Tin tức

Tin tức

Dầu nóng Khương Thảo Đan Lọ 10ml

1. Thành phầnParaffinum liquidumMentha arvensis essential oil (Tinh dầu Bạc Hà)Methyl salicylate, Cinnamomum camphora essential oil (Tinh dầu Long Não)Eucalyptus globulus essential oil (Tinh dầu Khuynh Diệp)Ocimum gratissimum essential oil (Tinh dầu Hương Nhu)Cinnamomum verum essential oil (Tinh dầu Quế)Pelargonium hortorum essential oil (Tinh dầu Phong Lữ)CI 75810 (Chlorophylls-Copper complex)2. Công dụng:Dầu dùng để bôi và massage trên da, giúp làm ấm da, góp phần mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu khi sử dụng.3. Hướng dẫn sử dụngLàm sạch vùng da cần xoa bóp. Bôi dầu nóng Khương Thảo Đan rồi massage nhẹ nhàng để tinh dầu thẩm thấu vào da và phát huy tác dụng. Không cần rửa lại với nước. Có thể dùng nhiều lần trong ngày.Dùng kết hợp dầu nóng Khương Thảo Đan và Khương Thảo Đan Gold cho xương khớp chắc khoẻ4. Lưu ý:Không bôi lên vết thương hở, mắt, vùng niêm mạc nhạy cảm, không sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ có thai.Sản xuất tại Việt NamTiêu chuẩn: TCCSSố công bố: 15240/23/CBMP-HN

Cây ngưu tất - “thần dược” hỗ trợ điều trị xương khớp

Cây ngưu tất là loại cây thảo họ rau dền, thường được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc y học cổ truyền, đặc biệt là các bài thuốc về xương khớp, phong tê thấp. Trong bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu kỹ hơn về công dụng của ngưu tất đối với xương khớp để mọi người tham khảo. Cây ngưu tất là cây gì?Ngưu tất tên khoa học là Achyranthes bidentata Blume, là loài cỏ xước có hình dạng bên ngoài cao khoảng 1m, rễ củ hình trụ dài và nhiều rễ phụ to. Loại cây này có thân mảnh màu lục hoặc nâu tía, có cạnh phình lên ở các đốt. Các cành mọc hướng lên trên gần như thẳng đứng. Hình ảnh cây ngưu tấtLoài cây này có lá mọc đối, hình bầu dục hoặc hình mác thuôn dài, gân lá mặt trên thường có màu trắng hoặc nâu tía. Cụm hoa mọc ở ngọn thân với các kẽ lá đầu cành thành 1 bông dài từ 2 - 5 cm. Quả ngưu tất là loại quả nang có hình bầu dục, bên trong có chứa một hạt và thường ra hoa quả vào trong khoảng từ tháng 5 - 7.Ngưu tất là loài cây ưa sáng, ưa ẩm, cây ra hoa quả nhiều hằng năm tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt, nên có thể trồng được cả ở trung du, miền núi và đồng bằng. Ở nước ta, ngưu tất được phân bố chủ yếu ở những tỉnh thành phía Bắc như Sapa, Sìn Hồ (Lai Châu), Tam Đảo Vĩnh Phúc, Văn Điển Hà Nội,....Tại Việt Nam, các thầy thuốc y học cổ truyền và người dân nhiều nơi đã dùng rễ cây cỏ xước để thay thế ngưu tất với tên gọi Ngưu tất nam. Hoạt chất của cây thuốc ngưu tấtMột trong những thành phần hóa học chính trong cây ngưu tất là saponin triterpenoid. Hoạt chất này sau khi thủy phân sẽ tạo thành đường và oleanolic acid. Bên cạnh đó, người ta cũng có thể tìm thấy trong loại rễ cây này những hợp chất như: Thành phần hóa học của ngưu tấtSterol ecdysteroneGlucozaInokosteronPolysaccharideArginine (Arg)12 loại amino acidAlkaloidsCoumarinsMuốiĐồngSắtCây ngưu tất có tác dụng gì đối với sức khỏe?Ngưu tất chữa bệnh gì? - Cây Ngưu Tất có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe của con người như:Cây ngưu tất nam chữa bệnh gì?Hỗ trợ điều trị xương khớpDược liệu ngưu tất thường được sử dụng trong các bài thuốc về xương khớp. Bởi loại dược liệu này có chứa hàm lượng lớn chất saponin - hợp chất đã được chứng minh là có tác dụng dược lý khác nhau như giảm đau xương khớp, chống loãng xương, chống viêm,... Đặc biệt, hợp chất này tạo ra sự tăng sinh, biệt hóa trong tế bào mô đệm của tủy xương. Nếu đau xương khớp thiên về hư hàn (lạnh) thì có thể phối hợp ngưu tất với cẩu tích, quế chi, tục đoạn. Còn nếu đau xương khớp thiên về nhiệt nóng thì có thể phối hợp với hoàng bá.Thông kinh, hoạt huyếtNgưu tất - Hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt rất tốtNgoài tác dụng hỗ trợ về xương khớp thì ngưu tất còn có tác dụng thông kinh hoạt huyết rất tốt. Vì vậy, những trường hợp bế kinh hoặc kinh nguyệt không đều thì có thể dùng ngưu tất kết hợp với một số loại thảo dược khác như hương phụ, tô mộc, đào nhân.Hỗ trợ điều trị hỏa độc bốc lên Ngưu tất trị bệnh gì? - Ngưu tất hỗ trợ điều trị trong những trường hợp hỏa độc bốc lên gây chảy máu cam, gây nôn ra máu, phối hợp với thuốc tư âm giáng hỏa và thuốc chỉ huyết. Bên cạnh đó, vị thuốc ngưu tất còn được hỗ trợ trong các trường hợp sỏi tiết niệu, viêm bàng quang, mỡ máu cao, tăng huyết áp.Ngoài những công dụng chính trên thì người ta còn dùng rễ cây cỏ xước để thanh nhiệt hầu họng, bệnh bạch hầu và hỗ trợ trị viêm amidan,...Bộ phận dùng - thu hái - sơ chế - bảo quản ngưu tấtRễ cây ngưu tất là bộ phận được sử dụng chủ yếu để làm thuốc Bộ phận dùng: Rễ ngưu tất là bộ phận chính được dùng làm thuốc. Bên cạnh đó, ở một số nơi còn dùng cả phần hạt, lá, cuống.Thu hái: Riêng rễ cây thường được thu hái vào mùa đông khi thân lá đã khô héo, lưu ý loại bỏ phần trên cổ rễ và rễ con. Sơ chế: Phần rễ thu hoạch về sẽ được rửa sạch, loại bỏ rễ con rồi đem phơi hoặc sấy khô. Sau đó, hơ lửa với lưu huỳnh là có thể sử dụng để làm thuốc. Thành phẩm thu được là ngưu tất có mùi đặc biệt, màu vàng tro và có vị hơi ngọt. Một số người chọn cách dùng ngưu tất tươi để ướp muối hoặc ngâm rượu tùy nhu cầu sử dụng.Bảo quản: Ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh mối mọt. Sử dụng thuốc từ cây ngưu tất cần lưu ý điều gì?Trong đông y, Ngưu Tất có tính bình tác động vào 2 kinh can và thận. Để dùng ngưu tất chuẩn mọi người có thể tham khảo 2 cách sau:Ngưu tất dùng chín: Dùng để tẩm rượu, sấy khô hoặc tẩm muối tuỳ vào từng trường hợp. Nó có tác dụng ích khí, bổ can, chữa đau lưng, tê thấp, đau mình mẩy, chân tay co quắp và cường gân cốt.Ngưu tất dùng sống: Rửa sạch, để ráo nước và thái mỏng từ 1 - 2mm rồi đem đi sấy khô. Nó có tác dụng tán ứ, lợi thấp, chữa tiểu tiện sẻn, cổ họng sưng đau, chấn thương, hoạt huyết, khó đẻ và ứ máu bầm tím.Lưu ý khi sử dụng ngưu tấtLiều dùng: Liều dùng hàng ngày từ 6 - 12g dưới dạng thuốc ngâm rượu hoặc thuốc sắc. Lưu ý khi sử dụng: Trong quá trình làm thuốc, các bộ phận của loại thảo dược này sẽ được bào chế dưới nhiều dạng như viên hoàn, tán bột, cao ngưu tất,.... Khi kết hợp loại dược liệu này với 1 số vị thuốc khác giúp đem lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, bạn cũng không nên tự ý kết hợp thuốc mà cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, do ngưu tất có tính chất phá huyết hành ứ nên phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em dưới 12 tuổi sẽ không được dùng. Khương Thảo Đan - Viên uống xương khớp từ cây Ngưu TấtHiện nay, cây ngưu tất được sử dụng để bào chế thành sản phẩm hỗ trợ làm trơn khớp, phục hồi sụn khớp và làm chậm quá trình thoái hoá khớp, thoái hoá đốt sống, thoát vị đĩa đệm, giảm đau nhức xương khớp và những triệu chứng viêm khớp, đau mỏi vai gáy do thoái hoá cột sống và thoái hoá khớp. Khương Thảo Đan - Viên uống hỗ trợ xương khớp chắc khỏe hơnHiện cây Ngưu Tất được sử dụng để bào chế thành sản phẩm hỗ trợ xương khớp. So với thuốc Tây y thì loại dược liệu này đảm bảo an toàn hơn. Thành phần của loại cây này cũng tương đối lành tính, không gây nhiều tác dụng phụ cho cơ thể. Trong số những sản phẩm sinh lý tiêu biểu trên thị trường thì Khương Thảo Đan đang được ưa chuộng hơn cả.Hàm lượng ngưu tất trong 1 viên Khương Thảo Đan Gold là khoảng 100mg. Đây là liều lượng phù hợp dành cho những người bị thoái hóa khớp, cột sống, vôi hoá cột sống, thoát vị đĩa đệm và gai đốt sống. Ngoài loại thảo dược này thì Khương Thảo Đan còn kết hợp thêm 1 số loại dược liệu khác như địa liền, quả đủng đỉnh, Collagen Type II,.... giúp hỗ trợ giảm đau xương khớp, đem lại hiệu quả lâu dài, bền vững cho người bệnh.Để đạt được hiệu quả tốt nhất khi sử dụng thì bạn nên uống đúng liều lượng theo liệu trình 6 tháng. Cụ thể, ngày uống 3 lần và mỗi lần 2 viên sau khi ăn. Khi cơn đau đã có dấu hiệu thuyên giảm thì người bệnh có thể giảm liều mỗi ngày uống 2 lần và mỗi lần 2 viên sau ăn. Cây ngưu tất được ví như “thần dược” trong việc hỗ trợ điều trị về xương khớp. Vì vậy, loại thảo dược này là thành phần quan trọng trong nhiều bài thuốc Đông y, trong đó có Khương Thảo Đan. Vì vậy, nếu các bạn cần tư vấn thêm về sản phẩm này, hãy để lại bình luận hoặc liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhé!Xem thêm:Cây thuốc Quế Chi: Đặc điểm, công dụng đối với bệnh xương khớp là gìDược Liệu Phòng Phong Có Đặc Điểm, Công Dụng Như Thế Nào?Thảo Dược Hy Thiêm: Đặc Điểm, Công Dụng, Cách Ứng DụngXuyên Khung Và Những Lợi Ích Bất Ngờ Của Vị Thuốc NàyThổ Phục Linh: Vị Thảo Dược Quý Với Nhiều Công Dụng

