tại vùng núi cao trên 850m. Ở Việt Nam, cây phát triển mạnh ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Hòa Bình, Lạng Sơn,..
Bộ phận dùng và thành phần hóa học
Dây leo là bộ phận được dùng làm thuốc hiện nay bởi nó có chứa nhiều thành phần hoạt chất có dược tính tốt điển hình như:
Milletol
Salidroid, Acid stearic daucosterol, Liriodendrin, Acid vanillic, Emodin, Acid protocatechic, Physcion chrysophanol, Catechin, β sitosterol,...
Ngoài ra trong vỏ, hạt và rễ còn có chứa Tanin, Glycosid,...Lưu ý nên chọn dây to, không mốc, có bỏ ngoài mịn màng, khi tươi cắt ra có nhựa chảy như máu, khi khô có vòng đen.
Phương pháp thu hái và bảo quản
Dược liệu được thu hái vào quanh năm, có thể dùng tươi hoặc khô tương ứng với hái phương pháp thu hái sau:
Thu hái tươi: Dây leo sau khi thu hoạch đem đi rửa sạch rồi thái từng lát mỏng. Phần thân được dùng ngay.
Thu hái khô: Dây leo tươi sau thu hái đem đi ngâm cùng nước. Loại dây nhỏ ngâm tầm 2 tiếng. Với dây cỡ lớn thì nên ngâm 3 ngày, sau đó vớt ra, rửa lại lần nữa với nước, đem đi thái lát mỏng rồi đem phơi khô.
Loại dược liệu này nên được cất giữ ở nơi khô ráo, thông thoáng. Trong thời gian bảo quản không được cho phần đã sấy khô tiếp cú với ẩm, vì có thể sản sinh nấm mốc, làm giảm tác dụng của vị thuốc.
Cây huyết đằng có tác dụng gì đối với sức khỏe
Theo Y học cổ truyền, huyết đằng có bị đắng, tính ấm nên có công dụng hỗ trợ bổ khí trị thiếu máu não, suy nhược cơ thể và giảm các chứng đau lưng mỏi gối, tăng cường sức khỏe xương khớp. Ngoài ra người thường xuyên bị toát mồ hôi, người mắc bệnh dạ dày hoặc phụ nữ có kinh nguyệt không đều đều là nhóm đối tượng cần dùng dược liệu này.
Kê huyết đằng có công dụng giảm đau lưng mỏi gối
Trong Y học hiện đại, các nhà nghiên cứu đã làm nhiều thử nghiệm và chứng minh được một số tác dụng của dược liệu đối với sức khỏe con người. Vậy cây huyết đằng chữa bệnh gì?
Tác dụng kháng viêm: Theo kết quả thử nghiệm trên chuột bạch, loại cồn có chứa chiết xuất từ cây có khả năng chống viêm khá tốt gây ra bởi formaldehyde.
Tăng cường chuyển hóa phosphate: Sau khi làm thí nghiệm trên chuột bạch, người ta thấy rằng cây huyết đằng có tác dụng chuyển hóa trên thận và tử cung chuột.
Tác dụng đối với tim mạch: Thuốc sắc từ vị thảo dược này có khả năng hạ huyết áp ở thỏ và chó, đồng thời ức chế cơ tim của ếch.
Tác dụng lên thần kinh trung ương: Dùng dịch chiết tiêm vào bụng của động vật thí nghiệm, cho thấy khả năng giảm đau và an thần.
Một số bài thuốc từ cây huyết đằng
Bài thuốc chữa thiếu máu
Dùng 250gr huyết đằng khô tán thành bột mịn rồi ngâm cùng 1l rượu. Sau 7 - 10 ngày à có thể dùng sẵn loại rượu này rồi.
Bài thuốc chữa nhức mỏi cơ thể
Chuẩn bị sẵn 16gr huyết đằng và 16gr tục đoạn cùng với cẩu tích, khoang cân đằng và hương thảo mỗi loại 12rg. Đem tất cả dược liệu đi sắc cùng 700ml nước, đun lửa nhỏ đến khi còn 300ml thì tắt bếp. Mỗi ngày, uống 2 - 3 lần, duy trì trong 6 ngày để giảm tình trạng nhức mỏi.
Bài thuốc chữa trị đau lưng
Chuẩn bị: Kê huyết đằng, rễ trinh nữ, tỳ giải, ý dĩ mỗi loại 16g, quế chi, rễ lá lốt và thiên niên kiện mỗi vị 8g, trần bì 6g, cỏ xước 12g. Đem tất cả dược liệu trên đi sắc nước uống.
Bài thuốc chữa tê bì chân tay, đau nhức xương khớp
Chuẩn bị: 20g mỗi vị thuốc Cẩu tích, tỳ giải, ngưu tất và cốt toái bổ mỗi thứ 20g, 4g bạch chỉ 4g, 20g huyết đằng và 6g thiên niên kiện. Đem tất cả đi sắc nước uống ngày 1 thang.
Bài thuốc trị viêm khớp dạng thấp
Chuẩn bị: Kê huyết đằng, hy thiêm, rễ vòi voi và thổ phục linh mỗi loại 16g, sinh địa 12g, ngưu tất 12g, rễ cây cúc ảo 10g, rễ cà gai leo 10g, nam độc lực 10g, huyết dụ 10g. Đem tất cả dược liệu đi sắc uống ngày 1 thang.
Bài thuốc chữa phong tê thấp
Chuẩn bị: Rễ gối hạc, huyết đằng và cây mua núi mỗi loại 12g, dây đau xương, vỏ thân ngũ gia và vỏ thân ngũ gia bì mỗi vị 10g. Đem tất cả dược liệu đi phơi khô rồi thái nhỏ lại, sau đó ngâm rượu. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng 25ml.
Bài thuốc chữa đau thần kinh tọa
Dùng kê huyết đằng 20g, ngưu tất 12g, nhọ nồi 10g, đào nhân 12g, hồng hoa 12g, nghệ vàng 12g, nhọ nồi 10g với cam thảo 4g. Đem tất cả dược liệu sắc cũng 400ml nước, đun lửa nhỏ cho tới khi còn khoảng 100ml. Chia thành 2 phần uống hết trong ngày.
Những điều cần lưu ý khi dùng cây huyết đằng
Khi làm thử nghiệm lâm sàng, các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng khi thu hái và bảo quản vẫn còn tồn động một lượng nhỏ độc tố. Động vật bị tiêm dịch chiết huyết đằng với liều lượng 4.25g/kg có nguy cơ bị tử vong. Do đó khi áp dụng bất cứ bài thuốc nào cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc về liều lượng và cách dùng.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng dược liệu
Liều lượng mỗi ngày: Người bệnh chỉ nên dùng trung bình 10 - 30gr dược liệu.
Cách dùng được nhiều người lựa chọn: Sắc thành nước uống hoặc dùng cây huyết đằng ngâm rượu, cô đặc thành cao.
Chống chỉ định: Phụ nữ mang thai và đang có con bú, huyết không hư, khí trệ, người bị nóng trong người, dị ứng với dược liệu và trẻ em.
Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp người bệnh có cái nhìn sơ lược hơn về dược liệu và tác dụng cây huyết đằng đối với sức khỏe con người như thế nào? Đặc biệt là những lưu ý cần thiết trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên cũng như các vị thuốc khác, người bệnh cần đi khám và tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi sử dụng, chứ không được tự ý dùng.
Xem thêm:
Bình luận bài viết
Bài viết có: 0 bình luận