Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là tình trạng xương khớp phổ biến, chiếm tỷ lệ cao trong nhóm các bệnh về thoát vị đĩa đệm. Bệnh này gây ra nhiều bất tiện cho người bệnh với những triệu chứng điển hình như đau nhức, tê bì,... Đặc biệt, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng, đe dọa đến chức năng vận động của người bệnh.Bệnh thoát vị đĩa đệm lưng là gì? Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hay gọi tắt bệnh thoát vị đĩa đệm lưng là tình trạng đĩa đệm bị thoát vị ở vị trí xương sống thắt lưng. Nhân nhầy bị tràn ra ngoài có thể gây chèn ép lên các rễ thần kinh, tủy sống hướng ra trước, ra sau hoặc lệch sang hay bên vào thân đốt sống. Bệnh này có tỷ lệ mắc khá cao tại Việt Nam, có khoảng 30% dân số gặp phải tình trạng thoát vị đĩa đệm (Thống kê từ Bộ Y tế). Đáng nói, đối tượng mắc bệnh đang ngày có xu hướng trẻ hóa, thường gặp ở người từ 20 - 50 tuổi. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây đau nhức khó chịuCác vị trí dễ bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là đốt sống L4 - L5 và L5 - S1. Sở dĩ tập trung ở các vị trí này là do 2 đĩa đệm nằm ở vị trí bản lề của cột sống. Thông thường, thoát vị đĩa đệm lưng được chia thành 4 cấp độ như sau: Cấp độ 1: Nhân nhầy bên trong đĩa đệm biến dạng, làm phát sinh tình trạng phình và lồi đĩa đệm. Ở giai đoạn này, lớp bao xơ chưa rách nên các biểu hiện chưa rõ ràng. Cấp độ 2: Nhân nhầy vẫn nằm trong bao xơ nhưng vùng bao bọc bên ngoài có dấu hiệu suy yếu, chèn ép dây thần kinh. Lúc này bắt đầu xuất hiện các cơn đau rõ ràng. Cấp độ 3: Nhân nhầy bắt đầu thoát ra ngoài khi bao xơ bị rách, tình trạng đau nhức diễn ra tần suất dày hơn.Cấp độ 4: Bệnh tiến triển ngày một nặng, cần được can thiệp sớm để tránh biến chứng.Nguyên nhân dẫn đến bệnh thoát vị cột sống thắt lưngBệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là một số nguyên nhân chính được các chuyên gia xương khớp chỉ ra: Lối sống kém lành mạnh: Những đối tượng thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích dễ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hơn vì các chất có hại làm suy yếu sức mạnh của xương khớp, đĩa đệm. Thiếu dinh dưỡng: Không bổ sung đủ các chất dinh dưỡng cho khớp và sụn có thể khiến cho đĩa đệm bị yếu và dẫn đến thoát vị. Người lười vận động: Việc vận động quá ít, không tập thể dục thường xuyên khiến cho các khớp xương và đĩa đệm bị cứng, thoái hóa nhanh chóng. Độ tuổi: Tuổi tác càng cao, quá trình lão hóa xương khớp càng diễn ra mạnh mẽ. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến cho độ bền và khả năng đàn hồi của đĩa đệm bị suy giảm. Do tính chất công việc: những người thường xuyên làm việc nặng, mang vác đồ nặng gây áp lực lên hệ xương khớp, dây thần kinh bị chèn ép. Ngồi không đúng tư thế: Ngồi lệch, ngồi gù, ngồi quá lâu khi học tập, làm việc khiến xương khớp bị cứng, sai lệch hệ thống. Người thừa cân, béo phì: Cân nặng quá khổ so với cơ thể vô hình tạo áp lực lên cột sống, hình thành thoát vị đĩa đệm. Chấn thương: Các chấn thương xương khớp như tai nạn giao thông, tai nạn lao động có thể làm ảnh hưởng đến vùng đĩa đệm, chèn ép dây thần kinh gây đau nhức. Mang vác vật nặng là một trong những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm thắt lưngNhận biết dấu hiệu thoát vị đĩa đệm lưngNếu bạn đang gặp một trong những triệu chứng dưới đây, rất có thể bạn đang bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng: Người bệnh thường xuyên thấy đau ở vùng thắt lưng. Các cơn đau nhức vùng thắt lưng hoặc đau dây thần kinh tọa làm hạn chế khả năng vận động của người bệnh. Cảm giác đau buốt, tê bì, ngứa ran ở gan bàn chân hoặc mu bàn chân. Cơ bị căng hoặc dễ bị chuột rút ở vùng thắt lưng. Mất kiểm soát tại bàng quang và ruột. Suy giảm chức năng tình dục. Đau lan xuống mông và bàn chân do đĩa đệm thoát vị ở các đốt sống thắt lưng dẫn đến chèn ép lên dây thần kinh. Bệnh ở giai đoạn nặng có thể hạn chế khả năng vận động của người bệnh, teo cơ hoặc liệt ở một số bộ phận ừ thắt lưng xuống. Nếu bạn nhận thấy mình đang có một hay một vài những triệu chứng nêu trên, rất có thể là dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Hãy nhanh chân đến các địa chỉ khám chuyên khoa xương khớp để thăm khám, chụp chiếu để phát hiện bệnh và có biện pháp can thiệp kịp thời. Thoát vị đĩa đệm lưng có chữa được không? Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng đến cột sống và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, điều quan trọng cần ghi nhớ là bệnh này chỉ có thể kiểm soát chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn.Vì sao thoát vị đĩa đệm không thể chữa khỏi hoàn toàn?Cấu tạo đĩa đệm: Đĩa đệm có cấu tạo đặc biệt, bao gồm phần nhân nhầy bên trong và lớp vỏ xơ bên ngoài. Khi lớp vỏ bị rách, nhân nhầy sẽ thoát ra ngoài, gây chèn ép dây thần kinh và dẫn đến các triệu chứng.Khả năng phục hồi: Khả năng phục hồi của đĩa đệm rất hạn chế, đặc biệt ở người lớn tuổi. Do đó, việc điều trị chủ yếu tập trung vào giảm đau, giảm chèn ép dây thần kinh và cải thiện chức năng vận động.Các biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưngThoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một căn bệnh phổ biến, gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm, bao gồm:1. Rối loạn bài tiết:Bí tiểu: Do chèn ép vào rễ thần kinh chi phối chức năng bàng quang, khiến người bệnh khó đi tiểu, bí tiểu, thậm chí tiểu không tự chủ.Mất kiểm soát đại tiện: Khó khăn trong việc đại tiện, táo bón, hoặc tiêu chảy không kiểm soát.2. Tổn thương hệ thần kinh:Đau nhức, tê bì: Cảm giác đau nhức, tê bì, kiến bò lan dọc theo đường đi của dây thần kinh bị chèn ép, thường gặp ở chi dưới.Yếu cơ: Yếu lực cơ bắp, teo cơ, ảnh hưởng đến khả năng vận động của chi dưới.Liệt chi: Biến chứng nặng nề nhất, có thể dẫn đến liệt hoàn toàn chi dưới.3. Rối loạn chức năng tiêu hóa:Rối loạn tiêu hóa: Chán ăn, đầy bụng, khó tiêu, táo bón.Giảm nhu động ruột: Do ảnh hưởng của dây thần kinh chi phối hệ tiêu hóa.4. Hội chứng chùm đuôi ngựa:Biến chứng nguy hiểm nhất: Gây rối loạn chức năng đại tiểu tiện, liệt chi dưới, rối loạn cảm giác vùng hậu môn sinh dục.Cần phẫu thuật cấp cứu: Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tàn phế.5. Viêm màng nhện tủy sống:Gây đau nhức dữ dội: Đau lan dọc theo cột sống, tăng khi ho, hắt hơi.Kèm theo sốt: Sốt nhẹ, có thể kèm theo cứng cổ, buồn nôn, nôn.6. Hội chứng đau khập khễnh cách hồi:Đau nhức, tê bì: Xuất hiện khi đi bộ một đoạn đường ngắn, buộc người bệnh phải dừng lại nghỉ ngơi.Cảm giác nặng nề: Cảm giác nặng nề, mỏi mệt ở chi dưới.7. Teo cơ chi:Do tình trạng thiếu máu: Do chèn ép dây thần kinh chi phối cơ bắp.Gây yếu cơ, teo cơ: Ảnh hưởng đến khả năng vận động và sinh hoạt của người bệnh.Cách phòng ngừa biến chứng:Phát hiện sớm và điều trị kịp thời: Khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là người có nguy cơ cao mắc bệnh.Tập luyện thể dục thể thao: Tăng cường sức khỏe cơ bắp, giảm áp lực lên cột sống.Giữ cân nặng hợp lý: Tránh thừa cân béo phì, làm tăng áp lực lên cột sống.Tránh mang vác vật nặng: Sử dụng các kỹ thuật nâng vật nặng đúng cách.Có chế độ sinh hoạt hợp lý: Tránh ngồi lâu một chỗ, thay đổi tư thế thường xuyên.Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưngDưới đây là một số cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng phổ biến, bạn đọc và người bệnh có thể tham khảo: Áp dụng mẹo dân gian điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưngCác mẹo dân gian thực hiện tại nhà tương đối đơn giản, sử dụng những nguyên liệu dễ tìm, chi phí rẻ nên được nhiều người bệnh yêu thích lựa chọn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên áp dụng trong trường hợp thoát vị nhẹ, các triệu chứng chưa quá rõ ràng. Sử dụng ngải cứu và giấm gạo: Dùng 300g ngải cứu tươi giã nát, trộn với 200ml giấm gạo và đem đun nóng. Sử dụng hỗn hợp này bọc trong khăn mỏng để xoa dọc vị trí cột sống bị đau nhức/ Dùng lá lốt và đinh lăng: Phơi khô lá lốt 2 nắng, dùng đinh lăng và trinh nữ phơi khô để sắc với 1,5 lít nước, uống hàng ngày. Kiên trì dùng trong 7 ngày liên tiếp để thấy hiệu quả. Bài thuốc với cây xương rồng: Dùng lá xương rồng ngâm với nước muối pha loãng, nướng nóng đều 2 mặt và áp trực tiếp lên vị trí cột sống đang bị thoát vị. Kiên trì dùng trong 15 ngày để thấy kết quả như ý. Cây đinh lăng chữa thoát vị đĩa đệm lưngÁp dụng các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm lưngTạo thói quen tập các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm có tác dụng ngăn chặn tình trạng thoát vị tiến triển nặng hơn. Một số bài tập dễ làm, cho hiệu quả cao là: Bài tập 1: Để chân và mông lên cùng một mặt phẳng, từ từ nâng phần thân trên và uốn cong lưng. Lúc này, cẳng tay và mặt sàn vuông góc với nhau, mắt nhìn thẳng về phía trước. Giữ tư thế trong 1 phút để các cơ lưng dưới được thư giãn hoàn toàn. Bài tập 2: Ngồi gập gối trên gót chân, từ từ gập người tới trước đến khi ngực áp lên đùi, hai cánh tay duỗi thẳng lên trên đầu, giữ nguyên trong vòng 30 giây. Thực hiện lặp lại 2 - 3 lần. Bài tập 3: Chống hai bàn tay và hai đầu gối xuống sàn, hít sâu và duỗi thẳng cánh tay để đẩy người lên. Lúc này, đồng thời duỗi thẳng hai đầu gối, lòng bàn chân áp chặt xuống sàn. Thả lỏng vai và đầu, mắt hướng về bụng, giữ thẳng lưng và hít thở đều. Giữ tư thế trong 30 giây, chùn gối và tay để trở về tư thế chuẩn bị. Thực hiện lặp lại động tác 2 - 3 lần. Chữa thoát vị đĩa đệm thắt lưng bằng Tây ySau khi thăm khám và chẩn đoán, các bác sĩ tây y có thể sẽ định hướng người bệnh áp dụng một số phương pháp điều trị sau: Điều trị nội khoaSử dụng thuốc chuyên biệt để giảm nhanh các triệu chứng của bệnh: Nhóm thuốc giảm đau: Paracetamol, Aspirin và các NSAID…Nhóm thuốc giãn cơ: Soma, Fexmid, Norflex, Sirdalud, Robaxin…Thuốc tiêm Corticoid: Dexamethasone, Prednisone, Methylprednisolone…Thuốc kháng viêm không Steroid: Naproxen, Diclofenac, Ibuprofen…Thuốc tây cho tác dụng giảm đau nhanh chóng nhưng ngắn hạnCác loại thuốc nêu trên thường cho hiệu quả chữa bệnh nhanh chóng, minh chứng là các triệu chứng đau nhức được đẩy lùi. Tuy nhiên, nó chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn và không được lạm dụng bởi có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Người bệnh cần được các bác sĩ kê đơn và sử dụng đúng liều lượng. Điều trị ngoại khoaNếu khi đã áp dụng điều trị nội khoa nhưng tình trạng bệnh không có tiến triển, thậm chí là các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn, các bác sĩ có thể chỉ định điều trị ngoại khoa. Các phương pháp phổ biến như phẫu thuật để loại bỏ khối thoát vị, thay thế đĩa đệm bị tổn thương bằng đĩa đệm nhân tạo. Theo đánh giá, điều trị ngoại khoa thường nguy hiểm vì tiềm ẩn nhiều rủi ro như nhiễm trùng, xuất huyết, thời gian phục hồi lâu và tốn kém chi phí. Chính vì vậy, người bệnh cần có sự cân nhắc trước khi quyết định điều trị. Các bài thuốc đông y điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm lưngĐông y chữa bệnh thoát vị được nhiều người yêu thích bởi tính an toàn, lành tính và cho hiệu quả lâu dài. Người bệnh có thể kết hợp vật lý trị liệu với những bài thuốc có nguồn gốc thảo dược tự nhiên. Vật lý trị liệu: Xoa bóp, bấm huyệt, dùng radio cao tần, laser,... nhằm đả thông kinh mạch, nâng cao chính khí, tiêu viêm. Vật lý trị liệu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cho hiệu quả caoBài thuốc Đông y: các bài thuốc đông y thường được nghiên cứu bài bản, bào chế từ nhiều vị thảo dược khác nhau theo công thức riêng, tác động vào sâu căn nguyên gây nên tình trạng thoát vị đĩa đệm. Qua đó, vừa đẩy lùi bệnh toàn diện, vừa bồi bổ sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại. Phương pháp phòng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưngTheo các chuyên gia xương khớp, bạn có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng bằng những cách sau: Ngồi làm việc đúng tư thế: Tránh tình trạng ngồi cong, vẹo khi làm việc. Bạn nên ngồi thẳng lưng, chân để góc 90 độ, điều chỉnh khoảng cách mắt tới màn hình máy tính sao cho phù hợp. Chăm chỉ tập thể dục thể thao: Các bài tập giúp tăng sức khỏe của cơ, xương khớp vận động một cách trơn tru hơn. Nghỉ ngơi hợp lý: Mọi người nên dành thời gian để nghỉ ngơi khi làm việc, đi ngủ trước 11h đêm và nằm nghỉ khi người thấy mỏi, nhức vùng thắt lưng. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng: Ăn nhiều các thực phẩm có lợi như sữa, thực phẩm giàu canxi, vitamin và khoáng chất, omega-3. Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý dai dẳng, cần sự kiên trì và hợp tác của người bệnh trong quá trình điều trị. Bằng cách tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và có lối sống khoa học, người bệnh có thể kiểm soát tốt bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống.Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Hy vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về bệnh này, dễ dàng nhận biết bệnh và có biện pháp can thiệp kịp thời để ngăn ngừa biến chứng. Xem thêm:Thoát vị đĩa đệm: Tổng hợp thông tin chính xác về bệnhThoái Hóa Khớp Cổ Chân: Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Hướng Điều TrịGai Cột Sống Cổ Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều TrịThoái hóa khớp vai có triệu chứng gì? Cách điều trị hiệu quảGai cột sống bẩm sinh | Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh bệnh