Cây thuốc Quế Chi: Đặc điểm, công dụng đối với bệnh xương khớp là gì

Theo Đông Y, cây quế chi là một loại dược liệu có khả năng hỗ trợ cải thiện xương khớp. Tuy nhiên, nếu không thực sự am hiểu, người dùng sẽ có thể gặp phải các tình trạng không mong muốn như: khó thở, dị ứng, đỏ mặt,... Do đó, người dùng cần tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng cũng như cách dùng chuẩn nhất của quế chi trước khi sử dụng.Cây quế chi là gì?Cây quế chi (cây quế đơn, liễu quế hay quế bì) có tên khoa học là Cinnamomum cassia, thuộc họ long não – Lauraceae. Đây là một loại cây có nguồn gốc từ Việt Nam, được phát hiện ở độ cao trên 500m tại rừng nguyên sinh, tương đối nguyên sinh và một số tỉnh thành như Nghệ An, Hà Tĩnh, Cao Bằng, Bắc Kạn,...Cây quế chi thuộc loại cây thân gỗ, cao từ 10 - 20cm, ưa sáng, chịu bóng và tương thích với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Lá của loại cây này thường có cuống ngắn, mọc so le và có 3 gân hình cung. Hoa quế chi có hình chùm sim thường mọc ở nách lá. Ngoài ra, cây quế chi còn bộ rễ to, khỏe, cắm sâu xuống đất nên khó bị đổ khi có gió/bão.Hình ảnh cây quế chiTheo nghiên cứu, cây quế chi có hàm lượng tinh dầu từ 0.43 - 1.35%, trong đó Aldehyd Cinnamic chiếm khoảng 80 - 95%. Bên cạnh đó, vỏ cây quế chi còn có Acid Cinnamic, Cinnamyl Acetate, Phenyl Propyl Acetate, β-sitosterol, Cholin, Acid Protocatechuic, Diterpen, Trans-acid Cinnamic, Coumarin, Acid Protocatechic,… Đồng thời, người ta cũng tìm thấy dẫn chất của Flavonoid và nhiều chất thơm khác trong quế chi.Thông thường, người ta sẽ dùng vỏ quế chi để làm thuốc hoặc gia vị. Tuy nhiên, tùy từng vị trí khác nhau, vỏ quế chi sẽ có giá trị và cách gọi khác nhau.Cây quế chi có tác dụng gì?Tác dụng của quế chi đối với sức khỏe là chủ đề được nhiều người quan tâm. Trong Y học cổ truyền, cây quế chi đã xuất hiện trong nhiều bài thuốc Đông Y với công dụng cải thiện sức khỏe cho cả 2 giới nam và nữ.Trong y học hiện đại, quế chi được hái, phơi khô và được sử dụng với các mục đích như:Hỗ trợ cải thiện những vấn đề liên quan đến xương khớpCải thiện tuần hoàn máuGiải nhiệtHạn chế tiểu đường và béo phìGiảm các triệu chứng của sốtGiảm đau đầu, đau bụngHỗ trợ điều trị gốc tự doHạn chế xơ vữa động mạch, hình thành khối uKích thích tiêu hóaHỗ trợ ức chế sự phát triển của virus cúmCông dụng của cây quế chi: giảm đau đầu, cải thiện xương khớp,...Theo y học cổ truyền, vị thuốc quế chi có mùi thơm, vị ngọt đắng, tính ấm nên có công dụng lợi tiểu, tăng tiết mồ hôi, giảm hội chứng ngoại sinh, hỗ trợ cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều, khó tiêu, mất ngủ và sát khuẩn trong tụ cầu vàng, trực khuẩn trương hàn.Một số bài thuốc nổi tiếng về cây quế chi Thông thường, để phát huy tối đa công dụng của quế chi, người ta sẽ kết hợp chúng với các loại dược liệu khác để sắc nước uống. Liều lượng được khuyến cáo là từ 3 - 12g/ngày, tùy cơ địa và tình trạng bệnh lý mà người dùng có thể tăng - giảm liều lượng cho phù hợp.Dưới đây là một số bài thuốc quý đến từ cây quế chi mà bạn có thể quan tâm:Bài thuốc cải thiện tình trạng đau nhức khớp gốiDùng 10g cây thuốc quế chi đem sắc với 16g nam tục đoạn, 20g rễ cây xấu hổ, 20g thổ phục linh, 16g kinh giới, 12g thạch xương bồ, 24g đậu đen, 16g hà thủ ô, 12g đương quy, 16g huyết đằng, 10g thiên niên kiện và 12g chích thảo khi còn ấm. Ngày uống 1 - 2 lần, sau ăn.Bài thuốc cải thiện tình trạng đau nhức khớp gối về cây quế chiBài thuốc chữa đau bụng/phong thấp do lạnhBài thuốc 1: 12g quế chi đem sắc uống với 12g phụ tử, 8g cam thảo, 12g sinh khương và 3 quả đại táo. Ngày uống 1 - 2 lần, sau ăn. Bài thuốc 2: 8g quế chi đun nhỏ lửa với 16g thược dược, 4g cam thảo, 12g sinh khương, 4 quả đại táo, 24g kẹo nha. Ngày uống 1 - 2 lần, sau ăn. Bài thuốc chữa đau mỏi người khi thời tiết thay đổiSử dụng 10g quế chi sắc uống với 10g thiên niên kiện, 16g ngải diệp, 20g thổ phục linh, 16g trinh nữ, 12g cẩu tích, 16g kinh giới và 12g ngũ gia bì.Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng cây thuốc quế chiTrước khi sử dụng quế chi hay bất kỳ loại dược liệu/thuốc nào khác, người bệnh đều phải tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia trước khi sử dụng để nắm được lộ trình, liều lượng phù hợp. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý tăng - giảm liều lượng, kết hợp với các dược liệu khác trong bài thuốc đã được kê đơn. Mặt khác, người bệnh không nên quá lạm dụng dược liệu, bởi chúng có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.Mặc dù là một loài thảo dược quý, nhưng khi sử dụng sai cách, quế chi vẫn có thể gây ra một vài phản ứng không mong muốn như: viêm miệng; lưỡi và nướu; khó thở; dị ứng; đỏ mặt; tăng nhịp tim; nóng trong người;... Nếu không may gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào trong quá trình sử dụng, hãy thông báo ngay với bác sĩ hoặc thăm khám tại cơ sở y tế gần nhất!Quế chi có thể gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốnNgoài ra, những người đang gặp vấn đề về âm hư dương thịnh, kinh nguyệt ra nhiều,  phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú được khuyến cáo không nên sử dụng quế chi trong quá trình điều trị bệnh.Đặc biệt, để tránh gây hại đến sức khỏe bản thân, người bệnh tuyệt đối không được uống thuốc đã bị hư hỏng, để qua đêm hoặc sử dụng dược liệu không có nguồn gốc, xuất xứ.Khương Thảo Đan Gold - Viên uống cải thiện xương khớp từ cây quế chiKhương Thảo Đan Gold là sản phẩm được nghiên cứu từ nhiều loại thảo dược quý trong tự nhiên, nổi bật nhất là cây quế chi. Sản phẩm được nhiều người sử dụng và đánh giá cao trong việc hỗ trợ làm trơn khớp, phục hồi sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa đốt sống, thoái hóa khớp, giảm đau nhức xương khớp, đau mỏi vai gáy,...Trong 1 viên Khương Thảo Đan Gold có 19mg quế chi - đây là hàm lượng trong mức cho phép, không gây tác dụng phụ cho người dùng, nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng sản phẩm khi có những triệu chứng như: đau nhức mỏi khớp, đau vai gáy, sưng khớp, đau lưng và thường xuyên tê buồn chân tay.Viên uống cải thiện xương khớp Khương Thảo Đan GoldTóm lại, cây quế chi là một loại thảo dược tự nhiên, là thành phần quan trọng trong nhiều bài thuốc/sản phẩm cải thiện xương khớp hiệu quả, trong đó có Khương Thảo Đan Gold. Xem thêm:Dược Liệu Phòng Phong Có Đặc Điểm, Công Dụng Như Thế Nào?Thảo Dược Hy Thiêm: Đặc Điểm, Công Dụng, Cách Ứng DụngXuyên Khung Và Những Lợi Ích Bất Ngờ Của Vị Thuốc NàyThổ Phục Linh: Vị Thảo Dược Quý Với Nhiều Công DụngCủ Địa Liền: Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Ứng Dụng Hiệu Quả

