Xẹp đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị mất nước, nhân keo hao mòn dẫn đến xẹp. Bệnh có thể gây đau nhức và co cứng khớp. Nếu không can thiệp điều trị đúng cách, bệnh lý này gây ảnh hưởng đến khả năng vận động, thậm chí là làm biến dạng cột sống, liệt hoặc tàn phế.
Xẹp đĩa đệm là gì?
Xẹp đĩa đệm xảy ra khi đĩa đệm nằm ở giữa các đốt xương sống bị mất đi cấu trúc, khiến đĩa đệm bị bị suy giảm. Khi đĩa đệm bị xẹp, cấu trúc của cột sống sẽ bị mất cân bằng, ổn định và gây ra những cơn đau nhức kéo dài dai dẳng.
Xẹp đĩa đệm này thường gặp ở vùng đốt sống cổ hoặc thắt lưng. Theo đó, bệnh này được chia thành hai dạng là xẹp đĩa đệm cổ và xẹp đĩa phần lưng dưới.
Theo đánh giá từ các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, đối tượng chính bị bệnh này thường là người cao tuổi. Sở dĩ vậy bởi tuổi tác càng cao, giai đoạn thoái hóa và hao mòn sẽ diễn ra.
Bệnh ở giai đoạn nhẹ có thể không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu để bệnh tiến triển nặng, các biến chứng có thể hình thành, đe dọa đến khả năng vận động.
Hình ảnh chi tiết của đĩa đệm bị xẹp:
Một số hình ảnh chi tiết về xẹp đĩa đệm
Nguyên nhân xẹp đĩa đệm cột sống
Bệnh xẹp đĩa đệm có thể hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có các bệnh lý dưới đây là phổ biến nhất:
Thoái hóa cột sống: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây xẹp đĩa đệm. Các lớp sụn đệm ở đầu xương bị bào mòn theo thời gian khiến cấu trúc cột sống và đĩa đệm nằm giữa cũng bị ảnh hưởng.
Thoát vị đĩa đệm: Lớp bao xơ của đĩa đệm bị rách vỡ, nhân nhầy chảy ra ngoài sẽ khiến cấu trúc của đĩa đệm bị mất cân bằng, đây gọi là hiện tượng thoát vị đĩa đệm. Bệnh này nếu không được xử lý kịp thời, đĩa đệm sẽ bị xẹp dần.
Thoái hóa đĩa đệm: Cơ thể con người già đi, các đĩa đệm bị bào mòn làm giảm chức năng giảm xóc và chuyển động linh hoạt, từ đó khiến đĩa đệm dễ bị xẹp hoặc phồng.
Chấn thương ở cột sống: Các tai nạn dẫn đến chấn thương làm ảnh hưởng đến cấu trúc của cột sống, đĩa đệm và sụn khớp. Điều này khiến nguy cơ bị xẹp đĩa đệm tăng cao.
Thừa cân béo phì: Người thừa cân thường có nguy cơ bị xẹp đĩa đệm cao hơn. Nguyên nhân là trọng lượng cơ thể cao gây áp lực lớn lên vùng cột sống, nhất là cổ gáy và thắt lưng.
Thoái hóa cột sống là một trong những nguyên nhân chính gây xẹp đĩa đệm
Triệu chứng của bệnh xẹp đĩa đệm
Xẹp đĩa đệm cột sống có thể gây ra nhiều triệu chứng làm ảnh hưởng đến khả năng vận động và sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên, tùy thuộc vào vị trí bị xẹp đĩa đệm, các triệu chứng có sự khác nhau. Cụ thể:
Xẹp đĩa đệm vùng cổ
Người bệnh bị xẹp đĩa đệm vùng cổ thường có các triệu chứng như:
Đau mỏi ở sau gáy, đau lan rộng xuống bả vai, cánh tay và bàn tay, các ngón tay.
Tê ngứa và tê buốt ở cánh tay, bàn tay và cả các ngón tay.
Bàn tay bị mất sức, yếu hơn bình thường làm ảnh hưởng đến khả năng cầm nắm.