Luyện tập những bài tập thoái hóa đốt sống cổ tại nhà là phương pháp đơn giản, an toàn và hiệu quả để cải thiện, phòng ngừa các triệu chứng bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Dưới đây là 7 bài tập mà bạn có thể áp dụng hàng ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.Tăng cường độ dẻo dai của cơ cổ nhờ các bài tập giảm thoái hóa đốt sống cổ và lưng tại nhàBài tập thoái hóa đốt sống cổChỉ với 10 phút mỗi ngày, các bài tập thoái hóa đốt sống cổ dưới đây sẽ giúp giảm các cơn đau, mỏi cổ, tăng cường cấu trúc xương cổ, đồng thời giảm khả năng mắc các vấn đề về đĩa đệm trong tương lai.Dưới đây là 7 bài tập bạn có thể tham khảo:Bài tập 1: Duỗi cổDuỗi cổ là bài tập cơ bản giúp tăng cường sức mạnh và độ dẻo dai của các cơ cổ. Từ đó góp phần giảm đau và cải thiện khả năng vận động vùng cột sống cổ.Cách thực hiện:Bước 1: Ngồi thẳng lưng, hướng mắt nhìn thẳng về phía trước.Bước 2: Từ từ ngửa đầu ra sau, giữ nguyên tư thế trong 10 giây.Bước 3: Từ từ gập đầu xuống, chạm cằm vào ngực, giữ nguyên tư thế trong 10 giây.Bước 4: Lặp lại động tác 10 lần, mỗi ngày tập 1 - 2 lần.Tập duỗi cổ 2 lần/ngày giúp giảm đau, cải thiện cột sống cổBài tập 2: Nghiêng đầu sang 2 bênNghiêng đầu sang 2 bên là một trong những bài tập thoái hóa đốt sống cổ đơn giản, dễ thực hiện nhất. Bài tập sẽ tập trung giúp kéo giãn cơ ở 2 bên cổ, từ đó giảm cảm giác căng cơ, mỏi cơ tức thì.Cách thực hiện:Bước 1: Ngồi thẳng lưng, mắt nhìn thẳng về phía trước.Bước 2: Từ từ nghiêng đầu sang bên phải, giữ nguyên tư thế trong 10 giây.Bước 3: Trở về tư thế ban đầu.Bước 4: Lặp lại động tác sang bên trái.Bước 5: Lặp lại động tác 10 lần cho mỗi bên.Bài tập 3: Xoay cổNgay khi cảm thấy mỏi cổ do nhìn máy tính, đứng hoặc ngồi quá lâu, bạn đều có thể xoay cổ. Bởi đây là một trong những bài tập này giúp tăng cường sức mạnh, độ dẻo dai của các cơ ở vùng cổ được nhiều chuyên gia khuyến nghị.Cách thực hiện:Bước 1: Ngồi thư giãn, lưng thẳng, mắt nhìn về phía trước.Bước 2: Cúi thấp cổ (cố gắng đến khi cổ chạm cằm), vẫn giữ lưng thẳng.Bước 3: Nghiêng cổ sang trái, gập vào bả vai trái rồi giữ 5 giây.Bước 4: Nghiêng cổ sang phải, gập vào bả vai phải rồi giữ 5 giây.Bước 5: Ngửa cổ ra sau, mắt hướng lên trần nhà.Bước 6: Lặp lại 3 - 4 lần thao tác trên và dừng lại khi cảm thấy căng cơ cổ.Xoay cổ mức độ nhẹ giúp tăng cường độ dẻo dai của các cơ vùng cổBài tập 4: Gập cổTương tự những bài tập thoái hóa đốt sống cổ phía trên, gập cổ cũng là bài tập giúp thư giãn, tăng sức mạnh nhóm cơ vùng cổ.Cách thực hiện:Bước 1: Đứng 2 chân rộng bằng vai.Bước 2: Đan 2 bàn tan vào nhau, lòng bàn tay hướng lên trên rồi ép chặt trước bụng, cổ gập về phía trước.Bước 3: Từ từ chạm cằm vào ngực.Bước 4: Lật lòng bàn tay úp xuống dưới.Bước 5: 2 tay duỗi thẳng, đồng thời ngửa đầu ra sau khoảng 5 giây, lặp lại mỗi ngày từ 3 - 5 lần.Bài tập 5: Lực cân bằngLực cân bằng là bài tập được nhiều người áp dụng trong các video bài tập thoái hóa đốt sống cổ. Bài tập này không chỉ giúp tăng cường sức mạnh, độ dẻo dai của các cơ cổ, mà còn có khả năng hỗ trợ cải thiện tư thế cột sống cổ hiệu quả.Cách thực hiện:Bước 1: Ngồi thẳng lưng, đặt 2 tay phía trước trán.Bước 2: Từ từ đẩy đầu về phía trước, 2 tay vẫn nắm chặt và đẩy về phía sau.Bước 3: Giữ nguyên tư thế trong 10 giây, sau đó từ từ hạ tay về tư thế ban đầu.Bước 4: Lặp lại động tác 5 lần đến khi cổ thấy mỏi thì dừng lại.Lực cân bằng - Bài tập giúp giảm thoái hóa đốt sống cổBài tập 6: Tăng cường vùng cổ - vaiCổ vai bị gồ lên là tình trạng phổ biến ở dân văn phòng và những người thường xuyên sử dụng máy tính, di động sai tư thế. Tình trạng này có thể gây đau cổ, đau vai, nhức mỏi cánh tay, thậm chí là thoái hóa đốt sống cổ. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên tập tăng cường vùng cổ - vai với các bước dưới đây.Cách thực hiện:Bước 1: Nằm sấp, đưa hai tay vươn về phía trước, ngón tay hướng lên cao, giữ trong 5 giây, sau đó lặp lại 10 lần.Bước 2: Giữ nguyên tư thế nằm sấp, mở rộng hai vai, hướng cánh tay hai bên tạo thành hình chữ V. Bước 3: Nâng vai và tay lên, ngón tay hướng lên trên, giữ trong 5 giây và lặp lại 10 lần.Bước 4: Giữ nguyên tư thế nằm sấp, để hai tay thẳng qua hai bên, đồng thời nâng cánh tay lên sao cho ngón tay hướng lên, giữ trong 10 giây và lặp lại 10 lần.Bước 5: Để tay xuôi dọc theo cơ thể, nâng vùng tay và ngực lên, giữ trong 5 giây và lặp lại 10 lần.Bài tập 7: Thả lỏng cơ cổVới thả lỏng cơ cổ, bạn có thể thực hiện nhiều lần trong ngày hoặc mỗi khi cảm thấy mỏi cổ. Bài tập này sẽ giúp giảm đau, mỏi, cứng cổ, đồng thời cải thiện lưu thông máu đáng kể.Cách thực hiện:Bước 1: Ngồi/nằm thoải mái.Bước 2: Dùng ngón trỏ và 3 ngón còn lại miết nhẹ từ chân tóc đến khu vực cổ, hai vai gáy và ngược lại.Bước 3: Thực hiện động tác liên tục trong khoảng 2-3 phút với lực tay vừa phải.Cải thiện tình trạng gồ vai, mỏi cổ với bài tập thả lỏng cơ cổLưu ý khi tập các bài tập thoái hóa đốt sống cổ và lưngKhi tập các bài tập thoái hóa đốt sống cổ và lưng, bạn cần chú ý một số điểm sau:Khởi động kỹ trước khi tậpNên kiên trì tập luyện khoảng 15 phút mỗi ngàyKhông thực hiện các động tác một cách đột ngộtChú ý hít thở đều đặn khi tập luyệnKhông tập luyện quá sứcDừng tập nếu thấy đau vùng cổThời điểm tập luyện tốt nhất là buổi sáng sau khi thức dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.Tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc bác sĩ chuyên khoa trước khi tập luyện, nhất là khi bạn có các bệnh lý nền như tim mạch, huyết áp cao,...Nên cân nhắc tập các bài tập cải thiện đốt sống cổ nếu bạn có bệnh lý nềnMẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ tại nhàBên cạnh chế độ luyện tập đều đặn, người bệnh thoái hóa cổ nên ưu tiên điều trị dứt điểm thoái hóa đốt sống cổ bằng phương pháp y khoa phù hợp và chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Cụ thể:Nên ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày.Nên ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và các loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D.Thường xuyên massage thư giãn các cơ cổ, giảm đau và cải thiện lưu thông máu.Khi ngồi, nên giữ lưng thẳng, đầu và cổ ở tư thế thoải mái.Khi nằm, nên nằm ngửa, kê thêm gối dưới đầu và cổ để hỗ trợ cột sống.Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu trong một tư thế.Sử dụng kết hợp một số loại thuốc có chứa Caryotin - “hoạt chất vàng” giúp thúc đẩy tế bào sản sinh sụn khớp như Khương Thảo Đan Gold để cải thiện khớp cổ. Bổ sung kết hợp Khương Thảo Đan Gold giúp cải thiện các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổCó thể sử dụng thuốc để giảm đau, viêm và cải thiện các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ. Tuy nhiên, không nên tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc kê đơn.…Với những chia sẻ về những bài tập thoái hóa đốt sống cổ và lưng, hy vọng sẽ giúp bạn tập luyện tốt hơn và giảm thiểu được cơn đau do bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây ra. Nếu sau khoảng 6 tháng, tình trạng bệnh vẫn không thuyên giảm thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ và tìm ra biện pháp khắc phục phù hợp.Xem thêm:Thoái hóa khớp gối nên ăn gì? Top 5 thực phẩm cần bổ sung10 cách trị gai cột sống lưng tại nhà cực đơn giản, ít ai biết!Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Thắt Lưng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Khắc PhụcThoái hoá đốt sống lưng là gì? Triệu chứng thoái hóa cột sống lưngThoát Vị Đĩa Đệm Cổ Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Hiệu Quả
Thoái hóa khớp gối là nỗi ám ảnh của nhiều người, không chỉ gây đau nhức xương khớp, tình trạng này còn khiến người bệnh di chuyển, vận động khó khăn. Vậy, người bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì, kiêng ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh? Hãy theo dõi bài viết sau đây để có câu trả lời chi tiết!Khám phá chế độ ăn dành cho người bị thoái hóa khớp gốiThoái hóa khớp gối nên ăn gì?Theo TS.BS. Nguyễn Thị Hiền - Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị thoái hóa khớp gối. Người bệnh nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng, đầy đủ dưỡng chất. Nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, mỗi bữa ăn cách nhau khoảng 3 - 4 tiếng. Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế ăn đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhiều đường, đồ uống có cồn."Cụ thể, trong quá trình ăn uống, người bệnh thoái hóa khớp gối cần chú ý bổ sung các thực phẩm sau:Thực phẩm giàu Omega-3Omega-3 là loại axit béo không bão hòa, có tác dụng kháng viêm, giảm đau và bảo vệ sụn khớp. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Mỹ vào năm 2017 cho thấy, những người bổ sung 1.000mg Omega-3 mỗi ngày trong 12 tuần giảm đáng kể các triệu chứng đau và cứng khớp gối.Do đó, người bị thoái hóa khớp gối nên ăn thực phẩm giàu omega 3 như: cá hồi nướng, cá thu sốt cà chua, salad rau lá xanh với hạt óc chó,...Chế độ ăn giàu omega 3 đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng thoái hóa khớp gốiTrái câyTrái cây cũng là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ dồi dào mà người bệnh thoái hóa khớp gối nên ăn. Bởi, không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho xương khớp, thành phần trong trái cây còn giúp tăng cường sức mạnh của xương và sụn khớp, giảm viêm và đau nhức khớp.Các loại trái cây có lợi cho người thoái hóa khớp gối bao gồm: cam, quýt, bưởi, dâu tây, việt quất,...Rau xanhNếu chưa biết bệnh thoái hóa khớp gối nên ăn gì, hãy lựa chọn rau xanh! Rau xanh là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết cho sức khỏe khớp gối. Hơn nữa, chất chống oxy hóa trong một số loại rau còn có khả năng bảo vệ khớp gối khỏi các tác hại của gốc tự do, làm chậm quá trình thoái hóa tự nhiên của khớp.Mặt khác, rau xanh có hàm lượng calo thấp, giúp giảm cân - một trong những yếu tố nguy cơ gây thoái hóa khớp gối. Do đó, rau xanh rất có lợi cho người bệnh thoái hóa khớp gối nói chung và người thừa cân, béo phì nói riêng.Một số loại rau xanh tốt cho người bị thoái hóa khớp gối bao gồm: rau bina, bông cải xanh, súp lơ xanh, cải xoăn, bí,... Để tăng cảm giác ngon miệng, rau xanh có thể được chế biến thành nhiều món ăn đa dạng, như salad, luộc, xào, nấu canh,...Người bệnh thoái hóa khớp gối nên ăn mỗi ngày ít nhất 500g rau xanhProtein nạcProtein là một chất dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể, giúp xây dựng và sửa chữa các mô trong cơ thể, bao gồm cả khớp. Protein nạc là nguồn cung cấp protein dồi dào mà không chứa nhiều chất béo bão hòa hoặc cholesterol. Do đó, người bệnh thoái hóa khớp gối nên ăn protein nạc để giúp tăng cường sức khỏe khớp và ngăn ngừa thoái hóa khớp tiến triển.Một số nguồn protein nạc mà người bệnh thoái hóa khớp gối nên ăn đó là thịt gà, thịt bò, thịt lợn nạc, trứng, đậu đen, đậu nành,...Thực phẩm giàu vitaminVitamin C, D, E hay K đều có tác dụng bảo vệ sụn khớp, giảm đau, chống oxy hóa. ể nâng cao hiệu quả, người bệnh thoái hóa khớp gối nên ưu tiên bổ sung đầy đủ các loại vitamin này thông qua chế độ ăn uống ăn uống đa dạng. Các thực phẩm giàu vitamin bao gồm: cam, quýt, bưởi, chanh, rau bina, bông cải xanh, súp lơ xanh, hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt bí ngô,...Bên cạnh đó, người bệnh thoái hóa khớp gối thường được khuyến nghị tiêu thụ Beta caroten. Được biết, beta caroten là một loại tiền chất của vitamin A, có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa và ngăn ngừa thoái hóa khớp tiến triển. Do đó, người bệnh thoái hóa khớp gối nên bổ sung beta caroten thông qua các loại thực phẩm giàu beta caroten như cà rốt, bí đỏ, khoai lang,...