Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp

TOP 6 thuốc trị thoái hóa đốt sống cổ an toàn hiệu quả

Thoái hóa đốt sống cổ uống thuốc gì là vấn đề được nhiều người bệnh đặc biệt quan tâm khi đứng giữa thị trường có vô vàn loại thuốc khác nhau như hiện nay. Nếu bạn còn đang băn khoăn không biết nên uống thuốc gì để điều trị thoái hóa đốt sống cổ, nhất định không được bỏ qua bài viết dưới đây. Những loại thuốc trị thoái hoá đốt sống cổ tốt nhất được chúng tôi tổng hợp chi tiết trong thông tin bên dưới, mời bạn đọc cùng theo dõi. Thoái hóa đốt sống cổ uống thuốc gì?Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh xương khớp điển hình, nhiều người mắc phải. Những cơn đau nhức ở vùng cổ, vai gáy thường khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, vận động khó khăn. Chính vì vậy, bất kể ai khi bị đau nhức đều mong muốn giải quyết triệu chứng nhanh chóng. Thuốc trị thoái hóa đốt sống cổ chính là một trong những lựa chọn hàng đầu. Với sự phát triển mạnh mẽ của y học hiện nay, thị trường có nhiều loại thuốc có tác dụng chữa thoái hóa đốt sống cổ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải thuốc nào cũng “chuẩn” và cho hiệu quả cao. Đây chính là nguồn cơn dẫn đến câu hỏi Thoái hóa đốt sống cổ uống thuốc gì được đặt ra một cách rộng rãi. Thoái hóa đốt sống cổ uống thuốc gì? Hiện nay, thuốc Tây y và Đông y là hai loại thuốc chính được ứng dụng điều trị thoái hóa đốt sống cổ. Mỗi loại có ưu và nhược điểm riêng. Cơ chế tác động cũng khác nhau, cụ thể: Thuốc Tây y cho hiệu quả điều trị và giảm đau nhanh chóng. Nhờ vậy, bệnh nhân có thể dễ dàng cắt đứt được triệu chứng đau nhức của bệnh ngay tức thì.Thuốc Đông y bào chế từ thành phần tự nhiên, cho hiệu quả mang tính lâu dài hơn khi tác động sâu vào tạng phủ, tăng sức đề kháng. Thuốc phát huy tác dụng chậm hơn so với tây y nhưng an toàn, không gây tác dụng phụ. Các loại thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổNên chọn loại thuốc thoái hóa đốt sống cổ nào tốt? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay những loại thuốc điển hình từ Tây đến Đông y dưới đây: Thuốc Tây chữa thoái hóa đốt sống cổ Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, thuốc Tây thường được người bệnh nghĩ đến đầu tiên. Sở dĩ vậy bởi các loại thuốc tây dễ tìm tại các hiệu thuốc, cho tác dụng nhanh và mạnh trong việc giảm đau vùng cổ gáy. Tuy vậy, thuốc cần được sử dụng đúng liều lượng và thời gian, tuyệt đối không được lạm dụng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.  Một số loại thuốc Tây thường được các bác sĩ kê trong đơn thuốc của người bệnh thoái hóa đốt sống cổ gồm: Thuốc giảm đau thông thường Với trường hợp bị đau nhức, thuốc giảm đau luôn là lựa chọn số một của người bệnh. Nhóm thuốc này thích hợp dùng cho trường hợp bệnh mới phát tác, cho tác dụng giảm đau nhanh nhưng không có khả năng chống viêm. Paracetamol là một trong những thuốc giảm đau phổ biến nhất, dùng cho cơn đau từ nhẹ đến trung bình. Nếu duy trì sử dụng để giảm đau trong thời gian dài có thể khiến cơ thể bị nhờn thuốc, ảnh hưởng nội tạng như gan, thận. Thuốc giảm đau thông thường sử dụng cho giai đoạn đầu của bệnhThuốc chống viêm không Steroid (NSAID) Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau, chống viêm thường được dùng khi thuốc giảm đau thông thường không phát huy được hiệu quả như mong muốn. Nhóm NSAID có những loại thuốc phổ biến như Diclofenac, Meloxicam, Aspirin,... Thuốc tác động bằng cách ức chế cyclooxygenase toàn thân, giúp giảm đau, kháng  viêm mạnh. Tuy nhiên, không nên dùng thuốc trong thời gian dài vì có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày dẫn đến viêm loét, xuất huyết dạ dày. Thuốc giảm đau gây nghiện (Opioid) Nhóm thuốc này được sử dụng khi bị đau nhiều, cơn đau tiến triển nặng và sang giai đoạn mãn tính. Thuốc tác động trực tiếp lên hệ thần kinh của người bệnh, giúp giảm nhanh các cơn đau. Tuy nhiên, thuốc này có thể gây nghiện nên người bệnh cần giảm liều dần dần và không được lạm dụng thuốc. Một số tác dụng phụ: tiêu chảy, mất ngủ, hoang tưởng, xuất hiện ảo giác,... Thuốc chữa thoái hóa cột sống cổ Corticoid Đây là thuốc giảm đau hạng nặng, chỉ dùng cho những trường hợp bệnh không đáp ứng các loại thuốc giảm đau nêu trên. Đặc biệt, thuốc chỉ được dùng trong liệu trình ngắn. Nếu người bệnh lạm dụng trong thời gian dài có thể gây hại cho sức khỏe như suy giảm sức đề kháng, nhiễm trùng, đục thủy tinh thể,... Thuốc corticoid dạng tiêm giúp giảm đau trực tiếpThuốc Corticoid hiện được bào chế dưới dạng uống và dạng tiêm. Với thuốc này, người bệnh không được tự ý sử dụng tại nhà mà cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn. Điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc Đông y Bởi độ lành tính cao, an toàn, không gây tác dụng phụ nên thuốc Đông y cũng là thuốc trị thoái hóa đốt sống cổ được nhiều người bệnh lựa chọn. Theo đông y, thoái hóa đốt sống cổ xuất phát do khí huyết bị bế tắc, ứ trệ gây ra hiện tượng đau nhức. Muốn điều trị được bệnh cần tăng cường lưu thông khí huyết, tăng sức đề kháng cho cơ thể, cường gân mạnh cốt. Dựa trên tình trạng bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh, các thầy thuốc y học cổ truyền sẽ lên đơn thuốc phù hợp với mỗi bệnh nhân. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y trị thoái hóa đốt sống cổ điển hình: Bài thuốc bạch hổ quế chi thangĐây là bài thuốc chữa đốt sống cổ thuộc thể phong hàn (bệnh phát tác khi trời lạnh) với các triệu chứng điển hình như đau vùng cổ vai gáy, lưng trên, gáy bị cứng, cử động khó khăn,... Bài thuốc này có tác dụng khứ phong, tán hàn, thông kinh lạc. Nguyên liệu: Táo đại: 3 quảMộc qua: 9gBạch thược: 9gXương truật: 9gQuy đầu: 9gQuế chi: 9gXuyên khung: 9gCam thảo: 6gCát căn: 15gSinh khương: 3gTam thất: 3g.Bài thuốc bạch hổ quế chi thang chữa thoái hóa đốt sống cổCách dùng: Lấy toàn bộ nguyên liệu cho vào ấm, thêm nước để sắc uống. Mỗi lần sắc chia nước thành 3 lần uống. Dùng thuốc liên tục trong 10 ngày để cảm nhận hiệu quả. Bài thuốc trị thoái hóa đốt sống cổ thể hàn đờm Các triệu chứng điển hình của thể hàn đờm là đau đầu, chóng mặt, đau cổ gáy lan xuống lưng vai. Với bài thuốc trị thoái hóa đốt sống cổ thể hàn đờm, thuốc tác động để hóa đờm, trừ thấp, hoạt huyết, thông kinh hoạt lạc. Nguyên liệu: Quả táo: 3 quảCam thảo: 6gTrần bì: 8gChỉ thực: 8gQuế chi: 12gPhòng phong: 12gXương truật: 12gXuyên khung: 12gHoàng cầm: 12gCốt toái bổ: 12gKhương hạt: 12gĐẳng sâm: 16gBạch linh: 16gBài thuốc trị thoái hóa đốt sống cổ thể hàn đờmCách dùng: Cho hết nguyên liệu vào ấm sắc thuốc, mỗi ngày sắc 1 thang và chia thành 3 lần uống khi nước còn ấm. Sắc liên tục hàng ngày và sử dụng để các triệu chứng được đẩy lùi. Lưu ý khi sử dụng thuốc trị thoái hóa đốt sống cổ Chắc hẳn, với những thông tin trên bạn đọc đã biết thoái hóa đốt sống cổ nên uống thuốc gì. Tuy nhiên, không chỉ cần chọn đúng thuốc để uống mà trong quá trình điều trị, bạn còn cần lưu ý những điều dưới đây để nhận lại được hiệu quả trị bệnh tốt nhất: Đối tượng người bệnh là phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú nên tránh sử dụng thuốc đặc trị thoái hóa đốt sống cổ. Những bệnh nhân có bệnh lý về tim mạch, gan, thận,... cần cân nhắc và lựa chọn đúng loại thuốc để sử dụng. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và để bác sĩ kê đơn thuốc để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi sử dụng thuốc, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, không tự ý thêm hoặc giảm liều thuốc. Ngoài những lưu ý sử dụng thuốc, khi xác định điều trị bệnh, người bệnh cần thực hiện một số việc như sau: Xây dựng lối sống lành mạnh, nghỉ ngơi điều độ, ăn uống khoa học và đẩy mạnh bổ sung chất tốt cho hệ xương khớp. Kết hợp tập thể dục nhẹ nhàng, massage các vị trí đau nhức giúp giảm đau hiệu quả. Tong quá trình điều trị bằng thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh cần theo dõi tình trạng sức khỏe nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần liên hệ ngay bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ xử lý kịp thời. Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp câu hỏi thoái hóa đốt sống cổ uống thuốc gì. Hy vọng những loại thuốc nêu trên có thể giúp bạn giảm triệu chứng của bệnh an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, các chuyên gia xương khớp khuyên người bệnh nên đến cơ sở y tế thăm khám để nhận biết đúng bệnh cũng như nhận phác đồ điều trị phù hợp từ người có chuyên môn.Xem thêm:Top những mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ tại nhà hiệu quảĐừng chủ quan khi thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinhBệnh thoái hóa đốt sống cổ: Nguyên nhân và dấu hiệuHướng dẫn cách bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổNgười mắc thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì, kiêng gì?

