Tin tức

Tin tức

Corticoid là gì? Tại sao cần thận trọng khi sử dụng Corticoid?

Corticoid là gì? Corticoid là nhóm thuốc được chỉ định trong nhiều bệnh lý khác nhau với tác dụng chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch nhanh chóng. Tuy nhiên, bên cạnh những tác dụng tuyệt vời mà Corticoid mang lại, nhiều bệnh nhân đã gặp phải những tác dụng phụ nặng nề do lạm dụng hoặc sử dụng không hợp lý nhóm thuốc này. Corticoid giúp cải thiện nhiều bệnh lý nghiêm trọng nhưng cũng tiềm ẩn vô số tác dụng phụ nếu không được sử dụng đúng cáchCorticoid là gì?Theo “Corticoid là gì? Corticoid có lợi hay có hại?” - Bài viết đăng tải trên trang web vinmec.com, được tư vấn chuyên môn bởi Cao Thanh Tú - D.s Khoa Dược tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City cho biết: “Corticoid (tên đầy đủ là glucocorticoid) là một loại thuốc kháng viêm được chỉ định trong nhiều bệnh lý khác nhau. Corticoid dùng trong điều trị có tác dụng tương tự như hormone được sản xuất bởi tuyến thượng thận” - Cortisol - hormone chống căng thẳng.Giải đáp Corticoid là thuốc gìHiện nay, Corticoid được sản xuất dưới nhiều dạng khác nhau, điển hình như:Corticoid dạng uống (bào chế theo viên nang, viên nén)Corticoid dạng tiêmCorticoid dạng xịtCorticoid dạng hítCorticoid dạng bôiCorticoid dạng dung dịchMỗi dạng Corticoid sẽ có từng cách sử dụng và tác dụng riêng biệt. Song, nhìn chung các dạng bào chế Corticoid đều mang lại một số tác dụng chính sau:4 Tác dụng chính của CorticoidCorticoid tác dụng chống viêmSau khi hiểu rõ khái niệm Corticoid là gì, “Corticoid có tác dụng gì?” là câu hỏi được nhiều người quan tâm, nhất là những ai đang trong quá trình hồi phục sau ca cấy ghép nội tạng. Theo đó, chống viêm là một trong những tác dụng nổi bật nhất của loại thuốc này.Corticoid có khả năng giảm viêm, ngăn chặn các phản ứng viêm trong cơ thể nhờ khả năng ức chế sản xuất tác nhân gây viêm (prostaglandins, leukotrienes,...), giảm sự di chuyển và tương tác của các tế bào viêm và kích thích tế bào miễn dịch tạo ra các chất ức chế viêm như lipocortin.Thuốc Corticoid có tác dụng chống viêm hiệu quảCorticoid giúp giảm đauTrong một vài trường hợp đặc biệt, Corticoid có thể giảm đau, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nhanh chóng các triệu chứng liên quan đến viêm, dị ứng. Sở dĩ Corticoid có thể làm được như vậy là do cơ chế giảm viêm, giảm phản ứng dị ứng, kiểm soát tốt các rối loạn autoimmunity,...Ngoài ra, Corticoid còn có khả năng giới hạn mức độ đau bằng các tác động lên các cơ chất tham gia truyền tín hiệu đau trong cơ thể; góp phần cải thiện sức khỏe và chất lượng sống của người dùng.Corticoid ức chế miễn dịchCorticoid còn được biết đến với tác động mạnh mẽ lên hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể và có thể ức chế miễn dịch khi được sử dụng để điều trị viêm ruột, viêm khớp và các bệnh lý liên quan đến sự tự miễn dịch quá mức khác.Để làm được điều này, Corticoid đã sản xuất các chất như: histamin, prostaglandin, cytokine,... nhằm làm giảm tác động của bệnh khi cơ thể gặp một số tác nhân gây viêm như virus, vi khuẩn, chấn thương,...Hơn nữa, Corticoid cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ức chế hoạt động của các tế bào miễn dịch, bao gồm các tế bào có nhiệm vụ sản xuất kháng thể tiêu diệt vi khuẩn và tế bào có khả năng điều chỉnh phản ứng miễn dịch trong cơ thể. Sự ức chế này có thể gây suy giảm nhanh chóng khả năng miễn dịch quá mức của cơ thể đối với tác nhân gây bệnh.Corticoid thường được sử dụng nhằm ức chế miễn dịch trong cơ thểCorticoid điều chỉnh quá trình chuyển hóaĐiều chỉnh quá trình chuyển hóa là công dụng ít người biết đến của Corticoid. Khi vào cơ thể, Corticoid tham gia vào quá trình chuyển hóa chất béo, protein và carbohydrate; từ đó giúp cân bằng năng lượng, trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, tác động này chủ yếu xảy ra khi Corticoid được sử dụng với liều cao hoặc trong thời gian dài và cũng có thể gây ra một vài tác động tiêu cực đến quá trình chuyển hóa chất béo nếu không được sử dụng đúng cách.Bên cạnh đó, Corticoid còn được biết đến với nhiều công dụng khác như: cân bằng nội tiết tố, tăng hưng cảm, chống căng thẳng,... Nhờ đó, Corticoid thường được ứng dụng trong điều trị một số bệnh như: hen suyễn, dị ứng, chàm, phát ban, OPD - Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm ruột, Crohn, viêm loét đại tràng,...Corticoid có khả năng tham gia vào quá trình chuyển hóa giúp cân bằng trọng lượng cơ thểVậy thuốc Corticoid có trong thuốc nào? - Trên thị trường hiện nay, Corticoid có trong các loại thuốc như Prednisone, Methylprednisolone, Dexamethasone, Betamethasone và Hydrocortisone. Tuy nhiên, các loại thuốc kể trên không phù hợp với tất cả, tùy từng trường hợp cụ thể, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc phù hợp.Nhìn chung, Corticoid có tác dụng rất tốt khi được ứng dụng lâm sàng và được sử dụng để điều trị một loạt các bệnh tự miễn dịch. Song, người bệnh vẫn cần tuân thủ  phác đồ điều trị và chủ động thăm khám bác sĩ nhằm tránh các tác dụng không mong muốn, để lại hậu quả nặng nề sau này. Đồng thời, việc sử dụng Corticoid cần được giám sát chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên khoa.10 Tác dụng phụ nghiêm trọng khi sử dụng CorticoidĐối với Corticoid, liều càng cao thì nguy cơ gặp tác dụng phụ càng lớn. Như vậy, sử dụng thuốc Corticoid trong thời gian ngắn (từ 1 - 2 tuần) thường không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ nhẹ có thể gặp khi sử dụng Corticoid trong thời gian ngắn gồm: khó ngủ, kích ứng dạ dày, tăng cảm giác ngon miệng,...Mặt khác, sử dụng Corticoid kéo dài có thể dẫn tới những tác hại nghiêm trọng như: Tăng huyết ápSuy giảm chức năng miễn dịchTăng cânTăng áp lực trong mắtRối loạn nội tiết Tâm trạng thất thườngCơ thể dễ bầm tímKhởi phát hoặc khiến bệnh tiểu đường thêm trầm trọngLoãng xươngKích ứng dạ dàyMột số tác dụng phụ không mong muốn của CorticoidCách dùng Corticoid an toàn, hiệu quảĐể gia tăng hiệu quả từ Corticoid với ít rủi ro nhất, người bệnh cần tham khảo 3 cách sau:Chế độ ăn uống lành mạnhTương tự khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khác, chế độ ăn uống cân đối và lạnh mạnh rất quan trọng để duy trì sức khỏe tổng thể cho người dùng Corticoid. Do đó, bạn nên:Cân nhắc lượng calo: Như đã tìm hiểu, Corticoid có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Vì thế, khi sử dụng loại thuốc này, người dùng nên cân nhắc lượng calo tiêu thụ hàng ngày và chú ý giữ mức cân nặng ổn định.Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng: Các thực phẩm tươi, giàu vitamin, đạm và khoáng chất như: ngũ cốc nguyên hạt, rau, củ, quả, thịt, cá, đậu, sữa,... nên được bổ sung thường xuyên trong chế độ ăn uống của người dùng Corticoid. Tăng cường vitamin D và canxi: Vì Corticoid có thể gây loãng xương nên người dùng cần đảm bảo tiêu thụ đủ canxi và vitamin D từ các nguồn như sữa, cá, hạt, thực phẩm chức năng hoặc đi bộ vào buổi sáng sớm.Kiểm soát Natri: Khi vào cơ thể, Corticoid có thể tăng lượng Natri, gây huyết áp cao. Chính vì thế, việc hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa hàm lượng Natri cao (muối và các thực phẩm chế biến sẵn) và tăng cường bổ sung thực phẩm giàu kali (hoa quả, rau xanh,...) giúp người bệnh thoát khỏi nguy cơ tăng huyết áp.Chia chế độ ăn thành nhiều bữa: Việc bổ sung năng lượng qua những bữa nhỏ trong ngày không chỉ giúp giảm cảm giác thèm ăn mà còn có thể giúp mức đường trong máu luôn được duy trì ổn định.Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng, giúp cơ thể duy trì sức khỏe, giảm nguy cơ mắc tác dụng phụ do CorticoidLưu ý: Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người là khác nhau, vì thế bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dĩnh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn phù hợp với tình trạng sức khỏe.Thận trọng khi sử dụng Corticoid cho đối tượng đặc biệtTheo “Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc chứa Corticoid” – bài viết được đăng tải trên website benhvien115.com.vn, được biên tập bởi tác giả Lê Trương Quỳnh Ly - D.s Khoa Dược tại Bệnh viện Nhân dân 115, các đối tượng đặc biệt cần cân nhắc khi sử dụng Corticoid bao gồm:Đối tượng nên thận trọng khi dùng CorticoidLý doNgười lớn tuổi  Người từ 60 tuổi trở nên có nhiều khả năng mắc các vấn đề về huyết áp và xương. Ví dụ: tăng huyết áp, loãng xương,...Trẻ em  Khi dùng Corticoid, trẻ em (>16 tuổi) có thể bị còi cọc hoặc khiến tình trạng sởi, thủy đậu, nhiễm trùng ngày càng trầm trọng hơn so với những trẻ không dùng Corticoid.Phụ nữ cho con bú  Corticoid có thể gây ra các vấn đề về tăng trưởng hoặc ảnh hưởng xấu cho em bé qua tuyến sữa.Liều dùng & thời gianSử dụng Corticoid ngắt quãng hoặc liều lượng thấpDùng Corticoid tại cơ sở y tế (nếu có thể)Từ từ giảm liều dùng khi đã sử dụng Corticoid trong thời gian dài. Điều này cho phép tuyến thượng thận của bạn có đủ thời gian để thích nghi và điều chỉnh.Không nên lạm dụng hoặc sử dụng Corticoid trong thời gian quá dàiBên cạnh đó, với mỗi dạng Corticoid sẽ có từng lưu ý nhất định về cách sử dụng. Cụ thể:Corticoid bôi: Chỉ nên bôi một lớp Corticoid mỏng trên vùng da cần sử dụng sản phẩm. Tuyệt đối không bôi Corticoid trên vùng da bị trầy, xước hoặc chưa lành hẳn.Corticoid uống: Nên sử dụng Corticoid sau bữa ăn khoảng 30 phút để hạn chế tác dụng phụ của thuốc lên đường tiêu hóa - kích ứng dạ dày.Corticoid dạng tiêm: Không tiêm Corticoid tại vùng da đang bị nhiễm trùng và khi không có hướng dẫn từ bác sĩCorticoid dạng xịt: Hãy đảm bảo mũi hoặc họng đã được vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng Corticoid dạng xịt.Corticoid hít: Người dùng cần chuẩn bị đầy đủ và am hiểu về cách sử dụng các thiết bị hít Corticoid, chẳng hạn như: dụng cụ hít dung dịch, dụng cụ hít bột,...Corticoid dạng dung dịch: Tuân thủ đúng lịch trình sử dụng và liều lượng đã được kê bởi bác sĩ.Tóm lại, Corticoid là loại thuốc chống viêm mạnh, cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích vượt trội, Corticoid cũng tồn tại nhiều tác hại nghiêm trọng nếu không được sử dụng đúng cách. Vì thế, người bệnh không được tự ý sử dụng Corticoid hoặc bất kỳ chế phẩm nào chứa Corticoid khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ.Hoặc sử dụng các sản phẩm có tác dụng tương tự nhưng không chứa Corticoid như Khương Thảo Đan Gold - Giải pháp giúp giảm viêm, giảm đau an toàn, nhanh chóng, không chứa Corticoid.Viên uống Khương Thảo Đan Gold giúp giảm viêm, giảm đau cho người gặp các vấn đề về xương khớpĐây là sản phẩm dành riêng cho người bị thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống, vôi hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, người thường xuyên bị đau nhức mỏi khớp, đau lưng, đau vai gáy, sưng khớp và tê buồn chân tay; đáp ứng trọn vẹn 3 mục tiêu điều trị, bao gồm: giảm đau - giảm viên - phục hồi sụn khớp từ cấp độ phân tử.Với thành phần có nguồn gốc an toàn, lành tính, Khương Thảo Đan Gold hầu như không gây ra tác dụng phụ cho thận, gan, dạ dày, không gây phá huỷ nội tạng và không gây tăng huyết áp; mang lại hiệu quả bền vững cho người bệnh.Trên đây là toàn bộ thông tin quan trọng giúp bạn hiểu Corticoid là gì, Corticoid có trong thuốc nào, Corticoid có tác dụng, tác hại ra sao,.... Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác về Corticoid chưa được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ đến 1800 1156 (trong giờ hành chính) để được hỗ trợ, tư vấn sớm nhất.Xem thêm:Tục đoạn – Dược liệu quý cho người đau xương khớpXuyên Khung Và Những Lợi Ích Bất Ngờ Của Vị Thuốc NàyThổ Phục Linh: Vị Thảo Dược Quý Với Nhiều Công DụngCollagen type 2 không biến tính : Hướng điều trị mới cho bệnh nhân xương khớp.Thảo Dược Hy Thiêm: Đặc Điểm, Công Dụng, Cách Ứng Dụng