Ăn nhiều các loại thực phẩm giàu vitamin giúp cải thiện tình trạng thoái hóa khớp gốiNgười bị thoái hóa khớp gối kiêng ăn gì?Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm tốt cho khớp, người bệnh thoái hóa khớp gối cũng cần thận trọng với một số loại thực phẩm có thể gây hại cho khớp, chẳng hạn như:Thực phẩm đóng hộpNgười bệnh thoái hóa khớp gối không nên ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh,... vì các loại thực phẩm này thường có nhiều muối, đường và chất béo bão hòa; làm tăng nguy cơ viêm khớp, khiến khớp bị sưng đau và cứng.Đồ ăn nhanhBệnh nhân thoái hóa khớp gối nên kiêng ăn đồ chiên rán, đồ ăn nhiều dầu mỡ. Bởi, các loại thực phẩm này thường chứa rất nhiều calo rỗng và chất béo bão hòa. Đây đều là những yếu tố khiến bạn bị tăng cân, béo phì và làm khớp bị thoái hóa nhanh hơn.Đồ ăn nhiều đườngĐường hay glucose là nguồn năng lượng chính của cơ thể, nhưng khi được tiêu thụ quá nhiều, chúng có thể tích tụ trong máu, dẫn đến tình trạng kháng insulin. Điều này làm tăng nguy cơ viêm khớp, khiến khớp bị sưng đau và cứng khớpĂn đồ nhiều đường khiến tình trạng cứng khớp trở nên nghiêm trọng hơnĐồ uống có cồnCồn là một chất gây viêm, có thể gia tăng nguy cơ viêm khớp. Mặt khác, cồn cũng có thể làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, khiến xương bị yếu đi, dễ bị tổn thương.Thực phẩm giàu chất béo bão hòaChất béo bão hòa là một loại chất béo không lành mạnh, có thể làm tăng mức cholesterol LDL (cholesterol xấu), khiến tim và mạch máu bị tổn thương; từ đó gây ảnh hưởng xấu đến hệ xương khớp.Thực phẩm nhiều muốiKhi được dung nạp, muối có thể làm tăng lượng chất lỏng trong cơ thể. Điều này có thể khiến khớp bị sưng và đau ở mức độ trầm trọng hơn. Do đó, hãy tránh xa các thực phẩm chứa nhiều muối nếu không muốn bệnh thoái hóa khớp gối thêm tồi tệ!Lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người thoái hóa khớp gốiSau khi đã tìm hiểu “bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì” hay “người bị thoái hóa khớp gối kiêng ăn gì”, người bệnh vẫn cần lưu ý một số điều sau đây nhằm tăng cường sức khỏe xương khớp và ngăn ngừa thoái hóa khớp tiến triển.Nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (từ 5 - 6 bữa), mỗi bữa cách nhau khoảng 2 - 3 tiếng.Chú ý ăn chậm, nhai kỹ để giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn.Uống đủ nước (2 - 3 lít/ngày).Ngoài chế độ dinh dưỡng, người bệnh cũng cần kết hợp với các biện pháp khác như tập luyện thể dục thường xuyên, nghỉ ngơi hợp lý và bổ sung các thực phẩm có tác dụng tốt cho khớp, như Khương Thảo Đan Gold. Đây là sản phẩm giúp tăng cường khả năng vận động, hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả nhờ thành phần chính là KGA1, Collagen type 2,... Sử dụng kết hợp Khương Thảo Đan Gold cùng chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp cải thiện khớp gốiTuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào cho khớp gối, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn cụ thể. Hoặc, liên hệ 1800 1156 để được hỗ trợ chi tiết về sản phẩm Khương Thảo Đan Gold.Tóm lại, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng thoái hóa khớp gối. Người bệnh cần chú ý bổ sung các thực phẩm tốt cho khớp, hạn chế các thực phẩm có hại cho khớp, xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng.Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì hay kiêng ăn gì để mau khỏi bệnh. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!Xem thêm:10 cách trị gai cột sống lưng tại nhà cực đơn giản, ít ai biết!Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Thắt Lưng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Khắc PhụcThoái hoá đốt sống lưng là gì? Triệu chứng thoái hóa cột sống lưngThoát Vị Đĩa Đệm Cổ Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Hiệu QuảThoát vị đĩa đệm cột sống cổ: "Tất tần tật" những điều cần biết
Cách trị gai cột sống lưng tại nhà là chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều người, nhất là những bệnh nhân thường xuyên phải đối mặt với cảm giác đau đớn, khó chịu do các gai xương chèn ép và kích thích thần kinh. Để giúp bạn giảm bớt tình trạng trên, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu 10 cách trị gai cột sống lưng đơn giản, hiệu quả tại nhà mà ai cũng có thể thực hiện được.Tổng hợp các cách cải thiện bệnh gai cột sống lưng tại nhà an toàn, hiệu quảMách bạn 10 cách trị gai cột sống lưng tại nhà Có rất nhiều cách trị gai cột sống lưng tại nhà, tùy từng trường hợp mà bạn có thể dùng thuốc, bổ sung dưỡng chất, chườm nóng, massage, vật lý trị liệu,... Cụ thể:Thư giãn cột sốngTrong suốt quá trình làm việc, dù là tư thế đứng hay ngồi, cột sống vẫn luôn phải chịu một áp lực từ trọng lượng phía trên cơ thể. Vì thế, nếu có thể, bạn nên sắp xếp cho cột sống lưng được nghỉ ngơi bằng cách nằm ngửa từ 15 - 30 phút. Đây chính là tư thế tốt nhất giúp cột sống lưng được thư giãn và lấy lại sức mạnh sau khoảng thời gian dài hoạt động.Đối với những người có thói quen ngủ nghiêng, bạn cần đặt một chiếc gối ở giữa 2 đầu gối nhằm giữ cho hông được cân bằng. Bên cạnh đó, để đảm bảo luôn có khoảng thời gian nghỉ ngơi tuyệt vời, người bệnh cần thử nghiệm với nhiều loại gối khác nhau để xem loại nào thoải mái nhất.Nghỉ ngơi 15 - 30 phút rất tốt cho cột sống sau ngày dài làm việcBổ sung dưỡng chất cho khớpGần đây, các nhà khoa học đã khám phá ra nguyên nhân gốc rễ của bệnh gai cột sống chính là sự rối loạn hệ miễn dịch. Theo đó, khi hệ miễn dịch bị rối loạn, cơ thể không còn khả năng nhận biết và phân biệt các kháng nguyên nội bộ với các tác nhân gây hại bên ngoài. Kết quả là, cơ thể sẽ tự sản sinh ra các kháng thể tự miễn để tấn công chính các cơ quan trong cơ thể, bao gồm sụn khớp ở cột sống lưng.Do đó, cách trị gai cột sống lưng tại nhà hiệu quả nhất chính là tác động lên hệ miễn dịch, hỗ trợ làm chấm thoái hóa khớp và duy trì sự ổn định cấu trúc cột sống. Nhờ đó, người bệnh có thể kiểm soát được tốc độ phát triển của các gai xương này. Thấu hiểu vấn đề đó, Công ty cổ phần công nghệ cao Thái Minh đã nghiên cứu và sản xuất Khương Thảo Đan Gold, với bộ tinh chất CARYOTIN, KGA1 và Collagen Type II, giúp bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết để bảo vệ và chăm sóc xương khớp toàn diện.Chườm nóng, chườm lạnhGai cột sống lưng là tình trạng thoái hóa nên gây đau và cứng khớp, thậm chí có thể trở thành mãn tính đối với một số người. Trong trường hợp nhẹ, khi cơn đau bùng phát, chườm đá có thể làm tê liệt cơn đau tạm thời. Sau đó, nếu sử dụng thêm miếng đệm sưởi ấm hoặc gạc nóng thường xuyên, bạn sẽ cảm nhận rõ rệt sự thay đổi tích cực ở cơ và khớp, cải thiện lưu thông máu, đồng thời thúc đẩy quá trình lành bệnh.Vì vậy, liệu pháp chườm nóng, chườm lạnh có thể được coi là cách điều trị gai cột sống lưng tại nhà an toàn, tiết kiệm và hiệu quả nhất. Kết hợp liệu pháp chườm lạnh và chườm nóng để là cách điều trị gai cột sống hiệu quảChú ý: Khi chườm lạnh, hãy đặt túi đá hoặc miếng gạc lạnh lên cổ hoặc lưng trong 15-20 phút, mỗi lần cách nhau vài giờ. Khi chườm nóng, hãy sử dụng nhiệt độ thấp (chườm ấm) và chườm trong 10-15 phút, cách nhau hai giờ. Ngoài ra, đừng quên sử dụng khăn bọc giữa các túi nước đá hoặc miếng sưởi ấm để làm hàng rào bảo vệ làn da, giảm thiểu nguy cơ bị bỏng. Điều chỉnh tư thế làm việc nhằm giảm đau gai cột sống lưngCác triệu chứng của bệnh gai cột sống lưng có thể được hình thành trong quá trình người bệnh duy trì tư thế ngồi, ngủ và làm việc sai tư thế trong thời gian dài. Ban đầu, các triệu chứng chỉ dừng ở mức mỏi vai gáy hoặc vùng lưng, lâu dần, chúng có thể xuất hiện với tần suất dày đặc và mức độ trầm trọng hơn.Chính vì vậy, người bệnh nên chủ nắn chỉnh tư thế làm việc đúng, luôn giữ cột sống thẳng khi ngồi ngồi học tập hoặc làm việc. Hoặc, sử dụng các công cụ hỗ trợ như bàn và ghế tương ứng với chiều cao, dây đai chống gù lưng,...Không bưng bê vật nặng, sai tư thếXoa bóp, massage cột sốngMassage cột sống góp phần cải thiện lưu lượng máu, nới lỏng các cơ và mô liên kết. Không chỉ vậy, động tác này còn giúp tăng cảm giác thư giãn cho cột sống lưng.Mặc dù chỉ dùng những tác động nhẹ nhàng, nhưng một số bằng chứng cho thấy, massage ở mức độ vừa phải mang lại rất nhiều lợi ích, và là một trong những cách chữa gai cột sống tại nhà hiệu quả, đáng áp dụng.Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợpChế độ ăn uống lành mạnh có tác dụng cải thiện cơ thể một cách đáng kể, ví dụ như: cải thiện sức khỏe tinh thần, kiểm soát cân nặng, tăng cường sức khỏe xương khớp và góp phần giảm đau lưng hiệu quả.Như vậy, bạn nên cố gắng bổ sung càng nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt như ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, trái cây, rau tươi. Đồng thời, đừng quên giảm các thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhiều chất béo bão hòa và các loại đồ ăn chứa nhiều muối và đường.Vật lý trị liệuVật lý trị liệu là một phương pháp điều trị không xâm lấn có thể giúp giảm đau và cải thiện chức năng ở những người bị gai cột sống lưng. Tuy nhiên, vật lý trị liệu đòi hỏi kỹ năng và chuyên môn cao, vì vậy thường được thực hiện bởi chuyên gia vật lý trị liệu được cấp phép. Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ làm việc với bạn để phát triển một kế hoạch điều trị phù hợp với nhu cầu của bạn.Vật lý trị liệu giúp phục hồi tính linh hoạt và sức mạnh cho cột sống, cải thiện tư thế và giảm chèn ép rễ thần kinhMang giày dép thoải máiDù nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng mang giày dép thoải mái chính là một trong những cách trị gai cột sống thắt lưng có hiệu quả đáng kinh ngạc. Bởi, nếu đi giày cứng, không vừa chân, bạn có thể bị kích thích, đau chân khi di chuyển liên tục. Ngược lại, giày vừa vặn, có đệm, có phần vòm hỗ trợ và phần hấp thụ sốc sẽ giúp giảm áp lực lên cột sống, từ đó giúp giảm đau.Một số kiểu giày mà bạn có thể tham khảo nhằm giảm đau do gai cột sống lưng bao gồm: giày đế xuồng, giày hấp thụ chấn động, giày thể thao có lớp đệm giày tốt. Điều trị bằng thuốcMặc dù gai cột sống không thể chữa khỏi hoàn toàn, thế nhưng các loại thuốc sau đây thường được sử dụng với mục đích điều trị gai cột sống lưng tại nhà, bao gồm: thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), thuốc tiêm,...Liều lượng và cách dùng các loại thuốc này sẽ được bác sĩ chỉ định cụ thể tùy theo tình trạng bệnh của từng người. Do đó, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng nhằm tránh nguy cơ tác dụng phụ và nên thận trọng nếu muốn sử dụng thuốc lâu dài. Bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm đau và điều chỉnh lối sống để “chung sống hòa bình” với bệnhGiữ cân nặng phù hợpTrọng lượng dư thừa có thể tăng áp lực lên cột sống, giảm chức năng và chuyển động của cột sống. Thậm chí, trong trường hợp béo phì, các đốt sống có thể bị sụp xuống, làm thay đổi độ cong để hỗ trợ thêm áp lực và trọng lượng lên cơ thể bạn. Như vậy, đối với bệnh nhân bị gai cột sống lưng, căn nặng dư thừa có thể làm tăng nguy cơ viêm đau và chấn thương.Chưa kể, người có cân nặng vượt ngưỡng cũng có thể dẫn đến mệt mỏi và khó thở khi tập thể dục, điều này có thể gây ra các biến chứng nặng hơn do lười vận động. Ngoài ra, thừa cân, béo phì còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác như bệnh tim mạch, tiểu đường, đột quỵ,... Chính vì vậy, giảm cân và duy trì mức cân nặng hợp lý giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, sức khỏe tinh thần và sức khỏe cột sống của bạn luôn ở trạng thái tốt nhất.Lưu ý khi điều trị gai cột sống tại nhàTrong khi nhiều người nghĩ rằng vấn đề đau lưng, gai cột sống chỉ xảy ra ở tuổi già hoặc tai nạn, nhưng thực tế nhiều hoạt động hàng ngày cũng có thể dẫn đến hoặc làm trầm trọng thêm chứng đau lưng. Do đó, để phòng và hỗ trợ cải thiện các bệnh liên quan đến cột sống thắt lưng, bạn nên thực hiện lối sống khoa học và chú ý một số điều sau:Không hút thuốc lá: Theo nhiều nghiên cứu, hút thuốc lá làm giảm lưu thông máu đến các cơ quan, bao gồm cột sống. Điều này có thể khiến các gai xương trở nên to và gây đau nhiều hơn.Trong quá trình điều trị gai cột sống lưng, người bệnh nên kiêng và tránh khu vực có khói thuốc láGiữ tinh thần thoải mái: Căng thẳng, mệt mỏi có thể khiến các triệu chứng gai cột sống trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, người bệnh cần giữ tinh thần thoải mái bằng cách thư giãn, nghỉ ngơi đầy đủ,...Tập luyện thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp tăng cường sức mạnh và độ dẻo dai của cơ bắp, từ đó giúp giảm đau và cải thiện khả năng vận động. Người bệnh nên tập các bài tập vật lý trị liệu nhẹ nhàng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu.Sau khi đã áp dụng đầy đủ các cách trị gai cột sống lưng tại nhà nhưng không có tiến triển tích cực, người bệnh cần đi khám tại các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và tư vấn thêm. Bác sĩ sẽ dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.Ngoài ra, để hỗ trợ điều trị gai cột sống lưng, người bệnh có thể tham khảo sử dụng Khương Thảo Đan Gold - sản phẩm được bào chế từ 15 loại thảo dược quý, tại trang web https://khuongthaodan.com/.Xem thêm:Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Thắt Lưng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Khắc PhụcThoái hoá đốt sống lưng là gì? Triệu chứng thoái hóa cột sống lưngThoát Vị Đĩa Đệm Cổ Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Hiệu QuảThoát vị đĩa đệm cột sống cổ: "Tất tần tật" những điều cần biếtBệnh thoái hóa đốt sống cổ: Nguyên nhân và dấu hiệu
