Gai cột sống nên ăn gì? Gợi ý chế độ ăn lý tưởng nhất

Gai cột sống nên ăn gì? Gợi ý chế độ ăn lý tưởng nhất


Mục lục [Ẩn/Hiện]

“Bị gai cột sống nên ăn gì, không nên ăn gì” là vấn đề nhiều người bệnh quan tâm khi tìm hiểu các giải pháp hỗ trợ và giảm triệu chứng. Dưới đây là danh sách các thực phẩm người bị gai cột sống nên và không nên bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày.

 Tìm hiểu chế độ ăn lý tưởng dành riêng cho người bị gai cột sống

Tìm hiểu chế độ ăn lý tưởng dành riêng cho người bị gai cột sống

Gai cột sống nên ăn gì? Top 8 thực phẩm đáng đầu tư

Với những người đang gặp vấn đề sức khỏe nói chung hay cơ xương khớp nói riêng, việc điều thói quen “ăn những gì mình thích” thành “ăn những gì cơ thể cần” rất quan trọng. Điều này không chỉ giúp cải thiện tình hình sức khỏe mà còn tạo ra lối sống lành mạnh và cân đối hơn.

Vậy người bị gai cột sống nên ăn gì? Dưới đây là 8 loại thực phẩm bạn cần bổ sung hàng ngày:

Thực phẩm giàu canxi

Canxi là thành phần quan trọng, góp phần duy trì sức khỏe xương và cột sống. Vì thế, việc cung cấp đủ canxi sẽ thúc đẩy quá trình chữa lành các thương tổn, từ đó hỗ trợ chữa trị gai cột sống và ngăn ngừa loãng xương một cách hiệu quả.

Bạn có thể tìm thấy nguồn canxi tự nhiên trong các thực phẩm như: sữa, các chế phẩm từ sữa, hạt hạnh nhân, cá hồi, đậu phụ, cải xoăn, cải ngọt,...

 Người bị gai cột sống nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi

Người bị gai cột sống nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi

Thực phẩm giàu vitamin D

Nếu bạn đang băn khoăn người bị gai cột sống nên ăn gì thì những thực phẩm giàu vitamin D là chính gợi ý lý tưởng nhất.

Như chúng ta đều biết, vitamin D là dưỡng chất cần thiết trong quá trình hấp thụ canxi và giúp xương chắc khỏe. Nếu không được cung cấp đủ vitamin D, xương có thể trở nên mỏng, giòn và dễ biến dạng. 

Vì thế, khi bị gai cột sống, người bệnh cần chú trọng tăng cường vitamin D thông qua các thực phẩm như: cá mòi, cá hồi, trứng, nấm mặt trời, mỡ cá, tôm, hàu,...

Thức ăn chứa Omega-3

Gai cột sống lưng thường khiến người bệnh phải chịu cảm giác đau nhức, căng cứng cơ và khó khăn trong việc cử động. Do đó, việc bổ sung omega-3 với tác dụng giảm viêm, giảm đau và hỗ trợ giảm căng cứng cột sống cho người bệnh là rất quan trọng.

Thế nên, hãy lấp đầy tủ lạnh bằng các thực phẩm giàu omega-3 - chất béo tốt cho xương khớp như: cá hồi, sardine, trứng cá muối, hạt lanh, đậu hà lan, hạt chia, óc chó,... để hỗ trợ nuôi dưỡng sụn và xương từ sâu bên trong.

 Thực phẩm chứa Omega-3 rất tốt trong quá trình giảm đau và phục hồi bệnh gai cột sống

Thực phẩm chứa Omega-3 rất tốt trong quá trình giảm đau và phục hồi bệnh gai cột sống

Rau màu xanh đậm

Các loại rau màu xanh đậm thường được đánh giá là tốt cho người bị gai cột sống vì chúng chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến các khoáng chất quan trọng cho sự phát triển, tăng cường và duy trì sức khỏe của xương như canxi, vitamin K, vitamin C, Magie, chất xơ, chất chống oxy hóa.

Như vậy, còn chần chừ gì nữa mà không bổ sung ngay rau cải xoong, rau xà lách, cải bó xôi, cải bắp, rau bí xanh, rau cải ngồi trong khẩu phần ăn mỗi ngày để phần nào vơi đi cơn đau nhức âm ỉ do gai cột sống gây ra.