Củ Địa Liền: Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Ứng Dụng Hiệu Quả

Củ địa liền là một trong những loại dược liệu phổ biến, được trồng hoặc mọc hoang rất nhiều ở nước ta. Củ này được ứng dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, điển hình như xương khớp và các bệnh lý về đường tiêu hóa. Vậy củ địa liền có những đặc điểm, công dụng như thế nào? Mời bạn đọc cùng khám phá chi tiết trong bài viết sau. 🔴 Đặc điểm của củ địa liền Củ địa liền là củ gì? Đây là câu hỏi nhiều người thắc mắc và muốn tìm hiểu. Củ này thuộc họ gừng, được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như tam nại, sơn nại, sa khương,... Tên khoa học của nó là Kaempferia galanga L. Cây địa liền là cây thân thảo, sống lâu năm và không có thân. Mỗi cây thường chỉ có 2 - 3 lá, xòe xuống sát mặt đất nên mới có tên là địa liền. Thân rễ có nhiều củ, các củ mọc nối nhau, hình như quả trứng và có các vân ngang. Loại thảo dược này thường mọc hoang ở bất kỳ nơi nào và cũng được nhiều người đầu tư trồng tại Việt Nam. Bộ phận giá trị nhất của cây này là củ, được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Củ sau khi thu hái sẽ được rửa sạch, thái mỏng và phơi khô để dễ bảo quản, sử dụng. Cây địa liền dễ gặp ở bất kỳ đâu🔴 Củ địa liền có tác dụng gì? Về tác dụng của củ địa liền tương đối đa dạng, mọi người thường biết đến củ địa liền làm gia vị hoặc củ địa liền để chữa bệnh. Tuy nhiên, điển hình hơn vẫn là những ứng dụng trong điều trị bệnh. Dưới góc nhìn của Đông y và Tây y, củ địa liền có những công dụng như sau: Tác dụng củ địa liền theo Đông y Theo Đông y, củ địa liền có tính ấm, vị cay và được quy vào kinh tỳ và vị. Củ này có tác dụng ôn trung, tán hàn, bạt khí độc, trừ thấp. Sử dụng củ địa liền chữa các triệu chứng như bụng lạnh, đi ngoài phân lỏng, đau bụng, giảm khó tiêu và đau dạ dày. Song song đó, những người bị đau xương khớp, phù nề, sâu răng,... cũng có thể ứng dụng củ địa liền cho hiệu quả cao trong việc giảm đau. Cụ thể: Tại Trung Quốc, người ta dùng củ địa liền để điều trị thực trệ, đầy bụng, viêm và loét dạ dày, phong thấp đau xương. Ở Philippines, dùng củ địa liền sắc nước uống có thể chữa sốt rét và hiện tượng khó tiêu. Ở Malaysia, củ địa liền dùng chữa tăng huyết áp, lở loét, cảm lạnh, hen suyễn,... Tác dụng củ địa liền theo Tây y Tây y đã có nhiều cuộc nghiên cứu về củ địa liền. Từ đó, rút ra được những lợi ích của loại thảo dược này với sức khỏe con người như sau: Giảm đau: Củ địa liền giúp giảm đau nhanh chóng và hạn chế các cơn đau xuất hiện trở lại. Chống viêm: Khả năng chống viêm, giảm phù nề cao. Hạ sốt: Dược chất của củ địa liền thường có trong bảng thành phần các loại thuốc hạ sốt.Củ địa liền có nhiều công dụng khác nhauVậy chốt lại, củ địa liền chữa những bệnh gì? Dưới đây là một số gợi ý từ phía các  chuyên gia: Kích thích hệ tiêu hóaĐiều trị các bệnh về tiêu hóa: Đau dạ dày, khó tiêu, táo bón, ngực bụng lạnh đau…Cảm sốt, nhức đầu, cảm lạnh. Các bệnh xương khớp: Đau thần kinh tọa, phong thấp, đau nhức xương khớp,...LƯU Ý: Bên cạnh những công dụng nêu trên, trong một số trường hợp, người bệnh khi lạm dụng củ địa liền liều cao trong thời gian dài có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn. Hoặc với những người bị âm hư, thiếu máu, dạ dày nóng rát,... cũng không nên dùng cây này để điều trị bệnh. 🔴 Một số bài thuốc làm từ củ địa liền Củ địa liền được ứng dụng làm nhiều bài thuốc chữa nhiều chứng bệnh khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc điển hình bạn có thể tham khảo: Củ địa liền ngâm rượu chữa bệnh xương khớpTại Việt Nam, địa liền luôn là vị thuốc không thể thiếu trong các bài thuốc Đông y điều trị bệnh xương khớp. Nếu bạn muốn sử dụng củ này, có thể thực hiện đơn giản bằng cách ngâm rượu. Vậy cụ thể, củ địa liền ngâm rượu có tác dụng gì? Khi ngâm trong rượu, dược chất có trong củ này sẽ được hòa quyện vào trong rượu. Sau khoảng 20 ngày ngâm, người bệnh có thể dùng rượu này để xoa bóp trực tiếp lên vùng xương khớp bị đau. Rượu ngâm củ địa liền có tác dụng gì?Một số người thắc mắc rằng củ địa liền ngâm rượu có uống được không. Theo lý giải, mọi người hoàn toàn có thể uống loại rượu ngâm này. Tuy nhiên, nên kiểm soát về liều lượng, không nên bổ sung quá nhiều trong một ngày có thể gây nghiện rượu hoặc dược chất của củ này đi vào cơ thể quá nhiều cũng có thể gây nên các tác dụng phụ. Cách ngâm rượu với củ địa liền chữa bệnh xương khớp như sau: Chuẩn bị: 100g củ địa liền khô, 50g huyết giác, 40g thiên niên kiện, 20g trần bì, 20g tiểu hồi, 1 lít rượu trắng 40 độ. Cách thực hiện: Cho các nguyên liệu đã được chuẩn bị vào bình ngâm chung với rượu trong khoảng 20 ngày. Củ địa liền sắc nước uống chữa tiêu hóa kém, ngực bụng lạnh đauCách này tương đối dễ thực hiện và phù hợp với nhiều trường hợp bệnh nhân gặp vấn đề về hệ tiêu hóa. Bạn có thể thực hiện như sau: Dùng khoảng 200g củ địa liền khô sắc cùng với 1 lít nước. Sắc cho đến khi còn khoảng 1 bát nước thì tắt bếp, sử dụng nước đã sắc uống trực tiếp. Một số bài thuốc khác Ngoài hai bài thuốc phổ biến trên, củ địa liền còn được ứng dụng chữa nhiều chứng bệnh khác nhau như: Chữa cảm sốt nhức đầu: Dùng 5gr củ địa liền, 5gr bạch chỉ và 10gr cát căn nghiền mịn, vo viên uống. Trị chứng ăn uống khó tiêu: Dùng 20g địa liền, 10g quế chi tán thành bột, ngày uống 2 lần, mỗi lần khoảng 0,5 - 1g bột. Củ địa liền tán bột chữa nhiều bệnh khác nhau🔴 Xương khớp Khương Thảo Đan có thành phần từ củ Địa LiềnKhương Thảo Đan là sản phẩm được nghiên cứu từ nhiều loại thảo dược quý trong tự nhiên, trong đó có củ Địa Liền: Thành phần này có tác dụng chống viêm và giảm đau.Viên xương Khớp Khương Thảo Đan có thành phần từ củ Địa Liền🔴 Những lưu ý khi sử dụng củ địa liềnĐể ứng dụng củ địa liền an toàn, hiệu quả, mọi người cần chú ý một số điều sau: Trong củ địa liền có tính ấm và một số hoạt chất gây ra tác dụng phụ nên không được lạm dụng với liều lượng lớn trong thời gian dài. Những người âm hư, hỏa uất, dạ dày nóng không nên dùng địa liền chữa bệnh. Nếu trong quá trình dùng củ địa liền, bạn có gặp bất kỳ triệu chứng nào bất thường cần ngưng sử dụng ngay và báo ngay cho bác sĩ. Hiệu quả điều trị bệnh từ củ địa liền thường chậm và phụ thuộc nhiều vào cơ địa, tình trạng bệnh của mỗi người. Địa liền là cây thuốc phổ biến, được trồng nhiều tại Việt Nam. Tuy nhiên, khi chọn mua củ này, bạn cần cẩn trọng tìm hiểu địa chỉ mua uy tín, tránh mua phải hàng giả hoặc hàng kém chất lượng làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Trên đây là những thông tin về củ địa liền chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc. Hy vọng có thể giúp bạn biết thêm những cách ứng dụng vị thuốc này chữa bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, những bài thuốc trên đều là dựa trên kinh nghiêm dân gian và chưa được kiểm chứng về tính hiệu quả cũng như độ an toàn. Vì vậy, mọi người nên tham khảo kỹ ý kiến người có chuyên môn trước khi thực hiện. Xem thêm:Sâm Đương Quy: Công Dụng Và Cách Dùng Hiệu Quả NhấtCollagen type 2 không biến tính : Hướng điều trị mới cho bệnh nhân xương khớp.Phát hiện mới trong cây Đủng đỉnh giúp điều trị đau nhức xương khớp vượt trộiBài thuốc cổ phương nổi tiếng cho xương khớp: ĐỘC HOẠT TANG KÝ SINH THANGThảo Dược Hy Thiêm: Đặc Điểm, Công Dụng, Cách Ứng Dụng