Thoái hóa đốt sống lưng là một căn bệnh xương khớp mãn tính, xuất hiện khi đĩa đệm và các khớp bị thoái hóa. Bệnh lý này gây hiện tượng đau nhức vô cùng khó chịu, hạn chế vận động của người bệnh. Việc nhận biết bệnh và có biện pháp can thiệp kịp thời là vô cùng quan trọng, giúp ngăn chặn tiến triển xấu của bệnh. Tổng quan về bệnh thoái hóa đốt sống lưngThoái hóa đốt sống lưng là căn bệnh diễn ra ở nhiều phần khác nhau của cột sống, điển hình có thể kể đến như:Gai cột sống ngực làm ảnh hưởng đến phần giữa của cột sống. Thoái hóa cột sống thắt lưng ảnh hưởng phần lưng dưới. Các phần ngạnh của khớp xương nhô ra làm ảnh hưởng nhiều đến cột sống. Về những ảnh hưởng của thoái hóa cột sống đối với mỗi người bệnh là không giống nhau, nhìn chung không gây nguy hiểm đến tính mạng. Theo các chuyên gia, bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng xảy ra nhiều ở người cao tuổi. Cụ thể, theo thống kê, hơn 85% những người trên 60 tuổi đều gặp phải bệnh lý này. Thoái hóa đốt sống lưng là bệnh mãn tínhNguyên nhân gây thoái hóa cột sống lưng Bệnh thoái hóa đốt sống lưng có thể hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường bệnh sẽ xuất phát từ hai yếu tố dưới đây:Nguyên nhân nguyên phátĐây là nguyên nhân hình thành do yếu tố tự nhiên, thường là liên quan đến vấn đề tuổi tác. Người tuổi càng cao, quá trình lão hóa của xương khớp càng mạnh khiến cho cấu trúc của cột sống bị suy giảm, đĩa đệm mất nước, bao xơ đĩa đệm mỏng dễ bị rách trong nhiều trường hợp. Hiện nay, nguyên nhân này đang có dấu hiệu xuất hiện ở người trẻ tuổi hơn do thói quen sinh hoạt kém lành mạnh cho xương khớp. Nguyên nhân thứ phátĐối với nguyên nhân này có thể có nhiều yếu tố tác động khác nhau, điển hình có thể kể đến như: Ngồi làm việc không đúng tư thế, ngồi quá lâu Người bị thừa cân khiến cho áp lực đè nặng lên cột sống. Người bị chấn thương gây tổn thương đến cột sống.Người thường xuyên làm những công việc nặng, phải bê vác nhiều. Người sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích khiến sức khỏe xương khớp bị ảnh hưởng. Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, không bổ sung đầy đủ những chất tốt cho xương khớp. Tập luyện thể dục thể thao không đúng tư thế và quá sức. Ngồi sai tư thế là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa cột sống lưngNgoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh thoái hóa cột sống có thể liên quan đến yếu tố di truyền. Thường những người có người thân trong gia đình từng bị thoái hóa cột sống sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn ngay từ khi còn trẻ. Triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng thường gặp Triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng khá đa dạng, thường ở mỗi giai đoạn của bệnh sẽ có những dấu hiệu nhận biết riêng. Giai đoạn 1: Các biểu hiện của bệnh chưa rõ ràng, thường chỉ là cơn đau nhẹ hoặc không đau do sụn khớp mới chỉ bắt đầu có dấu hiệu bào mòn. Ở giai đoạn này, nhiều người thường lầm tưởng cơn đau chỉ là bệnh đau lưng đơn thuần nên có xu hướng chủ quan khiến bệnh sang giai đoạn mới nặng hơn. GIai đoạn 2: Cơn đau nhức xuất hiện âm ỉ, đau nhiều khi làm việc và mất đi khi nghỉ ngơi. Khả năng vận động có dấu hiệu suy giảm và thường có hiện tượng ê buốt, khó chịu khi mang vác đồ nặng. Vào mỗi buổi sáng khi thức dậy, bệnh nhân có thể cảm thấy cứng khớp và khô khớp, khớp phát ra tiếng kêu lục khục khi di chuyển.Giai đoạn 3: Thời gian đau nhức kéo dài hơn so với trước đây, thoái hóa đốt sống lưng chèn dây thần kinh khiến cho cơn đau kéo xuống cả vùng chân, mông, bàn chân dẫn đến các bệnh khác như gai xương đâm, rễ thần kinh khiến hiện tượng đau nhức khó chịu diễn ra. Ở giai đoạn này, người bệnh dễ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn và có xu hướng phát sinh cảm xúc tiêu cực. Giai đoạn 4: Có thể nói đây là giai đoạn mãn tính, các triệu chứng và tổn thương ở cột sống thắt lưng không thể chữa khỏi bằng những giải pháp thông dụng được nữa. Lúc này, dây thần kinh bị chèn ép sẽ khiến các cơ bị teo dần đi, trục xương bị vẹo và gây gù.Có thể thấy, các triệu chứng thoái hóa đốt sống lưng tăng dần theo từng giai đoạn. Việc nhận biết bệnh thông qua các triệu chứng càng sớm sẽ càng giúp cho việc ngăn chặn biến chứng bệnh xuất hiện nhiều hơn. Do đó, nếu bạn cảm thấy đau những ở vùng lưng, tuyệt đối không được chủ quan và nên có biện pháp can thiệp hỗ trợ kịp thời. Biến chứng của thoái hóa đốt sống lưng Biến chứng của thoái hóa đốt sống lưng hay thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều người bệnh đặc biệt quan tâm. Mức độ nguy hiểm của bệnh thường phụ thuộc vào mức độ bệnh cũng như sức khỏe của bệnh nhân. Các bác sĩ chuyên khoa xương khớp chỉ ra một số biến chứng phổ biến như sau: Hạn chế khả năng vận động: Do các gai xương hình thành, người bệnh khi vận động thường cảm thấy khó khăn nhất là các động tác vặn mình, cúi người. Nếu để tình trạng diễn ra lâu dài có thể làm mất đi khả năng lao động. Tăng nguy cơ mắc các bệnh thần kinh tọa, thắt lưng bị chèn ép: Nếu không chữa trị sớm khiến bệnh xuất hiện các biến chứng này, nguy cơ người bệnh bị teo cơ và tàn phế suốt đời rất cao. Rối loạn tiền đình: Bệnh làm ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, các mạch máu bị chèn ép nên có thể gây đau đầu, chóng mặt, rối loạn tâm lý cho người bệnh. Hình thành bệnh thoát vị đĩa đệm: Đĩa đệm nằm giữa không gian đốt sống nên dễ phải chịu áp lực của cột sống. Điều này khiến cho tổ chức bao xơ bên ngoài bị nứt, chất nhầy trong đĩa đệm bị thoát ra ngoài. Cột sống bị biến dạng: Khi bị bệnh, các áp lực có thể khiến cấu trúc của lưng bị thay đổi, thường người bệnh có xu hướng gù về phía trước hoặc lưng cong vẹo sang một bên. Tàn phế, bại liệt: Có thể nói, đây là biến chứng thoái hóa cột sống lưng nguy hiểm nhất. Khi không thể đi lại, chắc chắn cuộc sống và hoạt động sinh hoạt của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nhiều.Cột sống bị biến dạng do bệnh thoái hóa đốt sống lưngMặc dù bệnh thoái hóa đốt sống lưng không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng những biến chứng nó gây ra cũng không hề nhẹ. Vì vậy, nếu bạn đang bị thoái hóa cột sống, tuyệt đối không được chủ quan và cần có biện pháp can thiệp điều trị sớm để chấm dứt bệnh, hạn chế những tổn thương có thể xảy ra. Thoái hóa đốt sống lưng uống thuốc gì?Hiện nay, chưa có bất kỳ biện pháp chữa bệnh thoái hóa đốt sống lưng cho hiệu quả triệt để tận gốc. Tuy nhiên, các giải pháp có thể làm giảm cơn đau, ngăn chặn bệnh tiến triển và ngăn ngừa biến chứng hiệu quả. Vì vậy, người bệnh rất nên tìm hiểu thoái hóa đốt sống lưng uống thuốc gì để nắm bắt và ứng dụng khi bị bệnh. Dưới đây là một số loại thuốc hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống lưng phổ biến được nhiều bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng: Thuốc giảm đau Đây là nhóm thuốc mà hầu hết người bệnh thoái hóa đốt sống lưng nào cũng từng sử dụng. Những loại thuốc như paracetamol, Acetaminophen,.. có khả năng giảm triệu chứng đau nhức, khó chịu hiệu quả. Các loại thuốc này an toàn, ít tác dụng phụ và người bệnh có thể chủ động sử dụng mà không cần bác sĩ chỉ định. Tuy cho hiệu quả nhanh nhưng thuốc thường chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ, cơn đau nhẹ. Thuốc Tây giúp giảm đau thoái hóa đốt sống nhanh chóngNgoài ra, người bệnh cũng có thể tham khảo sử dụng nhóm thuốc giảm đau chống viêm không chứa steroid. Nhóm thuốc này có khả năng giảm đau, kháng viêm và giảm sưng tốt.Mạnh hơn nữa người bệnh có thể tham khảo sử dụng thuốc giảm đau Opioid. Thuốc thường được chỉ định trong các trường hợp thoái hóa đốt sống nặng và có dấu hiệu bị viêm nhiễm. Thuốc ức chế thần kinh Thoái hóa đốt sống lưng uống thuốc gì? Trong một số trường hợp, các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng thêm thuốc ức chế thần kinh giúp kích thích hệ thần kinh, tăng cường lưu thông máu và hỗ trợ trao đổi chất. Thuốc này có khả năng giảm áp lực lên dây tủy sống, hạn chế đau nhức. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ phục hồi hư tổn của các khớp. Sử dụng Corticosteroid tiêm tại chỗ Corticosteroid là chất ức chế hệ thống miễn dịch, giúp giảm đau và viêm do hiện tượng thoái hóa gây ra. Thuốc này thường được chỉ định cho những trường hợp bệnh đau nặng, không đáp ứng được những loại thuốc giảm đau, chống viêm nêu trên. Khi áp dụng liệu pháp này, thuốc sẽ được tiêm vào đúng vị trí đau và viêm. Nhờ vậy, thuốc tác động nhanh chóng, chính xác và không làm ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể. Thuốc Đông y điều trị thoái hóa đốt sống lưng Ngoài tây y, người bệnh cũng có thể tham khảo và điều trị bệnh thoái hóa cột sống lưng bằng thuốc Đông y. Giải pháp này sử dụng dược liệu tự nhiên nên có độ an toàn, lành tính cao, ít gây tác dụng phụ cho người dùng. Một số bài thuốc Đông y phổ biến được nhiều người áp dụng: Bài thuốc 1: Chuẩn bị nguyên liệu Quế chi, Đỗ trọng, Hy thiêm (mỗi vị 10g), Chi mẫu, Ngưu tất (mỗi vị 12g), Thạch cao, Hoàng cầm, Vương cốt đằng (8g), Cẩu tích, Phòng phong (6g) và Xuyên khung (16g). Mang tất cả đi sắc lấy nước uống hàng ngày giúp tán hàn, giải nhiệt, bồi bổ khí huyết, tăng sức đề kháng. Bài thuốc 2: Chuẩn bị nguyên liệu Hoàng cầm, Quế chi, Đương quy (12g), Xích linh, Phòng phong, Tần giao (10g), Cát căn 16g, Cam thảo 6g và 3 lá sinh khương. Đem tất cả đi sắc lấy nước uống giúp giảm đau hiệu quả. Thuốc Đông y chữa bệnh an toàn, không tác dụng phụThuốc Đông y cho hiệu quả lâu dài nhưng đổi lại, người bệnh phải kiên trì áp dụng vì thuốc cho tác dụng từ từ. Đồng thời, không nên tự ý bốc thuốc mà cần có sự hỗ trợ, tư vấn từ những người có chuyên môn. Trên đây là toàn bộ thông tin về thoái hóa đốt sống lưng chúng tôi thông tin đến bạn đọc. Dù bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến cuộc sống sinh hoạt thường ngày bị ảnh hưởng rất nhiều. Mọi người nên thăm khám sớm và có biện pháp điều trị, phòng ngừa để đẩy lùi bệnh hiệu quả, nhanh chóng.Xem thêm:Người bị thoái hóa cột sống nên ăn gì, kiêng ăn gì?8 bài tập yoga chữa thoái hóa cột sống lưng hiệu quả và dễ thực hiệnCó nên phẫu thuật chữa thoái hóa cột sống lưng không?Tư thế nằm cho người thoái hóa đốt sống lưng