Thực phẩm chứa Protein

Gai cột sống nên ăn gì? - Không thể không kể đến các thực phẩm chứa Protein! Đây là một trong các dưỡng chất chính có vai trò duy trì cấu trúc và làm lành tổn thương ở xương, sụn và các mô mềm. Vậy nên, bạn cần cung cấp đủ lượng protein qua các thực phẩm như: thịt ức gà, bí đỏ, thịt cừu, măng tây, rau muống, đậu que, mơ khô, hạnh nhân, hạt chia,...

 Nên bổ sung protein từ các thực phẩm như ức gà, bí đỏ, thịt cừu,....

Nên bổ sung protein từ các thực phẩm như ức gà, bí đỏ, thịt cừu,....

Nước và nước ép rau xanh

Khi bị gai cột sống, nước và nước ép từ rau xanh sẽ giúp duy trì sự linh hoạt và hỗ trợ bôi trơn cột sống. Đồng thời, những loại thức uống này còn cung cấp rất nhiều chất chống viêm và dưỡng chất quan trọng cho cơ thể.

Vì thế, đừng quên bổ sung nước từ 1.8 - 2.2 lít/ngày, bao gồm nước và nước ép các loại rau xanh, để duy trì độ ẩm của xương và hỗ trợ sự phát triển sức khỏe cột sống.

Tuy nhiên, việc bổ sung nước và nước ép rau không thể thay thế chế độ ăn uống cân đối và phù hợp cho sức khỏe cột sống. Thế nên, bên cạnh việc bổ sung đủ nước, người bệnh gai cột sống cũng nên kết hợp với chế độ ăn đa dạng, giàu dưỡng chất và duy trì vận động thường xuyên.

Thực phẩm giàu sắt

Mặc dù không phải dưỡng chất liên quan trực tiếp đến sức khỏe xương, thế nhưng sắt lại góp phần quan trọng trong việc xây dựng hệ thống, mô và hỗ trợ sự phát triển của xương. 

Mặt khác, sắt cũng là thành phần thiết yếu trong Hemoglobin (HgB) và Myoglobin - hai loại protein chịu trách nhiệm cung cấp oxy đi khắp cơ thể, bao gồm các mô hỗ trợ cột sống lưng.

Bởi vậy, đừng quên bổ sung sắt trong các thực phẩm như mật ong, củ cải đường, bột ca cao, hạt mè, cà chua để củng cố sự chắc khỏe của xương khớp.

 Thực phẩm giàu sắt nhất thiết phải có trong thực đơn của người bị gai cột sống

Thực phẩm giàu sắt nhất thiết phải có trong thực đơn của người bị gai cột sống

Thực phẩm giàu Magie

Nếu không biết người bị gai cột sống nên ăn gì, hãy ăn thực phẩm chứa nhiều Magie! Bởi, khi được dung nạp vào cơ thể, magie có thể giúp làm dịu cơ bắp bị căng thẳng và giảm đau hiệu quả. 

Bạn có thể tìm thấy magie trong hạt lanh, bắp cải, chuối, hạt bí ngô, rong biển, socola đen, bơ và hạnh nhân. 

Người bị gai cột sống kiêng ăn gì? Top 11 thực phẩm cần tránh

Khi bị gai cột sống lưng hay bất kì tổn thương nào liên quan đến xương khớp, người bệnh nên chú ý kiêng khem 11 loại thực phẩm dưới đây:

Thực phẩm nhiều đường

Thức ăn chứa nhiều đường khiến người bệnh dễ tăng cân và tăng tải trọng cho cột sống. Vì thế, việc hạn chế đường trong thực đơn hàng ngày là điều nên làm để giảm tác động tiêu cực đến triệu chứng của bệnh.

Một số thực phẩm nhiều đường mà người bệnh gai cột sống không nên ăn đó là: các loại bánh ngọt, kẹo, đồ ngọt, đồ uống có ga, các loại snack, nước ngọt, nước trái cây có đường, các loại mứt, marmalade, sôcôla, nước mắm, xốt cà chua và các thức ăn được thêm nhiều đường khi chế biến.

 Tránh thực phẩm chứa nhiều đường sẽ giúp tình trạng bệnh giảm nguy cơ tiến triển xấu

Tránh thực phẩm chứa nhiều đường sẽ giúp tình trạng bệnh giảm nguy cơ tiến triển xấu

Thực phẩm nhiều muối

Tương tự như thực phẩm chứa nhiều đường, các loại thực phẩm nhiều muối cũng nên được hạn chế trong chế độ ăn của người bị gai cột sống. Bởi, tiêu thụ quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp, điều này khiến người bệnh dễ mắc các vấn đề liên quan đến huyết áp cao - tình trạng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cột sống.