Sâm Đương Quy: Công Dụng Và Cách Dùng Hiệu Quả Nhất

Sâm đương quy là một trong những loại thảo dược có chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe, được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh khác nhau. Vậy chi tiết về công dụng cũng như cách dùng vị thuốc này như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. 🔵 Sâm đương quy gồm những loại nào? Phân loại chi tiếtSâm đương quy là một loại thảo dược quý, có tên tiếng Anh là Angelica Sinensis. Thân thuộc hơn, cây này còn được gọi là “sâm của phụ nữ” bởi đa phần công dụng của nó đều hỗ trợ điều trị các bệnh lý của nữ giới. Cây sâm đương quy có xuất xứ từ Trung Quốc, sinh trưởng tại vùng khí hậu mát mẻ, địa hình núi cao. Đây là cây thân thảo, có tuổi đời lâu năm với chiều cao trung bình từ 40 - 80cm, thân có màu tím, hình trụ, có rãnh dọc. Lá của cây thuốc này thon dài, mọc so le, cuống ngắn. Hoa có màu trắng nhạt, mọc theo từng cụm một. Tại Việt Nam, cây thuốc này có nhiều ở vùng núi phía Bắc, có các tỉnh như Hòa Bình, Lào Cai, Lai Châu,... Sâm đương quy là thảo dược quý, có nhiều công dụng nổi bậtSâm đương quy được chia thành nhiều loại với các trạng thái khác nhau như sau: Đương quy tươi: Ở trạng thái tươi, sâm đương quy chứa nhiều giá trị dinh dưỡng nhất. Người ta thường dùng cây thuốc này để ngâm rượu hoặc ngâm mật ong. Đương quy khô: Đương quy sơ chế về dạng khô là phổ biến nhất bởi tính tiện dụng, dễ bảo quản. Sâm đương quy rừng: Đây là loại sâm hiếm và dễ bị làm giả nhất. 🔵 Sâm đương quy có tác dụng gì? Tìm hiểu chi tiết Củ và rễ của cây sâm đương quy là bộ phận có giá trị cao, sở hữu nhiều dược tính quý. Theo nhiều nghiên cứu, trong cây này chứa nhiều vitamin E, B1, B12 và các nguyên tố vi lượng khác. Cách tốt nhất để có thể dẫn truyền được hết dược chất có trong rễ và củ đương quy vào cơ thể là ngâm rượu. Chi tiết về công dụng của cây thuốc này là:Hỗ trợ kích thích lưu thông máu, gia tăng quá trình sản sinh hồng cầu, huyết sắc tố. Ngăn ngừa tình trạng hình thành cục máu đông. Tăng sức đề kháng cho cơ thể một cách toàn diện. Duy trì huyết áp ổn định, phòng chống các bệnh về tim mạch. Kháng khuẩn, tiêu diệt các loại vi khuẩn như khuẩn tả, trực khuẩn coli,... Hỗ trợ ức chế quá trình viêm nhiễm tại các bộ phận ở trong cơ thể. Tăng cường chức năng của các tạng thận, gan. Dưỡng tâm, an thần, giải tỏa căng thẳng. Dưỡng gân, xương, hỗ trợ điều trị và phòng chống các bệnh về xương khớp như thoái hóa, tê bì tay chân,... Thúc đẩy hệ tiêu hóa làm việc trơn tru, điều trị các chứng ợ hơi, khó tiêu, táo bón, viêm đại tràng. …Nhìn chung, với những công dụng nêu trên của sâm đương quy, nó gần như được ứng dụng trong nhiều bài thuốc điều trị các bệnh lý khác nhau. Điển hình như thuốc xương khớp, thuốc an thần, thuốc tăng sức đề kháng,... 🔵 Cách dùng sâm đương quy mang lại hiệu quả tốt nhấtĐối với mỗi mục đích sử dụng, sâm đương quy có thể được xử lý theo nhiều cách khác nhau. Trong đó, điển hình có thể kể đến những cách dưới đây: 🔹 Sâm đương quy ngâm rượu Khi sâm đương quy ngâm trong rượu, dược chất được hút ra một cách triệt để và giúp thẩm thấu vào cơ thể một cách tốt nhất nên đây là cách được nhiều người áp dụng nhất. Vậy sâm đương quy ngâm với rượu có tác dụng gì? Thành phẩm này hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, giảm căng thẳng stress, ổn định huyết áp và giải quyết các vấn đề về xương khớp. Sâm đương quy ngâm rượu thu được dược chất tối đaBạn có thể ngâm rượu với sâm đương quy theo cách sau: 🔹 Ngâm rượu với đương quy tươi Như đã biết, sâm đương quy tươi chứa dược chất lớn hơn nên nếu có điều kiện, bạn nên chọn loại sâm tươi để ngâm rượu. Cách ngâm rượu sâm đương quy như sau:Chuẩn bị: Chuẩn bị 0,5kg sâm đương quy tươi. 4 - 12 lít rượu nếp ngon có nồng độ khoảng 35 - 45 độ. Bình thủy tinh hoặc bình sứ đựng rượu và ngâm. Cách làm: Rửa sạch sâm và để ráo nước. Bạn có thể xử lý mùi hăng của sâm cũng như giúp rượu ngon hơn bằng cách mang ra nắng phơi khoảng 1 - 2 tiếng. Đặt củ đương quy đã phơi ráo vào bình và đổ rượu vào ngập bình. Ngâm trong vòng 6 tháng. Mỗi ngày uống từ 1 - 2 chén rượu sâm đương quy sẽ giúp cải thiện sức khỏe, điều hòa khí huyết và ổn định huyết áp. 🔹 Ngâm rượu với sâm đương quy khô Sâm đương quy khô dễ kiếm hơn nên nếu không có điều kiện, bạn hoàn toàn vẫn có thể dùng loại này để ngâm rượu. Chuẩn bị: Chuẩn bị 0,5kg sâm đương quy khô.12 lít rượu nếp ngon có nồng độ khoảng 35 - 45 độ. Bình thủy tinh hoặc bình sứ đựng rượu và ngâm. Cách làm: Rửa sạch đương quy khô và chờ đến khi ráo nước hoàn toàn. Xếp đương quy vào bình và đổ ngập rượu, đặt ở vị trí thoáng mát, khô ráo. Ngâm trong ít nhất 3 tháng có thể mang ra dùng. Mỗi ngày uống từ 1 - 2 chén để cảm nhận hiệu quả theo thời gian. Lưu ý: Mặc dù mang lại nhiều công dụng tốt nhưng với một số đối tượng, việc sử dụng sâm đương quy ngâm rượu không thật sự tốt. Vì vậy, nếu bạn thuộc một trong những đối tượng dưới đây cần tránh uống rượu sâm đương quy: Người bị suy nhược cơ thể, không hấp thụ được dưỡng chất trong sâm. Người bị ung thư, đang thực hiện xạ trị. Người có vấn đề về gan, thận như xơ gan, viêm gan,... Người bị cao huyết áp. Người có bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm loét, trào ngược dạ dày. 