Dây đau xương một trong những cây thuốc nam quen thuộc, dễ kiếm, thường mọc hoang ở khắp vùng đồng bằng, trung du và miền núi ở nước ta. Từ lâu, loài thảo dược này đã được đưa vào trong nhiều bài thuốc giúp chữa bệnh đau nhức xương khớp, tê thấp. Vậy thực hư là như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ phần nào giúp người bệnh hiểu rõ hơn về công dụng, cách dùng và những lưu ý cần thiết về dược liệu này. Cùng tìm hiểu ngay nhé.
Tìm hiểu về cây dây đau xương
Dây đau xương là cây gì?
Dây đau xương ( Tên khoa học: Tinospora Sinensis Merr ) được dân gian gọi với nhiều cái tên khác nhau như Tục cốt đằng, Khoan cân đằng, cây đau xương,...Cái tên gắn liền với công dụng của cây luôn. Mang hàm ý biểu đạt rằng loài cây này có tác dụng giúp xương được chắc khỏe, thư giãn hơn trước.
Đặc điểm hình thái
Giống cây dây đau xương thuộc họ dây leo, có chiều dài 7 - 8cm, cành dài rũ xuống đất. Khi cây vừa mới phát triển, cành xuất hiện lông tơ và sau đó hình thành vỏ nhẵn. Lá cây có lông ở mặt dưới, màu trắng nhạt, mặt trên màu xanh dương với đường gân rõ ràng. Hình dạng của lá tựa hình trái tim, đỉnh hẹp và nhọn, phía cuối tròn và lõm, có chiều dài khoảng 10 - 20 cm, chiều rộng 8 - 10 cm.
Hình ảnh cây dây đau xương
Hoa dây đau xương có màu trắng, nở mọc từng chùm, mỗi chùm dài 10cm. Quả có hình bán cầu, hóp lại, lúc chín sẽ có màu đỏ và nhiều dịch nhầy.
Phân bố
Loài thảo dược này thường mọc hoang ở vùng có khí hậu nhiệt đới như Việt nam, đặc biệt các tỉnh miền núi phía bắc như Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái,..
Dây đau xương được lưu nhiều ở những khu vực Tây Bắc, nơi đây dược liệu được người dân trồng một cách rộng rãi để giúp điều trị các triệu chứng của bệnh tê thấp, nhức mỏi xương khớp hoặc để làm thuốc bổ.
Bộ phận dùng và thành phần hóa học
Bộ phần dùng của cây là phần thân. Theo các tài liệu, dây xương đau chứa một lượng lớn alkaloid. Sau khi phân tách đã xác định thêm cấu trúc Dinorditerpen Glucosid là Tinosinensid A, B. Hoạt chất này có công dụng ức chế thần kinh trung ương và giảm đau nhanh chóng, hiệu quả.
Thu hái và bảo quản
Cây dây đau xương được người dân thu hoạch quanh năm, khi hái nên chọn phần thân già. Sau đó đem đi rửa sạch rồi thái nhỏ và phơi khô hoặc sấy. Thông thường người dân sẽ đem dây đau xương ngâm rượu hoặc sắc lấy nước uống.
Khi sử dụng, nên bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, không ẩm mốc. Thỉnh thoảng lại đem ra đi phơi nắng.
Cây dây đau xương có tác dụng gì với sức khỏe?
Theo Y học cổ truyền, dây đau xương có bị đắng, tính mát, được quy vào kinh can, coa tác dụng trừ thấp, khu phong, mạnh gân cốt. Vậy dây đau xương trị bệnh gì? Vị thuốc được ứng dụng nhiều trong một số bài thuốc sau:
Chữa phong tê thấp
Đau nhức xương khớp
Tê bì chân tay, đau mỏi vai gáy
Điều trị cơn sốt rét
Tràn dịch khớp gối
Làm thuốc bồi bổ cơ thể
Giảm đau cơ gân
Giảm các triệu chứng sưng viêm của gout
Y học hiện tại đã tiến hành nghiên cứu và chứng minh được những tác dụng của dây đau xương đối với sức khỏe người bệnh bao gồm:
Chữa đau nhức xương khớp
Hoạt chất Alkaloid trong dược liệu có tác dụng giảm đau nhức và chống viêm cực nhạy. Đồng thời hoạt chất Dinorditerpen Glucosid là Tinosinesid A, B cũng có khả năng chống viêm hiệu quả. Do đó từ xưa đã được dùng trong các bài thuốc chữa đau xương khớp nhằm giảm tình trạng sưng viêm.
Dược liệu có công dụng giảm đau nhức xương khớp
Bên cạnh đó, cây đau xương còn có công dụng hỗ trợ giảm cơn đau nhức, tê bì chân tay khi đứng và ngồi quá lâu. Hạn chế những tổn thương đến xương khớp khi phải mang vác vật nặng quá sức và cải thiện triệu chứng phong tê thấp, viêm khớp,...