CẢNH BÁO: "Chiêu trò" mạo danh Dược phẩm Thái Minh "làm phiền" tới khách hàng sử dụng Khương Thảo Đan

Viên xương khớp Khương Thảo Đan được sản xuất và phân phối trực tiếp bởi Công ty Dược phẩm Thái Minh với hơn 10 năm phát triển. Dược phẩm Thái Minh ra đời với sứ mệnh "mang thuốc tốt đến cho đời". Các sản phẩm của Thái Minh có mặt trên thị trường đều được nghiên cứu và kiểm chứng rõ ràng, được Bộ Y tế cấp phép. Cũng chính vì lẽ đó mà người bệnh luôn tin tưởng các sản phẩm của Dược phẩm Thái Minh.

Xuyên Khung Và Những Lợi Ích Bất Ngờ Của Vị Thuốc Này

Xuyên khung là một trong những vị thuốc nam được sử dụng rộng rãi trong việc bào chế các bài thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cây thuốc này có đặc điểm và tác dụng như thế nào. Trong bài viết dưới đây sẽ cập nhật đầy đủ những thông tin về vị thuốc này. 🔷 Tìm hiểu chi tiết về cây xuyên khung Cây xuyên khung còn được gọi với nhiều tên gọi khác là dược cần, tây khung, khung cùng, giả mạc gia,... Thuộc họ hoa tán. Cây xuyên khung tên khoa học là Ligusticum wallichii Franch. Xuyên khung dược liệu thuộc họ cây thân thảo, sống lâu năm. Cây mọc thẳng, ruột bên trong rỗng và mặt ngoài có đường gân dọc nổi rõ. Các lá mọc so le, kép 3 lần, cuống lá dài từ 9 - 17cm. Hoa hợp thành tán kép, cuống tán phụ ngắn, hoa nhỏ và có màu trắng. Quả xuyên khung có hình trứng. Đặc điểm nhận dạng của cây xuyên khungVị thảo dược này có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tại Việt Nam, bạn có thể dễ dàng bắt gặp ở các khu vực có khí hậu mát mẻ như Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu,... Cây thuốc này ưa đất tốt, nhiều mùn và có pha cát. Cây thích hợp trồng vào mùa xuân, thường cần khoảng 2 năm chăm sóc mới có thể thu hoạch. Bộ phận chính sử dụng làm thuốc là củ của cây xuyên khung. 🔷 Xuyên khung có tác dụng gì? Trong cây xuyên khung có chứa nhiều dược chất như alkaloid dễ bay hơi, acid ferulic, saponin, tinh dầu, butylphthalide, ligustilide, vitamin A, Retinol,... Theo nhiều nghiên cứu và ứng dụng, rút ra được kết luận về tác dụng của xuyên khung như sau: Kháng khuẩn và ngăn ngừa nấm: Hoạt chất có trong xuyên khung giúp kháng lại các loại vi khuẩn gây bệnh như Pseudomonas aeruginosa, Shigella sonnei, Salmonella typhi và Vibrio cholera. Đồng thời, vị thuốc này cũng có khả năng chữa các bệnh do nhiễm trùng nấm bằng hình thức bôi hoặc uống, giúp phá vỡ tế bào, ức chế không cho nấm sinh trưởng. Hỗ trợ hệ tuần hoàn: Các dược chất có trong xuyên khung giúp cải thiện lưu lượng và vận tốc của não, hạn chế nguy cơ thiếu máu cục bộ, đột quỵ. Song song với đó, nó còn giúp ức chế sự tập kết của tiểu cầu và chống đông máu. An thần: Tinh dầu xuyên khung giúp ức chế hoạt động của đại não, trấn tĩnh hệ thần kinh trung ương. Xuyên khung có nhiều tác dụng đối với sức khỏeDưới góc nhìn của y học cổ truyền xuyên khung có tác dụng gì? Theo lý giải của các thầy thuốc Đông y, vị thuốc xuyên khung có vị đắng, cay, mùi thơm, tính ấm và được quy vào kinh Can - Đởm - Tâm bào. Thuốc có tác dụng hành khí, hoạt huyết, bổ huyết, điều kinh, giảm đau,... Vì vậy, được ứng dụng trong điều trị các chứng nhức đầu, hoa mắt, phong thấp, đau mỏi cơ thể, kinh nguyệt không đều,...🔷 Xuyên khung trị bệnh gì? Một số bài thuốc dân gian sử dụng cây xuyên khungDưới đây là một số gợi ý về các bài thuốc điều trị bệnh có sự góp mặt của xuyên khung:Xuyên khung trị nhức mỏi cơ thể, đau xương khớp: Dùng xuyên khung, bạc hà (6g) và Tế tân (4g), khương hoạt (8g), Bạch chỉ, kinh giới, phòng phong (12g), cam thảo (4g) sắc thành nước uống ngày 2 lần. Bài thuốc hoạt huyết, điều kinh: Sử dụng xuyên khung (12g), hồng hoa (12g), đào nhân (12g), đương quy (2g), xích thược (12g) sắc thành nước, ngày chia 2 lần uống.Trị đau dây thần kinh hông do lạnh: Sử dụng xuyên khung, độc hoạt, đan sâm, uy linh tiên, ngưu tất, tang ký sinh (mỗi vị 12g), phòng phong, quế chi, chỉ xác, tế tân, trần bì (mỗi loại 8g) sắc thành nước uống ngày 1 thang. Chữa chứng đau đầu liên quan đến mạch máu: Dùng xuyên khung, củ chóc (mỗi vị 12g) và bạch biển đậu (20g) đem sao lấy nước và bỏ bã. Cho thêm 60g thịt heo hoặc gà vào hầm chín, nêm gia vị và thưởng thức. … Một số ứng dụng xuyên khung trong các bài thuốc chữa bệnhThực tế, để ứng dụng xuyên khung trị bệnh hiệu quả, người bệnh cần đảm bảo nắm chắc công thức. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, cần được giải đáp từ người có chuyên môn và cũng không nên lạm dụng vị thuốc này quá nhiều. 🔷 Khương Thảo Đan có hoạt chất từ vị thuốc Xuyên KhungKhương Thảo Đan Gold là sản phẩm được nghiên cứu từ nhiều loại thảo dược quý trong tự nhiên, trong đó có vị thuốc Xuyên Khung giúp: Hỗ trợ an thần, kháng khuẩn.Khương Thảo Đan có hợp chất từ vị thuốc Xuyên Khung🔷 Một số lưu ý khi sử dụng xuyên khung chữa bệnh Khi chọn xuyên khung điều trị bệnh, bạn cần lưu ý một số điều sau: Nếu trong quá trình dùng, có bất kỳ dấu hiệu tác dụng phụ nào, cần ngưng sử dụng và thông báo ngay cho bác sĩ. Những đối tượng có vấn đề về nội tạng, xuất huyết, âm hư hỏa vượng, hen suyễn, khí thăng,... Không nên dùng xuyên khung. Xuyên khung kiêng kỵ dùng chung với hoàng kỳ, hoạt thạch, sơn thù, hoàng liên, tiêu thạch và lang độc nên người bệnh tuyệt đối không kết hợp với nhau. Hy vọng với những thông tin về vị thuốc xuyên khung nêu trên có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về loại thảo dược này. Để đảm bảo an toàn và cho hiệu quả tốt nhất khi sử dụng, hãy đảm bảo tìm hiểu kỹ và nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn. Xem thêm:Thổ Phục Linh: Vị Thảo Dược Quý Với Nhiều Công DụngCủ Địa Liền: Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Ứng Dụng Hiệu QuảSâm Đương Quy: Công Dụng Và Cách Dùng Hiệu Quả NhấtPhát hiện mới trong cây Đủng đỉnh giúp điều trị đau nhức xương khớp vượt trộiCollagen type 2 không biến tính : Hướng điều trị mới cho bệnh nhân xương khớp.