🔹 Sâm đương quy ngâm mật ong Đương quy ngâm mật ong giúp tăng sức đề kháng, cải thiện hệ tiêu hóa, chống lão hóa, điều hòa kinh nguyệt rất tốt. Cách này thường được nhiều chị em phụ nữ áp dụng bởi dễ uống và dễ làm. Đương quy ngâm mật ong được chị em phụ nữ ưa chuộngChuẩn bị: 1kg đương quy tươi hoặc khô đều được. 1,5 lít mật ong rừng nguyên chất. 1 hũ thủy tinh.Cách thực hiện: Rửa sạch sâm và để ráo nước. Xếp đương quy vào hũ thủy tinh và để ngập mật ong theo tỷ lệ 4:6. Bạn có thể khuấy nhẹ để mật ong thấm vào từng lát sâm. Ngâm sâm đương quy với mật ong trong khoảng 1 tuần là có thể dùng. Bạn có thể pha với nước để uống hoặc thoa trực tiếp lên mặt để dưỡng da. Lưu ý: Sâm đương quy ngâm mật ong không nên dùng cho các đối tượng dưới đây: Trẻ em dưới 15 tuổi. Phụ nữ có thai và đang cho con bú. Người có tiền sử huyết áp thấp. Người mới phẫu thuật xong. 🔹 Sâm đương quy nấu nước uống Sâm đương quy nấu nước uống rất dễ thực hiện và bất kỳ ai cũng có thể làm, sử dụng điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau. Sắc nước sâm đương quy sử dụng mỗi ngàyChuẩn bị: 100g đương quy khô, nước sạch và đường. Cách thực hiện: Rửa sạch đương quy và để ráo nước. Thái mỏng lát sâm ra và cho vào nồi đun cùng nước. Đun liên tục trong khoảng 30 phút và tắt bếp.Chắt lấy phần nước cốt để uống. Bạn có thể thêm chút đường để dễ uống hơn. Xương khớp Khương Thảo Đan có thành phần từ Sâm Đương QuyKhương Thảo Đan Gold là sản phẩm được nghiên cứu từ nhiều loại thảo dược quý trong tự nhiên, trong đó có Sâm Đương Quy có tác dụng: Tăng cường sự dẻo dai của xương khớp, giúp giảm đau hiệu quả. Viên xương Khớp Khương Thảo Đan có thành phần từ Sâm Đương Quy🔵 Lưu ý sử dụng sâm đương quy mang lại hiệu quả tốt nhất Mặc dù có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng khi dùng sâm đương quy, mọi người cần ghi nhớ một vài lưu ý dưới đây để đạt được hiệu quả tối ưu nhất và tránh gây ra các tác dụng phụ: Không lạm dụng sâm đương quy dù ở hình thức nào quá nhiều bởi có thể gây ra tác dụng phụ như suy gan, suy thận, viêm loét dạ dày,... Không nên uống quá 50ml rượu sâm đương quy mỗi ngày và không dùng sâm lúc đói. Khi mới dùng sâm đương quy nên sử dụng liều lượng ít để theo dõi về các phản ứng của cơ thể. Ngưng ngay lập tức nếu trong quá trình dùng sâm đương quy bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào. …. Trên đây là những thông tin về sâm đương quy chúng tôi tổng hợp gửi tới quý vị bạn đọc. Hy vọng với những hướng dẫn về cách dùng và lưu ý, bạn có thể áp dụng phương pháp này một cách hiệu quả và an toàn nhất. Xem thêm:Collagen type 2 không biến tính : Hướng điều trị mới cho bệnh nhân xương khớp.Phát hiện mới trong cây Đủng đỉnh giúp điều trị đau nhức xương khớp vượt trộiBài thuốc cổ phương nổi tiếng cho xương khớp: ĐỘC HOẠT TANG KÝ SINH THANGCây thuốc Quế Chi: Đặc điểm, công dụng đối với bệnh xương khớp là gìDược Liệu Phòng Phong Có Đặc Điểm, Công Dụng Như Thế Nào?

Chúc mừng 5 khách hàng mua Khương Thảo Đan Gold đã trúng giải thưởng vàng 9999!

Ngoài ra, hàng nghìn KH nhận quà tặng trà Sâm Việt Nam nguyên lá trị giá 750.000đ, dầu nóng Khương Thảo Đan trị giá 100.000đ. Nhanh tay mua Khương Thảo Đan Gold ở các hiệu thuốc toàn quốc, hoặc liên hệ ngay tổng đài miễn cước 1800 1156!Mua Khương Thảo Đan GoldRinh chỉ vàng bốn chínGiải thưởng trao liền tayKèm trà Sâm nguyên lá!Đến ngày 18/10/2023, đã có 18 KH may mắn của Dược phẩm Thái Minh trúng giải thưởng là 1 chỉ vàng 9999, trong đó có 5 KH rinh vàng khi mua Khương Thảo Đan Gold. Xem ngay danh sách chi tiết các KH trúng giải.Danh sách trúng giải thưởng vàng còn tiếp tục cập nhập trong các tuần kế tiếpDanh sách trúng giải thưởng vàng còn tiếp tục cập nhập trong các tuần kế tiếp18 KH đã được liên hệ thông báo trúng giảiGiải thưởng sẽ được trao tận tay KH mà không mất bất kỳ chi phí nào khác. Thông tin KH trúng thưởng được công bố đầy đủ, chính xác để quý khách có thể cập nhập thông tin nhanh chóng. Một số hình ảnh KH nhận giải thưởng chỉ vàng 9999 tới thời điểm hiện tại:Trao giải cho chị Nguyễn Thị Quyên tại huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá  Trao giải cho chú Cao Viết Dũng tại huyện Thanh Liêm, Hà Nam Trao giải cho anh Ngô Trung Kiên tại huyện Thiệu Hoá, Thanh HoáĐể biết thông tin chương trình ưu đãi mừng sinh nhật Thái Minh 12 tuổi, quý khách XEM TẠI ĐÂY Còn rất nhiều giải thưởng chỉ vàng 9999 đang chờ đợi các chủ nhân may mắn cào trúng mã tem tích điểm TMP trên sản phẩm Khương Thảo Đan Gold. Chương trình khuyến mãi có một không hai chỉ diễn ra trong tháng 10 này. Càng mua và tích nhiều điểm, cơ hội rinh vàng càng lớn. BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan Gold gần nhấtĐặt mua Khương Thảo Đan Gold giao hàng, thu tiền tận nhà TẠI ĐÂYLiên hệ ngay tổng đài miễn cước 1800 1156 để được tư vấn chi tiết, hướng dẫn mua và sử dụng sản phẩm!