Vậy dây đau xương chữa bệnh gì? Nhờ những đặc điểm trên, chúng được sử dụng để điều trị bệnh lý xương khớp như: Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, đau vai gáy…
Có công dụng gây động dục
Các nhà khoa học đã làm thí nghiệm lên chuột nhắt cái bị thiến bằng cách cho chúng uống bài thuốc bổ thận có 9 vị có cây đau xương, và cho kết quả rằng loài dược liệu này có tác dụng động dục.
Tác dụng ức chế co thắt cơ trơn
Cây đau xương có chứa thành phần hoạt chất có tác dụng dược lý giúp ức chế hoạt tính gây co thắt cơ trơn của acetylcholin và histamin trong thử nghiệm ruột cô lập.
Tác dụng lên thần kinh trung ương
Ngoài những tác dụng ở trên, vị thuốc dây đau xương còn có ảnh hưởng tới huyết áp trên động vật thí nghiệm. Đồng thời khi quan sát các biểu hiện bên ngoài của động vật còn cho thấy dược liệu còn có khả năng ức chế hệ thống thần kinh trung ương và tác dụng hiệp đồng với thuốc lợi tiểu, thuốc an thần.
Các bài thuốc phổ biến trị bệnh từ dây đau xương
Chữa đau thần kinh tọa
Nguyên liệu: Chuẩn bị Dây đau xương, Ngũ vị tử, cành lá Kim ngân và Kê huyết đằng, cành lá Kim ngân và Ngũ vị tử, mỗi vị 15g.
Thực hiện: Đem tất cả nguyên liệu đi rửa sạch rồi cho vào ấm thuốc, sắc cùng 750ml nước. Sắc cho tới khi còn 500ml nước. Duy trì liên tục trong 15 ngày, các triệu chứng của đau thần kinh tọa sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Điều trị viêm khớp
Cách 1: Lấy lá Dây đau xương đem rửa cho sạch rồi giã nát và trộn với ít rượu. Sau đó vắt lấy nước cốt để uống. Phần bãn còn lại đem đi đun nóng và chườm vào vùng sưng để giảm cơn đau.
Cách 2: Dùng thân cây rồi cắt thành từng khúc nhỏ. Đem sao vàng dược liệu hoặc có thể để thân cây phơi khô rồi ngâm với rượu trắng ( tỉ lệ 1: 5 ). Chia 3 lần uống trong ngày, uống với liều lượng vừa đủ. Đối với người bệnh không uống được rượu, có thể đem sắc lấy nước uống.
Bài thuốc trị đau lưng mỏi gối và thấp khớp
Nguyên liệu: 12g Dây đau xương khô, 12g Thỏ ty tử, 12g rễ cỏ xước, 16g Tỳ giải, 16g Bổ cốt toái, 16g Đỗ trọng, 20g Cẩu tích, 20g củ mài.
Thực hiện: Đem tất cả dược liệu ở trên sắc cùng 1,5l nước. Đun sôi cho tới khi còn 1 lít nước. Sử dụng thuốc sắc thay nước lọc. Duy trì đều đặn từ 15 - 20 ngày để thấy hiệu quả tốt.
Bài thuốc trị thấp khớp mạn tính
Chuẩn bị: Cây đau xương, Thiên niên kiện, lá lốt, rễ gấc, tang chi, mỗi loại 20g; thân cây trâu cổ, rễ tầm xuân, rễ cỏ xước, Phục linh, dây rung rúc, mỗi loại 20g.
Thực hiện: Sắc tất cả các dược liệu trên với nước 2 lần, sau đó đun sôi còn lấy khoảng 400ml nước thuốc. Tiếp tục đun lửa nhỏ cho tới khi nước cô đặc thành cao dây đau xương lỏng. Mỗi lần uống hãy lấy 1 ít rồi hòa với rượu hoặc nước lọc, ngày uống 3 lần.
Những lưu ý khi sử dụng dây đau xương
Dây đau xương là một loài thảo dược có nhiều ưu điểm tác dụng tốt đối với sức khỏe, giúp giảm tình trạng đau nhức xương khớp và không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng người bệnh cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
Hình ảnh dây đau xương khô
Trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc nào cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc, chứ không được tự ý dùng.
Phụ nữ có thai và đang cho con bú phải sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
Nên bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, khi có dấu hiệu mốc tuyệt đối không sử dụng
Việc sử dụng đơn độc vị thuốc này có thể không mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra phương pháp thu hái còn thu sơ nên không thể lấy hết được hoạt chất bên trong cây.
Hy vọng bài viết này sẽ đem tới nhiều thông tin hữu ích cho người bệnh. Khi gặp phải cơn đau nhức xương khớp, mà không nhà có sẵn dây đau xương thì chắc hẳn bạn đã biết cách sử dụng thế nào cho hiệu quả và hợp lý. Tuy nhiên để cải thiện tình trạng nhanh chóng, hãy hỏi trước ý kiến của bác sĩ và bổ sung các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên.
Xem thêm:
Cốt toái bổ - Dược liệu quý hơn vàng giúp chữa xương khớp
Cẩu tích - Vị thuốc quý giúp bổ xương khớp
Bình luận bài viết
Bài viết có: 0 bình luận