Thổ Phục Linh: Vị Thảo Dược Quý Với Nhiều Công Dụng

Nhắc đến những vị thảo dược quý trong kho tàng thuốc nam, chắc chắn không thể bỏ qua cái tên Thổ Phục Linh. Đây là vị thuốc nổi bật, góp mặt trong hầu hết các phương thuốc trị bệnh của Y học cổ truyền. Vậy bạn đã biết cây thuốc này như thế nào, có những đặc điểm gì và công dụng ra sao chưa? Nếu chưa, cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé. 🔶 Thổ phục linh dược liệu là gì? Thổ phục linh là cây thuốc nam quý, có tên gọi khác là khúc khắc, kim cang, mọt hoi đòi, tơ pớt,... Nó có tên khoa học là Smilax glabra roxb. Thân và rễ là bộ phận chính được sử dụng làm thuốc. 🔸 Đặc điểm nhận dạng cây thổ phục linhThổ phục linh dược liệu được phân bổ chủ yếu ở vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, có nhiều ở các nước như Ấn Độ, Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á. Tại Việt Nam, cây này khá phổ biến, mọc nhiều ở các nương rẫy, đồi cây. Cây thuốc này thuộc họ cây dây leo, sống lâu năm, thường có độ dài khoảng 4 - 5m, thậm chí là 10m. Cây có nhiều cành mảnh và không có gai. Các lá mọc so le, có hình bầu dục thuôn, đầu nhọn. Quả mọng, hình cầu và có 3 cạnh với 3 hạt, khi chín có màu đỏ hoặc tím đen. Thổ phục linh có thể thu hoạch quanh năm. Tuy nhiên, người ta thường thu vào mùa hạ, bởi đây là thời điểm dược chất của cây thuốc đạt đỉnh cao nhất. Thân và rễ sau khi hái về, được rửa sạch và cắt khúc, phơi khô. Một số hình ảnh cây thổ phục linh: Hình ảnh chi tiết cây thổ phục linh🔸 Thành phần hóa học có trong thổ phục linh Qua nhiều cuộc nghiên cứu, thổ phục linh có chứa nhiều thành phần hóa học đặc biệt cũng như các hợp chất hữu cơ mang lại giá trị cao. Điển hình có thể kể đến như: Saponin, tannin, stigmasterol,...Dẫn xuất flavonoid như astilbin, neo astilbin, iso astilbin,...Chứa các chất nhựa, tinh bột, tinh dầu và acid hữu cơ,... Protein, glucid, chất xơ, vitamin C, caroten,...🔶 Tìm hiểu thổ phục linh có tác dụng gì? Chắc hẳn, thổ phục linh có tác dụng gì chính là vấn đề được nhiều độc giả quan tâm nhất trong bài viết này. Về công dụng của vị thuốc này, dưới góc nhìn của Đông y và Tây y như sau: 🔸 Tác dụng thổ phục linh theo Tây y Trong Tây y, thành phần của thổ phục linh thường được ứng dụng trong một số mục đích cụ thể như:Chống viêm, nâng cao hệ thống miễn dịch: Các chất chống viêm steroid và hoạt chất astilbin có trong cây thuốc này giúp ngăn chặn acid uric tích tụ, kháng viêm và giảm đau rất hiệu quả. Điều trị dị ứng, kháng histamin: Sử dụng thổ phục linh ứng dụng trong điều trị dị ứng, co giật, khó thở,... ở mức độ nhẹ cho hiệu quả cao. Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường: Thành phần thuốc giúp tăng độ nhạy cảm của các thụ thể đối với insulin. Giảm đau nhức xương khớp và đau mỏi cơ: Cao thổ phục linh kết hợp với một số vị thuốc nam khác giúp điều trị thấp khớp, giảm đau mỏi cơ, nhức  cơ. 🔸 Tác dụng theo Y học cổ truyền Các thầy thuốc Đông y phân tích vị thảo dược thổ phục linh này cho thấy nó có vị ngọt nhạt, chát, tính bình và không độc. Vị thuốc này được quy vào kinh Can và kinh Vị. Vậy thổ phục linh chữa bệnh gì? Trong Đông y, vị thuốc này có tác dụng trừ phong thấp, mạnh gân cốt, thanh nhiệt, tiêu độc, lợi tiểu và chữa các bệnh về xương khớp rất tốt. Thổ phục linh có nhiều công dụng đặc biệt🔶 Cách dùng thổ phục linh cho hiệu quả caoThổ phục linh có thể được bào chế theo nhiều cách khác nhau để ứng dụng điều trị bệnh. Các dạng thuốc điển hình mọi người thường thấy là: Cao thổ phục linh. Thổ phục linh ngâm rượu. Sâm thổ phục linh. Sắc nước uống thổ phục linh. Vậy khi ứng dụng điều trị bệnh cụ thể, thổ phục linh sẽ được dùng như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây: 🔸 Thổ phục linh điều trị phong thấp, đau nhức xương khớpVới bệnh phong thấp, đau nhức xương khớp, người bệnh có thể áp dụng bằng cách sau: Chuẩn bị: 20 - 40g thổ phục linh, 100g thịt lợn. Cách dùng: Sử dụng 2 nguyên liệu này hầm chung với nhau, có thể ăn cả nước lẫn cái. 