Top những mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ tại nhà hiệu quả

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc sử dụng thuốc Tây có thể chấm dứt tình trạng đau nhức trong thời gian ngắn nhưng lại tồn tại nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Vì vậy, nhiều người khi bị bệnh ở giai đoạn nhẹ thường lựa chọn áp dụng mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ tại nhà vừa đơn giản, hiệu quả lại an toàn đối với sức khỏe. Thoái hóa đốt sống cổ có chữa được không?Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng hình thành do quá trình thoái hóa các đĩa đệm cổ, hư khớp hoặc do dây chằng dọc cổ có hiện tượng lắng đọng canxi. Khi bệnh xuất hiện, người bệnh có thể cảm thấy mất cảm giác tay, teo cơ, thoát vị đĩa đệm, thậm chí là tàn phế khi không được điều trị sớm. Tuy nhiên, khi bị bệnh này, nhiều người thắc mắc thoái hóa đốt sống cổ có chữa được không? Với câu hỏi này, chúng tôi xin được giải đáp như sau: Cột sống khi bị thoái hóa, khả năng khôi phục lại như trạng thái ban đầu gần như là không thể. Theo đó, hiện nay, chưa có bất kỳ phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn tình trạng thoái hóa đốt sống cổ. Thoái hóa đốt sống cổ không thể chữa tận gốc nhưng có nhiều biện pháp làm giảm tiến triển bệnh hiệu quảMặc dù vậy, người bệnh cũng không cần quá lo lắng, thay vào đó bạn hoàn toàn có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh cũng như làm giảm quá trình bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu. Nặng nhất có thể khiến cơ bị teo, mất khả năng vận động hoặc bại liệt,... Các bài tập thoái hóa đốt sống cổ đơn giảnBài tập chữa thoái hóa đốt sống cổ có khả năng giảm đau hiệu quả. Qua các động tác, người bệnh có thể kiểm soát được cơn đau nhức ở vùng cổ, bả vai, cánh tay và giảm áp lực lên cột sống. Dưới đây là một số bài tập tốt cho người bị thoái hóa đốt sống cổ bạn có thể tham khảo: Bài tập gập và xoay cổ Các thao tác gập cổ giúp kéo giãn, làm thẳng các khớp ở vùng cổ và giúp cho việc cử động được linh hoạt hơn. Bạn có thể thực hiện bằng cách sau:Đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, mười đầu ngón tay đan vào nhau, lòng bàn tay hướng lên trên ép trước bụng, cổ gập về phía trước. Cằm chạm vào ngực và lật lòng bàn tay úp xuống dưới, hai tay duỗi thẳng, ngửa cổ ra sau đầu tầm 3 - 5 giây. Kiên trì thực hiện bài tập từ 3 - 5 lần giúp mang lại hiệu quả tốt hơn. Ngoài bài tập gập cổ, bạn cũng có thể áp dụng bài tập xoay cổ để cải thiện triệu chứng đau nhức do thoái hóa đốt sống cổ gây ra như sau: Ngồi tư thế thư giãn, cúi thấp cổ chạm cằm và giữ lưng thẳng. Nghiêng cổ sang phía bên trái gập vào bả vai trái và ngược lại với bên phải, sau đó ngửa cổ ra sau, mắt hướng lên trần nhà. Mỗi động tác thực hiện khoảng 2 lần, giữ trong khoảng 5 giây đến khi thấy cơ cổ bị căng. Bài tập gập cổ dễ thực hiện, giảm đau nhanh chóngCách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng tập yoga Yoga đòi hỏi sự dẻo dai nên có thể giúp cho cơ của bạn được vận động linh hoạt. Tập đúng động tác sẽ giúp tăng sức mạnh cho nhóm cơ cổ, tăng lưu thông máu lên vùng cổ - vai - gáy: Tư thế cúi gập người: Bạn đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, vai thả lỏng. Hít vào giơ tay lên cao và thở ra gập người xuống cho ngón tay chạm sàn, ôm lấy mắt cá chân, ngực ép vào đùi, mắt nhìn ra sau và hít thở đều. Trở về tư thế ban đầu và thực hiện lại vài lần. Tư thế chiến binh II: Đứng thẳng, hai chân rộng bằng mép thảm yoga, hít sâu đạp chân trái ra phía sau, hai tay dang song song với mặt đất, lòng bàn tay hướng xuống dưới. Sau đó thở ra và gập gối phải vuông góc với thân người, quay đầu nhìn sang phải, mắt nhìn theo tay và giữ tư thế, thở đều. THực hiện với bên ngược lại. Tư thế nhân sư: nằm sấp trên mặt phẳng, khuỷu tay đặt cạnh vai, ấn lòng bàn tay và cẳng tay xuống sàn. Cơ mông - đùi siết chặt, hít vào và rướn ngực về phía trước, cổ hơi ngửa và mắt nhìn lên trần nhà. Hít thở đều trong 15 giây và trở về trạng thái ban đầu. Bài tập yoga giúp giảm đau thoái hóa đốt sống cổ nhanh chóngCác bài thuốc chữa thoái hoá đốt sống cổNgoài các bài tập giúp giảm áp lực lên cơ cổ và tăng tuần hoàn máu, bệnh nhân có thể tham khảo kết hợp dùng các bài thuốc chữa thoái hóa đốt sống cổ. Khi bệnh tình ở mức độ nhẹ, các bài thuốc dân gian thường cho hiệu quả giảm đau nhanh chóng. Một số mẹo bạn có thể tham khảo và áp dụng như sau: Sử dụng gừng và rượu nhồi đu đủ Trong Đông y, gừng có tác dụng giải cảm và điều trị các triệu chứng đau nhức liên quan đến xương khớp. Sử dụng gừng, rượu và đu đủ giúp mang lại hiệu quả giảm đau cao và dễ thực hiện. Nguyên liệu gồm có: gừng tươi (2 củ), đu đủ xanh (1 quả), rượu trắng có nồng độ cồn cao (½ ly).Cách làm và sử dụng: Rửa sạch gừng tươi và giã nát, trộn với rượu trắngĐu đủ xanh mang đi rửa sạch, cắt bỏ cuống thấy ruột bên trong để nhồi gừng đã trộn rượu vào. Đậy nắp đu đủ lại và để trên bếp có than hồng. Chờ đến khi đu đủ mềm, đem bóp nhuyễn và bọc vào lớp vải, đắp trực tiếp lên vùng cổ bị đau nhức. Dùng mật ong và ngải cứu chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ Ngải cứu là một trong những vị thuốc nam có nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau. Với người bị thoái hóa đốt sống cổ cũng có thể áp dụng bài thuốc này. Nguyên liệu: Lá ngải cứu (300g), mật ong (2 - 3 muỗng). Cách làm và sử dụng: Lá ngải cứu mang đi rửa sạch và ngâm nước muỗi pha loãng để loại bỏ hết bụi bẩn. Dùng cối giã nhuyễn lá ngải cứu, vắt lấy riêng nước và trộn với mật ong để uống. Sử dụng liên tục trong khoảng 2 tuần để cảm nhận được hiệu quả rõ rệt nhất. Mật ong và ngải cứu chữa thoái hóa đốt sống cổBột quế và mật ong - mẹo chữa thoái hóa cột sống cổ hiệu quảĐiều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng mật ong và bột quế cũng là bài thuốc được nhiều người áp dụng. Với khả năng chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa, bộ đôi bột quế và mật ong được xem là giải pháp hoàn hảo với người bị thoái hóa đốt sống cổ. Nguyên liệu: Bột quế (1 muỗng cà phê), mật ong (2 muỗng cà phê), nước ấm (250ml). Cách làm và sử dụng: Trộn mật ong với bột quế lại với nhau và thêm nước ấm, khuấy đều và uống. Mỗi ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối sẽ cho hiệu quả cao trong việc đẩy lùi cơn đau vùng đốt sống cổ. Sử dụng Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Khương Thảo ĐanNgoài các biện pháp nêu trên, một trong những mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ tốt nữa là người bệnh có thể tham khảo sử dụng thực phẩm chức năng. Với nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, Viên Xương Khương Thảo Đan là một trong những sản phẩm chăm sóc sức khỏe được nhiều người bệnh thoái hóa đốt sống tin tưởng lựa chọn. Khương Thảo Đan là sản phẩm hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống cổ an toàn, nhanh chóngDù chỉ là thực phẩm chức năng không thể thay thế thuốc điều trị nhưng khi sử dụng Khương Thảo Đan đúng liều lượng khuyên dùng, người bệnh có thể cảm nhận được hiệu quả rõ rệt trong việc giảm đau và phục hồi hệ xương khớp. Cụ thể, sản phẩm tác động vào vùng đốt sống cổ theo cơ chế: GIẢM ĐAU - CHỐNG VIÊM - PHỤC HỒI SỤN KHỚP BỊ THOÁI HÓA. Qua đó, giúp người bệnh giảm đau một cách an toàn, phục hồi hệ xương khớp hiệu quả, ngăn chặn bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu. Đặc biệt, với nguồn gốc thành phần được nghiên cứu, kiểm định rõ ràng, Khương Thảo Đan đảm bảo tuyệt đối về độ an toàn, không gây tác dụng phụ cho người bệnh sử dụng. Trên đây là một số mẹo chữa thoái hóa đốt sống cổ chuyên trang chúng tôi tổng hợp muốn gửi tới bạn đọc. Hy vọng qua những thông tin nêu trên có thể giúp bạn hiểu hơn về bệnh lý này cũng như chọn ra được giải pháp điều trị phù hợp, an toàn và cho hiệu quả cao. Xem thêm:Đừng chủ quan khi thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinhBệnh thoái hóa đốt sống cổ: Nguyên nhân và dấu hiệuHướng dẫn cách bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổNgười mắc thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì, kiêng gì?Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không?

Có nên phẫu thuật chữa thoái hóa cột sống lưng không?