Phát hiện mới trong cây Đủng đỉnh giúp điều trị đau nhức xương khớp vượt trội

Trong dân gian, quả Đủng đỉnh (hay còn gọi là Đùng đình) được xem là một loại thảo dược quý, rất tốt cho sức khỏe và có thể dùng để cải thiện nhiều căn bệnh khác nhau. Từ xa xưa, cha ông ta đã có kinh nghiệm sử dụng quả cây Đủng đỉnh ngâm rượu nhằm giảm đau nhức xương khớp. Tuy nhiên, việc sử dụng này vẫn thuần theo kinh nghiệm từ cha ông ta để lại chứ chưa có nghiên cứu rõ ràng. Nhận thấy tiềm năng lớn trong quả Đủng đỉnh cho người bệnh xương khớp, các nhà Khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện ra hoạt chất chính đem lại tác dụng có trong quả Đủng đỉnh đó là Caryotin. Hoạt chất mới này không chỉ có tác dụng giảm đau kháng viêm vượt trội cho bệnh khớp, mà còn tái tạo - phục hồi, sản sinh tế bào sụn khớp mạnh mẽ, mang lại giá trị lâu dài cho người sử dụng.Quả cây Đủng đỉnh (Tên khoa học: Caryota mitis)Caryotin trong quả Đủng đỉnh - Kích thích tế bào sụn khớp sản sinh mạnh mẽ.Theo đề tài "Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính kích thích sự phát triển tế bào sụn từ trái đùng đình (Caryota mitis Lour.), tạo chế phẩm phòng ngừa và điều trị thoái hóa khớp" do PGS. TS Lê Tiến Dũng tại Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng (IAMS), Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam thực hiện bằng phương pháp phân lập từ cao methanol thì có đến 14 hoạt chất gồm 6 nhóm hoạt chất bao gồm 1 cerebroside, 5 flavonoid, 4 stilbenoid, 1 lignan, 1 monosaccharide, 1 dẫn chất acid shikimic.Qua các nghiên cứu thực nghiệm thì kết quả cho thấy trong 14 hoạt chất này có một hoạt chất là Caryotin có tác dụng chống viêm vượt trội, tái tạo sụn khớp rất hiệu quả. Cụ thể kết quả thử hoạt tính kích thích hình thành mô sụn ở nồng độ 0,1 µg/mL Caryotin cho thấy kết quả phục hồi sụn khớp, tái tạo tế bào sụn khớp mạnh mẽ tương tự với chất đối chứng TGF-β3 (1 loại protein, có tác dụng biệt hóa tế bào gốc. Liên quan đến sự phát triển và sản sinh tế bào sụn khớp vào thời kì phát triển thai nhi và trẻ nhỏ). Từ đó thấy được rằng Catyotin hứa hẹn là hoạt chất mang lại hiệu quả lâu dài và bền vững cho người gặp phải các vấn đề về bệnh xương khớp.PGS. TS Lê Tiến Dũng phát biểu tại Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng, Viện Hàn lâm KH&CN Việt NamĐây cũng là lần đầu tiên trái Đủng đỉnh được nghiên cứu rõ ràng về mặt hóa học theo định hướng tác dụng giúp tăng sinh tế bào sụn khớp. Thành công của nghiên cứu này mở ra "con đường sáng" cho bệnh nhân bị thoái hóa khớp, sử dụng ngay chính thảo dược của Việt Nam để khắc chế căn bệnh mạn tính này. Nghiên cứu này mở ra hướng đi mới trong việc tìm ra các giải pháp toàn diện cho người bệnh bị thoái hóa khớp, vừa đem lại hiệu quả cao mà vẫn đảm bảo tính an toàn cho người bệnh.Tác dụng của hoạt chất Caryotin ở quả Đủng đỉnh đã tiếp tục được làm sáng tỏ và phát triển qua các nghiên cứu thực nghiệm.Tác dụng giảm sưng, viêm mạnh mẽ của tinh chất Caryotin từ trái đủng đỉnh đã được thử trên thực nghiệm.Trước kết quả đánh giá rất tiềm năng của hoạt chất Caryotin trên kết quả của nghiên cứu hóa học thì PGS. TS Lê Tiến Dũng đã tiếp tục nghiên cứu tác dụng của nó trên thực nghiệm bằng phương pháp gây viêm tại cổ chân vật thí nghiệm bằng cách tiêm CFA (một chất hóa học gây viêm và thoái hóa sụn khớp). Biểu hiện sau tiêm CFA là gây ra hiện tượng sưng khớp, tế bào sụn khớp bị phá hủy trên các mẫu soi hiển vi. Việc đo đường kính khớp cũng như soi các mẫu sụn khớp sẽ giúp đánh giá hiệu quả chống viêm giảm, phục hồi sụn khớp của hoạt chất. Vật thí nghiệm được chia làm 4 nhóm, 3 nhóm sử dụng Caryotin với liều lượng khác nhau, 1 nhóm chứng sử dụng thuốc tây Diclofenac để so sánh. Kết quả thu được cho thấy đường kính vùng khớp bị viêm giảm dần theo thời gian và trở về mốc bình thường sau 42 ngày điều trị ở cả 3 nhóm sử dụng Caryotin và Diclofenac. Điều đó chứng tỏ mặc dù là một hoạt chất từ thảo dược nhưng Caryotin mang lại hiệu quả chống viêm, giảm sưng không thua kém một thuốc tân dược.Biểu đồ đường kính khớp cổ chân (mm)Kết quả thực nghiệm cho thấy, tác dụng kháng viêm, giảm sưng của tinh chất Caryotin từ quả đủng đỉnh tương đương với chất đối chứng dương Diclofenac (thuốc đang được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh xương khớp hiện nay)Khả năng phục hồi, bảo vệ và tái tạo sụn khớp vượt trội của tinh chất Caryotin từ trái đủng đỉnh.Cũng trong nghiên cứu thực nghiệm này, kết quả sau 14 ngày cho thấy, sụn khớp ở lô vật thí nghiệm uống cao chiết Đủng đỉnh được bảo vệ rất tốt. Độ dày của sụn khớp gần như còn nguyên vẹn, không bị phá hủy bởi chất gây thoái hóa là CFA. Hàm lượng Proteoglycan (một protein tự nhiên cốt lõi giúp phục hồi sụn khớp) đã tăng lại dần so với lô chuột đối chứng khỏe mạnh. Từ đó cho thấy Caryotin có tác dụng phục hồi, bảo vệ và tái tạo mô sụn khớp thông qua việc gia tăng tổng hợp proteoglycan đây cũng là điểm ưu việt của Caryotin so với các thuốc giảm đau, kháng viêm đơn thuần. Ngoài ra, các nhà Khoa học đã phát hiện ra tác dụng tuyệt vời của Caryotin giúp điều hòa miễn dịch, chống oxy hóa từ đó giúp ngăn chặn quá trình thoái hóa tiến triển.Từ hoạt chất Caryotin phát triển thành chế phẩm hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp được nghiên cứu chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà NộiCác kết quả từ nghiên cứu thực nghiệm của Caryotin mới thấy rằng đây là một hoạt chất vàng cho bệnh đau nhức xương khớp. Có thể nói đây là một thành tựu khoa học của Việt Nam trong thế kỷ XXI. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu là vậy, quá trình để ra được chế phẩm đến tay người tiêu dùng là cả một quá trình gian nan, tiêu tốn rất nhiều chất xám cũng như thời gian để có thể đưa một hoạt chất đến đúng vị trí nó tác dụng thông qua đường uống, quả thật là một thử thách lớn cho các nhà Khoa học. Các vấn đề phải đối mặt là sự phân rã trong đường tiêu hóa cũng như sự phân bổ hoạt chất từ máu đến ổ khớp bị viêm.Qua rất nhiều thử nghiệm kết hợp thất bại từ năm 2018, mãi đến năm 2020 khi tiến hành nghiên cứu thử kết hợp Caryotin với chế phẩm Khương Thảo Đan của INPC - Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam trước đó mới cho thấy những dấu hiệu khả quan. Thành phần của Khương Thảo Đan trước đó bao gồm: KGA1 từ cây Địa liền, bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh và Collagen type II. Sự kết hợp đem lại hiệu quả cao bởi lẽ Khương Thảo Đan chứa bài thuốc cổ phương Độc hoạt tang ký sinh, một bài thuốc có tác dụng rất tốt với thấp khớp. Bài thuốc có đủ các vị thuốc Quân Thần Tá Sứ cũng như là bài thuốc dẫn giúp Caryotin đến đúng vị trí ổ khớp bị viêm và thoái hóa. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho thấy Caryotin và KGA1 cũng cho tác dụng hiệp đồng rất tốt. Bộ đôi hiệp đồng Caryotin và KGA1 khi được bài thuốc dẫn Độc hoạt tang ký sinh đưa đến đúng vị trí thoái hóa thì không chỉ cho tác dụng chống viêm, giảm đau, làm chậm quá trình thoái hóa sụn khớp đơn thuần mà còn giúp phục hồi sụn khớp hiệu quả, sản sinh tế bào sụn khớp mạnh mẽ, từ đó đẩy lùi căn bệnh thoái hóa khớp, giúp bệnh ổn định, mang lại giá trị lâu dài và bền vững cho người bệnh.Tháng 10/2020, tiền đề việc kết hợp hoạt chất Caryotin vào chế phẩm Khương Thảo Đan có hiệu quả tốt, các nhà Khoa học tiến hành đánh giá khách quan hơn nên công thức trên được gửi đến Đại học Y Hà Nội để tiếp tục so sánh với các thuốc hiện tại và trực tiếp đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp. Kết quả của Đại học Y Hà Nội, công thức này có tác dụng giảm đau, giảm sưng viêm, phục hồi và tái tạo sụn khớp hiệu quả tương đương thuốc so sánh là Diclofenac (Hoạt chất đang sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh lý xương khớp nhưng lại có tác dụng phụ trên đường tiêu hóa). Cụ thể kết quả nghiên cứu như sau:Giảm nồng độ interleukin-1β: Chỉ số interleukin-1β và TNF-α là các chỉ số đặc hiệu thể hiện việc thoái hóa khớp. Nồng độ này sẽ tăng cao khi thoái hóa khớp tiến triển. Giảm được chỉ số này cũng đồng nghĩa với việc làm chậm được quá trình thoái hóa khớp. Theo nghiên cứu thì sau Công thức có Caryotin phối hợp cùng KGA1 có tác dụng làm giảm mạnh các chỉ số interleukin-1β và TNF-α. Đặc biệt nồng độ interleukin-1β giảm rõ rệt.Nồng độ interleukin-1βGiảm đường kính khớp gối, giảm lực gây đau tại gối: giảm đường kính khớp gối cũng đồng nghĩ với việc giảm sự sưng viêm, giảm đau nhức và giúp quá trình phá hủy khớp cấp được ngăn chặn. Công thức kết hợp này làm giảm đường kính khớp gối, có tác dụng giảm đau nhức trên mô hình giảm đau. Thậm chí, sau 6 tuần sử dụng thì công thức chứa bộ đôi hiệp đồng Caryotin và KGA1 còn cho kết quả thu nhỏ đường kính khớp gối tốt hơn Diclofenac.Lực gây đau tại khớp gốiTừ kết quả nghiên cứu này mới thầy rằng, Khi Caryotin được kết hợp Khương Thảo Đan sẽ tạo ra một chế phẩm đáp ứng vượt trội, với sứ mệnh dẫn hoạt chất đến đúng vị trí ổ khớp - đánh trúng đích, không những thế bộ đôi hiệp đồng Caryotin và KGA1 còn giúp đẩy mạnh tác dụng của từng hoạt chất vốn sử dụng đơn thuần rất tốt, khi được kết hợp với nhau lại còn tốt hơn. Khi Caryotin được kết hợp cùng Khương Thảo Đan trên thị trường thì không chỉ cho hiệu quả giảm đau mạnh mẽ mà còn giúp làm trơn khớp và phục hồi sụn khớp tốt hơn.👉 Xem ngay sản phẩm: Khương thảo đan lọ 120 viên Tiết kiệm 82,000đ[tds_warning]Với những nghiên cứu kỹ lưỡng và chuyên sâu của các nhà Khoa học về hoạt chất Caryotin trong quả Đủng đỉnh mở ra một hướng đi mới toàn diện cho người bệnh khớp, đem lại hiệu quả vượt trội hơn cả mà vẫn đảm bảo được tính an toàn trên đường tiêu hoá cho người bệnh. Sự kết hợp hoàn hảo giữa bộ đôi hiệp đồng tác dụng gồm Caryotin và hoạt chất KGA1 từ củ Địa liền hứa hẹn tạo ra 1 chế phẩm mới đáng mong đợi cho người bệnh khớp. [/tds_warning]Xem thêm:Bài thuốc cổ phương nổi tiếng cho xương khớp: ĐỘC HOẠT TANG KÝ SINH THANGCollagen type 2 không biến tính : Hướng điều trị mới cho bệnh nhân xương khớp.Củ Địa Liền: Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Ứng Dụng Hiệu QuảThổ Phục Linh: Vị Thảo Dược Quý Với Nhiều Công DụngXuyên Khung Và Những Lợi Ích Bất Ngờ Của Vị Thuốc NàySâm Đương Quy: Công Dụng Và Cách Dùng Hiệu Quả Nhất