Thoát vị đĩa đệm cổ là một trong những căn bệnh phổ biến, gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dù vậy, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về căn bệnh này và có tâm lý chủ quan, bỏ qua giai đoạn vàng điều trị bệnh dẫn đến nhiều biến chứng xuất hiện, nặng nhất là bại liệt. Thoát vị đĩa đệm cổ là gì? Theo cấu tạo xương khớp ở người, con người có 5 đĩa đệm cổ, mỗi đĩa đệm chứa một lượng nhân nhầy ở phía trong và được bao bọc bởi các vòng xơ. Các đĩa đệm cổ có công dụng nâng đỡ cột sống, tạo độ đàn hồi và giảm ma sát cho quá trình vận động. Tình trạng thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy bên trong bị tổn thương, chất dịch chảy ra khiến cho vùng đĩa đệm bị xẹp dần. Khi đó, các đốt sống cổ sẽ không được nâng đỡ, việc vận động trở nên khó khăn hoăn kèm theo các triệu chứng đau, tê bì do dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép. Theo các chuyên gia, thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 là phổ biến nhất. Tỷ lệ người mắc bệnh ở hai đốt sống trên cao hơn so với các đốt khác. Thoát vị đĩa đệm cổ gây đau đớn cho người bệnhCác đối tượng dễ mắc thoát vị đĩa đệm cổ là: Người cao tuổi có dấu hiệu thoái hóa xương khớp và các cấu trúc cơ. Người thường xuyên phải vận động khớp cổ mạnh và dính chấn thương/giãn bao xơ. Người không có khả năng hấp thu dưỡng chất để cấu tạo bao xơ khiến đĩa đệm bị yếu về mặt cấu trúc. Người có chế độ sinh hoạt chưa hợp lý, ngủ và ngồi làm việc sai tư thế. Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm cổCó nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến thoát vị đĩa đệm cổ. Tuy nhiên, dưới đây là một số tác nhân phổ biến, dễ gặp: Người thoái hóa xương khớp: Tình trạng này thường gặp ở người cao tuổi, thoái hóa xảy ra khiến chất lượng xương khớp bắt đầu suy giảm, có xu hướng bị hủy hoại. Điều này khiến đĩa đệm dễ bị chèn ép và lớp bao dịch bên ngoài bị chọc thủng. Vận động quá sức: Ngồi sai tư thế là một trong những nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, vận động viên thể thao khi thực hiện các động tác sai tư thế, động tác khó cũng dễ bị chấn thương vùng đĩa đệm cổ. Độ tuổi: Tuổi tác ảnh hưởng nhiều đến chất lượng xương khớp và khả năng vận động của toàn bộ cơ thể. Với người cao tuổi có sức đề kháng kém, khả năng hấp thu dưỡng chất suy giảm dẫn tới nguy cơ bị bệnh. Di truyền: Người có ông bà, bố mẹ từng mắc bệnh di truyền về gù lưng hoặc chất lượng xương khớp kém cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Cân nặng: Cân nặng quá khổ khiến cho xương khớp phải chịu những áp lực lớn vì phải nâng đỡ phần trọng lượng cơ thể lớn. Thoái hóa là một trong những nguyên nhân chính gây thoát vị đĩa đệm cổTriệu chứng thoát vị đĩa đệm cổỞ mỗi giai đoạn, triệu chứng thoát vị đĩa đệm cổ sẽ có những mức độ khác nhau, dẫn tới các triệu chứng cũng khác. Dưới đây là một số biểu hiện điển hình mà bạn dễ dàng cảm nhận được:Đau nhức phần cổ - vai - gáy: Triệu chứng này đi theo xuyên suốt các giai đoạn của bệnh. Tuy nhiên, nếu ở giai đoạn đầu, người bệnh thường chỉ thấy đau khi ngồi hoặc đứng nhiều, khi nằm nghỉ sẽ không thấy đau. Tê bì chân tay: Các bao hoạt dịch tràn ra ngoài khiến hệ thần kinh bị chèn ép từ cổ chạy dọc xuống sống lưng. Từ nguyên nhân này khiến người bệnh cảm thấy tê bì tay chân thậm chí có thể lan xuống cả mông, bẹn, đùi,... Phần vai gáy khó cử động hoặc bất động: Ở mỗi giai đoạn khác nhau, phạm vi vận động của người bệnh sẽ khác nhau. Cơ thể mệt mỏi: Các triệu chứng bệnh xuất hiện với tần suất mạnh khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đi lại khó khăn, năng suất làm việc, học tập cũng vì thế bị kéo xuống. Ngoài các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ phổ biến nêu trên, người bệnh có thể tham khảo các cấp độ của bệnh để đánh giá tình hình thực tế: Cấp độ 1 - Phình hoặc lồi đĩa đệm: Các cấu trúc của tổ chức bao xơ ở giai đoạn này chưa có nhiều biểu hiện bất thường. Tuy nhiên, nhân nhầy bên trong đã bắt đầu biến dạng. Cấp độ 2 - Giãn đĩa đệm: Bao xơ suy yếu về cấu trúc, dịch nhầy vẫn khá ổn định nhưng phần bảo vệ bên ngoài bắt đầu bị giãn theo bề ngang. Điều này khiến bao nhầy có cơ hội len lỏi ra bên ngoài, gây sức ép lên dây thần kinh. Giai đoạn này chủ yếu gây đau ở phần gáy. Cấp độ 3 - thoát vị đĩa đệm cổ: Bao xơ không còn giữ được cấu trúc, nhân nhầy tràn ra ngoài. Lúc này, mức độ chèn ép rễ thần kinh nhiều hơn khiến người bệnh cảm thấy đau dữ dội, kèm theo mệt mỏi. Cấp độ 4 - thoát vị đĩa đệm cổ có mảnh rời: Đây là giai đoạn nặng của bệnh, người bệnh có thể bị bất động ở khớp cổ, thậm chí là liệt nửa người vì nhân nhầy đã vỡ hoàn toàn. Các giai đoạn bệnh thoát vị đĩa đệmThoát vị đĩa đệm cổ có nguy hiểm không? Thoát vị đĩa đệm cổ có nguy hiểm không là câu hỏi được nhiều bệnh nhân đặt ra khi bị bệnh. Thông tin dưới đây sẽ giải đáp chi tiết vấn đề này. Thực tế, bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không sớm can thiệp điều trị, các biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện, cụ thể: Liệt phần thân trên: Đĩa đệm bị chèn ép liên tục khiến cho các rễ thần kinh bị tê ngứa và yếu cơ, lâu dần gây liệt phần thân trên vĩnh viễn. Hẹp ống sống tại khớp cổ: Các triệu chứng đau mỏi, tê bì nếu diễn ra lâu và không được nghỉ ngơi điều độ, người bệnh thường xuyên phải đứng hoặc ngồi quá lâu dẫn tới các cơn đau dữ dội. Đây chính là biểu hiện của tình trạng hẹp ống sống cổ. Thiếu máu lên não: Các tổ chức xương khớp bị chèn ép, dây thần kinh và mạch máu không được lưu thông hiệu quả sẽ khiến lưu lượng máu di chuyển lên não bị giảm đi. Đây là nguyên nhân dẫn đến thiểu năng tuần hoàn não. Chèn ép tủy: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất có thể dẫn tới tàn tật suốt đời cho người bệnh. Như vậy, bệnh thoát vị đĩa đệm cổ là căn bệnh nguy hiểm, người bệnh cần chú ý. Việc thăm khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện, kiểm tra mức độ bệnh và can thiệp điều trị sớm là điều cần thiết để tránh những biến chứng trên xuất hiện. Giải pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cổHiện nay, có nhiều phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm cổ giúp người bệnh có nhiều lựa chọn hơn. Tuy nhiên, cần dựa vào nguyên nhân và mức độ bệnh để đánh giá và lựa chọn giải pháp phù hợp. Bệnh nhân có thể tham khảo một số giải pháp dưới đây cho hiệu quả giảm triệu chứng và khắc phục nguyên nhân gây bệnh cao: Điều trị bảo tồn bằng vật lý trị liệu Nếu thoát vị đĩa đệm cổ gây đau do những tổn thương thần kinh trong bệnh lý rễ hoặc chưa có biểu hiện bệnh lý tủy. Liệu pháp bảo tồn thường được các chuyên gia gợi ý áp dụng là: Kéo cột sống cổ: Cách này giúp giãn cơ, kéo đĩa đệm trở về vị trí ban đầu để hạn chế cảm giác đau nhức khó chịu. Người bệnh cần kiên trì áp dụng phương pháp này mới có thể cảm nhận được rõ hiệu quả. Xoa nắn: Xoa nắn giúp giảm các cơn đau và sưng tấy, mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh. Tiêm thấm vùng cổ: Phương pháp này áp dụng với trường hợp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cổ có đau nhưng chưa bị tổn thương thần kinh. Tiêm thấm vùng cổ giúp giảm đau, ngăn ngừa sưng tấy và tiêu viêm. Xoa nắn giúp giảm đau hiệu quảSử dụng thuốc TâyTây y luôn được người bệnh ưa chuộng khi bị thoát vị đĩa đệm cổ bởi tính tiện dụng, dễ mua và cho hiệu quả giảm đau tức thì. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên áp dụng trong trường hợp bệnh nhân bị bệnh ở giai đoạn nhẹ, chưa có ảnh hưởng đến dây thần kinh lân cận. Các nhóm thuốc được dùng nhiều là: Nhóm thuốc giảm đau: Các thuốc này thường đẩy lùi triệu chứng đau nhanh chóng. Một số tên thuốc giảm đau phổ biến là aspirin, naproxen, ibuprofen, acetaminophen,... Nhóm thuốc giãn cơ: Thuốc giúp giãn cơ, tạo điều kiện cho các cơ được phục hồi. Các tên thuốc chủ đạo là Diazepam, Cyclobenzaprine,... Nhóm thuốc bổ thần kinh: Giúp kích thích tủy sống, tăng cảm giác và tăng hoạt động cho các nhóm cơ. Đồng thời, thúc đẩy dây thần kinh trung ương, phục hồi những vị trí bị tổn thương. Các tên thuốc thường dùng là Gabapentin, nhóm vitamin B liều cao (B1, B12, B16),...Nhóm thuốc bôi ngoài da: Thuốc bôi giúp giảm đau, viêm và sưng nhưng chỉ có tác dụng tạm thời chứ không có khả năng phục hồi hoàn toàn đốt sống cổ đã bị thoát vị. Thuốc tây giúp giảm đau nhanh chóng nhưng không nên lạm dụngKhi dùng thuốc tây, người bệnh cần chú ý tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc ngoài và tăng/giảm liều khi chưa có chỉ định. Phẫu thuật đĩa đệm cổPhẫu thuật là phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm cổ được chỉ định cho trường hợp nặng, không có khả năng phục hồi. Hoặc các trường hợp tổn thương thần kinh nặng với các biểu hiện như teo cơ, mất cảm giác,... cũng sẽ được chỉ định phẫu thuật. Một số kỹ thuật hiện nay là: Mổ đĩa đệm thông qua cây kim xuyên daNội soiVi phẫu thuậtMổ ACDFThay đĩa đệm có khớp TDRPhẫu thuật đĩa đệm cổ áp dụng cho trường hợp bệnh nặngCách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cổĐể phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm cổ hiệu quả, mọi người có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường bổ sung rau xanh, đậu nành, cá,... Hạn chế sử dụng rượu bia, các chất kích thích, đồ ăn chiên rán,... Tăng cường luyện tập thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe với cường độ hợp lý. Không nên ngồi một chỗ quá lâu. Sau một khoảng thời gian nên đứng lại đi lại thư giãn, vận động nhẹ nhàng. Tánh làm việc nặng, việc quá sức như mang vác đồ nặng, ngủ gục dưới bàn,... Nên kê gối vừa phải khi ngủ. Tránh việc xách các vật nặng, đeo túi quá lớn. Kết luận: Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh lý thoát vị đĩa đệm cổ chúng tôi tổng hợp gửi đến bạn đọc. Bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng sức khỏe và quá trình vận động sau này. Mọi người nên chủ động thăm khám và điều trị sớm để hạn chế biến chứng. Xem thêm:Trượt đốt sống: Tổng quan về bệnh lý nguy hiểm không thể bỏ quaPhồng Đĩa Đệm Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Chữa Hiệu QuảThoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Thắt Lưng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Khắc PhụcThoát vị đĩa đệm: Tổng hợp thông tin chính xác về bệnhThoái Hóa Đốt Sống Lưng L4 L5: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân & Cách Chữa
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là hiện tượng phần nhân nhầy trong một đĩa đốt sống cổ bị thoát ra ngoài đĩa và đè lên dây thần kinh gây các cơn đau. Qua đây thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ này để có phương pháp phòng và trị hiệu quả nhé.Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ gây nhiều cơn đau nhức cho người bệnh🔶 Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổThoái hóa sinh học do tuổi tác ngày càng cao được xem là nguyên nhân chính gây ra bệnh. Khi con người càng có tuổi thì quá trình thoái hóa sẽ khiến các bó sợi collagen trong bao xơ bị đứt gãy. Bó sợi của vòng xơ bị đứt gãy chính là nguyên nhân làm cho nhân nhầy thoát ra ngoài để gây nên thoát vị.Thoái hóa do mắc các bệnh lý như xương khớp, rối loạn chuyển hóa, rối loạn nội tiết, dị dạng cột sống, bệnh béo phì, nhiễm trùng…Các chấn thương ở vùng cổ, vai gáy gặp phải trong lao động sinh hoạt.Ngoài ra nguyên nhân cũng có thể là do yếu tố di truyền.Hình ảnh mô tả thoát vị đĩa đệm🔶 Đối tượng nào dễ mắc thoát vị đĩa đệm cột sống cổ?Nhóm người nằm trong độ tuổi từ 30-50 tuổi các chức năng của sụn khớp bị bào mòn dần và đặc biệt là những phần nước và đàn hồi của nhân tủy cũng giảm dần.Những người hay hút thuốc, có chế độ dinh dưỡng kém cũng làm hệ xương khớp yếu đi và thoái hóa sớm hơn.Người ít tập thể dục, thường xuyên có các tư thế sinh hoạt, lao động sai tư thế.🔶 Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổNhững triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống cổDấu hiệu đau của chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ được chia thành 2 nhóm:Nhóm bệnh lý rễ (chèn ép và tổn thương ở ngoại biên): có cảm giác đau, tê ở cổ gáy rồi lan xuống vai và tay khiến cho khả năng vận động bị hạn chế. Cơn đau cũng xuất hiện cả ở thành ngực hoặc ở cột sống giữa 2 bả vai. Xuất hiện hiện tượng tê, chủ yếu ở bàn tay, các ngón và cẳng tay… Tê tăng khi bệnh nhân phải làm việc hoặc lái xe nhiều. Khi bệnh nặng có thể không cầm nắm chắc được các vật dụng thông thường như bút, đũa, khó khăn khi cài khuy áo.Nhóm bệnh lý tủy (chèn ép và thương tổn ở trung ương): Triệu chứng rõ nhất là tê và liệt xuất hiện nhiều. Cơn tê thường bắt đầu từ thân mình, nhất là ở bụng trước rồi lan ra tay và chân. Chân người bệnh thường bị yếu đi, cơ bị rung lên khi gắng sức. Ở giai đoạn nặng thì bệnh nhân sẽ đi lại khó khăn, khó làm việc với tay, dễ bị táo bón, khó thở và thiếu hơi… Ngoài ra thì người bệnh còn bị mệt khi leo cầu thang, mỏi khi đạp xe, dễ vấp ngã.🔶 Biến chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổThiếu máu nuôi dưỡng não: các rễ thần kinh lẫn mạch máu cổ của bệnh nhân sẽ bị chèn ép, lượng máu bị giảm. Lúc này thì tình trạng thiếu máu cục bộ sẽ diễn ra, khiến người bệnh dễ bị hoa mắt, chóng mặt.Liệt tay chân, liệt nửa người: rễ thần kinh số 2 và số 3 bị chèn ép khiến người bệnh bị mất khả năng vận động, trở nên rối loạn và tệ hơn là liệt nửa người.Hội chứng giao cảm cổ sau: nhân nhầy chèn ép rễ thần kinh tủy sống gây ra hội chứng giao cảm cổ sau, khiến người bệnh bị mất thăng bằng, rối loạn nghe nói, đau đầu, chóng mặt.Thoát vị đĩa đệm cổ có thể gây ra đau đầu chóng mặt🔶 Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổPhẫu thuật: đây là phương thức dành cho các trường hợp nặng, các phương pháp khác không mang đến hiệu quả.Laser: đây là phương thức điều trị không cần phẫu thuật, phù hợp với đĩa đệm thoát vị ở mức độ trung bình.Dùng thuốc: tùy theo tình trạng bệnh mà người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc chống viêm hay thuốc ức chế để giảm đau, hỗ trợ điều trị.Chúng ta vừa được tìm hiểu một số thông tin về bệnh thoái hóa đĩa đệm đốt sống cổ. Nếu như bạn nhận thấy bản thân gặp phải các dấu hiệu như đã mô tả thì hãy mau chóng tìm đến bác sĩ để được điều trị mau chóng nhé.Các bài viết liên quan:Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm khôngBệnh thoát vị đĩa đệm là gì? Có nguy hiểm không?Thoát vị đĩa đệm L5 S1 | Tốt nhất nên điều trị sớmKhám thoát vị đĩa đệm ở đâu Hà Nội và TP Hồ Chí Minh?Thoát vị đĩa đệm cổ: Triệu chứng của 3 giai đoạn của bệnh
