Từ xưa cây đỗ trọng nam đã được sử dụng khá phổ biến trong Y học cổ truyền và mang tới nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe như trị đau lưng mỏi gối, thận hư, liệt dương...Tại Việt Nam, nhiều người vẫn chưa biết rõ về loài cây này và hay nhầm lẫn với đỗ trọng bắc. Do đó thông qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng cũng như cách sử dụng của cây. Đừng bỏ lỡ nhé.
Tìm hiểu về công dụng của cây đỗ trọng nam
Tìm hiểu về cây đỗ trọng nam
Cây đỗ trọng nam có tên khoa học là Parameria Laevigata, thuộc họ Trúc đào - Apocynaceae, thường được dân gian gọi với cái tên khác là đỗ trọng dây. Cây được tìm thấy nhiều ở vùng Ấn Độ và Malaysia, chúng hầu như mọc hoang ở rừng thứ sinh và lùm bụi. Tại Việt nam, cây phân phối chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc như Bắc Thái, Lạng sơn, miền trung như Nghệ An, Hà Tĩnh,...
Đặc điểm hình thái
Đỗ trọng nam thuộc cây leo, dài 5 - 10m, có nhựa trắng như sữa, khi gặp không khí sẽ khô lại, do đó khi bẻ ngang vỏ cây hay là lá đều thấy những sợi nhựa trắng như tơ giống cây đỗ trọng bắc.
Lá cây mọc đối, đôi khi mọc vòng 3, hình bầu dục, thuôn dài như hình trái xoan ngược, không có răng cưa, dài 5 - 13cm, rộng 2 - 5cm, đầu mũi nhọn hoặc tù ở chóp, có góc tại gốc. Mặt trên của lá nhẵn, sáng bóng, mép hơi cong về phía trước, dạng màng.
Hoa màu trắng, có phấn hồng mọc ở đầu cành hoặc nách.
Hình ảnh cây đỗ trọng nam
Quả của cây gồm có hai quả đại, dài tầm 15-30cm, nhọn, nhẵn và rẽ đôi hình sừng trâu. Hạt được bao phủ một lớp lông tơ, trắng, mềm. Thông thường, mùa ra hoa quả từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau.
Nhiều người thắc mắc cây đỗ trọng có mấy loại? thì câu trả lời là hai nhé, đó là đỗ trọng nam và đỗ trọng bắc. Do đó đừng nhầm lẫn giữa hai loài thực vật này nhé.
Bộ phận dùng và thành phần hóa học
Bộ phận dùng làm thuốc là thân dây, hầu như là vỏ cây đỗ trọng nam, tại trung quốc người ta thường gọi vỏ cây là ngân quang đỗ trọng, trường tiết châu.
Về thành phần hóa học, cây có chứa một lượng chất nhầy, chất dẻo và tinh dầu. Cùng với đó là alkaloid nhằm giúp cơ thể có tinh thần thư giãn và giảm đau hiệu quả. Ngoài ra còn có tanin nhằm kháng khuẩn, ngăn chặn viêm nhiễm và flavonoid với khả năng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào khỏi gốc tự do.
Thu hái và sơ chế
Cây được người dân thu hái quanh năm, rồi đem về rửa sạch cho hết bụi bẩn, thái nhỏ và phơi khô.
Tác dụng của cây đỗ trọng nam đối với sức khỏe
Cây đỗ trọng nam có tác dụng gì là thắc mắc của rất nhiều người bệnh? Thực tế, cây có vị cay, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, hành khí, thông kinh hoạt lạc. Do đó được chủ trị để chữa đau lưng mỏi gối do phong thấp, đau ở vùng thất lương, thận hư liệt dương, phù nề, huyết áp cao,...
Hiện nay các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và ghi nhận những công dụng của cây đỗ trọng nam đối với cơ thể như:
Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm xương khớp
Trong vỏ cây của đỗ trọng nam có chứa các thành phần có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của viêm xương khớp như alkaloid, tanin,...Do đó những chế phẩm có chứa thành phần của dược liệu này đều rất tốt đối với chứng viêm khớp cấp và mạn. Từ đó giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng đau, nóng, khó chịu và tăng cường sức khỏe xương khớp, ngăn chặn kịp thời thoái hóa khớp.