Phạm vi chuyển động ở cổ bị thu hẹp, người bệnh thường cảm thấy khó chịu khi xoay cổ, cúi cổ hoặc nâng đầu.
Xẹp đĩa đệm lưng
Các triệu chứng thường gặp ở người bị xẹp đĩa đệm lưng là:
Đau ở lưng, nhất là lưng dưới. Tình trạng này thường lan rộng ra vùng mông, đùi, chân và bàn chân.
Có cảm giác tê, ngứa râm ran ở hai chân và bàn chân.
Hai chân yếu hơn, thậm chí người bệnh có thể không đứng vững.
Phạm vi chuyển động bị thu hẹp ở vùng thắt lưng.
Khó khăn khi phải cúi người.
Xẹp đĩa đệm gây đau nhức khó chịu
Giải đáp: xẹp đĩa đệm có nguy hiểm không?
Bệnh xẹp đĩa đệm nếu phát hiện sớm và can thiệp kịp thời có thể được khắc phục. Tuy nhiên, nếu để lâu, bệnh nặng, có nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Trong đó, điển hình là hiện tượng đĩa đệm chèn lên dây thần kinh.
Một số trường hợp bệnh nhân khác có thể bị hội chứng đuôi ngựa, bàng quang và ruột mất kiểm soát. Nghiêm trọng nhất là nếu đĩa đệm bị xẹp nằm ở vùng thắt lưng - vị trí có nhiều dây thần kinh liên quan đến chi dưới, người bệnh có thể bị mất cảm giác hoặc bại liệt hai chân.
Cách chẩn đoán bệnh xẹp đĩa đệm
Dưới đây là một số phương pháp để chẩn đoán, đánh giá tình trạng bệnh xẹp đĩa đệm:
Bài kiểm tra thể chất: Các bài kiểm tra thường liên quan đến cổ gáy hoặc thắt lưng giúp xác định triệu chứng bên ngoài và mức độ ảnh hưởng của bệnh. Ngoài ra, các bác sĩ sẽ hỏi thêm một số câu hỏi về tiền sử triệu chứng.
Xét nghiệm hình ảnh: Một số phương pháp xét nghiệm hình ảnh có thể kể đến là chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI,... giúp xác định khu vực bị xẹp đĩa đệm cũng như mức độ ảnh hưởng của chúng với các dây thần kinh lân cận.
Hình ảnh chụp X-quang
Các cách chữa bệnh xẹp đĩa đệm
Có nhiều cách để khắc phục tình trạng xẹp đĩa đệm, dựa trên mức độ bệnh và nguyên nhân, bạn có thể cân nhắc lựa chọn cách phù hợp. Dưới đây là một số cách phổ biến:
Áp dụng mẹo dân gian
Với các trường hợp bệnh nhẹ và vừa, người bệnh có thể áp dụng các mẹo dân gian để cải thiện triệu chứng bệnh.
Dùng vỏ bưởi
Trong vỏ bưởi có chứa tinh dầu chống viêm, kháng khuẩn và giảm đau hiệu quả. Bạn có thể dùng vỏ bưởi ngâm với rượu để uống, giúp đẩy lùi triệu chứng của bệnh xẹp đĩa đệm.
Chuẩn bị: Vỏ bưởi, chanh xanh, ngải cứu, đường phèn và rượu nếp.
Cách thực hiện:
Sấy khô các nguyên liệu vỏ bưởi, chanh xanh và ngải cứu.
Xếp xen kẽ các loại thuốc đã được sấy khô với đường phèn trong lọ và đổ rượu vào ngâm.
Ngâm trong 1 tháng, người bệnh có thể lấy thuốc ra dùng. Mỗi lần uống ½ chén nhỏ.
Dùng gừng
Gừng tươi giúp chống viêm và giảm đau hiệu quả. Nhiều người bị đau nhức do xẹp đĩa đệm thường dùng nguyên liệu này để điều trị.
Chuẩn bị: 1 củ gừng tươi, rượu trắng.