🔸 Thổ phục linh có tác dụng gì? Điều trị bệnh vẩy nến Vẩy nến là căn bệnh tương đối khó chữa, cần nhiều thời gian. Nhiều người áp dụng thổ phục linh đã nhận được kết quả điều trị tích cực. Chuẩn bị: 40g kim cang, cây cải trời 80g. Cách dùng: Sắc 2 vị thuốc trên với 5 bát nước. Đun sôi và vặn nhỏ lửa cho nước cạn đến khi còn khoảng 3 chén thì dừng. Chia phần thuốc thành 4 lần uống trong một ngày vào các buổi sáng, trưa, chiều, tối. Nên dùng liên tục khoảng 2 - 3 tháng để cảm nhận được rõ hiệu quả. Bệnh vảy nến có thể dùng thổ phục linh điều trị🔸 Trị bệnh thấp khớp bằng thổ phục linh Bệnh thấp khớp gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống của người bệnh, bên cạnh cảm giác đau đớn còn khiến người mắc khó khăn trong vận động. Chuẩn bị: Thổ phục linh, thạch cao, hy thiêm, ké đầu ngựa, ngạch mễ mỗi loại 20g. Ý dĩ, chi mẫu, liên kiều, đan sâm, tang chi, phòng phong, bạch thược mỗi loại 12g, xương truật, quế chi mỗi loại 8g. Kê huyết đằng, tỳ giải, ngân hoa mỗi loại 16g và cam thảo 6g. Cách dùng: Dùng tất cả các dược liệu đã chuẩn bị sắc với nước, mỗi ngày 1 thang, chia ra làm 2 - 3 lần uống trong ngày. 🔸 Hỗ trợ điều trị các bệnh suy tim, lo âu, mất ngủ, ngủ không sâu giấcNhững người thường xuyên bị mất ngủ, hay lo lắng, trầm uất có thể thử áp dụng bài thuốc sau đây: Cách 1: Dùng 12g thổ phục linh hấp cách thủy 2 tiếng, sau đó dùng 50g hạt sen khô ngâm với nước ấm 20 phút và luộc sơ, cho vào nồi hấp chung với thổ phục linh đến khi chín mềm. Ăn khi nóng, mỗi tuần có thể dùng 3 - 4 lần. Cách 2: Dùng 8g thổ phục linh, 12g long nhãn, 50g hạt sen khô, tàu hũ ky hoặc tim lợn 100g. Đem hạt sen luộc sơ và đem chưng cách thủy cùng các nguyên liệu khác trong khoảng 2 giờ. Ăn khi nóng và mỗi tuần có thể ăn 3 - 4 lần. 🔸 Giảm viêm, trị dị ứng với cây thổ phục linhThổ phục linh ngâm rượu là một trong những cách bào chế loại thảo dược này chữa bệnh dị ứng. Cách làm như sau: Chuẩn bị: 15 - 30g thổ phục linh. Cách dùng: Dùng số thổ phục linh đã chuẩn bị để ngâm rượu hoặc sắc nước uống hàng ngày. Các triệu chứng dị ứng sẽ được đẩy lùi nhanh chóng. Thổ phục linh ngâm rượu được nhiều người áp dụngTrên đây là một số cách sử dụng thổ phục linh để điều trị các bệnh lý. Trong quá trình áp dụng, người bệnh cần đảm bảo làm đúng công thức, tốt nhất nên được hướng dẫn bởi người có chuyên môn. Kinh nghiệm. 🔶 Xương khớp Khương Thảo Đan có thành phần từ Thổ Phục LinhKhương Thảo Đan là sản phẩm được nghiên cứu từ nhiều loại thảo dược quý trong tự nhiên, trong đó có Thổ phục linh giúp: Tăng cường sự dẻo dai của xương khớp, giúp giảm đau hiệu quả. Khương Thảo Đan có thành phần từ Thổ Phục Linh🔶 Một số lưu ý khi sử dụng thổ phục linh Để sử dụng thổ phục linh hiệu quả trong chữa bệnh, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:Bài thuốc này chống chỉ định với người có thể can thận âm hư, tỳ vị hư hàn. Các đối tượng bà bầu, phụ nữ cho con bú, người đang dùng các thuốc khác điều trị, người đang mắc các bệnh về thận,... cần thận trọng khi sử dụng.Thổ phục linh kỵ dùng với nước trà vì có thể dẫn tới rụng tóc. Cần sử dụng liều lượng phù hợp, dùng nhiều có thể gây kích thích dạ dày. Có thể dùng thổ phục linh tương tác với Lithium và Digoxin. Là một loại dược liệu quý nhưng thổ phục linh chỉ phát huy được công dụng tốt nhất khi được áp dụng đúng cách. Hy vọng với những thông tin trong bài viết trên có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về vị thuốc này và có cách ứng dụng phù hợp, đẩy lùi được bệnh nhanh chóng.Lưu ý: Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm chi tiết về cách dùng thổ phục linh trong điều trị bệnh cụ thể, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên môn từ các chuyên gia.Xem thêm:Củ Địa Liền: Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Ứng Dụng Hiệu QuảSâm Đương Quy: Công Dụng Và Cách Dùng Hiệu Quả NhấtCollagen type 2 không biến tính : Hướng điều trị mới cho bệnh nhân xương khớp.Phát hiện mới trong cây Đủng đỉnh giúp điều trị đau nhức xương khớp vượt trộiBài thuốc cổ phương nổi tiếng cho xương khớp: ĐỘC HOẠT TANG KÝ SINH THANG