Thoái hóa cột sống lưng là tình trạng tổn thương các thân đốt sống, đĩa đệm và dây chằng, dẫn đến hình thành gai xương cột sống, gây chèn ép rễ thần kinh. Bệnh không chỉ gây nên những cơn đau nhức âm ỉ, dai dẳng mà còn rất dễ gây thêm các biến chứng nguy hiểm. Vậy để kiểm soát căn bệnh này có nên điều trị bằng phương phẫu thuật thoái hóa đốt sống lưng hay không? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu nhé!Có nên phẫu thuật thoái hóa cột sống lưng hay không?Khi nào nên phẫu thuật thoái hóa đốt sống lưng?Theo các chuyên gia xương khớp, phẫu thuật mổ thoái hóa cột sống chỉ nên thực hiện khi người bệnh đã trải qua các biện pháp chữa bệnh bảo tồn ( không can thiệp vào cột sống)  khác nhưng không có hiệu quả. Đây là lựa chọn cuối cùng để giúp người bệnh giảm cơn đau, khôi phục khả năng vận động và đưa cột sống trở về hình dạng ban đầu.Đa số bệnh nhân tưởng rằng mổ thoái hóa cột sống thắt lưng là biện pháp hữu hiệu nhất, giúp giải quyết triệt để căn bệnh và bệnh nhân có thể phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên, thực tế các chuyên gia cảnh báo rằng phẫu thuật chữa thoái hóa cột sống không phải là biện pháp hoàn hảo nhất để giải quyết bệnh bởi phẫu thuật chỉ giúp giảm đau, giảm triệu chứng và người bệnh vẫn có nguy cơ bị tái phát thoái hóa nếu sinh hoạt không khoa học. Ngoài ra, sau những ca phẫu thuật đều có những biến chứng mà người bệnh có thể phải đối mặt.Vì vậy, các chuyên gia xương khớp nhận định, không phải ai cũng có thể phẫu thuật cột sống chữa thoái hóa cột sống thắt lưng, phẫu thuật chỉ giành cho những trường hợp nặng, gây biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến chức năng vận động bình thường của bệnh nhân.Qua đó những trường hợp dưới đây có thể cân nhắc sử dụng biện pháp phẫu thuật để chữa bệnh, tuy nhiên tất cả đều phải tuân thủ dưới sự chỉ định của bác sĩ:Tình trạng đau nhức kéo dài, dai dẳng, điều trị bằng các biện pháp khác không có kết quảThoái hóa thắt lưng hình thành gai xương chèn ép rễ thần kinh gây ra các hiện tượng đau thần kinh tọa, chân tay trở nên tê bì, xuất hiện tình trạng teo cơ.Có hiện tượng chèn ép ống sống, tủy sốngCột sống bị biến dạng, viêm cột sống dính khớp, hẹp ống sốngBệnh chuyển sang biến chứng thoát vị đĩa đệm gây chèn ép rễ thần kinh, ảnh hưởng đến khả năng vận động, đi lại.Người bệnh không thể tự quyết định bản thân có thể thực hiện phẫu thuật thoái hóa cột sống mà cần đi thăm khám để bác sĩ chẩn đoán, nếu tình trạng tồi tệ mới nên tiến hành phẫu thuật. Và khi quyết định phẫu thuật thì người bệnh cũng cần phải tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất.Các phương pháp phẫu thuật điều trị thoái hóa cột sống lưng hiện nayPhẫu thuật thoái hóa đốt sống lưng là hình thức can thiệp trực tiếp vào cơ quan bị tổn thương nhằm loại bỏ, thay thế những bộ phận đã bị tổn thương. Từ đó, cân bằng lại cấu trúc cột sống, cải thiện triệu chứng lâm sàng và tăng cường phạm vi chuyển động của các khớp.Trước khi phẫu thuật thoái hóa đốt sống lưng, bạn sẽ được tiến hành kiểm tra sức khỏe toàn diện. Và tùy vào nguyên nhân gây tổn thương và tình trạng giai đoạn bệnh mà bạn đang gặp phải bác sĩ sẽ lựa chọn một trong những hình thức phẫu thuật sau nhằm giúp bạn cải thiện các triệu chứng đau nhức và khôi phục khả năng vận động của các khớp.Cắt bỏ gai xươngGai xương chính là các mỏm xương hoặc điểm lồi nhô ra tại các khớp. Chúng được hình thành do sự tổn thương tại bề mặt khớp gây cản trở, chèn ép các mô xung quanh gây đau đớn cho người bệnh. Cắt bỏ gai cột sống là một biện pháp điều trị ngoại khoa, trong đó bác sĩ sẽ sử dụng nhiều thao tác, kỹ thuật để loại bỏ gai xương, tái tạo lại hình dạng cột sống bình thường, giảm bớt các cơn đau. Sau quá trình phẫu thuật, bệnh nhân có thể sinh hoạt và vận động bình thường.Cố định cột sốngKhi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, cột sống biến dạng thì phương pháp này sẽ giúp bạn điều chỉnh lại trục sinh lý tự nhiên của cơ thể bằng cách cố định hai hoặc nhiều đốt sống liền kề bằng các hàn nối từ các mảnh ghép xương. Sau đó, các đốt sống được cố định lại bằng ốc vít và dây kim loại.Phương pháp này sẽ giúp nắn chỉnh lại hình dạng ban đầu của cột sống, giúp người bệnh có thể vận động và di chuyển tiện lợi hơn.Phẫu thuật cố định cột sống (Ảnh minh họa)Cắt bỏ đĩa đệmCắt bỏ đĩa đệm cũng là phương pháp loại bỏ mảnh đĩa đệm bị thoát vị và chén ép vào rễ thần kinh cột sống. Phẫu thuật được thực hiện thông qua thủ thuật mổ mở. Loại bỏ nhanh mảnh khối thoát vị bằng thiết bị vi thể và qua một vết rạch nhỏ.Thay đốt sống nhân tạoĐốt sống nhân tạo được thay thế khi đốt sống của cơ thể bị mất chức năng. Đốt sống nhân tạo được làm từ chất liệu đặc biệt, đảm bảo thích ứng với cơ thể về mặt sinh học và chức năng, cho phép tồn tại lâu dài  trong cơ thể. Sau khi thay thế, chức năng của cột sống được khôi phục và người bệnh có thể sinh hoạt bình thường trở lại.Phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo (Ảnh minh họa)Thay đĩa đệm nhân tạoTương tự như đốt sống nhân tạo, đĩa đệm nhân tạo là một thiết bị được cấy thay thế vào vị trí đĩa đệm trên cột sống đã bị tổn thương và không có khả năng phục hồi. Đĩa đệm nhân tạo này giúp người bệnh ổn định cấu trúc cột sống, cải thiện chức năng vận động và đẩy các cơn đau nhức do thoái hóa gây ra.Có nên phẫu thuật chữa thoái hóa cột sống lưng?Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị thoái hóa cột sống lưng. Cũng giống như các phương pháp khác, phẫu thuật cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng.Ưu điểmGiúp người bệnh chấm dứt tình trạng đau nhức dai dẳng.Khôi phục lại khả năng vận động của cột sống.Cải thiện chất lượng cuộc sống sinh hoạt, làm việc của người bệnh.Phẫu thuật giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng đau nhức (Ảnh minh họa)Nhược điểmBên cạnh những ưu điểm, thì nhược điểm của phương pháp phẫu thuật là tiềm ẩn rất nhiều rủi ro như:Chảy máu, nhiễm trùng vết mổSốc phản vệTăng nguy cơ gây tổn thương đến các rễ thần kinh và mô mềm xung quanh khu vực mổTỷ lệ thành công cao nhưng tỷ lệ tái phát lại không phải không cóHơn thế, không phải người bệnh nào cũng được chỉ định điều trị phẫu thuật. Bởi để thực hiện được một ca phẫu thuật đòi hỏi rất nhiều yếu tốt trong đó quan trọng  nhất là thể trạng sức khỏe của người bệnh. Bên cạnh đó, chi phí cho mỗi ca mổ là rất lớn. Nó sẽ trở thành gánh nặng của nhiểu gia đình người bệnh.[tds_warning]Tóm lại, phẫu thuật chữa thoái hóa cột sống lưng là phương pháp cuối cùng khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả. Và phương pháp này chỉ được chỉ định trong các trường hợp bệnh nặng.[/tds_warning]Phẫu thuật cột sống hết bao nhiêu tiền?Hiện nay điều trị bằng phương pháp phẫu thuật không còn phải là chuyện hiếm. Với sự ngày càng tiến bộ của nền y khoa cùng với các phương tiện hiện đại sau khi phẫu thuật người bệnh đã có thể dễ dàng vận động, sinh hoạt và không còn bị đau nhức khó chịu nữa.Như bài viết đã giới thiệu ở trên thì có rất nhiều phương pháp phẫu thuật để điều trị thoái hóa cột sống lưng. Ở mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng sức khỏe của bạn, các bác sĩ cùng thảo luận đưa ra một phương án điều trị phẫu thuật phù hợpThông thường, chi phí phẫu thuật ở mỗi bệnh viện khác nhau là khác nhau. Và tại mỗi bệnh viện có rất nhiều các dịch vụ phẫu thuật khác nhau, đáp ứng nhu cầu và điều kiện kinh tế khác nhau của mỗi người bệnh. Bình thường, với phương pháp mổ truyền thống, người bệnh sẽ mất khoảng 15 – 20 triệu đồng. Mổ nội soi khoảng 20 – 40 triệu đồng/caCòn nếu trường hợp bệnh nặng và có nhiều biến chứng nguy hiểm thì sẽ đòi hỏi kỹ thuật phức tạp tương ứng với chi phí điều trị nhiều hơn, có thể tăng lên 40 – 50 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu bạn đã có bảo hiểm Y tế thì chi phí phẫu thuật sẽ được giảm đáng kể.Một số địa chỉ phẫu thuật chữa thoái hóa cột sống lưng uy tínPhẫu thuật điều trị thoái hóa cột sống lưng được tiến hành phổ biến ở nhiều bệnh viện cũng như các trung tâm điều trị xương khớp. Tuy nhiên, nó vẫn là kỹ thuật khá là phức tạp và mang nhiều rủi ro. Chính vì thế, bạn nên lựa chọn những cơ sở phẫu thuật có uy tín với đội ngũ bác sĩ phẫu thuật có tay nghề cao, cơ sở vật chất hiện đại, tiên tiếnĐể giúp bạn được điều trị đúng cách, bài viết đã giúp bạn tổng hợp một số địa chỉ điều trị uy tín như:Tại Hà NộiBệnh viên Hữu nghị Việt Đức: Số 16 – 18 Phủ Doãn, quận Hoàn Kiếm, Hà NộiBệnh viện Bạch Mai: Số 78 Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà NộiBệnh viện trung ương Quân Đội 108: Số 1 Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, Hà NộiBệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương: Số 29 Nguyễn Bỉnh khiêm, Hai Bà Trưng, Hà NộiBệnh viện Bạch Mai - một trong những địa chỉ uy tín điều trị thoái hóa cột sống lưng (Ảnh minh họa)Tại Hồ Chí MinhBệnh viện Chợ Rẫy: Số 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP HCMBệnh viện Chấn thương chỉnh hình: số 929 Trần Hưng Đạo, phường 1, Quận 5, TP HCMBệnh viện Đại học Y dược TP HCM: Cơ sở 1 – Số 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP HCM; Cơ sở 2 – Số 201 Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP HCM; Cơ sở 3: Số 221B Hoàng Văn Thụ, phường 8, quận Phú Nhuận, TP HCM.Bạn cần chú ý điều gì sau khi phẫu thuật điều trị thoái hóa cột sống lưng?Sau ca phẫu thuật, bạn cần phải có một khoảng thời gian dài nghỉ ngơi, ăn uống và luyện tập để nhanh chóng phục hồi vết mổ và lấy lại sự vận động bình thường cho các khớp. Vì thế, trong quá trình nghỉ ngơi bạn lưu ý một số điều sau:- Tuân thủ khoảng thời gian nghỉ ngơi theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa- Tránh việc vận động mạnh gây ảnh hưởng đến vết mổ và các mô xung quanh. Nếu bạn muốn đi lại một chút hay sử dụng các dụng cụ hỗ trợ hoặc nhờ tới sự giúp đỡ của người thân.- Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp như: thịt bò, cá hồi, súp lơ xanh. Đồng thời, tăng cường ăn các loại trái cây và các loai rau củ nhằm cung cấp một lượng các loại vitamin thiết yếu cho cơ thể- Khi vết mổ đã liền, bạn cần tập vận động để lấy lại sự linh hoạt của vùng cột sống lưng. Tuy nhiên, bạn cần phải thực hiện theo sự hướng dẫn chi tiết của bác sĩ chuyên khoa và sử dụng các dụng cụ hỗ trợ riêng- Bạn có thể cân nhắc để thực hiện thêm một số liệu trình vật lý trị liệu. Điều đó sẽ thúc đẩy quá trình phục hồi của bạn nhanh hơn, tăng cường sự dẻo dai của các khớp.- Cuối cùng, bạn đừng quên uống thuốc theo chỉ định của các bác sĩ và tái khám thường xuyên để theo dõi sức khỏe của bản thân.Kết luậnPhẫu thuật thoái hóa đốt sống lưng là một trong những biện pháp điều trị thoái hóa cột sống lưng hiệu quả. Tuy nhiên không phải trường hợp bệnh nhân nào cũng có thể điều trị bằng phương pháp này. Đây chỉ là phương pháp điều trị cuối cùng khi các biện pháp bảo tồn khác không có hiệu quả. Do đó, để đạt được kết quả điều trị tích cực bạn cần tuân thủ theo theo phác đồ điều trị của bác sĩ, tránh việc tự ý điều trị mà gây ra những hậu quả khôn lường. Hi vọng bài viết đã mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích!➤ Xem thêm:Hướng dẫn xoa bóp bấm huyệt chữa thoái hóa cột sống lưng [có video hướng dẫn]Hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đau khớp gốiLợi ích bất ngờ khi Chữa gai cột sống bằng hạt đu đủThoái hóa đa khớp | Dấu hiệu đau từ 5 khớp trở lênGai đôi S1 có nguy hiểm không? Lời khuyên từ CHUYÊN GIA