Dược liệu có công dụng hỗ trợ xương khớp
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Nhờ vào khả năng kháng viêm và kháng khuẩn của hoạt chất tanin mà đỗ trọng nam được ứng dụng nhiều trong hỗ trợ sức khỏe tim mạch và hạn chế bệnh lý về tim mạch. Đặc biệt là công dụng tăng cường hoạt động vỏ thượng thận, tăng lưu lượng mạch động mạch vành, giãn mạch và cholesterol xấu trong máu. Ngoài ra còn làm hạ huyết áp nữa.
Hỗ trợ giảm đau, chống co giật và thư giãn
Alkaloid có trong cây đem tới tác dụng giảm đau và giữ tinh thần được thoải mái, thư giãn, được ứng dụng trong nhiều bài thuốc giảm mệt mỏi và căng thẳng. Bên cạnh đó chúng còn có công dụng lợi tiểu, chống co giật và rút ngắn thời gian chảy máu.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh và chống lại nhiều vi khuẩn gây hại
Đỗ trọng nam có tác dụng kiểm soát tình trạng viêm nhiễm và cải thiện tiêu hóa rất tốt. Đặc biệt chúng ức chế phế cầu khuẩn, trực khuẩn coli, trực khuẩn lỵ, liên cầu khuẩn dung huyết B, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu khuẩn vàng và trực khuẩn bạch cầu.
Giúp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Cách sử dụng cây đỗ trọng nam
Sau khi đã hiểu về cây đỗ trọng là cây gì cũng như cây đỗ trọng có tác dụng gì với sức khỏe, chúng ta cần phải nắm rõ được cách sử dụng để dược liệu được phát huy hết công dụng.
Thông thường dạng sắc, liều dụng được chỉ định là 4 - 12g và phối hợp cùng nhiều vị thuốc khác để tăng cao hiệu quả điều trị. Tại Trung Quốc, người dân sẽ dùng toàn cây nhưng bỏ rễ để chữa phong thấp, đau nhức xương khớp hay những vết thương chảy máu. Người dân Campuchia thì sẽ chế vị thuốc này để uống nhằm hạ nhiệt khi bị sốt rét. Ở Ấn độ họ sẽ dùng nước sắc uống chữa lỵ và làm lành vết thương. Tại Philippine thì sẽ nghiền vỏ cây để trị lao và giúp vết thương nhanh lành. Trong khi đó, người dân ở Indonesia và Malaysia sẽ dùng vỏ cây để hỗ trợ làm co tử cung lại sau khi đẻ.
Bài thuốc phổ biến để chữa đau lưng mỏi gối bao gồm các vị thuốc sau: Đỗ trọng nam, Ngưu tất, Đương quy, Cẩu tích, Thục địa, Ba kích, mỗi vị thuốc dùng 12g. Đem đi sắc uống.
Những lưu ý khi sử dụng cây đỗ trọng nam
Công dụng cây đỗ trọng nam mang tới cho sức khỏe đời sống của con người rất nhiều nhưng người bệnh cũng phải đặc biệt lưu ý một số vấn đề sau để tránh gặp phải tác dụng không mong muốn:
Không được phối hợp chung đỗ trọng nam vùng xà thoái và huyền sâm.
Chống chỉ định với người bị âm hư, can thận hư
Để đảm bảo an toàn, tốt nhất nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Trong quá trình sử dụng nếu gặp phải triệu chứng bất thường nào cần phải ngừng uống và tới bệnh viện ngay.
Cây đỗ trọng nam với thành phần hóa học đa dạng đã mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho nền y học truyền thống, là một vị thuốc quý. Qua bài viết này, người đọc chắc hẳn cũng đã nắm rõ việc cây đỗ trọng trị bệnh gì cũng như cách dùng và lưu ý cần thiết. Tuy nhiên để phát huy được hết tác dụng của dược liệu và đảm bảo an toàn cho cơ thể, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ và chuyên gia y tế trước khi dùng nhé.
Xem thêm:
Bình luận bài viết
Bài viết có: 0 bình luận