Cách thực hiện:
Rửa sạch gừng tươi, để ráo và cắt thành lát dày khoảng 1 - 2mm.
Cho gừng vào lọ, đổ rượu vào ngâm trong 2 tháng.
Dùng rượu để xoa bóp cho các vị trí bị đau nhức khó chịu.
Rượu gừng giúp giảm đau nhanh chóng
Điều trị bằng tây y
Tây y có những giải pháp điều trị xẹp đĩa đệm như sau:
Thuốc uống: Dùng thuốc uống là cách được nhiều người bệnh lựa chọn nhất khi mới bị bệnh. Các thuốc uống cho bệnh xẹp đĩa đệm thường có tác dụng giảm viêm và giảm đau. Một số loại điển hình là thuốc chống viêm NSAIDs (ibuprofen, acetaminophen,...). Nếu bệnh nặng hơn, có thể dùng các loại như opioid, methotrexate,...
Tiêm cortisone: Đây là thuốc tiêm trực tiếp vào cột sống, giúp giảm đau và giảm viêm nhanh chóng. Tùy vào mức độ bệnh, liều lượng thuốc tiêm sẽ có sự chênh lệch.
Vật lý trị liệu: Các bài tập vật lý trị liệu giúp cải thiện chức năng cột sống, giảm đau nhức và tê ngứa hiệu quả. Tuy nhiên, cách này cần áp dụng thời gian dài mới cảm nhận được rõ sự thay đổi.
Phẫu thuật: Đây là giải pháp được chỉ định nếu người bệnh không đáp ứng với các giải pháp đã kể ra trước đó. Phẫu thuật giúp loại bỏ được đĩa đệm bị hư hỏng, cải thiện sức khỏe cột sống và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng cao. Tuy nhiên, chi phí phẫu thuật tương đối cao nên người bệnh có thể cân nhắc.
Thuốc tây chữa xẹp đĩa đệm được nhiều người lựa chọn
Dùng thuốc Đông y
Một số bài thuốc Đông y điều trị xẹp đĩa đệm có thể kể đến là:
Bài thuốc 1: Dùng cho người bị xẹp đĩa đệm thuộc thể hàn thấp. Thuốc giúp ôn kinh, trừ thấp, tán hàn, giảm đau.
Thành phần: Can khương, xuyên ô, độc hoạt, ma hoàng, tế tân, quế chi, cát căn, cam thảo, phụ tử.
Cách thực hiện: Sắc thuốc và uống trong ngày, mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc 2: Áp dụng cho bệnh nhân xẹp đĩa đệm L5 S1 hoặc ở những vị trí khác ở lưng liên quan đến đĩa đệm. Thuốc giúp tác động vào nguyên nhân trực tiếp bằng cách khu phong, hoạt lạc, hóa thấp.
Thành phần: Tang ký sinh, nhục quế, đương quy, bạch thược, tế tân, đẳng sâm, cam thảo, tần giao, ngưu tất.
Cách thực hiện: Mỗi ngày sắc một thang và uống hết trong ngày.
Đông y chữa bệnh xẹp đĩa đệm từ sâu căn nguyên
Cách phòng ngừa xẹp đĩa đệm
Để hạn chế bị xẹp đĩa đệm, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau:
Duy trì cân nặng ở mức phù hợp, ổn định.
Tránh ngồi sai tư thế hoặc đứng trong thời gian quá dài.
Dành thời gian nghỉ ngơi hoặc đi lại sau 30 - 45 phút ngồi yên một chỗ.
Hạn chế mang vác đồ nặng để giảm tổn thương đến cột sống và đĩa đệm.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, giàu canxi, vitamin A, D,...
Tập luyện một số môn thể thao giúp xương linh hoạt hơn và giảm đau nhức, cứng khớp. Các bộ môn tốt nhất là bơi lội, yoga,...
Xẹp đĩa đệm là bệnh lý cần được phát hiện và can thiệp điều trị sớm để hạn chế những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt. Hy vọng với những thông tin trong bài viết trên có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về bệnh lý này.
Xem thêm:
Bình luận bài viết
Bài viết có: 0 bình luận