Lợi ích bất ngờ khi Chữa gai cột sống bằng hạt đu đủ

Chữa gai cột sống bằng hạt đu đủ được nhiều người truyền tai nhau về kết quả và tác dụng giảm đau bất ngờ. Vậy chữa gai cột sống bằng hạt đu đủ theo cách nào? Có tác dụng phụ không? Chữa bao lâu thì khỏi? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.💠 Tại sao đu đủ có tác dụng chữa gai cột sống?Đu đủ có nhiều tác dụng kỳ diệu trong chữa bệnhTheo đông y, đu đủ là vị thuốc có tính hàn, vị ngọt và hắc đặc trưng. Gần như tất cả các bộ phận của đu đủ đều có thể sử dụng làm thuốc, đặc biệt là phần hạt.Sở dĩ hạt đu đủ có thể xua tan căn bệnh đau do gai cột sống này là nhờ một loại hợp chất có tên papain. Hợp chất papain có khả năng làm mềm các cơ thịt cũng như bào mòn dần những gai cột sống, kết hợp với các enzyme chymopapain giúp cho cột sống của người bệnh dần dần loại bỏ được cảm giác đau đớn.Chữa gai cột sống bằng hạt đu đủ còn có một lợi thế nữa là không gây tác dụng phụ như các loại thuốc tây.Ngoài ra hạt đu đủ chín cũng tỏ ra rất lợi hại khi dùng để chữa đau khớp gối, thoát vị đĩa đệm, viêm gan, gan nhiễm mỡ, nhóm bệnh về thận…💠 Cách chữa gai cột sống bằng hạt đu đủHạt đu đủ có chứa chất làm giảm đau cột sốngChọn quả đu đủ vừa chín tới, lất phần hạt bên trong.Bọc hạt đu đủ vào một tấm vải sạch rồi lấy tay vò nhẹ cho lớp màng nước bên ngoài hạt vỡ ra.Bỏ lớp màng nước này đi rồi thấm bớt nước ở hạt đu đủ. Lưu ý không nên thấm hạt quá khô, nên để hạt còn hơi ẩm sẽ tốt hơn.Đem số hạt này cho vào cối giã nát.Cho người bệnh nằm sấp, dùng một tấm vải đắp lên chỗ bị đau rồi đắp hạt đu đủ giã nát lên trên mà không cần làm nóng.Có thể dùng một miếng vải khác để buộc chỗ hạt đu đủ lại cho khỏi rơi.Để có thể đắp hạt đu đủ ở vị trí chính xác của các gai cột sống thì các bạn có thể tham khảo phim chụp X – quang.Đắp hạt đu đủ khoảng 10 – 15 phút thì thay lớp hạt thứ 2.Đắp đều đặn hàng ngày trong vòng 1 tháng thì cảm giác đau do gai cột sống gây ra sẽ giảm dần.💠 Những lưu ý khi chữa gai cột sống bằng hạt đu đủKhông nên đắp hạt quá 30 phút vì hạt đu đủ có vị cay nóng giống như hạt tiêu, nếu để lâu có thể gây bỏng rát da.Bệnh nhân nên đi chụp X – quang để biết chính xác vị trí gai cột sống và xác định tình trạng bệnh của mình.Mỗi ngày chỉ nên đắp hạt đu đủ một lần.Hạt đu đủ có chứa độc tố carpine dễ gây suy nhược thần kinh, rối loạn nhịp thở, đau vai gáy và mạch đập của tim nếu hấp thụ quá nhiều.Đây không phải phương pháp chữa bệnh được chuyên gia khuyên dùng. Cách chữa gai cột sống bằng hạt đu đủ chỉ là biện pháp dân gian. Người bệnh chỉ nên áp dụng như một cách kết hợp với dùng thuốc và tuân thủ liệu trình điều trị của bác sĩ.💠 Lời khuyên của chuyên gia dành cho bệnh nhân gai cột sốngNgoài việc chữa gai cột sống bằng hạt đu đủ được áp dụng theo phương pháp dân gian và thực hiện tại nhà. Bệnh nhân cũng nên có những chế độ dinh dưỡng tốt, tư thế phù hợp và tập luyện đều đặn, nhẹ nhàng để giảm đau cột sống, duy trì sức khỏe.PGS. TS Lê Minh Hà khuyên bạn nên áp dụng các điểm lợi ích sau đây:Nằm ngủ trên đệm có độ đàn hồi tốt và sử dụng gối ôm để giúp nâng đỡ cột sống, cho giấc ngủ thoải mái, nhẹ nhàng.Không nên đứng/ngồi quá lâu, sau 1 tiếng ngồi làm việc nên đứng dậy vận động nhẹ nhàng hoặc áp dụng các bài tập đơn giản tại chỗ.Loại bỏ căng thẳng, áp lực và cảm xúc tiêu cực ra khỏi cuộc sống.Bệnh nhân nên tập yoga hoặc ngồi thiền dưới sự hướng dẫn của giáo viên chuyên môn.PGS. TS Lê Minh Hà khẳng định: Chữa gai cột sống bằng hạt đu đủ không thể trị bệnh dứt điểm cũng không nên áp dụng cho bệnh nhân đau nhiều. Phương pháp này chỉ có hiệu quả đối với những người đau lưng nhẹ. Bệnh nhân nên đến cơ sở y tế uy tín, gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp.Bài thuốc chữa gai cột sống bằng hạt đu đủ là một trong những bài thuốc dân gian giúp bệnh nhân có thêm nhiều cách chữa trị để tham khảo. Hy vọng bài viết trên hữu ích và chúc bạn sớm khỏi bệnh.*** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.👉 Có thể bạn quan tâm:Bài thuốc trị gai cột sống lưng hiệu quả từ tự nhiên4 loại sữa TỐT NHẤT bị thoái hóa cột sống NÊN UỐNGĐiều trị thoái hóa khớp gối cần uống thuốc gì?

Thoái hóa đa khớp | Dấu hiệu đau từ 5 khớp trở lên

Theo thời gian, tuổi tác của con người ngày càng cao, kéo theo đó là sự lão hóa của xương khớp dẫn đến căn bệnh thoái hóa đa khớp. Đây là căn bệnh không phải hiếm gặp ở những người lớn tuổi. Vậy đâu là những dấu hiệu để bệnh nhân có thể nhận biết được căn bệnh này? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.💠 Thoái hóa đa khớp là gì?Thoái hóa đa khớp là tình trạng theo thời gian và sự già đi của các mô khớp thì phần sụn ở các đầu khớp bị bào mòn, khô dần. Gây ra hiện tượng các khớp xương chạm nhau, làm người bệnh cảm thấy đau đớn.Thoái hóa đa khớp có thể xuất hiện ở tất cả các khớp khác nhau trên cơ thể mỗi người. Nhưng các khớp thường phải chịu áp lực lớn như khớp gối, cột sống, khớp háng… sẽ dễ bị thoái hóa trước.Thoái hóa đa khớp thường xuất hiện ở các khớp phải chịu trọng lượng lớn như cột sống, khớp háng, khớp gối...💠 Dấu hiệu của thoái hóa đa khớpDấu hiệu thường thấy và rất dễ nhận biết của căn bệnh này đó chính là tình trạng đau nhức các khớp. Và ở mỗi khớp khác nhau, cảm giác đau cũng như dấu hiệu nhận biết sẽ khác nhau.Khớp ngón tay, bàn tay: bệnh thường tác động nhiều lên vùng gốc của ngón cái hơn các khớp ngón tay khác.Thoái hóa khớp ngón tayKhớp gối: ở khớp gối, bệnh nhân sẽ thường thấy đau ở vùng trước và hai bên gối. Tình trạng đau nhức này ảnh hưởng đến quá trình đi lại, đứng lên ngồi xuống của bệnh nhân. Khi đó, sức nặng của cơ thể sẽ đổ dồn hoàn toàn vào khớp gối làm cho tình trạng bệnh ngày một nghiêm trọng hơn. Nặng hơn, người bệnh sẽ cảm thấy tê chân và khớp gối cũng bị biến dạng nhẹ.Khớp háng: ở khớp háng, người bệnh có thể bị đau 1 hoặc 2 bên. Khi bị đau khớp này, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức từ sâu bên trong, phía trước hoặc bên cạnh khớp háng. Nghiêm trọng hơn, đau nhức khớp háng có thể lan xuống phần đùi, mông và cả đầu gối.Cột sống thắt lưng: đây là bộ phận thường gặp nhất khi nhắc về thoái hóa đa khớp. Cũng như các bộ phận khác, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức ở vùng cột sống thắt lưng. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến thần kinh tọa và lan xuống phần đùi và khớp gối.Cột sống cổ: biểu hiện thường thấy là đau nhức ở vùng vai gáy, sau đó lan qua cánh tay và ảnh hưởng đến một số dây thần kinh lân cận.Cột sống cổ cũng là một trong số những bộ phận dễ bị thoái hóa.Bàn tay, bàn chân: bệnh nhân thường sẽ cảm thấy đau từ gốc của ngón chân cái, làm cho khớp ở đó bị cứng lại và đôi khi biến dạng gây đau nhức và khiến cho việc đi lại khó khăn.💠 Nguyên nhân của thoái hóa đa khớpĐể có thể phòng ngừa và ngăn chặn biến chứng của căn bệnh này, chúng ta cần phải biết nguyên nhân dẫn tới nó. Và một trong số những nguyên nhân cơ bản nhất của căn bệnh này là:Nguyên nhân của thoái hóa đa khớp (Ảnh minh hoạ)Tuổi tác: khi tuổi càng cao, quá trình lão hóa của cơ thể sẽ diễn ra nhanh hơn và xương khớp cũng vậy. Chính vì vậy, sụn khớp sẽ dần bị mài mòn theo thời gian và dẫn đến đau nhức các khớp.Tính chất công việc: những người thường xuyên làm những công việc nặng nhọc sẽ rất dễ mắc phải căn bệnh thoái hóa đa khớp. Do sức nặng từ công việc chèn ép các khớp dẫn đến quá tải và dẫn đến thoái hóa.Lười vận động: ngồi một chỗ nhiều...Nguyên nhân khác: thừa cân, yếu tố môi trường tác động,... cũng là tác nhân dẫn đến căn bệnh thoái hóa đa khớp.💠 Phân biệt thoái hóa đa khớp và viêm khớpThoái hóa đa khớp và viêm khớp đều là những căn bệnh liên quan đến khớp. Chúng có nhiều biểu hiện giống nhau như: đau cứng khớp, khó vận động, nóng và đỏ vùng quanh khớp. Tuy vậy, hai căn bệnh này về cơ bản vẫn có tính chất khác nhau:Viêm khớp: là tình trạng viêm bao khớp, do đó khớp bị viêm sẽ có hiện tượng sưng đỏ, đau nhức và thường bị đối xứng hai bên. Ví dụ hai bên khớp gối, hai bên khớp tay cùng bị viêm.Thoái hóa đa khớp: là tình trạng sụn bao bọc khớp bị bào mòn mỏng dần, gây đau nhức do phần xương chạm vào nhau. Thường diễn ra ở một khớp nhất định và không có tính đối xứng mà tập trung nhiều ở cột sống và khớp gối.Nhiều người vẫn tưởng rằng hai bệnh này là một. Tuy nhiên, chúng là hai căn bệnh hoàn toàn khác nhau và bệnh nhân cần phải phân biệt rõ ràng để có thể tìm được phương pháp chữa trị thích hợp nhất.Thoái hóa đa khớp là căn bệnh tuy không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường. Vì vậy, mỗi người chúng ta nên trang bị những kiến thức cần thiết về căn bệnh thoái hóa đa khớp này để có thể giúp đỡ chính mình nhé!*** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.Xem thêm:Gai đôi S1 có nguy hiểm không? Lời khuyên từ CHUYÊN GIAThoái Hóa Đốt Sống Lưng L4 L5: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân & Cách ChữaThoát vị đĩa đệm: Tổng hợp thông tin chính xác về bệnhHướng Dẫn Cách Chữa Thoái Hóa Cột Sống Đơn Giản, Hiệu Quả Cao