Khương Thảo Đan Gold đồng hành chiến dịch “Tiếp sức em tới trường” tại Bắc Giang

Mới đây, đại diện nhãn hàng Khương Thảo Đan Gold và Tràng Phục Linh Plus của Dược phẩm Thái Minh đã tổ chức trao tặng xe đạp và các phần quà là hành trang đi học cho các em học sinh nghèo hiếu học tại trường tiểu học Song Mai - Thành phố Bắc Giang. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi chiến dịch “Tiếp sức em đến trường” - mục tiêu trao tặng 1000 xe đạp trên toàn toàn quốc do Dược phẩm Thái Minh tổ chức thực hiện. Chiến dịch với sự đồng hành của 10.000 nhà thuốc trên toàn quốc nhằm hỗ trợ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đã vượt khó và vươn lên trong học tập.Dược Phẩm Thái Minh trao tặng xe đạp cho các em học sinh tại Bắc GiangBuổi lễ có sự góp mặt của đại diện UBND xã Song Mai, thành đoàn tỉnh Bắc Giang, hiệu trưởng các trường: Tiểu học Song Mai, tiểu học Minh Khai, Tiểu học Nguyễn Khắc Nhu, tiểu học Đa Mai và THCS Song Mai. Về phía Dược phẩm Thái Minh, có ông Vũ Mạnh Hùng - Phó Giám đốc kinh doanh CTCP Dược Phẩm Thái Minh  trực tiếp có mặt và trao quà tặng cho các em học sinh. Trong sự kiện diễn ra vào tháng 5 tại trường tiểu học Song Mai, Dược phẩm Thái Minh đã phối hợp cùng với nhãn hàng là Khương Thảo Đan Gold thực hiện trao tặng nhiều xe đạp cùng các phần quà như Balo, mũ, áo mưa đến các em học sinh hiếu học. Ngoài ra, để tổ chức sự kiện thành công, còn có rất nhiều các nhà thuốc địa phương khác đã đồng hành trong việc giới thiệu các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương. Chiến dịch không thể thiếu sự đồng hành của các nhà thuốc địa phươngChia sẻ về mục đích và ý nghĩa của chương trình, ông Vũ Mạnh Hùng - Phó Giám đốc kinh doanh Dược Phẩm Thái Minh cho biết: “Thái Minh không làm việc tốt một mình và chúng tôi đã làm được điều đó khi liên hệ được các nhà thuốc địa phương hỗ trợ giới thiệu và cùng trao những chiếc xe đến với các em học sinh nghèo hiếu học. Tôi tin rằng, 1000 chiếc xe đạp do Dược phẩm Thái Minh tài trợ sẽ đến đúng những trường hợp thật sự cần. Đây là hình thức chúng tôi muốn khích lệ tinh thần học tập và ý chí vươn lên không ngừng của các em học sinh và cùng hướng tới sự phát triển nền giáo dục của nước nhà, mang lại nhiều điều tốt đẹp cho cộng đồng và xã hội.” Ông Vũ Mạnh Hùng phát biểu trong sự kiệnĐáp lại những đóng góp từ Dược phẩm Thái Minh, ông Tống Ngọc Sang - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Song Mai, thành phố Bắc Giang đã gửi lời cảm ơn tới quý công ty: “Chương trình trao tặng xe đạp cho các em học sinh hôm nay là hành động rất thiết thực, giúp các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn cải thiện về điều kiện học tập, có thêm động lực đến trường. Đồng thời, khích lệ các em tiếp tục rèn luyện, tu dưỡng để trưởng thành và trở thành người có ích cho người xã hội sau này. Hy vọng hoạt động này sẽ được Dược phẩm Thái Minh duy trì và thực hiện nhiều hơn nữa trong tương lai. Một lần nữa xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý công ty.” Ông Tống Ngọc Sang (thứ 2 từ trái sang) - Phó Chủ tịch UBND xã Song Mai tham dự sự kiệnTrong suốt chặng đường 6 năm hình thành và phát triển, bên cạnh mang đến giải pháp đột phá cải thiện các tình trạng bệnh xương khớp cho người dân, Khương Thảo Đan Gold không quên tập trung tổ chức các hoạt động vì cộng đồng. Chiến dịch “Tiếp sức em đến trường” chính là một trong những sự kiện điển hình. Các chiến dịch này góp phần vào việc duy trì và đảm bảo hài hòa các yếu tố: Phát triển kinh tế, Hỗ trợ cộng đồng và Bảo vệ môi trường. Thực hiện hóa tầm nhìn năm 2024, Thái Minh sẽ có ít nhất 2 dự án có ý nghĩa xã hội lớn lao về môi trường và cộng đồng, góp phần cải thiện chất lượng sống, nâng cao sức khoẻ cho người dân Việt Nam. 