Ngoài ra, những người thường xuyên tiêu thụ quá nhiều muối trong ngày cũng thường bị thoái hóa xương do mật độ canxi trong xương bị giảm. Vì thế, nếu không muốn tình trạng gai cột sống ngày càng trở nên tồi tệ, bạn cần hạn chế tối đa hoặc dừng ngay các sản phẩm chứa nhiều muối.

Thức ăn nhiều dầu mỡ

Các loại thức ăn nhanh, thức ăn chiên giòn thường chứa hàm lượng chất béo không lành mạnh cao, trong khi lượng dinh dưỡng lại rất thấp. Vì thế, khi tiêu thụ nhiều thực phẩm nhiều dầu mỡ, người bệnh dễ tăng cân và tạo áp lực lên cột sống; từ đó kích thích sự phát triển của gai cột sống.

 Thực phẩm nhiều mỡ không tốt cho sức khỏe nói chung và bệnh xương khớp nói riêng

Thực phẩm nhiều mỡ không tốt cho sức khỏe nói chung và bệnh xương khớp nói riêng

Thực phẩm chứa caffeine

Caffeine có thể đẩy nhanh quá trình viêm nhiễm, gây mất nước và căng thẳng cho cơ bắp. Vì thế, lâu dần, việc tiêu thụ nhiều caffeine có thể khiến hệ xương khớp bị suy yếu, dẫn đến thiếu hụt canxi, giảm mật độ xương và hạn chế khả năng hấp thụ dinh dưỡng.

Do đó, hạn chế các thực phẩm chứa caffeine như: cà phê, socola, hạt cola, hạt ca cao,... là đề xuất lý tưởng cho những ai đang tìm hiểu bị gai cột sống không nên ăn gì để đẩy lùi bệnh.

Thức ăn có nhiều chất bột

Những loại thực phẩm nhiều chất bột có thể gây nên tình trạng tăng đường trong máu và viêm nhiễm tại nhiều bộ phận, trong đó có xương cột sống. Vì vậy, để duy trì sức khỏe tốt và tránh tăng cường các triệu chứng không mong muốn, bạn nên hạn chế những thực phẩm nhiều chất bột như bánh mì và các sản phẩm từ bột trắng (mì, các loại pasta, yến mạch,...).

 Các thực phẩm nhiều chất bột nên hạn chế xuất hiện trong bữa ăn hàng ngày của người bị bệnh gai cột sống lưng

Các thực phẩm nhiều chất bột nên hạn chế xuất hiện trong bữa ăn hàng ngày của người bị bệnh gai cột sống lưng

Các loại thịt đỏ

Thịt đỏ là thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là protein tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá nhiều, chúng sẽ gây ra nhiều mối đe dọa xấu cho sức khỏe nói chung và bệnh gai cột sống nói riêng.

Cụ thể, photpho - thành phần chính trong thịt đỏ có khả năng gây ra các phản ứng sưng, viêm, khiến người bệnh đau nhức dữ dội vùng xương khớp. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ một lượng lớn thịt đỏ còn là nguyên nhân khiến người bệnh dễ tăng cân, khiến xương phải gánh thêm trọng lợn, từ đó tổn thương nặng hơn.

Vì thế, các loại thực phẩm như thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt bê và thịt nai được khuyến cáo là không nên đưa vào bữa ăn hàng ngày của người bệnh gai cột sống

Thức uống có cồn

Rượu và các loại đồ uống có cồn không chỉ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe mà còn gây ra nhiều vấn đề xương khớp. Chưa hết, việc uống quá nhiều rượu và các thức uống chứa cồn trong một thời gian dài còn gây suy giảm tác dụng của thuốc, khiến quá trình điều trị bệnh trở nên kém hiệu quả.

Vậy nên, để bảo vệ sức khỏe và giảm thiểu tối đa những cơn đau nhức cột sống, bạn nên kiêng rượu và những loại đồ uống không lành mạnh như bia, nước ngọt và các loại nước hoa quả lên men một cách triệt để.

 Thức uống có cồn có thể khiến bệnh tình ngày một nặng nề

Thức uống có cồn có thể khiến bệnh tình ngày một nặng nề

Thức ăn chứa nhiều chất béo

Chất béo nói chung và chất béo xấu nói riêng đều có thể khiến người bệnh tăng cân, tăng áp lực lên cột sống. Từ đó, các triệu chứng như đau lưng, khó khăn trong di chuyển ngày một xuất hiện nhiều hơn.