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là một trong những bệnh lý về xương khớp đang ngày càng có nhiều người mắc phải và có xu hướng trẻ hóa. Căn bệnh này mặc dù không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới tinh thần, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh này và dấu hiệu nhận biết là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. Tổng quan về bệnh thoái hóa đốt sống cổ Đốt sống cổ là một trong những bộ phận được đánh giá là quan trọng hàng đầu trong hệ xương khớp của cơ thể người. Đây là bộ phận trực tiếp chịu áp lực từ hoạt động sinh hoạt nên rất dễ bị tổn thương từ nhiều tác nhân khác nhau. Nếu vùng đốt sống bị tổn thương và không có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời hoặc trị không dứt điểm có thể dẫn đến tình trạng thoái hóa đốt sống cổ. Theo các chuyên gia, bệnh thoái hóa đốt sống cổ có tỷ lệ mắc tại Việt nam tương đối cao, chiếm khoảng 14% các căn bệnh liên quan đến thoái hóa. Bệnh thường phát triển từ việc khớp bị hư ở các diện đốt sống, đĩa đệm tới các bao hoạt dịch, dây chằng,... Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý phổ biếnBiểu hiện chủ yếu của bệnh là gây đau đớn, ảnh hưởng đến khả năng vận động ở vùng cổ. Đáng nói, đây là bệnh lý mạn tính và có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ Có nhiều nguyên nhân khác nhau tác động vào đốt sống cổ gây nên hiện tượng thoái hóa. Dưới đây là một số nguyên nhân chính được các chuyên gia xương khớp chỉ ra, bạn đọc có thể tham khảo: Hoạt động sai tư thế: khi duy trì một tư thế làm việc quá lâu, ít vận động hoặc phải cúi đầu, ngửa cổ quá nhiều, mang vác vật nặng,... có thể khiến cho vùng đốt sống cổ dễ bị tổn thương và thoái hóa. Tuổi tác: Đây là nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ mà không ai có thể tránh khỏi khi tuổi tác tăng cao. Những người có độ tuổi từ 40 - 50 tuổi thường có nguy cơ mắc thoái hóa đốt sống cổ cao hơn, khi xương khớp bắt đầu có dấu hiệu lão hóa. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, con số về tuổi tác này đang có xu hướng giảm dần và trẻ hóa bởi lối sống thiếu lành mạnh của nhiều bộ phận người trẻ hiện nay. Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học: Nếu trong quá trình ăn uống bạn không bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho xương khớp như canxi, kali, sắt,... hoặc thường xuyên dùng chất kích thích có thể khiến cho xương khớp nhanh chóng bị lão hóa hơn do thiếu chất dinh dưỡng. Yếu tố di truyền: Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra, những người có người thân là ông bà, cha mẹ từng có tiền sử bị thoái hóa đốt sống cổ sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Do chấn thương: Trong quá trình làm việc, chơi thể thao, sinh hoạt,... nếu có chấn thương không được điều trị tận gốc có thể khiến cho đốt sống cổ bị thoái hóa. Chấn thương là một trong những nguyên nhân gây bệnh thoái hóa đốt sống cổViệc xác định được nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ là rất quan trọng. Điều này phục vụ nhiều cho việc lựa chọn phương pháp điều trị sao cho phù hợp. Tác động đúng căn nguyên gây bệnh sẽ giúp đẩy lùi nhanh chóng được các triệu chứng của bệnh, hạn chế biến chứng xuất hiện. Triệu chứng nhận biết bệnh thoái hóa đốt sống cổ Dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ ở mỗi giai đoạn sẽ được thể hiện khác nhau. Thường chỉ khi bệnh tiến triển đến các giai đoạn nặng, triệu chứng mới được biểu hiện rõ rệt. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình của bệnh thoái hóa cột sống cổ: Hạn chế vận động vùng cổ: Hiện tượng đau nhức sẽ khiến cho việc cúi, gập, xoay người trở nên khó khăn hơn. Một số trường hợp còn có thể bị vẹo cổ tạm thời khi cố gắng vận động cổ. Đau nhức: Cảm giác đau nhức ở vùng cổ và các cơ xung quanh là dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ phổ biến. Các cơn đau sẽ dần lan rộng ra vùng vai gáy, sau tai,... làm ảnh hưởng đến việc vận động đầu - cổ. Để lâu có thể làm lan ra vùng thùy chẩm, rán, hai bả vai, cánh tay,... Chi trên mất cảm giác: Thoái hóa đốt sống cổ chèn ép dây thần kinh có thể làm cho vùng tay bị chèn ép, hạn chế khả năng vận động. Nhiều trường hợp bị yếu, liệt tay khi không được điều trị kịp thời. Cứng khớp cổ vào buổi sáng khi thức dậy: Sau một đêm ngủ dậy vùng cổ của người bệnh thường bị cứng, đau nhức và ê ẩm khiến cho việc quay đầu sang bên trái, bên phải trở nên khó khăn. Nếu bạn đang có một trong các triệu chứng nêu trên, dù ở mức độ nặng hay nhẹ tuyệt đối đều không được chủ quan. Việc cần làm là đến ngay cơ sở y tế gặp bác sĩ chuyên khoa xương khớp để được thăm khám, chẩn đoán và kết luận về bệnh để có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời, hạn chế biến chứng xuất hiện nếu đúng là bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Bệnh thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không? Biến chứng thường gặpThoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không là câu hỏi mà có lẽ ai khi có những dấu hiệu cho thấy mắc bệnh này đều băn khoăn. Thực tế, căn bệnh này không làm ảnh hưởng tới tính mạng con người nhưng lại có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm đối với người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Ban đầu, có thể bệnh chỉ xuất hiện những cơn đau thông thường khiến cho việc cử động hoặc xoay chuyển hơi khó khăn. Lâu dần, tình trạng đau tăng dần theo thời gian, có thể lan sang các vùng khác ở vai gáy và đầu. Đặc biệt là hiện tượng thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh và thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu do tuần hoàn máu bị tắc nghẽn. Biến chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ có sự đa dạngMột số biến chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ có thể xuất hiện khi không được điều trị kịp thời phổ biến nhất có thể kể đến: Rối loạn tiền đình: Đây là biến chứng điển hình mà người bệnh thoái hóa đốt sống cổ thường gặp phải. Khi cột sống bị thoái hóa thường làm tổn thương đến lỗ tiếp hợp và gây ra hiện tượng rối loạn tiền đình. Chính vì thế, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, mất ngủ hoặc nặng hơn là ngã do hoa mắt, chóng mặt. Hẹp ống sống: Khu vực ống sống cổ có thể bị thoái hóa bất cứ lúc nào làm xuất hiện gai xương. Lúc này, không gian tủy sống do vật bị thu hẹp khiến cho ống sống cũng bị thu hẹp. Khi gặp biến chứng này, người bệnh thường cảm nhận vùng cổ bị tê, các cơ ở thân minh và chi bị yếu. Nếu như không ngăn chặn sớm, biến chứng ngày có thể gây liệt. Thoát vị đĩa đệm: Nếu như thoái hóa đốt sống cổ kéo dài và không được điều trị, việc bị thoát vị đĩa đệm cổ chỉ là vấn đề sớm hay muộn. Khi để biến chứng này xảy ra, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Dây thần kinh và tủy sống bị chèn ép nặng, người bệnh có thể mất đi khả năng vận động hoặc nặng hơn là bại liệt hoàn toàn. Ngoài ra, hiện tượng thoái hóa đốt sống cổ còn có thể khiến người bệnh mất ngủ, khó thở, ù tai,... Nhìn chung, những biến chứng của bệnh này có thể khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị suy giảm một cách nặng nề. Do đó, mọi người cần xác định điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ ngay từ vừa phát hiện ra bệnh.Bị thoái hóa đốt sống cổ phải làm sao? Thực tế, thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý mãn tính, hiện chưa có bất kỳ biện pháp nào có thể điều trị được tận gốc căn bệnh này. Tuy nhiên, không vì thế mà người bệnh lơ là bỏ quan và để bệnh tiến triển nặng. Bởi hiện có nhiều phương pháp có khả năng ngăn chặn bệnh phát triển và đẩy lùi triệu chứng hiệu quả. Vậy bị thoái hóa đốt sống cổ phải làm sao? Tham khảo ngay một số cách dưới đây: Thay đổi lối sống hàng ngày Trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày, bạn cần hạn chế những hoạt động có thể gây đau cổ như ngồi đúng tư thế, không khuân vác đồ nặng,... Xây dựng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp là rất cần thiết để đốt sống cổ được thư giãn sau một khoảng thời gian dài vận động. Áp dụng mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ tại chỗ Khi bị đau nhức do thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp như chườm đá lạnh, chườm ngải cứu rang muối nóng, đắp gừng giã nát,... Những nguyên liệu này thường có chứa hoạt chất giúp ức chế cơn đau, đẩy mạnh lưu thông máu và kháng viêm. Gừng là nguyên liệu phổ biến giúp giảm đau, kháng viêm cho người thoái hóa đốt sống cổNhững cách làm này thường lấy từ nguyên liệu tự nhiên nên rất dễ làm, có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, bạn cần xác định rằng sẽ không thể điều trị tận gốc mà chỉ có tác dụng giảm đau ở mức độ nhẹ. Dùng thuốc Tây y điều trị thoái hóa đốt sống cổ Thuốc Tây có tác dụng giảm đau nhanh chóng nên đây là lựa chọn hàng đầu của nhiều bệnh nhân. Những loại thuốc điều trị triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ có thể kể đến như acetaminophen, ibuprofen, NSAID, thuốc giãn cơ,...Khi sử dụng thuốc Tây, người bệnh cần được thăm khám trước đó và tốt nhất nên để bác sĩ chuyên khoa tư vấn và chỉ định thuốc phù hợp. Việc tự ý dùng thuốc có thể khiến nhiều rủi ro nguy hiểm cho sức khỏe xảy ra. Bị thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì? Ngoài việc tìm ra giải pháp điều trị, người bị thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì và kiêng gì cũng là vấn đề mà mọi người đặc biệt nên quan tâm. Một chế độ ăn uống tốt sẽ giúp cho việc duy trì, nuôi dưỡng các hoạt động của xương khớp được diễn ra một cách trơn tru nhất. Thực phẩm người thoái hóa đốt sống cổ nên ănDưới đây là những loại thực phẩm mà người bị thoái hóa đốt sống cổ nên bổ sung: Vitamin D và Canxi: Hải sản, tôm, cua, hàu, sữa, các loại nấm, đậu nành, trứng,... Bổ sung Omega-3: Cá hồi, cá ngừ,... Ăn nhiều rau xanh: Rau cải xanh, rau ngót, rau súp lơ, rau muống,....Bổ sung Glucosamine và ChondroitinĂn trái cây tươi: Bơ, cam, xoài, táo, bưởi,... Những thực phẩm người thoái hóa đốt sống cổ nên ănNhững thực phẩm người thoái hóa đốt sống cổ nên kiêng Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, bạn nên kiêng một số loại thực phẩm không tốt với hệ xương khớp như: Đồ chiên xào, chế biến sẵn. Hạn chế ăn thực phẩm có chứa hàm lượng Omega 6 cao. Hạn chế ăn nhiều đường và nhiều muối. Tránh xa chất kích thích Thoái hóa đốt sống cổ đơn thuần không gây nguy hiểm đến con người nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý khác. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan nếu nhận thấy có tình trạng đau nhức, mỏi ở vùng đốt sống cổ. Hy vọng những thông tin bên trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này để có biện pháp phòng ngừa, điều trị phù hợp.Xem thêm:Top những mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ tại nhà hiệu quảĐừng chủ quan khi thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinhTOP 6 thuốc trị thoái hóa đốt sống cổ an toàn hiệu quảHướng dẫn cách bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổNgười mắc thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì, kiêng gì?