Thảo Dược Hy Thiêm: Đặc Điểm, Công Dụng, Cách Ứng Dụng

Hy Thiêm là một trong những loại thảo dược được ứng dụng bào chế nhiều bài thuốc nam khác nhau, cho tác dụng vượt trội, đặc biệt trong các bệnh về xương khớp. Trong bài viết dưới đây sẽ tổng hợp chi tiết các thông tin liên quan đến vị thuốc này và cách ứng dụng hiệu quả. Tổng quan về cây Hy Thiêm Cây Hy Thiêm hay còn được gọi với tên gọi khác là cây Cỏ đĩ, cây chó đẻ hoa vàng, Hy kiểm thảo,... Cây thuốc này có tên gọi khoa học là Siegesbeckia Orientalis, thuộc họ Cúc. Đặc điểm nhận dạngCây thuốc này là cây thân thảo, cao khoảng 30cm đến 1m. Cây có nhiều cành, toàn bộ thân cây đều có lông tuyến. Thân cây rỗng ở giữa, mặt ngoài thân có màu nâu nhạt hoặc sẫm. Lá cây Hy Thiêm dài khoảng 4 - 10cm, rộng 3 - 6cm, cuống ngắn, mọc đối nhau. Ở các mép lá cây có hình răng cưa không đều. Mặt dưới của lá có lông. Hoa Hy thiêm thảo có từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm, có màu vàng, cuống hoa có lông. Quả hình sao, có từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm, các cạnh dài 3mm và rộng khoảng 1mm. Vị thảo dược này phù hợp với vùng đất ẩm, màu mỡ nên thường xuất hiện ở các nương rẫy, đồng rượu, thung lũng. Điển hình, tại Việt Nam có thể dễ dàng tìm thấy cây này ở các vùng đất như Yên Bái, Lào Cai, Hòa Bình, Hà Giang. Cây Hy Thiêm dễ nhận dạng qua hoa, lá, thânCách thu hái và sơ chếThời điểm thích hợp thu hái cây Hy Thiêm là lúc cây sắp ra hoa hoặc mới chớm nở một ít hoa. Cụ thể là từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm. Cây sau thu hái được cắt ngắn và phơi khô trong mát hoặc cũng có thể mang đi sấy khô ở nhiệt độ 50 - 60 độ C. Thảo dược sau khi sấy khô cần được bảo quản kín trong túi nilon vì rất dễ bị ẩm mốc, mục, mọt. Bộ phận chính dùng để làm thuốc ở cây Hy thiêm là toàn bộ phần thân cây (không dùng gốc và rễ). Tác dụng của cây Hy Thiêm Hy Thiêm có tác dụng gì? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm đến thuốc nam đặt ra. Dựa trên từng nghiên cứu và góc nhìn, cây thuốc này có những công dụng phổ biến như sau:  Tác dụng theo Y học cổ truyềnTheo y học cổ truyền, cây Hy Thiêm có vị đắng, tính hàn, hơi có độc. Dược liệu này có khả năng khử phong thấp, lợi gân cốt.Hy Thiêm thường được dùng để chữa tình trạng tê bì chân tay, đau lưng, mỏi gối và bệnh phong thấp. Ngoài ra, cây được ứng dụng điều trị ong đốt, rắn cắn, nhọt độc cho hiệu quả cao.Cây Hy Thiêm có nhiều tác dụng khác nhauTheo y học hiện đạiTheo nhiều nghiên cứu chỉ ra, trong cây Hy Thiêm có chứa các thành phần darutin và các chất đắng daturosid, orientin mang lại tác dụng: Hạ huyết áp, hạ đường huyết, kháng vi khuẩn và ức chế hệ miễn dịch. Chống viêm, chống tăng axit uric máu. Được ứng dụng trong điều trị bệnh gout. Lá cây Hy thiêm có tác dụng chống viêm cấp, chống viêm mạn với các bệnh viêm, đau nhức xương khớp. Tác dụng khácCây Hy Thiêm Thảo được ứng dụng trong hỗ trợ điều trị một số bệnh lý khác như:Điều trị mất tiếng do cảm gió. Chữa cảm cúm, đau nhức đầu, mất ngủ. Trị tăng huyết áp. Cây Hy Thiêm được ứng dụng chữa bệnh như thế nào? Dược liệu Hy Thiêm có thể được ứng dụng chữa bệnh theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc từ dược liệu này: Bài thuốc chữa phong thể thấp, đau nhức xương khớpCách 1: Rửa sạch Hy Thiêm, phơi khô và tưới rượu và mật vào, đồ lên và phơi khoảng 9 lần. Sau đó phơi khô, tán nhỏ, viên với mật thành viên, ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 1 viên. Cách 2: Sử dụng các thảo dược Hy Thiêm (50g), Thổ phục linh (20g), rễ cỏ xước (20g), lá lốt (10g) phơi khô, tán nhỏ và vo thành viên. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần từ 10 - 15g. Ngoài ra, có thể dùng các dược liệu trên ngâm rượu để uống. Bài thuốc chữa viêm đa khớp dạng thấp, đau nhức khớpKết hợp các thảo dược: Hy thiêm, Ngưu tất (mỗi vị 16g), Thổ phục linh, Ké đầu ngựa, Cành dâu, Cà gai leo, Tỳ giải (mỗi vị 12g), lá lốt 10g để sắc thành nước uống. Mỗi ngày sử dụng một thang. Một số cách ứng dụng Hy Thiêm trong điều trị bệnhBài thuốc chữa cảm mạo, đau đầuSử dụng Hy thiêm, Tía tô (mỗi loại 12g), hành lá (8g) sắc cùng 550ml nước cho tới khi còn khoảng ½ nước thì dừng lại. Chia nước thành 2 lần uống trong ngày. Dùng liên tục trong 5 ngày để thấy hiệu quả. Bài thuốc chữa tăng huyết áp Sử dụng Hy thiêm (8g), Ngưu tất, Hoàng cầm, Thảo quyết minh, Trạch tả (mỗi vị 6g), Chi tử và Long đởm thảo (mỗi thứ 4g) sắc với khoảng 700ml nước tới khi còn 300ml thì dừng lại. Chia nước sắc được thành 2 lần uống trong ngày, dùng liên tục trong 10 ngày để thấy hiệu quả. Viên xương khớp Khương Thảo Đan có hoạt chất từ Thảo Dược Hy ThiêmKhương Thảo Đan Gold là sản phẩm được nghiên cứu từ nhiều loại thảo dược quý trong tự nhiên, trong đó có Thảo dược Hy thiêm giúp: Hạ huyết áp, hạn chế viêm sưng ở sụn khớp.Khương Thảo Đan có hợp chất từ thảo dược Hy ThiêmNhững lưu ý khi sử dụng Hy Thiêm Thảo chữa bệnh Để dùng Hy Thiêm chữa bệnh một cách an toàn và cho hiệu quả cao, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau: Tham khảo ý kiến bác sĩ/thầy thuốc trước khi sử dụng. Trong quá trình sử dụng cây thuốc, nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần ngưng dùng ngay và báo cho bác sĩ. Trong Hy Thiêm có chứa một lượng độc tố nhất định, phụ nữ đang mang thai và cho con bú không nên tự ý sử dụng. Người có âm hư mà không bị phong thấp không nên dùng vị thuốc này. Hy thiêm kỵ sắt. Do đó, trong khi đang dùng Hy Thiêm, không nên uống các loại thuốc/thực phẩm chức năng có thành phần sắt và ngược lại. Trên đây là những thông tin về cây Hy Thiêm chúng tôi muốn chia sẻ đến quý vị bạn đọc. Hy vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về cây thuốc này và ứng dụng trong điều trị phù hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất, an toàn nhất. Xem thêm:Xuyên Khung Và Những Lợi Ích Bất Ngờ Của Vị Thuốc NàyThổ Phục Linh: Vị Thảo Dược Quý Với Nhiều Công DụngCủ Địa Liền: Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Ứng Dụng Hiệu QuảSâm Đương Quy: Công Dụng Và Cách Dùng Hiệu Quả NhấtPhát hiện mới trong cây Đủng đỉnh giúp điều trị đau nhức xương khớp vượt trội

Dược Liệu Phòng Phong Có Đặc Điểm, Công Dụng Như Thế Nào?