Gai đôi S1 có nguy hiểm không? Lời khuyên từ CHUYÊN GIA

Gai đôi S1 có nguy hiểm không? Biểu hiện cũng như cách điều trị loại bệnh này như thế nào? Hãy cùng Khương Thảo Đan giải đáp thắc mắc ngay bây giờ nhé!Gai đôi S1 có nguy hiểm không?Bệnh gai đôi cột sống S1 có thể KHÔNG gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng sẽ mang đến những cơn đau và bất tiện trong sinh hoạt, lao động cho người bệnh.Đồng thời nếu không có chữa trị kịp thời bệnh có thể sẽ là nguyên nhân gây ra những biến chứng, bệnh lý khác nguy hiểm hơn như:Biến dạng đường cong sinh lý: gai đôi S1 khiến các cơ tại cột sống thắt lưng bị co cứng bất thường là nguyên nhân dẫn đến biến dạng đường cong sinh lý. Khiến các mạch máu khó lưu thông, ảnh hưởng đến sự tiếp nhận thông tin từ các cơ quan đến não bộ, đồng thời có thể gây rối loạn về cảm giác.Thúc đẩy các bệnh về cột sống khác: gai đôi cột sống S1 rất dễ dẫn đến các bệnh lý khác về cột sống như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa… Bởi khi gai đôi xương cùng S1 mọc dài ra sẽ cọ sát vào các cơ, mô sụn hay bao xơ đĩa đệm khiến những khu vực này bị tổn thương.Gai đôi cột sống S1 là gì?Theo PGS. TS Lê Minh Hà, gai đôi cột sống S1 cùng với gai đôi cột sống L5 (cột sống thắt lưng) là hai loại gai cột sống bẩm sinh khá phổ biến. Đây là một loại bệnh lý bẩm sinh, hình thành ở thời kỳ còn trong bào thai. Gai đôi cột sống S1 là vị trí đốt sống cùng của cột sống ở thai nhi bị tách đôi do ống thần kinh và xương sống phía trên dây sống không thể đóng lại hoàn toàn.PGS.TS Lê Minh Hà cho biết có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến gai đôi cột sống S1 như: do người mẹ sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống thiếu các chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi như vitamin C, vitamin D, canxi… hoặc cũng có khả năng di truyền.Gai đôi cột sống S1 là bệnh lý bẩm sinh, hình thành ở thời kỳ còn trong bào thaiBiểu hiện gai đôi cột sống S1Gai đôi S1 dù là bệnh bẩm sinh nhưng thường không có biểu hiện ra bên ngoài từ khi còn nhỏ. Gai cột sống S1 sẽ ở dạng ẩn và không ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh, và những cơn đau ở vị trí đốt xương cùng S1 sẽ thường bắt đầu xuất hiện khi người bệnh ở độ tuổi từ 20 – 25 trở lên, đặc biệt với những người thường xuyên phải lao động nặng nhọc. Những biểu hiện của gai đôi S1 chỉ ra là:Người bệnh hay bị đau ở vùng thắt lưng cùng, nếu ấn tay vào vị trí đó thì cơn đau sẽ rõ ràng hơn.Người bệnh thường xuyên gặp khó khăn với các hoạt động cúi, bê vác, cơn đau có thể lan dần xuống chân và tay.Khi bệnh trở nặng sẽ xuất hiện hội chứng các rễ dây thần kinh hông bị chèn ép gây những cơn đau ngắt quãng không thường xuyên, nhưng sẽ dẫn đến rối loạn vận động, rối loạn phản xạ... Gai đôi S1 khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc cúi, gập người hay bê vácĐiều trị gai đôi cột sống S1Vì gai đôi cột sống S1 là bệnh bẩm sinh nên không dễ dàng trong việc điều trị tận gốc, tuy nhiên PGS.TS Lê Minh Hà cho rằng chúng ta vẫn có những liệu pháp điều trị mang lại hiệu quả nhất định về giảm đau cũng như phục hồi một phần nhất định.Phương pháp sử dụng thuốc: thuốc chữa gai đôi S1 thường có chứa các loại hoạt chất giảm đau như Ibuprofen, Aspirin, KG1… cùng với đó là thành phần tái tạo xương khớp như Collagen. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều thuốc cũng có những tác dụng phụ cho sức khỏe nên bạn cần sự tư vấn của bác sĩ chứ không thể dùng một cách tùy tiện.Bài tập vật lý trị liệu: nhằm kéo dãn các nhóm cơ như cơ bụng, cơ lưng và cột sống cũng giúp quá trình điều trị trở nên hiệu quả hơn. Lúc này các nhóm cơ được thư giãn và hạn chế tối đa sự phát triển cũng như sự va chạm của gai xương với các dây thần kinh và cơ xương.Chế độ ăn uống hợp lý: bổ sung canxi cho cơ thể bằng cách sử dụng các thực phẩm chứa nhiều canxi như tôm, cá… và các thực phẩm chứa nhiều kali, vitamin C, D có nhiều trong sữa, rau củ để tăng khả năng hấp thụ cũng như chuyển hóa canxi.Vậy, gai đôi S1 có nguy hiểm không? Câu trả lời là KHÔNG. Nhưng người bệnh nên đến bệnh viện sớm để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.Xem thêm:Nên chữa thoái hóa đốt sống cổ ở đâu? Gợi ý địa điểm khám thoái hóa đốt sống cổ uy tínThoái Hóa Đốt Sống Lưng L4 L5: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân & Cách ChữaThoát vị đĩa đệm: Tổng hợp thông tin chính xác về bệnhHướng Dẫn Cách Chữa Thoái Hóa Cột Sống Đơn Giản, Hiệu Quả Cao

Bài thuốc trị gai cột sống lưng hiệu quả từ tự nhiên

Gai cột sống lưng là hiện tượng canxi tích tụ ở 2 đầu thân đốt sống và dần hình thành ra các gai xương. Những gai này khi bị cọ xát với xương, cơ và chèn ép dây thần kinh tọa thì gây nên đau đớn cho bệnh nhân.Dưới đây là những bài thuốc trị gai cột sống lưng bạn có thể tham khảo:Bài thuốc dân gian chữa gai cột sống bằng ngải cứuMột trong những bài thuốc điều trị gai cột sống lưng hiệu quả nhất chính là bài thuốc sử dụng ngải cứu.Dùng ngải cứu để chườm ngoài hoặc uống đều có tác dụng rất tốt trong quá trình điều trị gai cột sống lưng.Chườm bên ngoàiCách làm: Ngải cứu rửa sạch để khô ngắt thành từng lá nhỏ, cho vào chảo rang cùng muối hạt trên lửa to cho đến khi nóng cả lá.Lấy hỗn hợp lá và muối cho vào miếng vải mỏng, sau đó áp lên vùng lưng bị đau trong vòng từ 10 – 15 phút. Hoặc xay lấy nước ngải cứu đun cùng giấm thành một hỗn hợp rồi xoa đều khoảng 10 phút mỗi ngày.Uống nước ngải cứu hòa cùng mật ongUống nước ngải cứu hòa cùng mật ong (Ảnh minh hoạ)Pha chế theo công thức 300g ngải cứu pha cùng 3 thìa cafe mật ong. Hai cốc nước ép ngải cứu mật ong vào sáng và chiều mỗi ngày sẽ giúp bạn đẩy lùi những cơn đau do gai cột sống gây nên.Chữa gai cột sống bằng trái câyDùng bưởi ngâm rượu thuốcBưởi có công dụng giảm đau, lưu thông khí huyết nên bạn cũng có thể sử dụng bưởi ngâm rượu làm thuốc uống điều trị gai cột sống.Chuẩn bị: 100 gram ngải cứu,500 gram chanh1/2 quả bưởi.Sơ chế:Thái lát mỏng những nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên, đem tất cả đi sao vàng hạ thổ.Lưu ý với bưởi và canh bạn cần thái lát mỏng cả quả bao gồm cả phần thịt và vỏ.Cuối cùng, ủ tất cả cùng 1 lít rượu và 500 gram đường phèn trong 7 ngày. Kiên trì dùng đều đặn mỗi ngày một chén nhỏ, chắc chắn những cơn đau của bạn sẽ giảm đáng kể.Bài thuốc chữa gai cột sống lưng bằng trái câyBằng hạt đu đủ chínNgoài bưởi thì bạn cũng có thể sử dụng hạt đu đủ để chữa gai cột sống. Trong hạt đu đủ chín chứa rất nhiều hoạt chất có tác dụng giảm đau, kháng viêm: Papain, carotan cùng nhiều khoáng chất và vitamin khác hỗ trợ đắc lực trong quá trình điều trị gai cột sống lưng.Cách làm:Rửa sạch và giã nhỏ hạt đu đủ chín rồi đắp lên khu vực đau do gai cột sống lưng hàng ngày, bạn sẽ nhận được hiệu quả bất ngờ.Trên đây là toàn bộ những thông tin về bài thuốc trị gai cột sống lưng. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh và thành công!Các bài viết liên quan đến gai cột sống lưng:Trị gai cột sống bằng xương rồngGai đôi s1 có nguy hiểm không

4 loại sữa TỐT NHẤT bị thoái hóa cột sống NÊN UỐNG

Hiện nay để điều trị bệnh thoái hóa cột sống thì ngoài uống thuốc và tập vật lý trị liệu theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng nên chú trọng đến chế độ dinh dưỡng. Vì thế chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem bị thoái hóa cột sống nên uống sữa gì để góp phần cải thiện tình trạng bệnh tốt nhất nhé!Bị thoái hóa cột sống nên uống sữa gì?Sữa bòSữa bò là một loại sữa khá quen thuộc và được nhiều người đánh giá là loại thực phẩm bổ dưỡng, có tác dụng tốt đối với những người đang mắc bệnh đau cột sống.Các dưỡng chất có trong sữa bò như: Lactose, protein, lipid, vitamin A, vitamin E, C, D, B6 và B12, hàm lượng protein cao, canxi, magie… Giúp cơ thể và đặc biệt là hệ xương của người bệnh được nuôi dưỡng một cách tốt nhất.Bị thoái hóa cột sống nên uống sữa gìĐặc biệt, sữa bò là một trong những sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên và không hề bị pha lẫn các tạp chất khác nên người dùng có thể an tâm về chất lượng và không lo bị ảnh hưởng bởi các chất phụ gia nào cả.Sữa công thứcSữa công thức là loại sữa được xuất hiện đa dạng và phổ biến trên thị trường hiện nay với công dụng hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa cột sống.Khi lựa chọn sữa công thức để dùng cho người bệnh thoái hóa cột sống cần lưu ý lựa chọn loại sữa có chứa nhiều canxi và protein vì đây là 2 thành phần quan trọng giúp phục hồi sức khỏe của hệ xương.Bên cạnh đó người bệnh cũng cần tìm ra loại sữa có thành phần công thức phù phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng riêng của cơ thể.Sữa đậu nànhSữa đậu nành với hàm lượng protein, canxi,… cao là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, và là gợi ý tuyệt vời cho câu hỏi bị thoái hóa cột sống nên uống sữa gì.Sữa đậu nành chứa nhiều thành phần tốt cho người bệnh thoái hóa cột sống.Thành phần protein có nhiều trong sữa đậu nành sẽ góp phần giúp cho vùng xương cột sống của bạn thêm phần chắc khỏe, tăng khả năng phục hồi. Và từ đó các cơn đau qua thời gian kiên trì sử dụng sẽ có chuyển biến tích cực.Sữa chuaSữa chua từ lâu đã được biết đến với những công dụng vô cùng tuyệt vời đối với hệ tiêu hóa qua việc cung cấp các dưỡng chất và men vi sinh giúp hệ tiêu hóa được hoạt động một cách tốt nhất.Bên cạnh đó, sữa chua còn được nhiều người lựa chọn vì nó chứa nhiều canxi trong thành phần dinh dưỡng, rất có ích cho những bệnh nhân mắc phải bệnh thoái hóa cột sống.Sữa chua không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn chứa nhiều canxi tốt cho xươngCách uống sữa tốt nhất cho người thoái hóa cột sốngBên cạnh thắc mắc bị thoái hóa cột sống nên uống gì để chọn cho mình loại sữa thích hợp thì người bệnh cũng cần quan tâm đến một số lưu ý về cách uống sữa tốt nhất sau:Uống sữa tốt nhất cho người thoái hóa cột sốngKhông nên uống sữa khi bụng đang đói vì có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây ra những cơn co thắt đại tràng dẫn đến tình trạng đau bụng, nôn mửa hoặc tiêu chảy.Mặc dù sữa có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho xương nhưng người bệnh cũng không nên lạm dụng hoặc dùng sữa thay cho các loại thực phẩm khác.Người bệnh thoái hóa cột sống thường sẽ được điều trị bởi một số thuốc theo chỉ định của bác sĩ nên để thuốc và sữa đều phát huy tác dụng, người bệnh tuyệt đối không dùng sữa để uống thuốc mà nên uống cách nhau 2 giờ đồng hồ. Để tránh các thành phần trong sữa phản ứng với thuốc vô tình làm giảm đi tác dụng chữa bệnh hoặc nguy hiểm hơn có thể tạo thành những loại phản ứng hóa học gây nguy hiểm cho sức khỏe của người dùng.Những thông tin vừa rồi có lẽ đã giúp bạn trả lời câu hỏi bị thoái hóa cột sống nên uống gì rồi. Hãy chú ý cung cấp thêm dưỡng chất cho cơ thể để quá trình phục hồi trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn.*** Bài viết có sự cố vấn chuyên môn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.👉 Có thể bạn quan tâm:Điều trị thoái hóa khớp gối cần uống thuốc gì?Hướng dẫn cách bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổNgười mắc thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì, kiêng gì?