Tục đoạn – Dược liệu quý cho người đau xương khớp

Tục đoạn là cây mọc hoang ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Dù là cây mọc hoang nhưng nó lại là loại thảo dược quý cho người bệnh xương khớp, bong gân rất tốt. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm nhận diện, tác dụng và các bài thuốc về tục đoạn, mời bạn đọc tham khảo những bài viết sau.Tục đoạn - Dược liệu quý cho người đau xương khớp  Tục đoạn là cây gì? Tên khoa học: Dipsacus asper WallThuộc họ: Tục đoạnTên dược: Radix DipsaciTên gọi khác: Sâm nam, Sơn cân thái, Oa thái, Rễ thái.Tục đoạn mọc hoang nhiều ở các tỉnh vùng núi mọc hoang nhiều ở các tỉnh vùng núi cao mát mẻ, có bóng cây râm mát như Hà Giang, Sơn La, Lào Cai,... Đặc điểm dược liệuCây tục đoạn có những đặc điểm sau: Tục đoạn là cây thân thảo với chiều cao trung bình từ 0.6 - 1.5m, thân có 6 cạnh và trên cạnh có một hàng gai thưa. Lá cây mọc đối, không cuống, lá có răng cửa dài, phiến lá nhỏ, đầu nhọn. Cụm hoa có hình trứng hoặc cầu, cành hoa dài từ 10 - 20cm, có lông cứng, hoa màu trắng.Hoa tục đoạn mọc thành từng cụm, có màu tím nhạt.Quả tục đoạn có màu xám trắng, 4 cạnh và có chiều dài khoảng 5 - 7mm.Cây tục đoạn - Thân cây thảo với chiều cao trung bình từ 0.6 - 1.5mmMùi vịTục đoạn là dược liệu có vị ngọt, đắng, cay và tính ấm. Thành phần hóa họcHiện chưa có nhiều nghiên cứu cây tục đoạn, tuy nhiên dược liệu này vẫn chứa các hoạt chất mang lại lợi ích tốt cho sức khỏe, đặc biệt là xương khớp. Cụ thể:Tinh dầuTaninSaponinSucroseDaucosterolThu hái và sơ chếBộ phận được sử dụng làm thuốc của cây tục đoạnBộ phận được sử dụng làm thuốc của tục đoạn là rễ và củ. Thời gian thu hoạch từ tháng 7 - tháng 8 hàng năm. Thu hoạch: Loại bỏ rễ, củ bị xơ, sau đó đem rửa sạch, thái lát, phơi nắng cho khô. Tục đoạn sau khi sơ chế khô sẽ được bảo quản ở nơi khô ráo, tránh tình trạng ẩm ướt. Cây tục đoạn có tác dụng gì?Tục đoạn là dược liệu có tác dụng rất tốt với sức khỏe con người. Dưới đây là những tác dụng của tục đoạn: Tác dụng theo Y học cổ truyềnTrong Y học cổ truyền, tục đoạn có vị cay, tính đắng vào kinh can và thận, dược liệu này có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh như:Bổ thận ích can giúp lưu thông huyết mạch;Chữa đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp, di phong thấp;Điều trị bệnh lậu ở phụ nữ, giúp an thai và ngăn ngừa nguy cơ sinh non;Ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh tiền liệt tuyến;Giảm đau bụng kinh, hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt.Cây tục đoạn có tác dụng rất tốt trong y học cổ truyền lẫn y học hiện đạiTác dụng trong y học hiện đạiTheo Y học hiện đại, đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh tác dụng của Tục Đoạn như sau:Giúp cầm máu, giảm đau, chữa ung nhọt, làm lành vết thương;Có tác dụng gây mê;Tăng tiết sữa ở phụ nữ sau sinh;Cải thiện sức khỏe ở người có huyết áp thấp,....Các bài thuốc từ tục đoạn chữa đau lưng, mỏi gối, xương khớpHiện nay, tục đoạn được sử dụng làm thuốc dưới 2 dạng là thuốc sắc hoặc ngâm rượu. Dưới đây là một số bài thuốc:Tục đoạn ngâm rượuTục đoạn chế rượu (dùng tim tục đoạn) bằng cách: Tục đoạn cắt lát sau đó phun đều rượu rồi ủ trong khoảng 30 - 60 phút để dược liệu ngấm đều. Sau đó, đem sao ở nhiệt độ vừa phải cho tới khi dược liệu có màu hơi đen. Tỷ lệ sử dụng là 10kg tục đoạn sẽ dùng 1 lít rượu. Bài thuốc trị đau lưng mỏi gối, gân cốt co cứngBài thuốc từ tục đoạn chữa đau lưng mỏi gốiChuẩn bị các dược liệu: đỗ trọng, tỳ giải, tục đoạn, ngưu tất, mộc qua mỗi loại 80g đem nghiền bột mịn. Sau đó thêm mật ong và viên thành viên hoàn, mỗi viên khoảng 10g, dùng 1 viên/ lần. Ngày dùng từ 2 - 3 lần và uống chung với nước ấm hoặc rượu ấm. Bài thuốc trị đau lưng, gãy xương, bong gânDược liệu chuẩn bị: Thổ miết trùng, một dược, tục đoạn, cốt toái bổ, đồng tự nhiên, chích nhũ hương, huyết kiệt, hồng hoa, đương quy, mỗi loại 12g cùng với 8g mộc hương đem tán mịn.Mỗi lần dùng 12g uống với nước sôi hoặc hòa với rượu để đắp bên ngoài.Bài thuốc giảm đauDược liệu chuẩn bị: Ngưu tất, tục đoạn, ý dĩ nhân, bạch truật, phòng phong, ngũ gia bì, tỳ giải. Mỗi dược liệu 12g, khương hoạt 8g và thục địa 20g.Đem tất cả các dược liệu trên nghiền thành bột và viên thành dạng nang hoàn.Mỗi lần dùng 12g và dùng từ 2 - 3 lần trong ngày. Có thể uống với rượu ấm hoặc nước muối loãng. Bài thuốc trị đau nhức tứ chi do phong thấp Nếu bạn đang gặp phải đau nhức tứ chi do phong thấp thì có thể áp dụng bài thuốc sau:Dược liệu chuẩn bị: Tỳ giải, tục đoạn, chế xuyên ô, phòng phong, ngưu tất. Mỗi loại 20g, đem tán bột và trộn thêm mật ong. Mỗi lần dùng 8g và ngày dùng 2 lần, uống cùng nước lọc. Bài thuốc chữa mỏi gân cốt ở người giàNgười già bị mỏi gân cốt thì có thể tham khảo bài thuốc sau:Dược liệu: Ngưu tất, tục đoạn, tang ký sinh, đỗ trọng, mỗi dược liệu 10g; hà thủ ô, kỷ tử, đương quy mỗi thứ 5g. Đem tất cả các dược liệu trên đem sắc và uống hết trong ngày. Lưu ý khi sử dụng bài thuốc từ tục đoạnTheo BS. Nguyễn Thị Hằng - Bác sĩ chuyên khoa Y học cổ truyền, vị thuốc này không chứa độc tố, an toàn với sức khỏe của con người. Tuy nhiên, khi sử dụng dược liệu này, người bệnh cần lưu ý những điều cơ bản sau:Lưu ý khi sử dụng bài thuốc từ tục đoạnNgười chứng thực nhiệt (bệnh nhiệt do nhiệt tà ở bên ngoài xâm nhập không nên sử dụng.Tùy vào cơ địa từng người dược liệu có khả năng chữa bệnh khác nhau. Do vậy, người bệnh không nên quá phụ thuộc vào tục đoạn. Tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng các bài thuốc từ tục đoạn để nắm chính xác liều lượng lẫn cách dùng.Thảo dược ở dạng khô nên rất dễ bị ẩm mốc, nên cần lưu ý để tránh sử dụng sản phẩm hư hỏng, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe. Ngoài ra, nếu cần tư vấn thêm về phương pháp phòng và chữa bệnh về xương khớp, hãy liên hệ tới Tổng đài miễn cước 1800.1156 để được hỗ trợ.Xem thêm:Xuyên Khung Và Những Lợi Ích Bất Ngờ Của Vị Thuốc NàyThổ Phục Linh: Vị Thảo Dược Quý Với Nhiều Công DụngThảo Dược Hy Thiêm: Đặc Điểm, Công Dụng, Cách Ứng DụngDược Liệu Phòng Phong Có Đặc Điểm, Công Dụng Như Thế Nào?Cây ngưu tất - “thần dược” hỗ trợ điều trị xương khớp

TRỌN ĐỜI VỮNG BƯỚC - MV Khương Thảo Đan Gold kết nối các giá trị của Dược phẩm Thái Minh

Là sản phẩm sáng tạo mới nhất của Khương Thảo Đan Gold, MV mang màu sắc tươi vui, giàu ý nghĩa, lôi cuốn. Với thông điệp "Trọn đời vững bước", Khương Thảo Đan cũng muốn thể hiện sự đồng hành lâu dài đối với người bệnh xương khớp, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở khắp mọi miền Tổ quốc, từ đồng bằng đến làng bản xa xôi. "Trọn đời vững bước" là ước mơ lớn lao của Khương Thảo Đan với cộng đồng. Là sự khát khao có thể giúp hàng triệu người cao tuổi Việt Nam không phải chịu những cơn đau nhức xương khớp mỗi ngày. Từ đó, chất lượng cuộc sống được đảm bảo.Các bác, các cô, các chú... sẽ có được một cuộc sống trọn vẹn, an hưởng tuổi già.Khương Thảo Đan - Giải pháp tối ưu cho vấn đề đau nhức xương khớp!Đặc biệt, MV còn có sự tham gia của các CBNV Thái Minh với màu áo xanh, cam cực kỳ nổi bật. Dược phẩm Thái Minh xuất hiện với một diện mạo mới mẻ hơn, là sự lột xác trong nhận diện thương hiệu trong năm 2023. Cùng với đó, MV cũng đi qua các chuỗi giá trị của tập đoàn: Vườn sâm Thái Minh Panax (Sìn Hồ, Lai Châu), nhà máy công nghệ cao Thái Minh Hitech (Thạch Thất, Hà Nội), Dược phẩm Thái Minh (Cầu giấy, Hà Nội), Thái Minh Home,... Cùng thưởng thức những giai điệu bắt tai và thước phim đầu tư qua video dưới đây![embed]https://www.youtube.com/watch?v=HkCpVsPtEvI[/embed]