Phòng Phong là cây thuốc quý, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Vị thuốc này có nhiều tác dụng dược lý, được áp dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh dân gian. Chi tiết về cây Phòng Phong sẽ được cập nhật trong bài viết bên dưới. Thông tin chung về cây Phòng PhongCây Phòng Phong còn được gọi với tên khác là cây hồi thảo, sơn hoa trà, bỉnh phong. Tên khoa học là Ledebouriella seseloides wolff. Cây này thuộc họ hoa tán, danh pháp khoa học là Apiaceae. Cây phòng phong là dược liệu quen thuộc được dùng chữa bệnhDược liệu phòng phong là thực vật sống lâu năm, được chia thành hai loại chính như sau:Trúc diệp phòng phong: Thân thẳng, cao từ 0,3 - 0,5m. Lá kép lông chim, xẻ từ 2 - 3 lần, lá chét có hình dạng như lá tre. Cuống lá dài, mép lá nguyên. Hoa có hình tán, màu trắng, cuống không đều. Quả có màu tái nâu, hình trứng thuôn dài. Thiên phòng phong: Cao khoảng 0,3 - 0,8m. Lá có cuống dài, phần dưới cuống phát triển thành bẹ, ôm lấy thân và mọc cách. Hoa giống với trúc diệp phòng phong, quả kép, dính vào nhau hình chuông.Vị thảo dược này được thu hái vào mùa xuân và mùa thu. Chỉ sử dụng phần rễ để làm thuốc, cắt bỏ hoàn toàn phần trên và rửa sạch, phơi khô, bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo. Phòng phong có tác dụng gì? Cách dùngVề tác dụng cây phòng phong thường được nhìn nhận dưới hai góc độ là y học cổ truyền và y học hiện đại. Vậy phòng phong có tác dụng gì? Chi tiết được cập nhật ngay sau đây. Theo y học cổ truyềnTrong Đông y, dược liệu phòng phong có vị cay, ngọt, không độc và tính ấm. Cây thuốc này được quy vào kinh Đại trường, Phế, Can, túc Thái âm tỳ, Dương minh vị. Theo đó, nó mang lại tác dụng: Hành kinh lạc, khu phong, bổ trung, ích thần. Trừ độc tính của phụ tử, thư cân mạch, chỉ thống, thông lợi ngũ tạng, an thần, định chí. Vị thuốc này được chủ trị dùng trong các trường hợp phong nhiệt, ngoại cảm phong hàn, trị 36 chứng phong, tâm phiền, chảy nước mắt sống, băng trung, lậu hạ, mồ hôi trộm, đau đầu, xương khớp nhức mỏi,...Dược liệu phòng phong cho nhiều tác dụng chữa bệnh đặc biệtTheo y học hiện đạiTheo nhiều nghiên cứu chỉ ra, trong cây phòng phong có chứa các thành phần hóa học như Manitol, tinh dầu, Marmesin, Xanthotoxin, Phenol,... Mang lại các công dụng: Sát khuẩn, điều trị virus cúm. Hạ nhiệt, giảm đau. Giúp thoái nhiệt (hạ thân nhiệt). Cách ứng dụng cây phòng phong chữa một số bệnh tiêu biểuCây phòng phong có thể chữa nhiều bệnh bằng nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc và món ăn có khả năng điều trị bệnh từ vị thuốc này: Bài thuốc chữa đau nhức một bên đầuĐể tiến hành làm bài thuốc này, người bệnh cần chuẩn bị và thực hiện như sau: Chuẩn bị: Bạch chỉ và Phòng phong với hàm lượng như nhau. Cách thực hiện: Đem hai vị thuốc trên tán thành bột mịn, chế với mật làm thành viên hoàn với kích thước bằng quả táo ta. Mỗi lần ngậm 1 viên, có thể dùng chung với nước chè xanh. Có thể bào chế phòng phong bằng cách tán mịnBài thuốc thanh nhiệt tả hạ chữa sơ phong giải biểuKết hợp phòng phong và một số vị thuốc khác mang lại hiệu quả thanh nhiệt tả hạ tốt: Chuẩn bị: Kinh giới, ma hoàng, xuyên khung, bạch thược, hắc chi tử, mang tiêu, phòng phong, liên kiều, bạch hà, đương quy, đại hoàng và bạch truật (mỗi thứ 20g), hoạt thạch 120g, cát cánh, thạch cao và hoàng cầm (mỗi thứ 40g) và cam thảo 80g. Cách thực hiện: Tán các vị thuốc trên thành bột mịn, mỗi lần pha 6 - 8g với nước gừng hoặc sắc uống đều được. Bài thuốc chữa mồ hôi trộm khi ngủNhững người gặp tình trạng ra mồ hôi trộm khi ngủ có thể áp dụng cách này như sau: Chuẩn bị: Xuyên khung (40g), Phòng phong (80g), Đảng sâm (20g). Cách thực hiện: Đem tán thành bột mịn, trộn đều và mỗi lần dùng 10 - 12g pha với nước uống trước khi đi ngủ. Bài thuốc trị ban chẩn, mụn nhọt và thương hànKết hợp phòng phong dược liệu với các vị thuốc khác có khả năng điều trị ban chẩn, mụn nhọt. Phương thuốc này được lưu truyền từ xưa tới nay. Chuẩn bị: Chi tử, phòng phong, cam thảo, liên kiều với số lượng bằng nhau. Cách thực hiện: Đem các vị thuốc tán thành bột, mỗi ngày dùng từ 8 -12 lần, chia thành nhiều lần nhỏ. Viên xương khớp Khương Thảo Đan có hoạt chất từ cao Phòng PhongKhương Thảo Đan Gold là sản phẩm được nghiên cứu từ nhiều loại thảo dược quý trong tự nhiên, trong đó có cao Phòng Phong giúp: Kháng khuẩn, giảm đau và hạn chế nóng trong. Sản phẩm được nhiều người sử dụng và đánh giá cao trong việc hỗ trợ làm trơn khớp, phục hồi sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa đốt sống, thoái hóa khớp, giảm đau nhức xương khớp, đau mỏi vai gáy,...Khương Thảo Đan có hợp chất từ cao phòng phongNhững lưu ý khi sử dụng dược liệu phòng phongĐể việc ứng dụng cây phòng phong vào chữa bệnh cho hiệu quả cao, an toàn người bệnh cần lưu ý một số điều sau: Phòng phong khắc bạch cập, không sử dụng chung. Không nên dùng phòng phong cho những người có nguyên khí hư yếu, hen suyễn, phế hư, có mồ hôi, nhiệt cực sinh phong. Không dùng bài thuốc có chứa phòng phong cho người có huyết hư cấp đầu thống (người bị đau đầu do huyết hư kinh giật). Tuyệt đối không dùng cho trẻ nhỏ bị tiêu chảy do tỳ hư, co giật và phụ nữ sau sinh. Với những thông tin về cây phòng phong nêu trên, hy vọng có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về vị thuốc này cũng như ứng dụng chữa bệnh đúng cách. Tốt nhất, nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi dùng các bài thuốc từ dược liệu này để đảm bảo tính an toàn.Xem thêm:Thảo Dược Hy Thiêm: Đặc Điểm, Công Dụng, Cách Ứng DụngXuyên Khung Và Những Lợi Ích Bất Ngờ Của Vị Thuốc NàyThổ Phục Linh: Vị Thảo Dược Quý Với Nhiều Công DụngCủ Địa Liền: Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Ứng Dụng Hiệu QuảPhát hiện mới trong cây Đủng đỉnh giúp điều trị đau nhức xương khớp vượt trội