Vì vậy, hãy hạn chế hoặc tiêu thụ vừa đủ các thực phẩm như bơ, trứng, hạt chia, socola, dầu oliu, phô mai,... để hạn chế mức độ đau của gai cột sống gây nên.

Thức ăn có lượng chất xơ thấp

Thức ăn ít chất xơ có thể gây táo bón, giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất và năng lượng cần thiết cho cơ thể. Điều này đặc biệt quan trọng đối với người bị gai cột sống, ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ hoạt động thích hợp của cơ xương khớp.

Do đó, thay vì ăn nhiều lúa mì trắng, khoai tây, cám gạo trắng, các loại hạt, cỏ, hoặc ngũ cốc đã được tinh chế, bạn nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ từ rau củ và hoa quả tươi để hạn chế tăng triệu chứng đau lưng. 

 Không nên tiêu thụ nhiều thức ăn có hàm lượng chất xơ thấp khi bị bệnh cột sống

Không nên tiêu thụ nhiều thức ăn có hàm lượng chất xơ thấp khi bị bệnh cột sống

Thức ăn có khả năng dị ứng

Khi bị gai cột sống, hệ thống miễn dịch của người bệnh đã bị ảnh hưởng ít nhiều do căng thẳng và nhiều yếu tố khác. Do đó, việc duy trì thức ăn có khả năng gây dị ứng có thể gia tăng chứng rối loạn tiêu hóa, viêm nhiễm và các triệu chứng đau nhức xương khớp.

Một số thực phẩm có khả năng gây dị ứng bao gồm: hải sản (cua, sò điệp, mực, tôm, cua gạch, cá biển), trứng và các chế phẩm từ trứng (bánh quy, bánh mì, kem), sữa và các chế phẩm từ sữa (sữa bò, sữa dê, phô mai, kem),... hoặc bất kỳ thực phẩm mà bạn biết có dị ứng hoặc xuất hiện triệu chứng lạ sau ăn.

Chất kích thích

Dù không phải thực phẩm, song nhiều người vẫn đang sử dụng và coi chất kích thích (đặc biệt là thuốc lá) như một “món ăn tinh thần” để nạp lại năng lượng sau ngày dài mệt mỏi. Tuy nhiên, họ thường không nhận ra rằng các chất kích thích này lại là tác nhân chính gây sự gia tăng đau đớn và cản trở quá trình phục hồi, tái tạo lại xương và mô sụn.

Bởi vậy, khi trả lời câu hỏi về “bị gai cột sống kiêng ăn gì”, chúng tôi đã đặc biệt nhấn mạnh tác hại của thuốc lá và các chất kích thích để mọi người nhận biết được tác động xấu của chúng đối với xương khớp.

 Nên loại bỏ chất kích thích ra khỏi thói quen sinh hoạt hàng ngày

Nên loại bỏ chất kích thích ra khỏi thói quen sinh hoạt hàng ngày

Trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn hiểu rõ người bị gai cột sống nên ăn gì và không nên ăn gì. Lưu ý rằng, mỗi người sẽ có cơ địa và mức độ tổn thương khác nhau, vì thế tốt nhất bạn nên thảo luận với bác sĩ để xác định chế độ ăn phù hợp với tình trạng của riêng mình.

Mặt khác, song song với chế độ dinh dưỡng cân đối, người bệnh gai cột sống cũng nên quan tâm nhiều hơn đến các yếu tố như: tập thể dục, chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, thăm khám định kỳ nhằm kiểm soát sát sao tiến triển của bệnh.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc cần giải đáp thêm về vấn đề gai cột sống nên ăn gì, hãy để lại bình luận phía dưới và đừng quên tham khảo nhiều thông tin bổ ích khác của chúng tôi về xương khớp tại https://khuongthaodan.com/.

Xem thêm:

Tác giả: -
CẢNH BÁO: Xuất hiện các cuộc gọi giả danh thương hiệu Thái Minh để “lừa dối” Khách hàng. Vì vậy, từ ngày 01/02/2022 THÁI MINH chỉ sử dụng số điện thoại duy nhất 0986.01.01.01 để gọi ra cho khách hàng. Quý khách lưu ý tránh bị kẻ gian lừa đảo. Trân trọng thông báo!

Bình luận bài viết

Bài viết có: 0 bình luận


Bình luận về bài viết