Cẩm nang chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật cột sống lưngSau khi thực hiện phẫu thuật điều trị thoái hóa cột sống lưng, người bệnh rất yếu và cần được quan tâm đặc biệt. Việc chăm sóc chu đáo, đúng cách đóng vai trò rất lớn trong việc đẩy nhanh quá trình phục hồi của bệnh nhân. Vậy nên chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật cột sống lưng thế nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu nhé!Thời gian để người bệnh phục hồi sau khi phẫu thuật cột sốngPhẫu thuật điều trị thoái hóa cột sống lưng là thủ thuật mà bác sĩ sẽ thực hiện tạo một vết mổ nhỏ và đưa các dụng cụ chuyên dụng vào tới phần cột sống bị tổn thương để thực hiện thao tác loại bỏ, thay thế những mô bị hư tổn.Sau khi kết thúc phẫu thuật, hầu hết người bệnh có thể trở về nhà từ bệnh viện sau khoảng 2 đến 4 ngày. Khi trở về nhà, người bệnh chưa thể đi lại được luôn mà phải tiếp tục điều dưỡng cơ thể để thúc đẩy quá trình phục hồi của vết mổ.Thông thường, người bệnh sẽ mất khoảng 4 đến 6 tuần để trở lại làm việc đối với những công việc có tính chất vận động nhẹ như văn phòng. Còn nếu người bệnh phải lao động nặng hơn thì có thể mất tới 3 tháng hoặc lâu hơn để cơ thể có thể thích nghi và trở lại với các hoạt động lao động được.Người bệnh sẽ mất khoảng 4 đến 6 tuần để đi làm lại đối với công việc văn phòng (Ảnh minh họa)Tóm lại, thời gian để người bệnh phục hồi sau khi phẫu thuật cột sống phụ thuốc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: loại phẫu thuật mà người bệnh được thực hiện, thể trạng sức khỏe của người bệnh tốt hay kém, cách chăm sóc của người thân đội ngũ y bác sĩ,...sẽ quyết định thời gian người bệnh có thể hồi phục hoàn toàn sau khi phẫu thuật là sớm hay muộn.Ở một số người bệnh, thời gian hồi phục sẽ lâu hơn hơn là do các nguyên nhân như: thói quen hút thuốc (nicotine gây cản trở sự phát triển của xương), người bệnh có sẵn bệnh nền mãn tính như tiểu đường, bị strees, hay sử dụng Opioids lâu dài trước khi phẫu thuật,...Do đó, khi chăm sóc cho người bệnh, bạn cần khuyên bảo, động viên, giúp đỡ hộ từ bỏ những thói quen xấu và kiên trì điều dưỡng tốt thân thể theo hướng dẫn của bác sĩ để sớm ngày bình phụcHướng dẫn chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật cột sống lưngNgười bệnh sau khi phẫu thuật thường rất yếu, nên việc chăm sóc người bệnh cần đòi hỏi sự kiên nhẫn, tỉ mỉ, chu đáo. Ngoài ra, bạn cũng phải cần trao đổi với bác sĩ điều trị nhiều hơn để có nhiều thông tin và nắm bắt được những nguyên tắc cơ bản khi chăm sóc bệnh nhân phẫu thuật.Chăm sóc tại bệnh việnTác dụng phụ của thuốc gây mêGây mê là thủ thuật được tiến hành trước khi người bệnh bắt đầu ca phẫu thuật. Sau quá trình phẫu thuật, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ của thuốc gây mê như rét run, mạch nhanh, đau đầu,...những trường hợp này bạn chỉ cần theo dõi sát, thực hiện giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ, Trong trường hợp cần thiết, người bệnh sẽ được bác sĩ cân nhắc cho dùng Corticoid.Giảm đau sau phẫu thuậtSau khi thức dậy sau phẫu thuật, người bệnh bắt đầu sẽ trải qua cảm giác đau nhức, khó chịu tại vị trí mổ trong vòng từ 24h – 48h. Trong suốt khoảng thời gian này, các loại thuốc giảm đau và kháng viêm sẽ được bác sĩ chỉ định người bệnh sử dụng.Điều bạn cần làm lúc này là động viên, chia sẻ nói chuyện với người bệnh nhiều hơn, nhằm phân tán tư tưởng họ không còn tập trung cho vết mổ đang đau. Đồng thời, giúp người bệnh uống thuốc đúng giờ đúng liều nhằm ngăn cản các biến chứng có thể sau ra sau mổ, thúc đẩy quá trình hồi phục nhanh hơn.Người bệnh cần được khuyến khích, động viên tinh thần trong giai đoạn sau phẫu thuật (Ảnh minh họa)Hiện tượng chướng bụng sau mổMột số trường hợp bệnh nhân sau phẫu thuật có biểu hiện bụng chướng căng, gây cảm giác tức thở và khó chịu. Bạn có thể giúp người bệnh chườm nóng, xoa nhẹ trên bụng hình vòng tròn theo chiều kim đồng hồ, hạn chế ăn uống cho đến khi trung tiện được. Trong trường hợp người bệnh quá khó chịu, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kích thích nhu động ruột, đặt sonde dạ dày và sonde hậu mônChăm sóc vết mổSau khi phẫu thuật, người bệnh cần nằm trên đệm có độ cứng vừa phải, kê gối thấp đầu, hạn chế vận động trong 24h khi đến khi mổ để vết mổ được ổn địnhThông thường vết mổ sẽ được thay băng 2 ngày/1 lần đối với những vết mổ đặc biệt (vết mổ lớn, thấm dịch nhiều,...) và được thực hiện bởi nhân viên Y tế. Nếu vết mổ không xảy ra các hiện tượng bất thường thì người bệnh có thể cắt chỉ sau 7 đến 10 ngày kể từ ngày mổ. Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển tiến bộ trong y học thì hầu hết các vết mổ đều được đóng bằng chỉ tự tiêu nên người bệnh không cần bận bận tâm đến vấn đề cắt chỉ sau mổ.Trong quá trình chăm sóc người bệnh, bạn cũng phải thường xuyên theo dõi và kiểm tra vết mổ. Nếu bạn thấy vết mổ xuất hiện tình trạng bất thường như tấy đỏ, thấm dịch của vết mổ, tụ máu vết mổ,…thì bạn cần báo ngay với bác sĩ để sớm phát hiện điều trị kịp thời.Ăn uống sau mổTùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ quyết định thời gian nuôi dưỡng đường tĩnh mạch cho bệnh nhân. Thông thường khi bệnh nhân trung tiện là đã có thể uống nước kèm ăn nhẹ (cháo, súp, sữa). Chế độ ăn cho người bệnh cần đầy đủ, không ăn kiêng. Bạn có thể ưu tiên để người bệnh ăn nhiều đạm, nhiều rau, chuối chín, khoai lang luộc, uống đủ 1.5 – 2 lít nước hàng ngày nhằm bổ sung đủ protein và nhuận tràng.Giúp người bệnh xây dựng thực đơn đầy đủ các chất dinh dưỡng (Ảnh minh họa)Vận động trong những ngày đầu sau mổThông thường đối với những ca phẫu thuật can thiệp ở mức độ tối thiểu như phẫu thuật nội soi, phẫu thuật giải phóng chèn ép rễ thần kinh,...người bệnh đã có thể tập ngồi dật và đi lại từ ngày thứ nhất đến ngày thứ hai sau mổ với dụng cụ hỗ trợ đi lại và có sự giúp đỡ của người thânCòn nếu người bệnh thực hiện các ca phẫu thuật phức tạp hơn như cố định cột sống, thay đĩa đệm,...thì người bệnh cần nằm bất động trên giường và hạn chế các đông tác xoay, cúi ngửa lâu. Tùy vào thể trạng và mức độ phục hồi của người bệnh mà quyết định số ngày bệnh nhân có thể đi lại được. Có thể đến ngày thứ 4, thứ 5 là người bệnh đã có thể đi lại rồi nhưng cũng có người mất đến vài ba tuần.Trong suốt thời gian lưu trú và điều trị tại bệnh viện, quá trình phục hồi vết mổ giai đoạn đầu sẽ được giám sát chặt chẽ bởi đội ngũ y bác sĩ. Đến khi người bệnh đạt được một số điều kiện cơ bản sau thì có thể trở về nhà và tự chăm sóc ở nhà như:Các cơn đau đã được kiểm soát bằng thuốc uốngCó thể ra khỏi giường và di chuyển xung quanh mà không cần đến sự trợ giúp của người thânVết mổ không có dấu hiệu của sự nhiễm trùng.Đôi khi một số người bệnh đã hồi phục đủ để rời bệnh viện nhưng không đủ để ở nhà. Trong trường hợp này, người bệnh có thể được xuất viện và đến một số cơ sở phục hồi chức năng để được chăm sóc và phục hồi thêm cho đến khi được khuyên trở về nhà.Chăm sóc tại nhàSau khi mổ, cơ thể người bệnh cần được chăm sóc đặc biệt để phục hồi cũng như hạn chế những cơn đau nhức cho cơ thể. Tuy nhiên, điều này cần phụ thuộc lớn vào chế độ và sự hiểu biết về cách chăm vết mổ thoái hóa cột sống của người thân.Một số điểm bạn cần chú ý chăm sóc người bệnh ở nhà sau khi xuất hiện như:Đeo nẹp cột sống thắt lưngTheo chỉ định của bác sĩ có nên dùng nẹp cột sống thắt lưng sau mổ hay không. Nếu cố thì thời gian duy trì khoảng 3 tháng sau mổ.Việc đeo nẹp cột sống lưng giúp người bệnh sẽ cảm thấy tự tin hơn khi đứng dậy và đi lại. Ngoài ra, khi đeo nẹp cột sống người bệnh sẽ ý thức được việc giữ gìn, tránh các động tác quá mức không cần thiết, đồng thời cũng là một thông báo cho mọi người xung quanh biết bản thân mình đang có vấn đề về cột sống nhằm hạn chế các động tác va chạm xô đẩy.Bên cạnh đó, bạn cũng cần nhắc nhở người bệnh tránh lạm dụng đeo nẹp quá lâu vì điều đó có thể làm ảnh hưởng tới các khối cơ cạnh cột sống, tạo cảm giác yếu cột sống sau khi tháo nẹp.Đeo nẹp cột sống lưng giúp người bệnh vận động dễ dàng hơn (Ảnh minh họa)Sử dụng thuốcKhi xuất viện, người bệnh cũng vẫn phải tiếp tục uống thuốc theo đơn của bác sĩ kê bao gồm các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc bôi, thuốc phục hồi xương khớp,.... Bạn cần theo dõi và nhắc nhở người bệnh uống thuốc đúng giờ và tái khám lại khi người bệnh uống sắp hết thuốc. Đặc biệt, không để người người bệnh tự ý sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, tránh mang lại những rủi ro không mong muốn cho người bệnh.Dinh dưỡng cho người bệnhGiúp người bệnh xây dựng một thực đơn ăn uống khoa học, đầy đủ các chất dinh dưỡng. Ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi, vitamin D tốt quá trình tự phục hồi của xương khớp. Đặc biệt, tăng cường ăn rau xanh và các loại trái cây để bổ sung cho cơ thể một nguồn vitamin và các khoáng chất tự nhiên. Hạn chế sử dụng thực phẩm ăn nhanh, chiên xào nhiều dầu mỡ và các loại đồ uống kích thích như bia, rượu,...vì chúng sẽ ngăn cản quá trình phục hồi của người bệnh.Vận động sinh hoạtThông thường sau quá trình mổ người bệnh thường có tâm lý ngại vận động. Do đó bạn cần động viên, khích lệ họ nên đi lại nhẹ nhàng trong nhà, có thể lên xuống cầu thang. Tránh việc nằm một chỗ trong thời gian dài. Đặc biệt, bạn cần lưu ý với người bệnh không được thực hiện các động tác quay ngang ngửa, vặn vẹo hay cúi người trong thời gian này.Không được để người bệnh nằm ngủ trên võng, trên ghế sofa hay những nơi không có điểm tựa cố định. Tốt nhất nên để bệnh nhân nằm giường có đệm phù hợp.Lựa chọn đệm nằm thích hợp cho người bệnh vừa phẫu thuật cột sống lưng (Ảnh minh họa)Khi tắm rửa người bệnh không cần băng vết mổ nếu không có chất dịch chảy ra. Nên tắm rửa bằng vòi hoa sen để hạn chế ngâm vết mổ trong nước như tắm bằng bồn. Sau khi tắm bạn giúp người bệnh thấm nhẹ chỗ vết mổ cho khô và bôi thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩSau 1 – 2 tuần mổ cột sống, lúc đó người bệnh có thể hoạt động tình dục ở mức vừa phải, không thái quá để tránh ảnh hưởng tới vết mổSau mổ khoảng 6 tháng người bệnh có thể chơi được một số bộ môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, đạp xe, đi bộ và thực hiện các bài tập tốt cho cột sống. Tuyệt đối không tập luyện các bộ môn có tính chất va chạm mạnh như bóng đá, bóng chuyền,...Sử dụng thực phẩm chăm sóc xương khớpĐể chăm sóc người bệnh thoái hóa cột sống lưng một cách toàn diện, bạn có thể lựa chọn sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ xương khớp Khương Thảo Đan – là một sản phẩm của thành tựu nghiên cứu đến từ INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, có tác dụng giúp người bệnh giảm các cơn đau nhức, hỗ trợ phục hồi sụn khớp và làm chậm quá tình thoái hóa khớp.👉 Xem ngay sản phẩm: Khương thảo đan gold 120 viên Tiết kiệm 92,000đThành phần chủ yếu của viên xương khớp Khương Thảo Đan là hoạt chất KGA1 được chiết tách thành công từ cây Địa liền bởi PGS.TS Lê Minh Hà cùng với cộng sự. Hoạt chất KGA1 đã được chứng minh hiệu quả giảm đau cao gấp nhiều lần so với các thuốc giảm đau thông thường.Bên cạnh đó, sản phẩm còn chứa các bài thuốc điều trị xương khớp phổ biến như Độc hoạt tang kí sinh, Ngưu tất, Thổ phục linh,...cùng với dưỡng chất Collagen type II tạo nên một tam giác khép kín GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO đáp ứng khả năng điều trị và phục hồi xương khớp của nhiều người bệnh. Lựa chọn viên xương khớp Khương Thảo Đan hôm nay – bảo vệ sức khỏe xương khớp trong tương lai.Kết luậnPhẫu thuật là một trong những biện pháp hữu hiệu để điều trị căn bệnh thoái hóa cột sống lưng. Tuy nhiên do tính chất can thiệp vào sâu trong cơ thể nên sau phẫu thuật người bệnh rất yếu và rất dễ mắc các biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật cột sống bạn cần động viên, khích lệ tinh thần của họ, kiêng khem, uống thuốc và vận động đúng cách để vết thương mau lành. Hi vọng bài viết trên đây đã mang lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích.Xem thêm:Tư thế nằm cho người thoái hóa đốt sống lưng giúp giảm đau ngủ ngonThoái hóa khớp gối nên tập gì? Các bài tập tốt cho thoái hóa khớp!11 bài tập thoái hóa đốt sống cổ giúp giảm đau nhanh chóngBị thoái hóa khớp gối NÊN ăn gì? Chế độ dinh dưỡng tốt cho thoái hóa khớpCảnh báo: Top những triệu chứng thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất
Thoái hóa cột sống lưng có nên tập gym không?Gym là một trong những bộ môn thể thao được nhiều người lựa chọn nhằm cải thiện vóc dáng và tăng cường sức khỏe. Thông thường, khi luyện tập gym cơ thể thường phải vận động với tần suất cao nhằm đốt cháy calo và gia tăng sức bền của các nhóm cơ. Vậy khi bị Thoái hóa cột sống lưng có nên tập gym hay không? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu nhé🔴 Thoái hóa cột sống lưng là bệnh gì?Thoái hóa cột sống lưng là căn bệnh mãn tính có sự tổn thương xuất hiện tại đốt sống, đĩa đệm và các mô mềm bao xung quanh cột sống. Hiện tượng thoái hóa cột sống lưng thường diễn ra tại các vị trí đốt sống từ L1 – L5 và S1. Đây là những vị trí đốt sống thường phải chịu áp lực nhiều hơn những khu vực khác trên cột sống.Thoái hóa cột sống là hệ quả tất yếu của quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Bên cạnh đó, những thói quen hằng ngày như ngồi sai tư thế, mang vác vật nặng hay thường xuyên đi giày cao gót,... là những yếu tố thúc đẩy quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn.Cột sống khi bị thoái hóa (Ảnh minh họa)Khi mắc phải căn bệnh này bạn sẽ thường xuyên cảm thấy đau nhức tại vùng thắt lưng. Cơn đau âm ỉ kéo dài khiến bạn bị hạn chế vận động, đi lại, sinh hoạt, làm việc gặp nhiều khó khăn.Để điều trị căn bệnh này ngoài việc uống thuốc, nhiều người cũng tự tìm đến cho mình các phương pháp luyện tập thể dục khác nhau, trong đó gym là bộ môn đang được nhiều người bệnh quan tâm và đặt câu hỏi có nên tập hay không.🔴 Khi bị thoái hóa cột sống lưng có nên tập gym hay không?Khi bị thoái hóa cột sống lưng đa số bệnh nhân thường nằm im một chỗ, ngại vận động đặc biệt không tập thể dục vì sợ những cơn đau lưng hành hạ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia xương khớp việc không tập thể dục và chỉ nằm im một chỗ sẽ cho tình trạng bệnh càng trở nên tồi tệ hơn. Lý do là nằm một chỗ không vận động sẽ khiến các cơ xương khớp không được tái tạo, quá trình thoái hóa càng diễn ra nhanh hơn khiến cho tình trạng bệnh càng trở nên nghiệm trọng hơnViệc nằm im một chỗ khiến bệnh không những không có tiến triển tốt mà còn làm cho nó càng tồi tệ hơn. Lý do là bởi khi vận động, các khớp xương của bạn sẽ liên tục được tái tạo và hoạt động trơn tru. Nếu nằm một chỗ mà không vận động sẽ càng thúc đẩy quá trình lão hóa của các khớp, xương và khiến cho tình trạng bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.Các nghiên cứu thực tế trên thế giới cũng đã chỉ ra rằng, việc chăm chỉ luyện tập thể dục hàng ngày có thể giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh tới 28%.Cụ thể việc việc luyện tập gym mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích như:Cải thiện tuần hoàn máu, giúp máu lưu thông được dễ dàng, mang các dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng sụn khớp và đĩa đệm.Tăng cường được sức mạnh của các nhóm cơ giúp cột sống giảm bớt áp lực.Duy trì được cân nặng ở mức hợp lý. Phòng ngừa được thoái hóa do béo phì.Giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa chấn thương, làm chậm lại quá trình thoái hóa và phòng ngừa loãng xương hiệu quả.Hơn thế nữa, luyện tập gym còn giúp bạn phòng tránh được các bệnh tât khác như : tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, cao huyết áp,..Đồng thời, còn mang lại cho bạn một tinh thần sảng khoái và lạc quan.Như vậy có thể nói rằng, gym đem lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe của xương khớp. Thoái hóa cột sống lưng hoàn toàn có thể tập gym. Tuy nhiên do gym là bộ môn tập tương đối nặng và rất dễ xảy ra chấn thương. Vì vậy bạn phải chọn những bài tập gym phù hợp với tình trạng bệnh.Tốt hơn cả, nếu bạn lựa chọn gym để luyện tập thì bạn nên tham khảo trước với bác sĩ để xem xét sự phù hợp với tình trạng bệnh của bạn. Đồng thời, bạn cũng sẽ phải trao đổi với huấn luyện việc về tình trạng bệnh của mình nhằm xây dựng được kế hoạch luyện tập phù hợp mang lại kết quả tốt, đảm bảo an toàn cho bạn.🔴 Nguyên tắc tập luyện khi thoái hóa cột sống lưngTheo BS Nguyễn Trương Minh Thế, chuyên khoa cơ xương khớp, Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương chia sẻ nguyên tắc khi điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng là tạo điểm tựa vững chắc cho cột sống ở vùng thắt lưng bằng việc cũng cố các cơ và dây chằng vùng thắt lưngKhi các nhóm cơ và dây chằng ở vùng thắt lưng được củng cố và rèn luyện tốt sẽ giảm gánh nặng lên cột sống và các đĩa đệm từ đó giúp giảm đau và phòng ngừa sự tái phát của cơn đau cơn đau.Rất nhiều trường hợp chấn thương cột sống dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm trong khi tập thể hình là do tâm lý chủ quan, do tập sai động tác, do nóng vội… Do đó cần tập trung tập đúng tư thế và động tác theo hướng dẫn của huấn luyện viên.Trường hợp thoái hóa cột sống lưng có nguyên nhân do tuổi tác không phải do chấn thương thì bạn càng cần phải luyện tập hàng ngày. Chú ý trước khi tập gym ban nên vận động kỹ làm nóng cơ thể, tập luyện từ từ nhẹ nhàng, tập đúng các động tác để phòng tránh các điều đáng tiếc xác ra như: bong gân, dây chằng bị rách, tổn thương cột sống…Trong quá trình tập, bệnh nhân nên dùng dây lưng thể thao cố định phần lưng bị thoái hóa. Các động tác xà đơn, bơi, kéo giãn lưng từ từ… rất tốt cho điều trị thoái hóa cột sống. Tuy nhiên, trong cơn đau cấp, tạm thời không tập bài tập squat và deadlift vội mà tập cho lưng dưới khoẻ với ghế lưng dưới trước đã. Khi tập bạn nên đeo đai bảo vệ lưng cho an toàn.🔴 Các bài tập gym giảm đau lưng phù hợp với người bị thoái hóa cột sốngBài tập nâng hôngBài tập lưng này tương đối dễ thực hiện nhưng lại có thể tác dụng lực rất tốt lên vùng cột sống lưng, nhất là lưng dưới. Khi tập cần siết chặt hông sẽ giúp ức chế cơn đau cột sống. Đồng thời kéo giãn các đốt sống để làm tăng độ linh hoạt cũng như khả năng vận động.Bài tập nâng hôngCách thực hiệnThực hiện thường xuyên bài tập thể dục chữa đau thắt lưng này mỗi sáng khi ngủ dậy theo hướng dẫn như sau:Nằm thẳng trên thảm tập hoặc mặt sàn. Tư thế chân tay duỗi thẳng.Tốt nhất là nên nằm trên những thứ mềm mại sẽ giúp quá trình luyện tập tốt hơn.Co đầu gối lại, giữ chân vuông góc với mặt sàn, nâng lưng lên từ từ.Siết thật chặt hông và sử dụng lực để đẩy phần hông lên cao.Phần tay vẫn tiếp tục duỗi thẳng. Nằm với tư thế này khoảng 5 giây rồi hạ lưng trở về vị trí ban đầu.Tiếp theo là hóp bụng để cho mặt lưng áp hẳn vào mặt sàn để trong khoảng 5 giây rồi trở lại tư thế chuẩn bị.Bạn nên thực hiện bài tập đau lưng này khoảng 5 lần mỗi ngày rồi tăng dần lên 30 lần/ngày để cải thiện độ linh hoạt của xương khớp. Mới đầu tập không nên quá gắng sức, cơ thể sẽ không chịu đựng được lực tác động liên tục, nhưng cần về sau thì cường độ hoàn toàn có thể tăng thêm.Bài tập Gập bụngĐây là bài tập vô cùng đơn giản mà bạn có thể tự tập tại nhà hằng ngày. Khi tập gập bụng là lúc cơ hông của bạn được siết chặt và dùng lực từ cơ bụng để gập. Do đó mà phần cơ bụng của bạn được săn chắc lại giúp cột sống giảm bớt áp lực.Gập bụng (Ảnh minh họa)Cách thực hiện- Bạn nằm ngửa trên sàn tập. Hai tay đưa ra sau gáy, chân co lên thoái mái.- Tiếp đến, bạn dùng lực siết chặt hông rồi đẩy phần thân trên lên đến khi ngồi cả người dậy, phần thân dưới giữ nguyên.- Lặp lại động tác 5 – 7 lượt/lần, mỗi bài tập khoảng 3 lần.- Ngoài việc tự tập ở nhà, bạn có thể đến các phòng tập gym để tập có sự hỗ trợ của máy gập bụng. Tuy nhiên, khi sử dụng bạn nên chỉnh độ cao của máy phù hợp để tránh gặp phải rủi ro.Bài tập cơ lưng dưới trên ghế HyperextensionHyperextension được dịch sang tiếng Việt là bài tập “gập người tập lưng dưới trên ghế” và có dùng đến chiếc ghế tập chuyên dụng là Hyperextension Bench – loại ghế này bạn sẽ thường gặp ở các phòng tập chuyên nghiệp.Bài tập Hyperextension tập trung vào phần lưng dưới, giúp làm tăng cơ, kéo dãn cột sống. Đồng thời, giúp giải phóng các dây thần kinh khỏi sự chèn ép, từ đó hạn chế được các triệu chứng đau nhức của bệnhBài tập cơ lưng dưới trên ghế Hyperextension (Ảnh minh họa)Cách thực hiện- Khi bạn nằm trên ghế Hyperextension thì chỉ có phần đùi ở trên ghế. Gót chân được đặt vào bên dưới đệm đỡ. Hai tay giữ trước ngực- Bạn thở ra mà uốn lưng xuống đến khi cơ thể song song với sàn thì dừng laị. Lúc này bạn sẽ thấy cơ đùi sau và cơ lưng căng ra- Sau đó, bạn hít vào và từ từ nâng người lên trở lại. Chú ý lưng vẫn thẳng và không xoay hông nhằm tránh gây chấn thương.🔴 Cần lưu ý gì trong quá trình tập gym điều trị thoái hóa cột sống lưngCũng theo BS Minh Thế, khi bị thoái hóa đốt sống lưng, tập luyện phải theo nguyên tắc là tập thong thả, nhẹ nhàng, không được cố quá sức gây đau. Tập đúng động tác, kết hợp thở sâu, nhịp nhàng, nâng dần mức độ tập luyện để tăng cường tính linh hoạt của các khớp cột sống, tăng cường sức mạnh và sự dẻo dai của các khối cơ, dây chằng ở vùng lưng, giúp cho sự cân bằng cần thiết các tư thế cột sống, giảm dần cảm giác đau. Giai đoạn đầu có thể kết hợp dùng thuốc giảm đau, sau đó bỏ dùng thuốc, chỉ kết hợp tập luyện và xoa bóp.Trước khi luyện tập bạn nên làm nóng cơ thể bằng các bài tập khởi động, nhằm hạn chế các chấn thương có thể xảy ra.Chú ý tập đúng kỹ thuật, tránh cho các cơ bị căng cứng, làm tình trạng thoái hóa trở nên nghiêm trọngKhi tham gia luyện tập bạn không nên nóng vội hi vọng tình trạng bệnh của mình ngày một ngày hai đã được cải thiện. Luyện tập là cả một quá trình, tập từ dễ tới khó để giúp cơ thể cũng như hệ xương từ từ thích nghi với quá trình tập luyệnMỗi buổi tập gym bạn chỉ nên dành 30 – 45 phút cho việc tập luyện. Tập quá nhiều khi cột sống đang gặp vấn đề rất dễ khiến bệnh diễn biến xấuTránh thực hiện các bài tập vận động quá nặng như: nhấc vật nặng qua đầu, đặt vật nặng lên vai, xoay lưng hoặc xoay cổ quá mức.🔴 Hướng dẫn bạn xử lý cơn đau xuất hiện trong khi tập gymTrong quá trình tập gym, chúng ta rất khó tránh khỏi các cơn đau nhức xuất hiện. Nguyên nhân gây nên biểu hiện đau nhức có thể do bạn đang tập sai kỹ thuật, lựa chọn bài tập không thích hợp hoặc do bạn đang luyện tập quá sức. Vậy ngay khi bạn cảm thấy đau nhức, bạn cần thực hiện giảm đau bằng các bước sau:Tạm ngưng bài tập đang thực hiệnBất động tạm thời vùng đau ở tư thế nghỉ, giữ cột sống được thẳng.Sử dụng liệu pháp lạnh chườm vào vùng đang bị đau nhức hoặc dùng các thuốc xịt giảm đauNếu bạn không thấy tình trạng thuyên giảm thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám.🔴 Gợi ý cho bạn một số bộ môn thể thao phù hợp khácNgoài việc luyện tập gym, thì để hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống lưng còn có rất nhiều bộ môn thể thao khác được các chuyên gia xương khớp khuyến khích luyện tập.- Đi bộ: Đây là bộ môn mà hầu hết ai cũng có thể luyện tập bởi tính chất đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn công sức và cũng tiết kiệm chi phí. Đi bộ giúp bạn tăng cường sức mạnh nhóm cơ ở bàn chân, cẳng chân, hông và thân người. Đồng thời, kết hợp với việc hít thở sâu giúp tăng cường tuần hoàn, khả năng trao đổi chất của cơ thể giúp nuôi dưỡng và bảo vệ sụn khớp một cách tốt hơn.Đi bộ cũng là một trong những bộ môn vừa đơn giản vừa tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa)- Tập yoga: các bài tập của Yoga chú trọng vào tư thế luyện tập, sự tập trung và cảm nhận của người tập. Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả của Yoga trong việc điều trị thoái hóa cột sống lưng. Luyện tập yoga giúp các đốt sống được giãn ra, tránh gây chèn ép lên các rễ dây thần kinh, tăng cường đàn hồi và sự dẻo dai cho cột sống. Bên cạnh đó, yoga còn giúp bạn giảm tình trạng co cứng cột sống khi thức dậy vào buổi sáng- Thái cực quyền: là một hình thức dưỡng sinh vô cùng hiệu nghiệm cho người bị đau cột sống. Bên cạnh việc giúp tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp, thái cực quyền còn có tác dụng cân bằng nguyên khí cho cơ thể, điều hòa âm dương, định thần an tâm, giúp người tập luyện không chỉ giảm các cơn đau nhức hiệu quả mà còn giúp đầu óc minh mẫn, sảng khoái.- Bơi lội: lý do mà các bác sĩ khuyến khích người bệnh của mình nên lựa chọn bơi lội, vì khi hoạt động ở trong nước cột sống lưng hầu như không phải chịu tác động từ trọng lượng của cơ thể mà vẫn có thể rèn luyện các nhóm cơ trở nên khỏe mạnh và vững chắc. Trong quá trình bơi lội, các chức năng của hệ hô hấp cũng được củng cố đáng kể, nhờ đó máu lưu thông dễ dàng đến các vị trí cột sống bị thoái hóa, giúp giảm đau hiệu quả.🔴 Lời khuyên từ chuyên giaSong song với việc tập gym, các chuyên gia xương khớp khuyên bạn sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị để giảm nhanh các triệu chứng đau nhức và làm chậm quá trình thoái hóa cột sống lưng.Trong số các sản phẩm xương khớp trên thị trường, hiện Khương Thảo Đan đang là sản phẩm được nhiều chuyên gia và bệnh nhân tin tưởng.Khương Thảo Đan - Sản phẩm kế thừa thành tựu khoa học từ Viện Hàn lâm KH&CN Việt NamĐối với bệnh nhân bị thoái hóa xuong khớp nói chung và thoái hóa cột sống thắt lưng nói riêng, Khương Thảo Đan mang lại nhiều công dụng hỗ trợ:Hỗ trợ giảm đau, giảm các triệu chứng viêmHỗ trợ làm trơn khớp và phục hồi sụn khớpHỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớpBẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhấtĐặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY🔴 Kết luậnGym là bộ môn thể thao mà bạn hoàn toàn có thể lựa chọn tập luyện nhằm hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống lưng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, tránh gây ra thêm tổn thương cho cột sống bạn cần chọn lựa được bài tập phù hợp, tập luyện đúng cách. Tốt nhất bạn nên tập luyện dưới sự giám sát của huấn luyện viên để hạn chế chấn thương có thể xảy ra thêm. Hi vọng bài viết trên đây đã mang lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích.Xem thêm:Thoái hóa khớp gối nên tập gì? Các bài tập tốt cho thoái hóa khớp!11 bài tập thoái hóa đốt sống cổ giúp giảm đau nhanh chóngBị thoái hóa khớp gối NÊN ăn gì? Chế độ dinh dưỡng tốt cho thoái hóa khớpTư thế nằm cho người thoái hóa đốt sống lưng giúp giảm đau ngủ ngonCẩm nang chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật cột sống lưng