Cách chữa gai cột sống bằng ngải cứu hiệu quả, an toàn

Chữa gai cột sống bằng ngải cứu hiện đang là phương pháp điều trị hiệu quả mà an toàn được khá nhiều người bệnh lựa chọn. Cùng tìm hiểu những công dụng và các bài thuốc hiệu quả đang được săn lùng nhiều nhất này ngay bây giờ nhé!Phương pháp điều trị gai cột sống bằng ngải cứuCông dụng của ngải cứu đối với bệnh gai cột sốngTrong dân gian, cây ngải cứu còn được biết đến với một số loại tên gọi khác như là cây ngải điệp, thuốc cứu, quá sú, cỏ linh li,... Loài cây này không chỉ được dùng như một loại thực phẩm để chế biến món ăn mà còn được biết đến là một loại thảo dược chữa bệnh.Sách Đông Y có viết, ngải cứu có tính ấm, vị đắng hơi cay, mùi hăng, dùng để trị các chứng như cảm cúm, suy nhược cơ thể, đau nhức gân cốt, điều hòa kinh nguyệt, an thần, lợi mật,...Đối với bệnh gai cột sống, trong ngải cứu có chứa nhiều hoạt chất giúp làm giảm nhanh các triệu chứng do gai cột sống gây ra. Cụ thể như sau: – Hoạt chất như cineol, thuyon, tricosanol... có công dụng kháng khuẩn, giãn cơ, góp phần làm tăng sự đàn hồi của dây chằng từ đó cải thiện các vấn đề về xương khớp.– Các Flavonoid có tác dụng ngăn ngừa ảnh hưởng xấu của các gốc tự do, làm chậm tiến trình lão hóa. Ngoài ra, nó còn ức chế sản sinh prostaglandin - một chất trung gian của quá trình viêm và nhận cảm đau, từ đó giúp giảm đau, chống viêm do gai cột sống gây ra.– Polyphenol là một chất chống oxy hóa mạnh, nó cũng làm cản trở hoạt động của các tác nhân xấu gây tổn thương xương khớp. Không chỉ vậy, Polyphenol còn có khả năng cải thiện viêm và cải thiện quá trình lưu thông máu, giúp đưa máu tới nuôi dưỡng các khớp cột sống tốt hơn.– Chất absinthin có tác dụng giúp giảm đau, mang đến sự thư giãn cho hệ thần kinh, làm giảm đi sự căng thẳng, lo lắng của não bộ, từ đó giảm các cơn đau do gai cột sống gây ra.[tds_info]Ngải cứu chứa nhiều hoạt chất giúp giảm đau, chống viêm, giảm các triệu chứng do gai cột sống gây ra. Ngoài ra nó còn chứa tinh dầu giúp làm thư giãn, giảm căng thẳng, lo lắng cho bệnh nhân.[/tds_info]Ngải cứu giúp giảm nhiều triệu chứng đau nhức do gai cột sống gây ra (Ảnh minh họa)Cách chữa gai cột sống cổ, lưng bằng ngải cứuBài thuốc đắpCác bài thuốc đắp từ lá ngải cứu là phương pháp chữa gai cột sống, giảm đau nhức được nhiều người sử dụng nhất. Bởi đây là cách làm đơn giản, ai cũng có thể làm tại nhà mà hiệu quả mang lại vẫn cao.Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn đọc một vài bài thuốc đắp thông dụng:☛ Bài thuốc 1. Đắp ngải cứu và lá lốtNguyên liệu: Ngải cứu 1 nắm, lá lốt 1 nắm, muối hột vài thìa, 1 miếng vải sạch.Thực hiện: Rửa sạch ngải cứu và lá lốt, để ráo rồi cho vào chảo sao cùng muối hột. Sao cho tới khi lá đổi màu là được.Sử dụng: Bọc hỗn hợp ngải cứu + lá lốt + muối vừa sao vào miếng vải sạch, để tới nhiệt độ thích hợp (không để nguội quá sẽ mất tác dụng, cũng không để nóng quá để tránh bỏng da) thì đắp lên vùng cột sống bị đau, viêm. Kiên trì sử dụng 2-3 lần/ngày sẽ thấy hiệu quả. Nếu không thể tự đắp thì bạn có thể nằm sấp rồi nhờ người thân chườm hộ.Sở dĩ kết hợp ngải cứu với lá lốt là vì lá lốt cũng tương tự như ngải cứu, trong thành phần của lá này có chứa nhiều alkaloid, tinh dầu và các hoạt chất khác mang lại tác dụng kháng viêm, giảm đau rất hiệu quả. Khi kết hợp với lá lốt, nó sẽ trở thành phương thuốc có hiệu quả cao hơn.Đắp ngải cứu và lá lốt (Ảnh minh hoạ)Bài thuốc 2. Đắp ngải cứu và giấmNguyên liệu: Ngải cứu 1 nắm, giấm nuôi, khăn sạch.Thực hiện:Cách 1: Ngải cứu đem rửa sạch, sao vàng. Trong quá trình sao, hãy thêm một chút giấm rồi sao tới khi lá đổi màu thì dừng.Cách 2: Ngải cứu rửa sạch, giã nát, cho thêm giấm rồi đem đun nóng.Sử dụng: Bọc hỗn hợp ngải cứu và giấm còn nóng vào khăn sạch rồi chườm dọc theo cột sống. Mỗi ngày chườm khoảng 20 phút trước khi đi ngủ.Lưu ý: Không nên chườm khi hỗn hợp còn quá nóng, hãy chờ tới độ ấm thích hợp để tránh bỏng da. Nếu không thể tự mình chườm ấm, người bệnh có thể nằm sấp và nhờ người thân chườm hộ.Bài thuốc 3. Đắp ngải cứu và muối hộtNguyên liệu: Ngải cứu 1 nắm to, muối hột 1 bát con, 1 miếng vải sạch.Thực hiện: Ngải cứu rửa sạch, để ráo nước rồi cho lên bếp sao cùng với muối hột. Sao cho tới khi lá ngải cứu khô, hơi ngả vàng thì bọc vào miếng vải sạch đã chuẩn bị.Sử dụng: Cầm miếng vải chườm trực tiếp dọc lên cột sống, nhất là vùng bị đau nhức. Thực hiện cho đến khi lá ngải hết hơi nóng thì đem hơ lại rồi chườm tiếp tới khi nguội. Bạn có thể nhờ người thân chườm hộ vì cột sống là vùng khó với tay tới.Đắp ngải cứu và muối hột (Ảnh minh hoạ)Dùng nước uống ngải cứu☛ Bài thuốc 1. Nước ngải cứu.Nguyên liệu: Ngải cứu tươi.Thực hiện: Lấy ngải cứu tươi, rửa sạch, giã nhuyễn và vắt lấy nước uống (thêm mật ong nếu có).Sử dụng: Uống 1 cốc/ngày trong 2 tuần liên tục.☛ Bài thuốc 2. Ngải cứu, chanh và bưởi.Nguyên liệu: Ngải cứu 200g, vỏ bưởi 2 quả, chanh khô bỏ hạt 1kg, rượu trắng 1 lít, đường phèn 200g.Thực hiện: Rửa sạch ngải cứu, chanh, vỏ bưởi rồi sao vàng, phơi nắng trong 1 ngày. Sau đó cho các nguyên liệu này vào bình thủy tinh, thêm đường phèn và rượu vào. Ngâm trong khoảng 1 tháng là có thể sử dụng.Sử dụng: Mỗi ngày bạn uống 1 cốc rượu ngâm nhỏ (khoảng 5ml) sẽ thấy các triệu chứng đau nhức được cải thiện.Ngải cứu, chanh và bưởi. (Ảnh minh hoạ)☛ Bài thuốc 3. Ngải cứu và mật ong.Nguyên liệu: Ngải cứu 300g, vài thìa mật ong nguyên chất.Thực hiện: Rửa sạch ngải cứu và ngâm với nước muối để sạch khuẩn. Sau 15 phút ngâm muối thì vớt ra để ráo. Sau đó thái nhỏ lá ngải cứu rồi giã nát, vắt lấy nước cốt.Sử dụng: Lấy nước cốt ngải cứu cho thêm vài thìa mật ong rồi uống hết trong ngày. Kiên trì sử dụng sẽ thấy hiệu quả giảm đau rõ rệt.Bài thuốc thoa ngoài daNguyên liệu: Ngải cứu, giấm nuôi, một mảnh vải mềm.Thực hiện: Rửa sạch ngải cứu, để ráo rồi cắt nhỏ, giã nát. Giấm đem đun lửa nhỏ cho nóng.Sử dụng: Bọc ngải cứu vào khăn sạch rồi nhúng vào giấm đã đun nóng, thoa dọc theo phần cột sống, nhất là vùng bị gai, đau nhức. Kiên trì thực hiện 15 phút mỗi ngày sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm rõ rệt. Lưu ý: Trong quá trình thoa thuốc nên hâm nóng thường xuyên để đạt kết quả tốt nhất.Chế biến món ănNgoài sử dụng các bài thuốc đắp, thoa hay uống. Người bệnh cũng có thể sử dụng ngải cứu để chế biến thành các món ăn. Việc này vừa giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, vừa được hưởng những lợi ích mà ngải cứu mang lại.Một số món ăn từ ngải cứu mà bạn có thể tham khảo là:Trứng vịt lộn tần ngải cứuTrứng rán lá ngảiGà tần ngải cứuChân giò hầm ngải cứuCanh ngải cứu nấu trứng.v.v.Có rất nhiều món ăn ngon từ ngải cứu giúp giảm đau nhức do gai cột sống (Ảnh minh họa)Lưu ý khi dùng ngải cứu chữa gai cột sốngNgải cứu cũng như rất nhiều loại thuốc bắt nguồn từ dân gian khác đều có tính an toàn cao, gần như không có tác dụng phụ nhưng đòi hỏi người bệnh phải biết cách dùng thì mới hiệu quả.Dưới đây là một số lưu ý khi dùng ngải cứu chữa gai cột sống:Các bài thuốc phía trên đòi hỏi người bệnh phải kiên trì sử dụng thì mới thấy kết quả. Ngoài ra, các bài thuốc từ lá ngải chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng, hỗ trợ điều trị bệnh chứ không thể thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh hoặc các phương pháp điều trị khác.Các bài thuốc này chỉ phù hợp với người bị gai cột sống có các triệu chứng đau nhức nhẹ. Nếu bạn bị đau nhức dữ dội, hãy đi khám để được tư vấn những phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả hơn.Khi sử dụng các bài thuốc uống, một số đối tượng cần tìm hiểu kỹ lưỡng và hỏi ý kiến của các chuyên gia y tế, đó là: phụ nữ đang mang thai, cho con bú, người có tiền sử bệnh về gan, mật,...Trong quá trình sử dụng các bài thuốc ở trên, nếu thấy bất kì dấu hiệu bất thường nào, hãy ngưng sử dụng và đến cơ sở y tế để được tư vấn.Bệnh nhân nên thay đổi những thói quen có tác hại xấu cho xương khớp, cột sống, như: tránh làm việc, học tập sai tư thế và mang vác những vật nặng quá sức.Người bệnh cũng cần phải kết hợp thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp, tập luyện các bài tập dành cho người bị gai cột sống…Khương Thảo Đan - Hỗ trợ điều trị gai cột sống từ gốc rễĐể hỗ trợ điều trị bệnh gai cột sống, đồng thời để thuyên giảm nhanh các triệu chứng đau nhức do gai cột sống gây ra, bạn nên sử dụng thêm viên xương khớp Khương Thảo Đan - Một sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi INPC - Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.Với thành phần được nghiên cứu kỹ lưỡng về tác dụng và tỉ lệ, Khương Thảo Đan giúp hỗ trợ khắc phục tận gốc nguyên nhân gây ra gai cột sống. Cụ thể như sau:– Hoạt chất KGA1. Hoạt chất này chiết xuất từ củ Địa liền Việt Nam, dựa theo công trình nghiên cứu của PGS. TS. Lê Minh Hà (thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam). Để chiết xuất thành công KGA1, PGS. TS. Lê Minh Hà cùng cộng sự đã phải mất tới 6 năm nghiên cứu và thử nghiệm. Song song với đó, đội ngũ nhà khoa học cũng chứng minh được rằng KGA1 có tác dụng mạnh mẽ hơn rất nhiều lần so với cao Địa liền thông thường.  Như vậy, có thể nói, Khương Thảo Đan đã đáp ứng một cách toàn diện và tận gốc trong hỗ trợ điều trị bệnh gai cột sống - một căn bệnh do thoái hóa gây ra. Không chỉ vậy, nhờ thành phần 100% từ dược liệu thiên nhiên, Khương Thảo Đan cũng rất an toàn để sử dụng lâu dài, những người có tiền sử bệnh tiêu hóa, gan thận có thể yên tâm sử dụng sản phẩm này.BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhấtĐặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂYKết luậnGai cột sống là một thuật ngữ chỉ các gai xương, cấu trúc trơn nhẵn hình thành trên cột sống trong thời gian dài. Nó xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do thoái hóa. Sử dụng ngải cứu chữa gai cột sống là một trong những phương pháp hiệu quả giúp giảm các triệu chứng đau nhức, sưng viêm. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thích hợp với bệnh ở thể nhẹ và không thể thay thế các phương pháp điều trị y tế chuyên nghiệp. Chính vì thế, khi thấy mình có các dấu hiệu gai cột sống, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp.Mọi vấn đề còn thắc mắc, bạn có thể gọi tới tổng đài 1800.1156 (miễn cước).Xem thêm:Nên chữa thoái hóa đốt sống cổ ở đâu? Gợi ý địa điểm khám thoái hóa đốt sống cổ uy tínThoái Hóa Đốt Sống Lưng L4 L5: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân & Cách Chữa[Giải đáp] Người bị thoái hóa khớp gối có nên đạp xe không?Thoát vị đĩa đệm: Tổng hợp thông tin chính xác về bệnh

Nên chữa thoái hóa đốt sống cổ ở đâu? Gợi ý địa điểm khám thoái hóa đốt sống cổ uy tín

Thoái hóa đốt sống cổ khiến cho người bệnh phải chịu những cơn đau nhức vùng cổ kéo dài ảnh hưởng đến khả năng vận động và chất lượng giấc ngủ. Tốt nhất để chấm dứt tình trạng này và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến, bạn cần đến thăm khám tại các cơ sở y khoa uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Dưới đây là danh sách một số bệnh viện mà bạn đọc có thể tham khảo.Chữa thoái hóa đốt sống cổ nên chữa ở đâuDấu hiệu nhận biết thoái hóa đốt sống cổThông thường, thoái hóa đốt sống cổ được phát hiện chính xác nhất qua hình ảnh chụp X-quang. Phần lớn bệnh nhân mắc phải bệnh lý này ở giai đoạn đầu đều không có triệu chứng rõ rệt. Vì vậy, thoái hóa đốt sống cổ thường khó phát hiện cho đến khi bệnh tiến triển nặng.Tuy nhiên, khi bị thoái hóa đốt sống cổ, nhìn chung bạn sẽ có cảm giác đau, nhức mỏi và khó vận động vùng cổ là biểu hiện ban đầu của bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Cụ thể, bạn có thể nhận biết qua các dấu hiệu sau:Cảm giác đau và nhức mỏi vùng cổ, cơn đau tăng khi thay đổi thời tiết hoặc sau khi vận động.Thường xuyên bị cứng cổ sau khi ngủ dậy, cứng cổ thường gây đau khi di chuyển đầu, khi ho hoặc hắt hơi.Đau nhức vùng cổ rồi có thể lan ra vùng gáy, bả vai, vùng chẩm, đỉnh đầu, trán, thậm chí là hai bên cánh tay,...Dấu hiệu Lhermitte: Là triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ đa xơ cứng. Đó là cảm giác khó chịu đột ngột như có luồng điện đi từ cổ xuống xương sống, thậm chí cả tay, chân, ngón tay và ngón chân. Triệu chứng này mạnh hơn khi bệnh nhân cúi cổ về phía trước, nó có thể kết thúc nhanh hoặc kéo dài.Để hỗ trợ việc điều trị trở nên dễ dàng hơn và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến, bạn nên để ý để phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh lý xương khớp này. Việc thăm khám kịp thời ngay từ khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh sẽ giúp bạn tìm ra được nguyên nhân và từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.Cảm giác đau và nhức mỏi vùng cổ, tăng khi thay đổi thời tiết hoặc sau khi vận động thường là dấu hiệu ban đầu của thoái hóa đốt sống cổ (Ảnh minh họa)Khám thoái hóa đốt sống cổ ở khoa nào?Để khám thoái hóa đốt sốt cổ, bạn cần tới khoa Cơ -Xương – Khớp tại các bệnh viện có chuyên khoa này.Khoa Cơ - Xương - Khớp là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, có chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương, rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa có thể điều trị các bệnh như:Thoái hóa đốt sống cổThoái hóa khớpBệnh khớp tự miễnBệnh khớp nhiễm khuẩn;Bệnh khớp do chuyển hóa và rối loạn nội tiết;Bệnh khớp do rối loạn mạch máu - thần kinh;Các rối loạn về xương hoặc sụn;Viêm bao gân, viêm gân.v.v.Lưu ý khi lựa chọn địa điểm chữa thoái hóa đốt sống cổHiện nay, có rất nhiều các cơ sở chuyên khoa về bệnh lý xương khớp. Điều đó khiến cho người bệnh băn khoăn không biết nên lựa chọn địa chỉ nào để đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất.Dưới đây là một số tiêu chí giúp bạn có thể lựa chọn được địa điểm chữa thoái hóa đốt sống cổ uy tín và hiệu quả:Được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động.Trang bị hệ thống máy móc và thiết bị hiện đại để có thể hỗ trợ bệnh nhân một cách tốt nhất.Có đội ngũ bác sĩ giỏi, bác sĩ phải có giấy phép hành nghề và có trình độ chuyên môn cao, đặc biệt là phải có kinh nghiệm dày dặn trong việc khám và chữa trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp.Có mức chi phí hợp lý, giá cả được niêm yết công khai để người bệnh có thể tham khảo.Có dịch vụ chăm sóc bệnh nhân tận tình và chu đáo.Để khám chữa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả, bạn nên tới các cơ sở chuyên khoa về bệnh lý xương khớp uy tín (Ảnh minh họa)Khám thoái hóa đốt sống cổ ở đâu?Dưới đây là một số địa chỉ khám chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ uy tín và hiệu quả mà bạn đọc có thể tham khảo.Địa chỉ khám chữa thoái hóa đốt sống cổ tại Hà NộiThủ đô Hà Nội là nơi tập trung nhiều bệnh viện tuyến đầu cả nước. Vì vậy, có rất nhiều bệnh nhân từ các tỉnh thành khác nhau đã lựa chọn Hà Nội là nơi khám chữa bệnh. Một số bệnh viện chữa thoái hóa đốt sống cổ có danh tiếng tại Hà Nội bao gồm:Bệnh viện Bạch Mai - Khoa cơ xương khớpĐối với bệnh thoái hóa đốt sống cổ nói riêng và bệnh lý xương khớp nói chung, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi khám và điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Đây là bệnh viện hàng đầu miền Bắc với đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc khám và chữa bệnh.Khi đến thăm khám và điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ, bạn sẽ được khám nội khoa tại Khoa cơ xương khớp. Những trường hợp nặng cần có sự can thiệp của phẫu thuật sẽ được chuyển đến Khoa chấn thương chỉnh hình.Thông tin liên hệ:Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà NộiSố điện thoại: 024.3869.3731Truy cập website: http://bachmai.gov.vn/Bệnh viện Bạch Mai (Ảnh minh họa)Bệnh viện trung ương quân đội 108Bệnh viện trung ương quân đội 108 tiếp nhận thăm khám và điều trị cho đối tượng là quân nhân và nhân dân cả nước. Hiện nay, bệnh viện có 4 chuyên khoa phụ trách điều trị thoái hóa đốt sống cổ bao gồm: Viện Chấn thương chỉnh hình, Khoa Xương khớp, Khoa Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng, Khoa Y học Cổ truyền. Mỗi khoa sẽ có phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh lý khác nhau. Trong đó, tại khoa Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng, bệnh viện đã triển khai nhiều phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ hiện đại, bao gồm:Các kỹ thuật vận động và tập luyện để phục hồi chức năng đốt sống cổ. Bác sĩ có thể hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các bài tập thể dục, vận động khớp, từ đó giảm thiểu các triệu chứng đau nhức vùng cổ. Đồng thời, bệnh viện cũng được trang bị máy tập luyện chức năng tích hợp HUR và hệ thống tập trên robot để mang lại hiệu quả tốt nhất.Các kỹ thuật điều trị tiên tiến: tắm tia nước áp lực, ngâm tứ chi với dòng điện ngược chiều, xông hơi nóng hoặc khí nóng để cải thiện cơn đau,...Thông tin liên hệ:Địa chỉ: Số 1, phố Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, Hà NộiSố điện thoại: 069. 572400 – 069. 555283Truy cập website: http://www.benhvien108.vn/home.htmlBệnh viện Việt Đức - Khoa cột sốngBệnh viện Việt Đức là một trong những bệnh viện cơ xương khớp hàng đầu cả nước với đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn, được đào tạo tại nước ngoài cùng các trang thiết bị hiện đại, đáp ứng mọi nhu cầu thăm khám và điều trị. Ngoài ra, bệnh viện Việt Đức là một trong những bệnh viện đặc biệt vì có khoa cột sống được tách riêng.Ngoài khoa cột sống, bệnh việt Việt Đức cũng có khoa Phục hồi chức năng. Đây là nơi tiếp nhận những bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ sau phẫu thuật, người bệnh sẽ được hướng dẫn các bài tập để cải thiện khả năng vận động cũng như phòng tránh những tổn thương có thể xảy ra.Thông tin liên hệ:Địa chỉ: Sổ 40 Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, Hà NộiSố điện thoại: 024 3852 3531Truy cập website: https://benhvienvietduc.org/Bệnh viện Việt Đức là một trong những bệnh viện đặc biệt vì có khoa cột sống được tách riêngBệnh viện Đại học Y Hà Nội - Khoa ngoạiBệnh viện Đại học Y Hà Nội là nơi công tác của đội ngũ bác sĩ được đào tạo chuyên sâu và có kinh nghiệm trong lĩnh vực thoái hóa đốt sống cổ. Ngoài ra, bệnh viện cũng được trang bị máy móc hiện đại nhất nhằm đảm bảo hiệu quả khám cũng như điều trị.Thông tin liên hệ:Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Trung Tự, Đống Đa, Hà NộiSố điện thoại: 0435 743 456Truy cập website: http://benhviendaihocyhanoi.com/Bệnh viện E Hà Nội - Khoa cơ xương khớpNếu bạn thắc mắc chữa thoái hóa đốt sống cổ ở đâu cho tốt thì Bệnh viện E Hà Nội là địa chỉ không thể bỏ qua. Đây là một trong những bệnh viện khám chữa bệnh uy tín tại Hà Nội.Khoa cơ xương khớp thuộc khuôn viên bệnh viện nhiều năm nay vẫn luôn đạt được nhiều thành tích nổi bật trong việc khám và điều trị các bệnh liên quan đến cơ xương khớp. Khoa cũng không ngừng đầu tư các trang thiết bị mới, đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn của bác sĩ bằng cách cử đi học tập ở nhiều nước có nền y học phát triển như Hàn Quốc, Mỹ,...Thông tin liên hệ:Địa chỉ: Số 89 Trần Cung, Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà NộiSố điện thoại: 024 3754 3650 – 024 3756 1351Truy cập website: http://benhviene.comMột số địa chỉ thăm khám uy tín khác:Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec - 458 P. Minh Khai, Khu đô thị Times City, Hai Bà Trưng, Hà NộiBệnh viện Đa khoa Bảo Sơn 2 - Số 52 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà NộiPhòng khám đa khoa Vietlife - Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, Hà NộiPhòng khám ACC - 44 Nguyễn Du, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội.v.v.Bệnh viện E là một trong những địa chỉ khám chữa bệnh uy tín tại Hà NộiĐịa chỉ khám chữa thoái hóa đốt sống cổ tại TP. Hồ Chí MinhTại TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền Nam, người bệnh có nhu cầu thăm khám và điều trị thoái hóa đốt sống cổ có thể cân nhắc đến một số bệnh viện được liệt kê dưới đây.Bệnh viện Chợ RẫyBệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện hạng đặc biệt trực thuốc Bộ Y tế và là cơ sở khám chữa bệnh uy tín tại khu vực phía Nam. Đây cũng là bệnh viện tuyến cuối lớn nhất Việt Nam với đầy đủ các chuyên khoa.Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, bạn sẽ được chỉ định đến một trong số các chuyên khoa sau: Khoa cơ xương khớp, Khoa ngoại thần kinh, Khoa chấn thương chỉnh hình, Khoa vật lý trị liệu. Mỗi chuyên khoa đều có điểm mạnh và phương pháp điều trị khác nhau. Tùy thuộc vào triệu chứng lâm sàng và nhu cầu của người bệnh, nhân viên y tế sẽ chỉ dẫn bạn đến các khoa phù hợp.Bệnh viên Chợ Rẫy là nơi quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu cả nước, có kinh nghiệm và tay nghề cao. Do đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng thăm khám và điều trị tại bệnh viện. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại nhằm hỗ trợ chẩn đoán và điều trị các bệnh cột sống một cách tốt nhất.Tuy nhiên, hiện tại bệnh viện không có chuyên khoa cột sống nên khi đến thăm khám người bệnh cần nêu rõ các triệu chứng để nhân viên y tế có sự hướng dẫn phù hợp. Ngoài ra, Chợ Rẫy là bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt nên có số lượng bệnh nhân cực kỳ đông. Do đó, người bệnh cần sắp xếp thời gian thăm khám sao cho phù hợp.Thông tin liên hệ:Địa chỉ: Số 210B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Tp.HCMSố điện thoại: 028 3855 4137 - 028 3855 4138Truy cập website: http://choray.vn/Chợ Rẫy là bệnh viện tuyến cuối lớn nhất Việt Nam với đầy đủ các chuyên khoaBệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Tp.HCMBệnh viện Chấn thương Chỉnh hình là một trong những địa chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ chất lượng và được người bệnh tin tưởng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh viện là chuyên khoa hạng I và là tuyến cuối về chấn thương chỉnh hình tại các tỉnh miền Nam, chuyên tiếp nhận và điều trị các bệnh lý nghiêm trọng. Tùy thuộc vào các triệu chứng, người bệnh sẽ được điều trị nội khoa, ngoại khoa hoặc vật lý trị liệu - phục hồi chức năng.Tại bệnh viện, đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế giàu kinh nghiệm sẽ thực hiện những ca phẫu thuật cột sống cổ và kế hoạch điều trị hiệu quả. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng được trang bị các thiết bị y tế hiện đại nhằm hỗ trợ khám, chẩn đoán và điều trị.Thông tin liên hệ:Địa chỉ: Số 929 đường Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5 - Tp.HCMSố điện thoại: 028 3923 5791Truy cập website: http://bvctch.vn/Bệnh viện Đại học Y dược Tp.HCMBệnh viện Đại học Y dược Tp.HCM là một trong những bệnh viện tuyến đầu tại khu vực miền Nam. Đây là nơi hoạt động theo mô hình trường học - bệnh viện, điều này giúp nâng cao chất lượng thăm khám, điều trị cũng như ứng dụng giảng dạy và đào tạo nguồn nhân lực mới.Bệnh viện cũng là một trong những địa chỉ thăm khám và điều trị thoái hóa đốt sống cổ chất lượng và uy tín. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể, bạn sẽ được điều trị nội khoa, ngoại khoa hoặc kết hợp với vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Phẫu thuật sẽ được chỉ định trong trường hợp cần thiết và được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.Thông tin liên hệ:Địa chỉ: Số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, Tp.HCMSố điện thoại: 08 3855 4269Truy cập website: http://www.bvdaihoc.com.vn/Bệnh viện Nhân dân 115Bệnh viện Nhân dân 115 là bệnh viện đa khoa hạng I trực thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh viện có nhiều chuyên khoa điều trị thoái hóa đốt sống cổ bao gồm: Khoa cơ xương khớp, Khoa ngoại thần kinh, Khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình, Khoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng.Tại bệnh viện, bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ sẽ được thăm khám và lập kế hoạch điều trị phù hợp với tình trạng bệnh cụ thể. Đối với bệnh nhân điều trị nội khoa, bác sĩ sẽ yêu cầu tái khám để theo dõi kết quả điều trị. Trong trường hợp điều trị không hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra.Bệnh viện cũng kết hợp điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng phương pháp vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Chuyên khoa này được chỉ định đối với bệnh nhân sau phẫu thuật hoặc điều trị nội khoa để phục hồi chức năng cột sống, cải thiện khả năng vận động cũng như kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh.Bên cạnh đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, bệnh viện cũng được trang bị nhiều thiết bị hiện đại như: Máy chụp cộng hưởng từ, máy chụp cắt lớp vi tính, máy chụp X-quang kĩ thuật số, CT scan 64 lát cắt kỹ thuật số, máy sóng ngắn, máy kéo giãn cột sống,...Thông tin liên hệ:Địa chỉ: Số 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Tp.HCMSố điện thoại: 028 3865 4249Truy cập website: http://benhvien115.com.vn/Bệnh viện Nhân dân 115 là một địa chỉ uy tín với 4 chuyên khoa điều trị thoái hóa đốt sống cổBệnh viện STO Phương ĐôngSTO Phương Đông là bệnh viện chữa thoái hóa đốt sống cổ chất lượng cao tại Tp.HCM. Đây cũng là một trong những bệnh viện ngoại khoa, chấn thương chỉnh hình hàng đầu theo tiêu chuẩn quốc tế, cung cấp dịch vụ chất lượng cao. Từ năm 2013, bệnh viện được Bộ Y tế cấp phép trong việc cung cấp dịch vụ y tế theo mô hình bệnh viện nhiều chuyên khoa chuyên sâu.Tại bệnh viện STO Phương Đông, bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ sẽ được thăm khám và điều trị theo nhiều chuyên khoa như nội khoa, ngoại khoa hay vật lý trị liệu tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Bên cạnh đội ngũ y tế giỏi và giàu kinh nghiệm, bệnh viện cũng được trang bị nhiều máy móc hiện đại bao gồm: Máy cộng hưởng từ Magnetom C, máy X - quang kỹ thuật số, máy X - quang C-Arm, máy CT đa cắt lớp Somatom Sensation 4.Thông tin liên hệ: Địa chỉ: Số 79 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, Tp.HCMSố điện thoại: 028 3868 6386Truy cập website: https://sto.vn/Bài viết trên đã gợi ý cho bạn những địa chỉ khám chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ uy tín tại Hà Nội và Tp.HCM. Hy vọng rằng bạn sẽ tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn được cơ sở khám chữa bệnh phù hợp nhất. Chúc bạn sớm bình phục.Bệnh viện STO Phương Đông đã được Bộ Y tế cấp phép trong việc cung cấp dịch vụ y tế theo mô hình bệnh viện nhiều chuyên khoa chuyên sâuMột số địa chỉ thăm khám uy tín khác:Bệnh viện Bình Dân - Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP. HCMPhòng khám đa khoa quốc tế EXSON - 722 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP.HCM.Phòng khám ACC - 99, Nguyễn Du, P. Bến Thành, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh hoặc Lầu 1, Tản Đà Court, 86 Tản Đà, Phường 11, TP. Hồ Chí Minh.v.v.Địa chỉ khám chữa tại các tỉnh - thành khácVới bệnh nhân không có điều kiện để tới Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh để khám thoái hóa đốt sống cổ. Bạn có thể tới bệnh viện đa khoa tỉnh hoặc các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa Cơ - Xương - Khớp như chúng tôi đã nói ở phía trên.Cùng với đó, hãy lưu ý tới những tiêu chí mà chúng tôi đã gợi ý để bạn có thể lựa chọn được cho mình phòng khám, bệnh viện uy tín.Kết luậnTrên đây là một số gợi ý của chúng tôi về chữa thoái hóa đốt sống cổ ở đâu. Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo và giới thiệu, để tìm hiểu rõ hơn về quy trình khám chữa, chi phí,... bạn nên tới trực tiếp bệnh viện, phòng khám để được các bác sĩ tại đây tư vấn cụ thể.Xem thêm:Thoái Hóa Đốt Sống Lưng L4 L5: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân & Cách ChữaThoát vị đĩa đệm: Tổng hợp thông tin chính xác về bệnhHướng Dẫn Cách Chữa Thoái Hóa Cột Sống Đơn Giản, Hiệu Quả CaoĐừng chủ quan khi thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh