Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp

Gai cột sống nên ăn gì? Gợi ý chế độ ăn lý tưởng nhất

“Bị gai cột sống nên ăn gì, không nên ăn gì” là vấn đề nhiều người bệnh quan tâm khi tìm hiểu các giải pháp hỗ trợ và giảm triệu chứng. Dưới đây là danh sách các thực phẩm người bị gai cột sống nên và không nên bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày.Tìm hiểu chế độ ăn lý tưởng dành riêng cho người bị gai cột sốngGai cột sống nên ăn gì? Top 8 thực phẩm đáng đầu tưVới những người đang gặp vấn đề sức khỏe nói chung hay cơ xương khớp nói riêng, việc điều thói quen “ăn những gì mình thích” thành “ăn những gì cơ thể cần” rất quan trọng. Điều này không chỉ giúp cải thiện tình hình sức khỏe mà còn tạo ra lối sống lành mạnh và cân đối hơn.Vậy người bị gai cột sống nên ăn gì? Dưới đây là 8 loại thực phẩm bạn cần bổ sung hàng ngày:Thực phẩm giàu canxiCanxi là thành phần quan trọng, góp phần duy trì sức khỏe xương và cột sống. Vì thế, việc cung cấp đủ canxi sẽ thúc đẩy quá trình chữa lành các thương tổn, từ đó hỗ trợ chữa trị gai cột sống và ngăn ngừa loãng xương một cách hiệu quả.Bạn có thể tìm thấy nguồn canxi tự nhiên trong các thực phẩm như: sữa, các chế phẩm từ sữa, hạt hạnh nhân, cá hồi, đậu phụ, cải xoăn, cải ngọt,...Người bị gai cột sống nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxiThực phẩm giàu vitamin DNếu bạn đang băn khoăn người bị gai cột sống nên ăn gì thì những thực phẩm giàu vitamin D là chính gợi ý lý tưởng nhất.Như chúng ta đều biết, vitamin D là dưỡng chất cần thiết trong quá trình hấp thụ canxi và giúp xương chắc khỏe. Nếu không được cung cấp đủ vitamin D, xương có thể trở nên mỏng, giòn và dễ biến dạng. Vì thế, khi bị gai cột sống, người bệnh cần chú trọng tăng cường vitamin D thông qua các thực phẩm như: cá mòi, cá hồi, trứng, nấm mặt trời, mỡ cá, tôm, hàu,...Thức ăn chứa Omega-3Gai cột sống lưng thường khiến người bệnh phải chịu cảm giác đau nhức, căng cứng cơ và khó khăn trong việc cử động. Do đó, việc bổ sung omega-3 với tác dụng giảm viêm, giảm đau và hỗ trợ giảm căng cứng cột sống cho người bệnh là rất quan trọng.Thế nên, hãy lấp đầy tủ lạnh bằng các thực phẩm giàu omega-3 - chất béo tốt cho xương khớp như: cá hồi, sardine, trứng cá muối, hạt lanh, đậu hà lan, hạt chia, óc chó,... để hỗ trợ nuôi dưỡng sụn và xương từ sâu bên trong.Thực phẩm chứa Omega-3 rất tốt trong quá trình giảm đau và phục hồi bệnh gai cột sốngRau màu xanh đậmCác loại rau màu xanh đậm thường được đánh giá là tốt cho người bị gai cột sống vì chúng chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến các khoáng chất quan trọng cho sự phát triển, tăng cường và duy trì sức khỏe của xương như canxi, vitamin K, vitamin C, Magie, chất xơ, chất chống oxy hóa.Như vậy, còn chần chừ gì nữa mà không bổ sung ngay rau cải xoong, rau xà lách, cải bó xôi, cải bắp, rau bí xanh, rau cải ngồi trong khẩu phần ăn mỗi ngày để phần nào vơi đi cơn đau nhức âm ỉ do gai cột sống gây ra.Thực phẩm chứa ProteinGai cột sống nên ăn gì? - Không thể không kể đến các thực phẩm chứa Protein! Đây là một trong các dưỡng chất chính có vai trò duy trì cấu trúc và làm lành tổn thương ở xương, sụn và các mô mềm. Vậy nên, bạn cần cung cấp đủ lượng protein qua các thực phẩm như: thịt ức gà, bí đỏ, thịt cừu, măng tây, rau muống, đậu que, mơ khô, hạnh nhân, hạt chia,...Nên bổ sung protein từ các thực phẩm như ức gà, bí đỏ, thịt cừu,....Nước và nước ép rau xanhKhi bị gai cột sống, nước và nước ép từ rau xanh sẽ giúp duy trì sự linh hoạt và hỗ trợ bôi trơn cột sống. Đồng thời, những loại thức uống này còn cung cấp rất nhiều chất chống viêm và dưỡng chất quan trọng cho cơ thể.Vì thế, đừng quên bổ sung nước từ 1.8 - 2.2 lít/ngày, bao gồm nước và nước ép các loại rau xanh, để duy trì độ ẩm của xương và hỗ trợ sự phát triển sức khỏe cột sống.Tuy nhiên, việc bổ sung nước và nước ép rau không thể thay thế chế độ ăn uống cân đối và phù hợp cho sức khỏe cột sống. Thế nên, bên cạnh việc bổ sung đủ nước, người bệnh gai cột sống cũng nên kết hợp với chế độ ăn đa dạng, giàu dưỡng chất và duy trì vận động thường xuyên.Thực phẩm giàu sắtMặc dù không phải dưỡng chất liên quan trực tiếp đến sức khỏe xương, thế nhưng sắt lại góp phần quan trọng trong việc xây dựng hệ thống, mô và hỗ trợ sự phát triển của xương. Mặt khác, sắt cũng là thành phần thiết yếu trong Hemoglobin (HgB) và Myoglobin - hai loại protein chịu trách nhiệm cung cấp oxy đi khắp cơ thể, bao gồm các mô hỗ trợ cột sống lưng.Bởi vậy, đừng quên bổ sung sắt trong các thực phẩm như mật ong, củ cải đường, bột ca cao, hạt mè, cà chua để củng cố sự chắc khỏe của xương khớp.Thực phẩm giàu sắt nhất thiết phải có trong thực đơn của người bị gai cột sốngThực phẩm giàu MagieNếu không biết người bị gai cột sống nên ăn gì, hãy ăn thực phẩm chứa nhiều Magie! Bởi, khi được dung nạp vào cơ thể, magie có thể giúp làm dịu cơ bắp bị căng thẳng và giảm đau hiệu quả. Bạn có thể tìm thấy magie trong hạt lanh, bắp cải, chuối, hạt bí ngô, rong biển, socola đen, bơ và hạnh nhân. Người bị gai cột sống kiêng ăn gì? Top 11 thực phẩm cần tránhKhi bị gai cột sống lưng hay bất kì tổn thương nào liên quan đến xương khớp, người bệnh nên chú ý kiêng khem 11 loại thực phẩm dưới đây:Thực phẩm nhiều đườngThức ăn chứa nhiều đường khiến người bệnh dễ tăng cân và tăng tải trọng cho cột sống. Vì thế, việc hạn chế đường trong thực đơn hàng ngày là điều nên làm để giảm tác động tiêu cực đến triệu chứng của bệnh.Một số thực phẩm nhiều đường mà người bệnh gai cột sống không nên ăn đó là: các loại bánh ngọt, kẹo, đồ ngọt, đồ uống có ga, các loại snack, nước ngọt, nước trái cây có đường, các loại mứt, marmalade, sôcôla, nước mắm, xốt cà chua và các thức ăn được thêm nhiều đường khi chế biến.Tránh thực phẩm chứa nhiều đường sẽ giúp tình trạng bệnh giảm nguy cơ tiến triển xấuThực phẩm nhiều muốiTương tự như thực phẩm chứa nhiều đường, các loại thực phẩm nhiều muối cũng nên được hạn chế trong chế độ ăn của người bị gai cột sống. Bởi, tiêu thụ quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp, điều này khiến người bệnh dễ mắc các vấn đề liên quan đến huyết áp cao - tình trạng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cột sống.Ngoài ra, những người thường xuyên tiêu thụ quá nhiều muối trong ngày cũng thường bị thoái hóa xương do mật độ canxi trong xương bị giảm. Vì thế, nếu không muốn tình trạng gai cột sống ngày càng trở nên tồi tệ, bạn cần hạn chế tối đa hoặc dừng ngay các sản phẩm chứa nhiều muối.Thức ăn nhiều dầu mỡCác loại thức ăn nhanh, thức ăn chiên giòn thường chứa hàm lượng chất béo không lành mạnh cao, trong khi lượng dinh dưỡng lại rất thấp. Vì thế, khi tiêu thụ nhiều thực phẩm nhiều dầu mỡ, người bệnh dễ tăng cân và tạo áp lực lên cột sống; từ đó kích thích sự phát triển của gai cột sống.Thực phẩm nhiều mỡ không tốt cho sức khỏe nói chung và bệnh xương khớp nói riêngThực phẩm chứa caffeineCaffeine có thể đẩy nhanh quá trình viêm nhiễm, gây mất nước và căng thẳng cho cơ bắp. Vì thế, lâu dần, việc tiêu thụ nhiều caffeine có thể khiến hệ xương khớp bị suy yếu, dẫn đến thiếu hụt canxi, giảm mật độ xương và hạn chế khả năng hấp thụ dinh dưỡng.Do đó, hạn chế các thực phẩm chứa caffeine như: cà phê, socola, hạt cola, hạt ca cao,... là đề xuất lý tưởng cho những ai đang tìm hiểu bị gai cột sống không nên ăn gì để đẩy lùi bệnh.Thức ăn có nhiều chất bộtNhững loại thực phẩm nhiều chất bột có thể gây nên tình trạng tăng đường trong máu và viêm nhiễm tại nhiều bộ phận, trong đó có xương cột sống. Vì vậy, để duy trì sức khỏe tốt và tránh tăng cường các triệu chứng không mong muốn, bạn nên hạn chế những thực phẩm nhiều chất bột như bánh mì và các sản phẩm từ bột trắng (mì, các loại pasta, yến mạch,...).Các thực phẩm nhiều chất bột nên hạn chế xuất hiện trong bữa ăn hàng ngày của người bị bệnh gai cột sống lưngCác loại thịt đỏThịt đỏ là thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là protein tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá nhiều, chúng sẽ gây ra nhiều mối đe dọa xấu cho sức khỏe nói chung và bệnh gai cột sống nói riêng.Cụ thể, photpho - thành phần chính trong thịt đỏ có khả năng gây ra các phản ứng sưng, viêm, khiến người bệnh đau nhức dữ dội vùng xương khớp. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ một lượng lớn thịt đỏ còn là nguyên nhân khiến người bệnh dễ tăng cân, khiến xương phải gánh thêm trọng lợn, từ đó tổn thương nặng hơn.Vì thế, các loại thực phẩm như thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt bê và thịt nai được khuyến cáo là không nên đưa vào bữa ăn hàng ngày của người bệnh gai cột sốngThức uống có cồnRượu và các loại đồ uống có cồn không chỉ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe mà còn gây ra nhiều vấn đề xương khớp. Chưa hết, việc uống quá nhiều rượu và các thức uống chứa cồn trong một thời gian dài còn gây suy giảm tác dụng của thuốc, khiến quá trình điều trị bệnh trở nên kém hiệu quả.Vậy nên, để bảo vệ sức khỏe và giảm thiểu tối đa những cơn đau nhức cột sống, bạn nên kiêng rượu và những loại đồ uống không lành mạnh như bia, nước ngọt và các loại nước hoa quả lên men một cách triệt để.Thức uống có cồn có thể khiến bệnh tình ngày một nặng nềThức ăn chứa nhiều chất béoChất béo nói chung và chất béo xấu nói riêng đều có thể khiến người bệnh tăng cân, tăng áp lực lên cột sống. Từ đó, các triệu chứng như đau lưng, khó khăn trong di chuyển ngày một xuất hiện nhiều hơn.Vì vậy, hãy hạn chế hoặc tiêu thụ vừa đủ các thực phẩm như bơ, trứng, hạt chia, socola, dầu oliu, phô mai,... để hạn chế mức độ đau của gai cột sống gây nên.Thức ăn có lượng chất xơ thấpThức ăn ít chất xơ có thể gây táo bón, giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất và năng lượng cần thiết cho cơ thể. Điều này đặc biệt quan trọng đối với người bị gai cột sống, ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ hoạt động thích hợp của cơ xương khớp.Do đó, thay vì ăn nhiều lúa mì trắng, khoai tây, cám gạo trắng, các loại hạt, cỏ, hoặc ngũ cốc đã được tinh chế, bạn nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ từ rau củ và hoa quả tươi để hạn chế tăng triệu chứng đau lưng. Không nên tiêu thụ nhiều thức ăn có hàm lượng chất xơ thấp khi bị bệnh cột sốngThức ăn có khả năng dị ứngKhi bị gai cột sống, hệ thống miễn dịch của người bệnh đã bị ảnh hưởng ít nhiều do căng thẳng và nhiều yếu tố khác. Do đó, việc duy trì thức ăn có khả năng gây dị ứng có thể gia tăng chứng rối loạn tiêu hóa, viêm nhiễm và các triệu chứng đau nhức xương khớp.Một số thực phẩm có khả năng gây dị ứng bao gồm: hải sản (cua, sò điệp, mực, tôm, cua gạch, cá biển), trứng và các chế phẩm từ trứng (bánh quy, bánh mì, kem), sữa và các chế phẩm từ sữa (sữa bò, sữa dê, phô mai, kem),... hoặc bất kỳ thực phẩm mà bạn biết có dị ứng hoặc xuất hiện triệu chứng lạ sau ăn.Chất kích thíchDù không phải thực phẩm, song nhiều người vẫn đang sử dụng và coi chất kích thích (đặc biệt là thuốc lá) như một “món ăn tinh thần” để nạp lại năng lượng sau ngày dài mệt mỏi. Tuy nhiên, họ thường không nhận ra rằng các chất kích thích này lại là tác nhân chính gây sự gia tăng đau đớn và cản trở quá trình phục hồi, tái tạo lại xương và mô sụn.Bởi vậy, khi trả lời câu hỏi về “bị gai cột sống kiêng ăn gì”, chúng tôi đã đặc biệt nhấn mạnh tác hại của thuốc lá và các chất kích thích để mọi người nhận biết được tác động xấu của chúng đối với xương khớp.Nên loại bỏ chất kích thích ra khỏi thói quen sinh hoạt hàng ngàyTrên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn hiểu rõ người bị gai cột sống nên ăn gì và không nên ăn gì. Lưu ý rằng, mỗi người sẽ có cơ địa và mức độ tổn thương khác nhau, vì thế tốt nhất bạn nên thảo luận với bác sĩ để xác định chế độ ăn phù hợp với tình trạng của riêng mình.Mặt khác, song song với chế độ dinh dưỡng cân đối, người bệnh gai cột sống cũng nên quan tâm nhiều hơn đến các yếu tố như: tập thể dục, chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, thăm khám định kỳ nhằm kiểm soát sát sao tiến triển của bệnh.Nếu còn bất kỳ thắc mắc cần giải đáp thêm về vấn đề gai cột sống nên ăn gì, hãy để lại bình luận phía dưới và đừng quên tham khảo nhiều thông tin bổ ích khác của chúng tôi về xương khớp tại https://khuongthaodan.com/.Xem thêm:Khám thoát vị đĩa đệm ở đâu? TOP 9 địa chỉ uy tín cần biếtVì sao mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau? Cách xử lý10+ bài tập thể dục gai cột sống lưng đơn giản, hiệu quả tại nhà[Cảnh báo] 3+ Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm đáng lo ngại!Cách bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm đơn giản, hiệu quả

Khám thoát vị đĩa đệm ở đâu? TOP 9 địa chỉ uy tín cần biết

Việc khám thoát vị đĩa đệm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý này, nhất là những người cao tuổi. Bởi, đây là căn bệnh thường gây đau, khó chịu và mệt mỏi cho bệnh nhân khi thay đổi tư thế đột ngột như ưỡn, cúi người,... Do đó, hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về các địa chỉ uy tín nổi tiếng cần biết!Khám phá 9 cơ sở, phòng khám thoát vị đĩa đệm uy tínTại sao phải khám thoát vị đĩa đệm?Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý có tỷ lệ mắc cao trong cộng đồng (khoảng 30% người trưởng thành tại Việt Nam ghi nhận mắc bệnh này). Tuy nhiên, nếu như trước đây bệnh chỉ phổ biến ở người cao tuổi thì hiện tại, bệnh đang có xu hướng “trẻ hóa”, xuất hiện ở người trẻ tuổi do thói quen sinh hoạt và công việc đặc thù.Khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh phải chịu nhiều cơn đau trong hệ thống cột sống như lưng, cột sống cổ,... Ban đầu, chúng chỉ xuất hiện với mức độ nhẹ nên người bệnh thường chủ quan, chưa đi khám thoát vị đĩa đệm hoặc tìm cách chữa trị từ sớm. Vì thế, càng về sau, cơn đau càng tăng lên dữ dội dẫn đến mệt mỏi, căng thẳng, lo âu, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động và năng suất làm việc.Lý do nên đi khám và điều trị thoát vị đĩa đệm càng sớm càng tốtDo vậy, ngay khi nhận thấy những dấu hiệu thoát vị, bạn cần chủ động thăm khám tại các địa chỉ uy tín, chất lượng tốt để được đánh giá, chẩn đoán và khắc phục kịp thời. Vậy, nên khám thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt? Dưới đây là danh sách các phòng khám, cơ sở nổi tiếng tại Hà Nội và TPHCM. Bạn có thể cân nhắc và tham khảo để có thêm lựa chọn mỗi khi có nhu cầu khám bệnh thoát vị đĩa đệm.Top 5 địa chỉ khám thoát vị đĩa đệm ở Hà NộiNếu ở Hà Nội, dưới đây sẽ là 5 địa chỉ uy tín mà bạn có thể tìm kiếm để được khám và điều trị thoát vị đĩa đệm một cách chu đáo, tận tâm và hiệu quả.Bệnh viện Hữu Nghị Việt ĐứcĐịa chỉ: Số 16-18 Phủ Doãn, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà NộiThời gian: Thứ 2 - 7 hàng tuầnNơi khám: Tầng 1 tòa C4Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức là địa chỉ mà bạn không bỏ qua nếu đang tìm kiếm khám thoát vị đĩa đệm ở đâu Hà Nội. Đây là một trong những bệnh viện tuyến Trung ương có thế mạnh về điều trị ngoại khoa, rất phù hợp với những ai cần phẫu thuật cột sống và khám thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, cột sống cổ,...Không những vậy, bệnh viện Việt Đức còn là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, giúp bệnh nhân yên tâm và tin tưởng trong quá trình khám chữa bệnh như: PGS Đinh Ngọc Sơn, Ts Bs Nguyễn Thành Long, PGS Nguyễn Văn Thạch,... Do đó, hãy đặt lịch ngay với các bác sĩ để quá trình khám bệnh diễn ra nhanh chóng, thuận lợi!Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức là nơi tiên phong trong nghiên cứu, ứng dụng khám chữa thoát vị đĩa đệm và có tỷ lệ điều trị thành công caoPhòng khám Đa khoa VietlifeĐịa chỉ: 14, P. Trần Bình Trọng, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà NộiThời gian: Thứ 2 - Chủ nhật Đa khoa Vietlife là phòng khám thoát vị đĩa đệm ở Hà Nội được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và máy móc hiện đại. Mặc dù là phòng khám tư nhân, nhưng Vietlife lại được người bệnh tin tưởng bởi đội ngũ bác sĩ nổi tiếng, giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm.Tại phòng khám, phần lớn bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đều được điều trị theo phương pháp nội khoa: dùng thuốc, châm cứu, xoa bóp, tiêm nội đĩa đệm, kéo dãn,... Chỉ với những ca bệnh nặng, dùng thuốc không đỡ thì bác sĩ mới đề xuất phương án phẫu thuật.Bệnh viện Đại học Y Hà NộiĐịa chỉ: Số 1, P. Tôn Thất Tùng, Q. Đống Đa, TP. Hà NộiThời gian: Thứ 2 - Sáng Thứ 7Nổi tiếng là bệnh viện tuyến Trung ương, tính đến nay, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vẫn là nơi được rất nhiều người bệnh đến thăm khám và điều trị. Mặc dù chưa có chuyên khoa Cột sống chuyên biệt, thế nhưng các kỹ thuật ngoại khoa và điều trị cột sống được đánh giá rất cao. Trong đó, tiêu biểu phải kể đến: tạo hình thân đốt sống qua da, phẫu thuật điều trị trượt đốt sống lưng, đốt sống cổ, mổ nội soi,...Ngoài ra, nhằm giúp điều trị đạt hiệu quả cao, bệnh viện còn phối hợp với Khoa phục hồi chức năng để hỗ trợ bệnh nhân hồi phục và phòng ngừa biến chứng sau quá trình điều trị.Với bề dày lịch sử và phản hồi tốt từ đông đảo khách hàng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là địa chỉ mà bạn nên cân nhắc khi khám thoát vịPhòng khám ACCĐịa chỉ: Số 44, P. Nguyễn Du, Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà NộiThời gian: Thứ 2 - Thứ 7Phòng khám ACC (hay còn gọi là phòng khám Thần kinh Cột sống Hoa Kỳ) là lựa chọn hàng đầu của nhiều người khi tìm kiếm nơi khám và điều trị thoát vị đĩa đệm. Tại đây, các phương pháp không dùng thuốc, không can thiệp phẫu thuật luôn được ưu tiên hàng đầu để “chữa lành” tận gốc các bệnh lý liên quan đến chấn thương, thần kinh cột sống mà người bệnh mắc phải.Hơn nữa, phòng khám ACC còn là nơi tập trung đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm đến từ các nước Mỹ, Pháp, Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản,... Vì thế, bạn hoàn toàn có thể an tâm khi thăm khám thoát vị đãi đệm cột sống cổ, cột sống thắt lưng tại ACC.Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương Địa chỉ: 29, Đ. Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà NộiThời gian: Thứ 2 - Thứ 6Nơi khám: Cổng số 4, cổng số 5 (khoa khám bệnh tự nguyện chất lượng cao)Khác với các địa chỉ trên, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương là nơi khám và điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp y học hiện đại kết hợp với y học cổ truyền. Do đó, đây là một trong những địa chỉ mà bạn nên lưu tâm nếu tình trạng bệnh chưa thực sự cần phẫu thuật hoặc có mong muốn điều trị bằng phương pháp đông y.Tại đây, bệnh nhân sẽ được thăm khám bằng trang thiết bị hiện đại như: Máy chụp cộng hưởng từ, máy chụp CT-scan, máy chụp X-quang và nhiều thiết bị cần thiết trong chẩn đoán thoát vị khác.Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương là cơ sở khám thoát vị mà bạn nên xem xétTop 4 địa chỉ khám thoát vị đĩa đệm ở TPHCMNếu đang tìm kiếm “khám thoát vị đĩa đệm ở đâu TPHCM”, bạn có thể tham khảo danh sách sau:Bệnh viện Chợ RẫyĐịa chỉ: 201B, Đ. Nguyễn Chí Thanh, P.12, Q.5, TPHCMThời gian: Thứ 2 - Sáng Thứ 7Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện nổi tiếng hàng đầu khu vực phía Nam, Quận 5. Bên cạnh các chuyên khoa chất lượng cao như tai - mũi - họng, tiết niệu, mắt, phẫu thuật tim,.... khoa nội cơ xương khớp cũng là thế mạnh của Bệnh viện Chợ Rẫy.Với châm ngôn “khách hàng là trọng tâm”, bệnh viện đã trang bị và cung cấp rất nhiều tiện nghi như phòng nghỉ, nhà hàng và nhiều dịch vụ hỗ trợ khác nhằm giúp bệnh nhân và người nhà cảm thấy thoải mái nhất trong quá trình thăm khám và điều trị. Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Địa chỉ: 929 Đ.Trần Hưng Đạo, P.1, Q.5, TP HCMThời gian: Thứ 2 - Chủ NhậtBệnh viện Chấn thương Chỉnh hình là cơ sở y tế chuyên điều trị các bệnh liên quan đến Cơ - Xương - Khớp, được nhiều bệnh nhân trong và ngoài thành phố tin tưởng, lựa chọn. Để đáp ứng tối đa nhu cầu thăm khám bệnh cho mỗi người dân, bệnh viện đã và đang thành lập nhiều chuyên khoa khác nhau. Ví dụ: khoa phẫu thuật chi trên, khoa bệnh học cơ xương khớp, khoa cột sống, khoa phục hồi chức năng, khoa chỉnh hình nhi,... Mỗi chuyên khoa được xây dựng như một bệnh viện thu nhỏ, cùng hỗ trợ nhau để phát huy tốt đa hiệu quả điều trị.Nhờ đó, bệnh viện có thể tiếp đón hàng ngàn bệnh nhân mỗi ngày. Phần lớn trong số họ đều bày tỏ sự hài lòng khi đến khám và điều trị bệnh tại đây. Nên khám thoát vị đĩa đệm cột sống cổ tại bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình tại TPHCMBệnh viện Đại học Y dượcĐịa chỉ:215 Hồng Bàng, P.11, Q.5, TPHCM201 Nguyễn Chí Thanh, Q.5, TPHCM221B Hoàng Văn Thụ, Q. Phú Nhuận, TPHCMBệnh viện Đại học Y dược tại TP HCM là một trong những địa chỉ y tế hiện đại, đi đầu trong việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào điều trị. Bên cạnh đó, bệnh viện còn có hầu hết các chuyên khoa từ hô hấp, da liễu, răng hàm mặt đến tim mạch, thần kinh, xương khớp. Bệnh viện Nhân dân 115Địa chỉ: 88 Đ. Thành Thái, P.12, Q.10, TPHCMThời gian: Thứ 2 - Chủ NhậtNơi khám: Tầng trệt khu BGợi ý cuối cùng cho khám thoát vị đĩa đệm ở đâu TPHCM chính là Bệnh viện Nhân dân 115. Đây là bệnh viện công lập được xây dựng ở ngay vị trí trung tâm thành phố, nên rất dễ cho người bệnh tìm kiếm và di chuyển.Nguồn tham khảo:https://bookingcare.vn/cam-nang/9-benh-vien-phong-kham-chua-thoat-vi-dia-dem-tot-o-ha-noi-p34.htmlhttps://winmedic.vn/top-7-dia-chi-chua-thoat-vi-dia-dem-tai-tp-hcm/ https://acc.vn/https://bvctch.vn/ Trên đây là toàn bộ địa chỉ khám và điều trị thoát vị đĩa đệm uy tín mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết nên khám thoát vị đĩa đệm ở đâu Hà Nội hoặc TPHCM là tốt và thuận tiện nhất. Ngoài ra, để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác về thoát vị đĩa đệm, hãy tìm đọc các bài viết khác của chúng tôi tại https://khuongthaodan.com/. Xem thêm:Vì sao mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau? Cách xử lý10+ bài tập thể dục gai cột sống lưng đơn giản, hiệu quả tại nhà[Cảnh báo] 3+ Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm đáng lo ngại!Cách bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm đơn giản, hiệu quảThoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng gì? 15+ thực phẩm cần biết!

Vì sao mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau? Cách xử lý

Mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau là tình trạng khiến nhiều bệnh nhân lo lắng, bởi không biết nguyên nhân do đâu và cách xử lý sao cho hiệu quả. Nếu bạn cũng đang lăn tăn và trăn trở về vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!Mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau có nguy hiểm không?Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, cảm giác đau không phải lúc nào cũng là dấu hiệu nguy hiểm. Việc cảm thấy đau sau mổ là một phần bình thường của quá trình phục hồi và là một phản ứng tự nhiên của cơ thể sau khi trải qua phẫu thuật. Đau thường được kiểm soát bằng thuốc đau và quản lý đau từ bác sĩ.Cần cẩn trọng với tình trạng mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đauTuy nhiên, trong một vài trường hợp, mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau lại là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề nghiêm trọng đang xảy ra cần được phát hiện và khắc phục kịp thời, tránh các hậu quả nguy hiểm xảy ra. Đặc biệt, là các biến chứng của hội chứng thất bại sau mổ hay rủi ro khi mổ thoát vị đĩa đệm. Khi ấy, bạn cần đến ngay bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.Nguyên nhân mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau Thông thường, thoát vị đĩa đệm được điều trị bằng phương pháp bảo tồn. Trong trường hợp bị nặng, điều trị bảo tồn 4-6 tuần nhưng không có hiệu quả thì sẽ được bác sĩ yêu cầu có nên mổ thoát vị đĩa đệm không. Phẫu thuật thực hiện với mục đích làm giảm áp lực lên đĩa đệm, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép, cải thiện khả năng vận động đi lại cho người bệnh.Tuy nhiên, có một vài người sau khi mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau. Tình trạng này khá phổ biến, xuất phát từ các nguyên nhân phổ biến sau:Tổn thương chưa hồi phụcTổn thương do thoát vị đĩa đệm có thể cần một khoảng thời gian dài để hồi phục hoàn toàn. Mặc dù phẫu thuật giúp loại bỏ áp lực trên dây thần kinh, nhưng quá trình phục hồi có thể phức tạp và yêu cầu thời gian.Cơn đau xuất hiện sau 2-3 tuần là hoàn toàn bình thường. Thực tế phải sau 1-2 tháng vết thương mới bớt sưng phù, còn dây thần kinh bị chèn ép có khi phải cần thời gian dài từ 4-6 tháng.Mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau có thể do tổn thương chưa hồi phụcHội chứng thất bại sau mổMột số người sau mổ thoát vị đĩa đệm có thể gặp tình trạng gọi là hội chứng thất bại sau mổ. Đây là khi triệu chứng đau hoặc khó chịu không giảm đi sau phẫu thuật. Ước tính có khoảng 4-6% số ca bệnh mắc phải hội chứng này. Nguyên nhân có thể là do các yếu tố khác như việc tổn thương mạch máu, tăng cường đau sau phẫu thuật hoặc đĩa đệm còn sót lại sau mổ, mô xơ sẹo sau mổ,...Ngoài mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau thì còn gặp phải các bệnh lý đi kèm như tiểu đường, bệnh tự miễn,...Bệnh thoát vị đĩa đệm tái phát sau mổMổ thoát vị đĩa đệm có tái phát không? Dù đã phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, nhưng có thể xảy ra tình trạng tái phát. Điều này có thể do tác động của thời gian, tình trạng của cột sống và các yếu tố khác. Việc duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục thể thao đúng cách và tuân thủ các chỉ định của bác sĩ có thể giúp giảm nguy cơ tái phát.Theo thống kê cho thấy, có khoảng 5-15% bệnh nhân tái phát bệnh sau 6 tháng mổ. Mức độ tái phát phụ thuộc vào kết quả của lần mổ trước cùng chế độ chăm sóc, hồi phục. Mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tái phát.Căn bệnh thoát vị đĩa đệm tái phátKích ứng từ dây thần kinhSau mổ thoát vị đĩa đệm, có khả năng dây thần kinh vẫn gặp kích ứng hoặc việc phục hồi không hoàn toàn, gây ra các triệu chứng như đau, tê liệt hoặc giảm sức mạnh. Vì vậy, người bệnh nên kiêng cữ sau mổ thoát vị đĩa đệm để ổn định và tránh những tổn thương không mong muốn.Cột sống mất cân bằngPhẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể ảnh hưởng đến cân bằng cột sống, với các biểu hiện như co thắt cột sống, chuột rút thắt lưng,... Tùy thuộc vào mức độ tác động của phẫu thuật và tình trạng cột sống ban đầu, mất cân bằng có thể xảy ra trong một số trường hợp.Bên cạnh đó, mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu quan hệ được? Bởi mổ thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng rất nhiều đến cột sống nên trong thời gian này cần hạn chế tối đa có thể, thường sau khoảng 3-6 tháng là có thể quan hệ bình thường đường.Một số yếu tố khác Ngoài các nguyên nhân trên, thì mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau có thể liên quan đến một vài yếu tố khác. Bao gồm:Tuổi tác Tuổi tác có thể ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi và khả năng tái tạo tế bào. Người lớn tuổi thường có tốc độ phục hồi chậm hơn, và khả năng tái phát các vấn đề liên quan đến cột sống cũng có thể tăng.Tuổi tác là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hồi phục sau mổTư thếTư thế của bạn sau phẫu thuật có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi và đau sau mổ. Việc duy trì tư thế sai lệch, không đúng hướng dẫn của bác sĩ sau mổ có thể gây ra căng thẳng không cần thiết cho vùng bị phẫu thuật.Mang vác nặngViệc mang vác vật nặng sau mổ thoát vị đĩa đệm là điều cấm kỵ, có thể tạo áp lực lên cột sống và khu vực đã được phẫu thuật. Điều này có thể gây ra căng thẳng và dẫn đến mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau. Việc tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về việc mang vác vật nặng sau phẫu thuật là rất quan trọng. Nếu không nghe chỉ dẫn và cứ làm điều này thường xuyên thì đây chính là câu trả lời rõ nhất cho việc sau mổ thoát vị đĩa đệm có bị liệt không.Cách xử lý khi mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đauBạn không nên chủ quan khi xuất hiện các triệu chứng môt thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau. Để giải quyết nhanh chóng và hiệu quả các vấn đề này, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:Theo dõi triệu chứngTrước hết, không cần phải quá lo lắng và hoang mang khi mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau. Cần theo dõi để hiểu được nguyên nhân vì sao lại như vậy sau mổ thoát vị đĩa đệm.Để hiểu rõ hơn về tình trạng đau và tác động của nó, hãy ghi chép về tần suất, thời điểm, mức độ đau và những hoàn cảnh tạo ra sự không thoải mái. Việc này giúp bác sĩ có cái nhìn toàn diện hơn về tình trạng và điều chỉnh kế hoạch điều trị.Nếu cơn đau chỉ xuất hiện vài ba tuần sau mổ thì đó là do vết thương chưa lành, khi đó chỉ cần dành thêm thời gian để nghỉ ngơi là ổn định.Thăm khám bác sĩNếu đau vẫn kéo dài sau phẫu thuật, hãy tham khảo bác sĩ chuyên khoa cột sống hoặc chuyên gia y tế. Bác sĩ có thể thực hiện kiểm tra lâm sàng, yêu cầu xét nghiệm hoặc hình ảnh y tế như CT scan, MRI để đánh giá chính xác tình trạng và đưa ra lời khuyên điều trị phù hợp.Với các trường hợp phẫu thuật không hết hay chưa thay nhân đĩa đệm thì sẽ được chỉ định phẫu thuật lại. Nguy cơ và rủi ro lúc này sẽ lớn hơn nên phải thực sự cẩn thận.Người bệnh nên chủ động thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thờiHỗ trợ giảm đau tại nhàNếu bạn cảm thấy triệu chứng chỉ đang ở mức nhẹ, có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau tại nhà để hỗ trợ cải thiện triệu chứng. Các mẹo hỗ trợ như sau:Xoa bóp, massageMassage nhẹ nhàng và xoa bóp khu vực bị đau có thể giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm căng cơ và đau. Người bệnh có thể nhờ người thân của mình giúp đỡ vì các phần này rất khó để tự mình tác động. Tuy nhiên, khi xoa bóp massage nên dùng lực nhẹ để tránh gây tổn thương lên phần mô mềm sau mổ.Tác dụng nhiệtÁp dụng nhiệt độ ấm như túi ấm, gói nhiệt để giảm đau và làm dịu cơ bắp căng thẳng. Nếu sưng phù thì chườm lạnh còn đau bình thường thì chườm nóng là lựa chọn tốt nhất. Bạn chỉ cần thực hiện trong khoảng 15-20 phút là sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.Vận động hợp lýVận động nhẹ nhàng và hợp lý có thể giúp duy trì sự linh hoạt của cột sống và cơ bắp xung quanh. Tuy nhiên, bạn cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ về phạm vi và mức độ vận động thích hợp.Điều chỉnh tư thếHãy tìm hiểu cách điều chỉnh tư thế khi ngủ, ngồi hoặc thực hiện các hoạt động hàng ngày để tránh tạo áp lực không cần thiết lên khu vực đã được mổ. Cơn đau xảy ra có thể là do bạn thường xuyên thực hiện tư thế sai.Thư giãn, nghỉ ngơiĐảm bảo bạn có đủ giấc ngủ và thư giãn để cơ bắp và cột sống có thời gian hồi phục sau mổ.Mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bạn nên bình tĩnh xem xét nguyên nhân là gì để có phương án điều trị và nghỉ ngơi thích hợp. Trường hợp cơn đau trở nên tồi tệ kèm theo các triệu chứng bệnh lý khác thì cần đến bác sĩ ngay để được thăm khám và xử lý kịp thời, tránh những hậu quả không mong muốn xảy ra.Xem thêm:10+ bài tập thể dục gai cột sống lưng đơn giản, hiệu quả tại nhà[Cảnh báo] 3+ Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm đáng lo ngại!Cách bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm đơn giản, hiệu quảThoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng gì? 15+ thực phẩm cần biết!TOP 5+ Cách Chữa Thoái Hóa Khớp Gối Tại Nhà Hiệu Quả Nhất

10+ bài tập thể dục gai cột sống lưng đơn giản, hiệu quả tại nhà

Các bài tập thể dục gai cột sống lưng là hình thức điều trị đơn giản được bác sĩ và chuyên gia xương khớp khuyên người bệnh nên thực hiện mỗi ngày. Nó giúp cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa sự phát triển tiêu cực của bệnh. Hãy cùng tìm hiểu 10+ bài tập hữu ích được nhiều bệnh nhân áp dụng qua bài viết dưới đây.Lợi ích của các bài tập thể dục với bệnh gai cột sống Bệnh gai cột sống lưng còn được gọi là thoái hóa đốt sống hoặc thoái hóa đĩa đệm lưng, là một tình trạng thường gặp ở người trưởng thành khi các đĩa đệm giữa các đốt sống bị suy yếu và biến dạng. Tình trạng này sẽ gây ra các triệu chứng như đau đớn, tê bì và giảm khả năng hoạt động.Mặc dù việc tập luyện và thể dục không thể làm biến mất hoàn toàn bệnh gai cột sống lưng, nhưng nó có thể mang lại một số lợi ích quan trọng cho người bệnh. So với các phương pháp điều trị khác thì việc luyện tập này không gây ra tác dụng phụ không mong muốn nào.Các bài tập giúp giảm đau, cải thiện tình trạng gai cột sốngDưới đây là một số lợi ích của việc thực hiện các bài tập thể dục gai cột sống lưng:Giảm đau và cải thiện sự linh hoạt: Một số bài tập kéo dãn cơ và tăng cường sự linh hoạt của cột sống có thể giúp giảm đau và cải thiện khả năng di chuyển, giảm căng thẳng cơ.Tăng cường cơ bắp hỗ trợ: Các bài tập tập trung vào cải thiện sức mạnh của cơ bắp xung quanh vùng lưng và bụng có thể giúp tạo ra sự ổn định và hỗ trợ cho cột sống lưng. Điều này có thể giúp giảm tải lực lên các đĩa đệm và các cơ cột sống, giảm nguy cơ bị tổn thương.Tăng cường tuần hoàn máu: Việc tập luyện thường kích thích tuần hoàn máu, giúp cung cấp dưỡng chất và oxy cho các cơ và mô xung quanh vùng lưng. Điều này có thể hỗ trợ quá trình phục hồi và giảm nguy cơ viêm nhiễm.Kiểm soát cân nặng: Thực hiện thể dục đều đặn có thể giúp duy trì hoặc giảm cân nếu cần thiết, từ đó giảm áp lực lên các đĩa đệm và cột sống, giảm nguy cơ bệnh tình tiến triển.Cải thiện tâm trạng: Thể dục có thể cải thiện tâm trạng và giúp giảm căng thẳng, lo âu liên quan đến đau lưng. Khi cảm thấy tốt về bản thân và tâm trạng thoải mái hơn, bạn có thể chịu đựng đau đớn tốt hơn.Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện bài tập thể dục gai cột sống lưng mới nào. Đặc biệt, cần thực hiện những bài tập có cường độ thích hợp để đạt kết quả như mong đợi.10 bài tập thể dục gai cột sống lưng hiệu quảBài tập căng cổ Vị trí đầu tiên trong các bài tập thể dục gai cột sống lưng chính là bài tập căng cổ. Bài tập này có tác dụng kéo giãn đốt sống cổ và các dây thần kinh bị chèn ép, giúp giảm đau và căng cứng vùng đốt sống bị tổn thương.Cách thực hiện như sau:Ngồi thẳng lưng, mắt hướng thẳng về phía trước.Đẩy nhẹ cằm về phía trước, cùng với đó là kéo căng phần cổ.Giữ nguyên tư thế trong khoảng 5 giây.Thực hiện lặp lại khoảng 5-10 lần.Bài tập cúi gập cổĐây tiếp tục là một bài tập trị gai đốt sống cổ rất hiệu quả, giúp cải thiện cơn đau và chứng tê bì. Cũng tương tự như động tác căng cổ, bài tập này giúp giảm áp lực lên cột sống và gai xương.Cách thực hiện như sau:Thả lỏng cơ thể, cúi đầu về phía trước sao cho cằm chạm ngực.Duy trì trạng thái này trong khoảng 5 giây.Trở lại ban đầu, thực hiện liên tục 5-10 lần.Bài tập cúi gập cổ giúp giảm triệu chứng đau nhức, tê bì ở cánh tay và cổBài tập nghiêng cổ Bài tập nghiêng cổ giúp tăng cường khả năng di chuyển của cổ, làm cho cổ trở nên linh hoạt hơn và giảm nguy cơ cứng cổ. Ngoài ra, còn cải thiện dây thần kinh từ cột sống đến vai, giảm tê bì cánh tay.Cách làm như sau:Đứng thẳng hoặc ngồi thoải mái.Nhẹ nhàng nghiêng đầu về một bên, cố gắng đưa tai gần vai. Không cần ép buộc, chỉ cần cảm nhận sự căng cơ ở phía cổ.Giữ tư thế này trong khoảng 10-15 giây, sau đó thả ra.Lặp lại với phía cổ bên kia.Bài tập xoay cổ Bài tập thể dục gai cột sống lưng xoay cổ giúp tăng sự linh hoạt và cải thiện tình trạng cột sống. Lưu ý, bài tập này nên thực hiện sau 3 bài tập trên để tránh tình trạng bị cứng cổ và đau nhức.Thực hiện:Đứng thẳng hoặc ngồi thoải mái, thả lỏng cơ thểXoay đầu sang một hướng cho đến khi bạn cảm nhận căng cơ ở phía cổ.Giữ tư thế này trong khoảng 15-30 giây, sau đó quay về vị trí ban đầu.Tiếp theo, xoay đầu sang hướng bên kia và giữ tư thế như trên.Lặp lại quá trình này vài lần.Bài tập xoay cổ giúp tăng cường sự linh hoạt và giảm tê cứngBài tập co gập đầu gốiBài tập này giúp cải thiện sự dẻo dai của đốt sống, đồng thời giúp tăng cường sự linh hoạt của cơ và khớp ở vùng đùi, cổ chân và xương chậu. Đây là bài tập thể dục trị gai cột sống hiệu quả mà bạn có thể dễ dàng thực hiện tại nhà.Cách thực hiện như sau:Nằm ngửa trên sàn, chân tiếp xúc sàn, đầu gối hơi co.Co đầu gối lên cao, đồng thời nâng phần mông lên.Thở nhẹ nhàng và duy trì động tác trong khoảng 5 giây.Thực hiện lặp lại khoảng 5-10 lần.Bài tập Curl-upBài tập thể dục gai cột sống lưng Curl-up giúp củng cố và ổn định lại cấu trúc của cột sống. Bên cạnh đó còn tăng cường cơ bụng, độ dẻo dai và khả năng hoạt động của cơ thể. Cách thực hiện như sau:Nằm ngửa, chân tiếp xúc sàn, đầu gối cong, hai tay bắt chéo ngực.Từ từ nâng đầu, cổ, vai và lưng lên.Hít vào thở ra đều đặn theo nhịp lên xuống.Thực hiện lặp lại động tác khoảng 5-10 lần.Bài tập Curl-up có tác dụng ổn định, cải thiện cấu trúc cột sống và tăng độ dẻo dai.Bài tập tư thế rắn hổ mangBài tập tư thế rắn hổ mang là một tư thế yoga giúp tăng cường linh hoạt cột sống và giảm đau gai cột sống. Bài tập giúp kéo căng cơ vùng ngực, vai và bụng, làm chậm quá trình hình thành gai xương và chịu lực của cột sống.Thực hiện bài tập:Nằm sấp trên sàn, hai chân duỗi ra sao cho mu bàn chân úp xuống mặt sàn.Nhấc đầu và ngực lên khỏi mặt đất bằng cách sử dụng cơ lưng và tay. Không dùng tay đẩy mạnh vào mặt đất.Giữ đùi chạm vào mặt đất và nhấc mình lên sao cho độ cong của lưng tạo thành hình cung.Kéo đôi mắt lên mà không cần đẩy đầu ra trước. Giữ cổ tự nhiên và đảm bảo không gập cổ quá nhiều.Giữ tư thế này trong khoảng 15-30 giây, thở mạnh và sâu.Thả dần về vị trí ban đầu bằng cách hạ ngực và đầu xuống mặt đất.Thực hiện tư thế này và giữ trong khoảng thời gian cảm thấy thoải mái. Bạn có thể lặp lại từ 3-5 lần.Bài tập tư thế trẻ em Nhắc đến các bài tập thể dục gai cột sống lưng hiệu quả thì không thể không kể đến bài tập tư thế trẻ em. Tư thế này giúp kéo giãn đốt sống lưng và cổ một cách tuyệt vời, thường được sử dụng để nghỉ ngơi và giãn cơ sau khi thực hiện các động tác căng mạnh.Cách thực hiện như sau:Ngồi trên thảm với tư thế quỳ, úp mu bàn chân xuống thảm, mông chạm gót chân.Từ từ cúi thấp người, đến khi trán chạm thảm, hai tay xuôi theo cơ thể, lòng bàn tay úp.Giữ tư thế trong khoảng 30 giây, sau đó trở lại tư thế ban đầu.Nghỉ khoảng 1-2 phút rồi lặp lại động tác khoảng 5-7 lần.Lưu ý: hít thở đều đặn trong quá trình thực hiện. Người bị chấn thương lưng, đầu gối, bà bầu hoặc mới mổ thoát vị không nên thực hiện động tác này.Tư thế trẻ em cho người bị gai cột sốngBài tập tư thế cây cầuBài tập gai cột sống tư thế cây cầu giúp tăng cường cơ bụng, cơ lưng và giúp giãn cơ cột sống. Đồng thời cải thiện chức năng tuyến giáp, lưu thông máu tốt hơn. Tuy nhiên tư thế này khá khó, cần có thời gian tập luyện và sự hướng dẫn của người khác. Cách làm như sau:Nằm ngửa trên sàn, đôi chân cách nhau khoảng rộng bằng hông.Đặt hai bàn tay bên cạnh thân thể, lòng bàn tay hướng xuống và đầu ngón tay hướng về phía chân.Kéo đôi chân lên về hông sao cho bàn chân vẫn tiếp xúc với mặt đất và đầu gối hướng lên.Nhấc mông lên khỏi mặt đất, đẩy từ chân và vai. Bắt đầu nâng từ vùng lưng dưới, sau đó lưng trên và cuối cùng là mông.Nhìn qua cơ thể sẽ như cây cầu, giữ tư thế này trong khoảng 20-30 giây.Hạ từ từ từ phần trên cơ thể xuống mặt đất, bắt đầu từ mông, sau đó từ lưng trên và cuối cùng là lưng dưới.Thực hiện tư thế cây cầu và giữ trong khoảng thời gian cảm thấy thoải mái. Bạn có thể lặp lại tư thế này từ 3-5 lần.Bài tập tư thế con mèoBạn nên thực hiện tư thế con mèo vào mỗi buổi sáng sớm giúp tăng sức dẻo dai, giảm co cứng cơ, đốt sống cổ và lưng được cải thiện rõ rệt. Bên cạnh đó, còn hạn chế các triệu chứng như tê bì chân tay ở những người bị gai cột sống.Thực hiện:Quỳ trên sàn, chống hai tay, đầu ngón tay hướng về phía trước và úp xuống.Nhẹ nhàng hít thở, uốn cong cột sống hình chữ S, đầu hướng lên.Giữ tư thế trong vòng 30 giây sau đó trở lại trạng thái ban đầu.Nghỉ trong khoảng 30 giây sau đó lặp lại động tác vài lần nữa.Tư thế con mèo khá dễ tập và hiệu quảLưu ý khi thực hiện các bài tập gai cột sống lưngKhi thực hiện các bài tập thể dục gai cột sống lưng, có một số lưu ý quan trọng để đảm bảo rằng bạn thực hiện đúng kỹ thuật và an toàn. Dưới đây là một số lưu ý khi thực hiện các bài tập liên quan đến gai cột sống lưng:Khởi đầu nhẹ nhàng: Bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng và đơn giản để làm quen với cơ thể và cột sống. Dần dần tăng độ khó và lượng tập luyện theo thời gian.Cảm nhận cơ thể: Luôn lắng nghe cơ thể, nếu bạn cảm thấy đau hoặc không thoải mái thì dừng lại ngay lập tức.Thực hiện đúng kỹ thuật: Đảm bảo bạn thực hiện đúng kỹ thuật cho mỗi bài tập bằng cách nghe hướng dẫn từ chuyên gia.Không tập quá sức: Tránh kéo căng mạnh hoặc quá sức cơ bụng hoặc cột sống. Tập trung vào sự linh hoạt và dần dần nâng cao khả năng của bạn mà không gây hại cho cơ thể.Điều chỉnh theo nhu cầu: Nếu bạn thấy rằng một bài tập cụ thể không phù hợp hoặc gây đau, hãy điều chỉnh hoặc bỏ qua nó.Thực hiện đều đặn: Để có kết quả tốt nhất, thực hiện các bài tập đều đặn và kết hợp với một lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng đầy đủ.Thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế: Trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện mới nào, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để nhận được lời khuyên phù hợp.Các lưu ý khi tập để đạt hiệu quả nhấtTrên đây là những thông tin về các bài tập thể dục gai cột sống lưng được nhiều người người áp dụng hàng ngày để cải thiện sức khỏe. Hy vọng bạn sẽ chọn cho mình được những bài tập phù hợp để chăm sóc sức khoẻ của chính mình một cách hiệu quả nhất.Xem thêm:[Cảnh báo] 3+ Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm đáng lo ngại!Cách bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm đơn giản, hiệu quảThoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng gì? 15+ thực phẩm cần biết!TOP 5+ Cách Chữa Thoái Hóa Khớp Gối Tại Nhà Hiệu Quả NhấtGiải Đáp: Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?

[Cảnh báo] 3+ Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm đáng lo ngại!

Các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm thường gây nên những cơn đau nhức khó chịu, khiến người bệnh mệt mỏi và khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Mặc dù vậy, những biểu hiện này thường bị bỏ qua vào giai đoạn đầu, lâu dần bệnh sẽ tiến triển nặng hơn và thậm chí gây tàn phế. Do đó, việc nhận biết sớm các dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm sẽ giúp điều trị kịp thời và tránh biến chứng đáng tiếc.Tìm hiểu các triệu chứng thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng nhưng thường bị xem nhẹTOP 7 dấu hiệu thoát vị đĩa đệm mông thường gặpThoát vị đĩa đệm ở vùng mông có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu thoát vị đĩa đệm vùng mông phổ biến:Đau môngKhi bị thoát vị đĩa đệm mông, người bệnh thường có cảm giác đau ở vùng mông. Các cơn đau này được mô tả là đau nhói, đau như cắt, và có thể tăng lên khi thực hiện các cử động cơ bản, đứng lâu hoặc ngồi quá lâu trong thời gian dài.Đau từ mông lan xuống đùi, chânNhững cơn đau từ vùng mông có thể lan dần xuống phía bên trong đùi và dọc theo đường chân. Do đó, người bệnh thường có cảm giác đau nhói, tê, buốt hoặc mất cảm giác tại vùng bị ảnh hưởng.Yếu cơThoát vị đĩa đệm mông có thể khiến cơ bắp của chân yếu đi rõ rệt. Lúc này, người bệnh có thể thấy khó khăn trong việc đi bộ, nâng chân hoặc thậm chí là các hoạt động thường ngày.Đi bộ, nâng chân bị đau có thể là triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm môngĐứng lên hoặc ngồi xuống bị khó khănĐau và bất tiện vùng mông có thể khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi đứng lên từ tư thế ngồi hoặc ngồi xuống.Đau khi nâng vật nặngThoát vị đĩa đệm thường làm tăng cơn đau khi người bệnh cố gắng nâng/vác vật nặng hoặc thực hiện các hoạt động đòi hỏi sự sử dụng cơ bắp mông và chân. Bởi lúc này, đĩa đệm giữa các xương sống đã bị thoát vị hoặc bị dập vào dây thần kinh/cơ/mô mềm; khiến chúng căng thẳng và tăng sự đau đớn cho người bệnh.Đau khi thay đổi tư thếCác cơn đau có thể gia tăng khi người bệnh thay đổi tư thế, ví dụ: nghiêng người, xoay lưng hoặc nằm trên bên đau.Tê buốt, mất cảm giácVùng mông bị thoát vị đĩa đệm có thể gây nên cảm giác tê, buốt hoặc mất cảm giác do vùng dây thần kinh trong khu vực này bị áp lực.Người bị thoát vị đĩa đệm vùng mông thường bị tê buốt, mất cảm giác tạm thờiTOP 5 biểu hiệu thoát vị đĩa đệm lưng phổ biếnThoát vị đĩa đệm lưng là tình trạng đĩa đệm - một loại “gối” nhỏ và đàn hồi nằm giữa các đốt sống lưng bị lún, lệch ra khỏi vị trí bình thường. Các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm lưng có thể bao gồm:Đau thắt lưngĐau thắt lưng là dấu hiệu thoát vị đĩa đệm thắt lưng thường gặp ở người trên 35 tuổi. Những cơn đau có thể lan ra các vùng xung quanh với mức độ từ nhẹ đến cực kỳ khó chịu, thậm chí chúng có thể đau lan xuống chân nếu dây thần kinh phải chịu áp lực lớn.Chói lóaCảm giác chói lóa hoặc mờ mắt có thật xuất hiện nếu dây thần kinh bị áp lực. Điều này được gây ra bởi một phần của đĩa đệm lún ra và áp trực tiếp vào dây thần kinh, cản trở dòng thông tin điện từ qua dây thần kinh; từ đó gây ra các cảm giác không bình thường, bao gồm chói lóa hoặc mờ mắt.Thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng thường gây nên hiện tượng chói mắt, mờ mắtTê hoặc rátCảm giác tê bì, rát hoặc kim châm rất phổ biến ở người bị thoát bị đĩa đệm lưng. Nguyên nhân là do dây thần kinh phải chịu áp lực quá lớn trong thời gian dài, ảnh hưởng đến việc cung cấp máu đến vùng bị ảnh hưởng.Vận động khó khănThoát vị đĩa đệm lưng có thể gây khó khăn trong việc kiểm soát di chuyển, đứng lên, ngồi xuống hoặc trong các động tác liên quan đến thắt lưng và chân.Giảm khả năng kiểm soát tiểu tiện và đại tiệnMặc dù, dấu hiệu thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng này hiếm và ít gặp hơn các dấu hiệu trên. Thế nhưng, chúng vẫn có thể xảy ra nếu thoát vị áp vào dây thần kinh chịu trách nhiệm cho các chức năng này.TOP 5 triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thường gặpNgười bị thoát vị đĩa đệm cột sống thường bị đau tại nhiều vị trí trên cột sống, bao gồm lưng, thắt lưng, cổ, và cột sống xương cổ. Ban đầu, những cơn đau chỉ xuất hiện ở mức độ nhẹ nên người bệnh thường chủ quan, nhưng càng về sau, cơn đau càng tăng dữ dội dẫn đến tâm lý chán chường, mệt mỏi, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất làm việc và chất lượng cuộc sống. Một số dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống thường gặp gồm:Đau thắt lưngKhi bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, vùng lưng sẽ xuất hiện những cơn đau đột ngột thường xuyên. Tùy vào từng trường hợp mà những cơn đau này có thể dữ dội, âm ỉ liên tục hoặc đau buốt từng cơn.Đau khi vận độngCác cơn đau sẽ biến mất khi người bệnh nghỉ ngơi. Tuy nhiên, khi ho, hắt hơi hay nằm nghiêng, vận động mạnh,... các cơn đau sẽ xuất hiện với cường độ càng lớn. Hơn nữa, mỗi khi ngồi hoặc đứng quá lâu, người bệnh cũng sẽ có cảm giác đau đớn vùng cột sống.Khi di chuyển mà cảm thấy đau đớn có thể là triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sốngTê bì mu bàn chânChỉ khi bệnh đã trở nặng, các cơn đau mới bắt đầu lan rộng xuống dọc vùng mông, mặt trước hoặc sau đùi; gây tê bì mu bàn chân với tần suất dày đặc.Giảm khả năng hoạt độngVùng lưng bị thoát vị có thể trở nên cứng và khó di chuyển linh hơn hơn. Do đó, người bệnh khó có thể ưỡn lưng hay cúi người xuống. Đồng thời, lúc này chân tay người bệnh cũng sẽ yếu hơn bình thường, gặp nhiều khó khăn khi cầm nắm đồ vật và khả năng vận động bị hạn chế đáng kể. Ngoài ra, tư thế của người bệnh sẽ bị thay đổi, chẳng hạn như vẹo hẳn về một bên để chống đau. Trong trường hợp nặng, họ sẽ phải nằm bất động một bên cho đỡ đau.Mất kiểm soát cơ thểMất kiểm soát cơ thể xảy ra khi chất nhầy của đĩa đệm bị thoát vị, lồi ra ngoài và chèn ép lên dây thần kinh. Từ đó, người bệnh không thể tự chủ tiểu tiện, đại tiện, thậm chí là bị teo cơ, bại liệt, rối loạn cảm giác và hội chứng đau khập khễnh cách hồi.Người bệnh sẽ gặp các cơn đau cột sống do đĩa đệm bị thoát vị và chèn ép dây thần kinhTOP 7 triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường thấyNhiều người thường nhầm lẫn những cơn đau do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là các cơn đau thông thường, dẫn đến sự chủ quan trong việc cải thiện và điều trị từ sớm. Cho đến khi bệnh được phát hiện, các dấu hiệu/triệu chứng đã trở nên nghiêm trọng hơn.Tùy vào từng vị trí mà người bệnh sẽ có những dấu hiệu thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ khác nhau, nhưng thường gặp nhất vẫn là những dấu hiệu sau:Đau dọc vùng gáyỞ giai đoạn đầu, người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ sẽ thường xuyên gặp các cơn đau ở 1 hay 2 đốt sống cổ, hoặc đau dọc cả vùng gáy trong thời gian ngắn.Đau nhức lan rộngKhi bệnh đã trở nặng, các cơn đau sẽ lan rộng dần từ bả vai đến tay, dẫn đến tê dọc cánh tay và bàn tay, thậm chí là lan lên sau đầu và hốc mắt.Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường phát triển nhanh chóng kèm theo các cơn đau lan rộng ra khắp cơ thểCường độ cơn đau thất thườngKhi bị thoát vị đĩa đệm cổ, các cơn đau thường xuất hiện không đồng nhất. Chúng diễn ra liên tục hoặc ngắt quãng với mức độ đau tăng lên khi nghiêng, cúi, ngước cổ hoặc ho, hắt hơi.Mất cảm giácTương tự các triệu chứng thoát vị đĩa đệm ở các vùng khác, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có thể làm giảm cơ lực tay, ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường như cầm, nắm, vác hoặc mặc quần áo.Hạn chế khả năng hoạt độngCác cử động tại khu vực cổ và cánh tay bị hạn chế trầm trọng khiến người bệnh khó đưa tay ra sau lưng, dơ lên cao hay bê vác một vật nào đó. Mặt khác, theo thời gian, người bệnh còn có khả năng bị tê liệt vùng cổ và các chi nếu không được điều trị kịp thời.Yếu cơKhi đĩa đệm đốt sống cổ bị thoát vị nghiêm trọng và chèn ép, tủy sống, chân và tay sẽ bị yếu đi; khiến người bệnh khó có thể đi đứng vững. Nếu tình trạng nặng thêm, người bệnh sẽ thấy cơ đùi hoặc bắp chân thường xuyên rung lên khi vận động gắng sức.Dấu hiệu khácBên cạnh những dấu hiệu trên, chứng thoát vị đĩa đệm cổ còn có thể gây cảm giác đau nhức một bên lồng ngực, khó thở, táo bón hoặc khó tiểu. Chưa hết, nếu thoát vị đĩa đệm cổ không được điều trị đúng, chúng rất dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như thiếu máu não, hẹp ống sống, tàn phế hoặc hội chứng chèn ép tủy.Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cổ thường tăng dần theo cấp độ từ nhẹ tới nặngTóm lại, khi đã bị tổn thương, đĩa đệm rất khó tự phục hồi do không được cung cấp chất dinh dưỡng trực tiếp. Vì thế, khi phát hiện một trong các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm trên, bạn cần điều trị ngay để ngăn chặn biến chứng nguy hiểm.Mách bạn 7 cách cải thiện, phòng ngừa thoát vị đĩa đệm tái phátTrong thời đại hiện nay, những phương pháp điều trị không cần phẫu thuật luôn được đánh giá cao vì tính an toàn cùng hiệu quả lâu dài mà chúng mang lại. Do đó, khi đối mặt với các vấn đề thoát vị đĩa đệm, bạn có thể tìm đến các liệu pháp trị liệu thần kinh cột sống từ bác sĩ giàu kinh nghiệm nhằm xử lý gốc rễ của bệnh.Hơn nữa, để thúc đẩy quá trình điều trị một cách nhanh chóng và hiệu của, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau: Tập luyện thể thao điều độ, phù hợp với khả năng của bản thân và không nên tập quá sức nhằm tránh làm tổn thương cơ, xương, khớp.Duy trì cân nặng ở mức hợp lý.Hạn chế mang, bê hoặc vác đồ nặng để bảo vệ cột sống.Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ưu tiên bổ sung canxi, vitamin D và các dưỡng chất giúp khớp khỏe mạnh.Tránh hút thuốc lá, kiêng sử dụng các chất kích thích như rượu, bia và các loại đồ uống có cồn.Kiểm tra sức khỏe định kỳ từ 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý liên quan.Bổ sung các sản phẩm chứa thành phần thảo dược dịu nhẹ, giúp bảo vệ, tăng cường sức mạnh cho xương khớp và giảm bớt các triệu chứng liên quan đến thoát vị đĩa đệm từ bên trong cơ thể.Nếu bạn đang phân không biết nên mua sản phẩm nào để vừa hỗ trợ giảm các triệu chứng thoát vị đĩa đệm, tái tạo, phục hồi tế bào sụn khớp, vừa giúp gia tăng sự dẻo dai và độ bền bỉ của sụn khớp thì Khương Thảo Đan Gold chắc chắn sẽ là lựa chọn lý tưởng.Khương Thảo Đan Gold không chỉ là sản phẩm bảo vệ sức khỏe nổi tiếng, thuộc Công ty Dược phẩm Thái Minh, mà còn là sản phẩm nhận được nhiều lòng tin và sự công nhận về tác dụng hỗ trợ phục hồi sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống và thoát vị đĩa đệm. Phần lớn người dùng đều cảm nhận rõ sự thay đổi tích cực chỉ sau 3 tháng sử dụng.Khương Thảo Đan Gold - Giải pháp giảm đau, kháng viêm và làm chậm quá trình thoát vị đĩa đệm hiệu quả từ các thảo dược tự nhiênChưa hết, Khương Thảo Đan Gold đã vượt qua các kiểm nghiệm khắt khe và đạt chứng nhận theo tiêu chuẩn thông tư số 75/2019/ATTP-CN GMP từ các cơ quan chuyên ngành. Thế nên, nếu đang phải đối mặt với những khó khăn, bất cập từ thoát vị đĩa đệm, bạn hoàn toàn có thể an tâm sử dụng Khương Thảo Đan Gold như một giải pháp bổ trợ xương khớp lâu dài mà không lo tác dụng phụ.Để biết thêm thông tin về sản phẩm Khương Thảo Đan Gold, quý khách vui lòng gọi ngay đến số 1800. 1156 để được các dược sĩ chuyên môn cao tư vấn và hỗ trợ miễn phí!Nguồn tham khảo:https://thanhnien.vn/suc-khoe/4-dau-hieu-tham-lang-cua-thoat-vi-dia-dem-cho-coi-thuong-1076352.htmlhttps://www.spine-health.com/conditions/herniated-disc/cervical-herniated-disc-signs-and-symptomshttps://www.spine-health.com/conditions/herniated-disc/lumbar-herniated-disc-symptomsTrên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn nhận biết các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm ngay từ sớm, giúp tối ưu quá trình điều trị và phục hồi nhanh chóng. Ngoài ra, đừng quên truy cập https://khuongthaodan.com/ hoặc để lại bình luận phía dưới nếu bạn muốn khám phá thêm về bệnh cũng như cách khắc phục tại nhà an toàn, hiệu quả và dễ thực hiện.Xem thêm:Cách bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm đơn giản, hiệu quảThoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng gì? 15+ thực phẩm cần biết!TOP 5+ Cách Chữa Thoái Hóa Khớp Gối Tại Nhà Hiệu Quả NhấtGiải Đáp: Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?Hạt Tophi Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Giải Đáp Từ A - Z

Cách bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm đơn giản, hiệu quả

Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm được sử dụng trong y học cổ truyền như một phương pháp mang lại hiệu quả giảm đau tốt, được nhiều người tin tưởng và áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, cách chữa này có thực sự hiệu quả không và thực hiện nó như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm là gì?Bấm huyệt là phương pháp trị liệu truyền thống trong y học cổ truyền của nhiều nền văn hóa, bao gồm cả Trung Quốc và một số nước châu Á khác. Chữ "bấm" đề cập đến việc áp dụng áp lực hoặc kích thích vào các điểm cụ thể trên cơ thể, gọi là "huyệt" nhằm cải thiện sức khỏe và giảm triệu chứng bệnh tật.Thoát vị đĩa đệm là một vấn đề liên quan đến sự tổn thương hoặc biến dạng của đĩa đệm trong cột sống. Đĩa đệm là những cấu trúc nằm giữa các đốt sống, giúp giảm chấn động và cung cấp sự đệm cho cột sống. Khi đĩa đệm bị thoát vị, nó có thể gây ra đau đớn, tê bì và tình trạng khó chịu khác.Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm được sử dụng phổ biến rộng rãiChữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt như một phương pháp làm mềm, giãn các cơ, giúp giảm viêm và đau cho người bệnh thông qua huyệt đạo, dây thần kinh, mạch máu ở vùng lưng. Bấm huyệt sẽ tác động lên phần cơ xương, giải phóng sự chèn ép khối thoát vị, hỗ trợ đưa phần này trở về vị trí bình thường.Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm có những ưu điểm nổi bật như chi phí rẻ, không cần đòi hỏi những thiết bị hiện đại trong quá trình điều trị, an toàn vì không tác động sâu vào cơ thể. Tuy nhiên, cần phải được thực hiện bởi người có chuyên môn và kỹ năng nhất định.Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm có thực sự hiệu quả?Như vậy, theo định nghĩa trên thì bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm có thực sự hiệu quả không? Câu trả lời là CÓ. Việc tác động lực cơ học lên da, cơ bắp, mạch máu, dây thần kinh và cột sống sẽ mang lại những lợi ích sau:Giải phóng dây thần kinh: Dây thần kinh bị đĩa đệm chèn ép được giải phóng khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, cơm đau giảm nhẹ. Ngoài ra, còn giúp tăng tuần hoàn máu, kích thích tạo tế bào xương khớp mới. Bấm huyệt có thể hỗ trợ điều trị các cơn đau do thoát vị đĩa đệm mang lạiTăng cường chức năng vận động: Đối với những người thoát vị nặng khó di chuyển, phương pháp này còn tăng sự linh hoạt cho cơ thể, phục hồi chức năng vận động.Tuy nhiên, đối tượng nào được chỉ định bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm? Phương pháp này chỉ được xem là hỗ trợ, không được áp dụng với tất cả các bệnh nhân mà chỉ sử dụng với một số đối tượng như thoát vị cấp độ 1, 2, 3, người bị thoát vị lệch bên, thể trạng tốt và đáp ứng được các tác động nặng.Nghiêm cấm dùng cho phụ nữ mang thai, người bị cốt hoá, vẹo cột sống, thoái hoá cột sống nặng, thoái vị thể trung tâm và tái phát tình trạng thoát vị đĩa đệm sau phẫu thuật.Các huyệt chữa thoát vị đĩa đệm phổ biến Một số huyệt được áp dụng trong việc chữa thoát vị đĩa đệm bao gồm:Huyệt ở lưng thấp Nằm ở vị trí trên đầu của xương cùng cột sống thắt lưng, điểm này có thể được kích thích để cải thiện tuần hoàn máu và giảm đau vùng lưng. Bấm huyệt ở lưng thấp hay còn được gọi là huyệt B-23 và B-47, có tác dụng giảm đau lưng, đau thần kinh tọa và đau do dây thần kinh bị chèn ép.Huyệt ở hông Hay còn được gọi khác là huyệt B-48, nằm cách xương cùng vài cm và ngay trên điểm lõm của mông. Để việc bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất, người thực hiện nên ấn từ từ bằng ngón cái hướng về phía xương chậu, giữ yên trong vài phút rồi từ từ thả ra.Huyệt ở mông Là huyệt G-30 nằm phía dưới huyệt B-38, thường nằm ở phần nhiều thịt của mông và chếch ra bên ngoài. Điểm này có thể được kích thích để giảm căng thẳng và đau ở vùng này. Ấn nhẹ nhàng huyệt ở mông bằng ngón cái, lực hướng vào giữa mông, giữ vài phút rồi từ từ thả ra.Vị trí các huyệt đạo trong điều trị thoát vị đĩa đệmHuyệt ở ngón cái và ngón trỏ Có tên gọi khác là huyệt LI-4 hay huyệt hợp cốc. Nằm ở vùng giữa ngón cái và ngón trỏ trên cả hai tay, những điểm này thường được sử dụng để giảm đau và tăng cường sự thư giãn.Người bấm huyệt tác động một lực vừa đủ lên vị trí huyệt, giữ yên trong 10 giây sau đó từ từ thả ra. Thực hiện lặp lại trong khoảng 30 lần.Huyệt xung quanh khuỷu tayNằm ở phía trên khuỷu tay, cách cổ tay khoảng 10cm, được gọi là huyệt LU-6. Huyệt  này thường được kích thích để cải thiện tình trạng đường thần kinh. Lưu ý, khi thực hiện nên ngồi thoải mái, nâng cánh tay lên để tìm huyệt, bấm và giữ trong 30 giây, thực hiện 3-4 lần.Huyệt ở bàn chân Huyệt này nằm ở gan bàn chân, cách ngón chân khoảng 6-7 cm. Người bệnh có thể ấn huyệt này bằng 2 ngón cái và giữ trong 30 giây. Đây là một huyệt rất có lợi cho người bị thoát vị đĩa đệm.Huyệt ở phía sau đầu gốiHuyệt cuối cùng bạn cần lưu ý trong bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm là huyệt B-54. Huyệt này nằm ở phía sau đầu gối, khi tác động sẽ giảm đau và cải thiện tình trạng cơ và dây thần kinh trong vùng chân, đầu gối.Cách bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệmBấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp được lưu truyền lâu trong dân gian nhưng không phải ai cũng có thể làm được. Phương pháp này khá phức tạp, cần người bấm huyệt thực hiện đúng theo các bước sau đây:Làm mềm, giãn cơ ở vùng lưng và môngTrước khi bắt đầu bấm huyệt, cần làm mềm và giãn cơ ở vùng bị ảnh hưởng, tức là vùng lưng và mông. Người bệnh nằm sấp, thả lỏng toàn thân, tay chân duỗi thẳng. Điều này có thể thực hiện bằng cách sử dụng các phương pháp như massage, vật lý trị liệu và tập thể dục nhằm cải thiện tuần hoàn máu và linh hoạt cho các cơ và dây thần kinh. Kết hợp các động tác như day, lăn, bóp một cách nhuần nhuyễn và hợp lý.Các bước tiến hành bấm huyệt để hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệmBấm huyệtKhi bấm huyệt, các điểm huyệt tùy chọn có thể được kích thích bằng áp lực nhẹ hoặc xoay tròn nhẹ nhàng bằng đầu ngón tay hoặc dụng cụ huyệt. Các điểm huyệt phổ biến tại vùng lưng, hông, và mông có thể được kích thích để giảm đau, giãn cơ và cải thiện tình trạng tổng thể.Lưu ý, ấn, day và xoa bóp theo chiều kim đồng hồ, không nên day quá nhiều lần vì có thể khiến bấm tím và đau đớn.Nắn chỉnh đĩa đệm bị thoát vịNắn chỉnh đĩa đệm bị thoát vị là một phần quan trọng trong việc bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, việc này phải được thực hiện bởi người chuyên nghiệp, thường là bác sĩ chuyên về y học cổ truyền hoặc thầy bấm huyệt có chứng chỉ và kinh nghiệm.Lưu ý khi bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệmKhi xem xét việc sử dụng bấm huyệt như một phương pháp bổ trợ trong điều trị thoát vị đĩa đệm, bạn cần tuân theo một số lưu ý sau đây để đảm bảo an toàn và hiệu quả:Tư vấn với chuyên gia y tế: Trước khi thực hiện bất kỳ phương pháp bấm huyệt nào, bạn nên thảo luận và tư vấn với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế có kinh nghiệm Chỉ được thực hiện bởi người có kinh nghiệm: Bấm huyệt nên được thực hiện bởi người có kiến thức và kinh nghiệm về y học cổ truyền và bấm huyệt, tránh tự làm.Theo dõi triệu chứng: Luôn theo dõi sự thay đổi trong triệu chứng sau khi thực hiện bấm huyệt. Nếu có bất kỳ biểu hiện tồi tệ hơn hoặc tình trạng không cải thiện, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ y tế ngay lập tức.Lưu ý khi bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm tránh gây tác hạiChọn điểm huyệt thích hợp: Không phải tất cả các điểm huyệt đều phù hợp trong mọi tình huống. Điểm huyệt nên được chọn dựa trên tình trạng sức khỏe và triệu chứng cụ thể của bạn.Hạn chế áp lực: Khi kích thích các điểm huyệt, hạn chế áp lực ban đầu và tăng dần theo thời gian. Điều này giúp tránh tình trạng đau hoặc tổn thương.Sử dụng bấm huyệt cùng với chăm sóc khác: Bấm huyệt có thể được kết hợp với các phương pháp trị liệu khác như vật lý trị liệu, tập thể dục, và dùng thuốc để đạt được hiệu quả tốt hơn.Không thực hiện bấm huyệt: khi đang quá no hoặc đang quá đói, khi say rượu.Mặc dù bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm có thể giúp điều trị cơn đau nhưng lưu ý, biện pháp này không thể thay thế các phương pháp chăm sóc y tế chuyên nghiệp. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế khi bị bệnh để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất.Xem thêm:Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng gì? 15+ thực phẩm cần biết!TOP 5+ Cách Chữa Thoái Hóa Khớp Gối Tại Nhà Hiệu Quả NhấtGiải Đáp: Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?Hạt Tophi Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Giải Đáp Từ A - ZThoái Hóa Cột Sống Cổ Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Chữa

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng gì? 15+ thực phẩm cần biết!

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng ăn gì để giảm bớt sự đau đớn, bất tiện và khó chịu là vấn đề đau đáu của hàng triệu bệnh nhân. Theo đó, người bệnh cần bổ xung nhiều canxi, vitamin D, K, B12,... và tránh tiêu thụ những thực phẩm gia tăng biến chứng để đảm bảo quá trình điều trị và phục hồi đĩa đệm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nhóm thực phẩm này.Tìm hiểu những thực phẩm nên và không nên ăn khi bị thoát vị đĩa đệmGiải mã: Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?Theo “Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng ăn gì để tránh bệnh nặng hơn?” - bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bs CKI Kim Thành Tri tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, những thực phẩm có lợi cho chứng thoát vị đĩa đệm mà người bệnh nên cân nhắc, bổ sung vào thực đơn hàng ngày đó là:Thực phẩm giàu CanxiCanxi là một dưỡng chất thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển xương. Điều này đặc biệt cần thiết với những ai đang trong giai đoạn điều trị, phục hồi chứng thoát vị đĩa đệm.Canxi có thể dễ dàng tìm thấy trong sữa, các chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua), rau xanh, hạnh nhân, cam, cá hồi, cá mòi và các loại đậu. Tuy nhiên, lạm dụng hay tiêu thụ quá nhiều canxi có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm tắc nghẽn mạch máu, rối loạn hệ tiêu hóa, hạn chế sự hấp thụ của kẽm hoặc sắt. Do đó, người bệnh cần đồng thời kết hợp cân đối canxi với những nhóm chất khác để đem lại hiệu quả tối đa.Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên bổ sung những thực phẩm giàu Canxi như sữa, cá hồi, cá mòi,...Vitamin DVitamin D là hợp chất hòa tan trong chất béo, được ví như một chất xúc tác, giúp hỗ trợ cơ thể hấp thụ Canxi tối đa. Nhờ đó, người bệnh có thể ngăn ngừa hoặc cải thiện tình trạng xương giòn và yếu. Chính vì thế, nếu muốn bổ sung vitamin D vào chế độ ăn uống hàng ngày, bạn cần tập trung sử dụng các loại cá béo (cá mòi, cá hồi), thịt, trứng, nấm, sữa.Đặc biệt, thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng ban mai ( từ 10 - 30 phút mỗi ngày) còn giúp cơ thể tự tổng hợp vitamin D một cách tự nhiên, tiết kiệm và hiệu quả nhất. Bằng cách này, cơ thể người bệnh sẽ tự sản xuất lượng vitamin D cần thiết để duy trì bảo vệ sức khỏe xương khớp và sức mạnh toàn diện cho cơ thể.Vitamin KMỗi khi nhắc đến “người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì”, thật không thể bỏ qua vitamin K. Sở dĩ, đây là một loại vitamin cần thiết cho quá trình đông máu và sự hình thành của các yếu tố đông máu trong cơ thể. Hơn nữa, vitamin K còn được biết đến với khả năng phân phối Canxi trong cơ thể, từ đó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của xương. Do đó, để bổ sung vitamin K, người bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn nhiều rau bina, trứng, sữa, bông cải xanh,...Thực phẩm giàu vitamin K rất tốt cho người bệnh thoát vị đĩa đệmVitamin B12Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành các tế bào xương, tế bào hồng cầu bên trong xương. Nếu thiếu dưỡng chất này, quá trình phục hồi các tổn thương xương khớp có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.Để đảm bảo luôn bổ sung đầy đủ vitamin B12, thực đơn hàng ngày nên có trứng, thịt và sữa. Tuy nhiên, vì vitamin B12 chỉ tồn tại trong thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, thế nên với người ăn chay, bạn có thể uống các chất bổ sung khác để thay thế.Glucosamine và ChondroitinGlucosamine và Chondroitin là 2 loại axit amin tham gia vào quá trình hình thành sụn và các mô liên kết. Trong đó, Glucosamine có nhiều trong vỏ sò điệp, nhộng,  các loại hải sản (tôm, cua, mực,...), xương từ động vật (xương gà, xương bò,...) hoặc sụn cá mập.Bên cạnh đó, Chondroitin lại được tìm thấy nhiều trong sụn bò, sụn lợn, sụn cá (đặc biệt là sụn cá mập) hoặc các thực phẩm bổ sung dinh dưỡng.Nên tích cực bổ sung Glucosamine và Chondroitin sau khi mổ thoát vị đĩa đệmProtein thực vậtProtein thực phẩm được chứng minh đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn protein động vật. Không chỉ là nguồn dinh dưỡng quan trọng, tốt cho xương khớp và cột sống, protein thực phẩm còn có khả năng hạn chế tình trạng viêm nhiễm, giảm thiểu tối đa tình trạng trầm trọng của bệnh. Do đó, protein thực vật là một trong những đáp án hoàn hảo cho “người mổ thoát vị đĩa đệm nên ăn gì”.Người bệnh có thể cân nhắc bổ sung các loại đậu như đậu lăng, đậu hà lan hoặc nấm, hạt chia vào bữa ăn hàng ngày để đảm bảo cung cấp đủ lượng protein cần thiết.Rau lá xanh đậmCác loại rau có lá màu xanh đậm như cải xoăn, cải xanh, cải xoong,... là nguồn cung cấp Canxi dồi dào - dưỡng chất tốt cho sức khỏe xương và cột sống, rất có lợi cho quá trình điều trị và phục hồi thoát vị đĩa đệm.Không những vậy, nhóm thực phẩm này còn chứa hàm lượng lớn vitamin K1 và K2, giúp lợi khuẩn đường ruột, duy trì khoáng chất trong xương. Chính vì thế, nếu tích cực tiêu thụ các loại rau màu xanh đậm, xương của người bệnh sẽ nhanh chóng được củng cố, gia tăng sức mạnh cho toàn bộ cơ thể.Những loại rau có lá màu xanh đậm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho xương khớpCá hồiVới những ai thường xuyên phải chịu những cơn đau nhức dữ dội do thoát vị đĩa đệm, việc bổ sung cá hồi có thể mang lại nhiều cải đáng kể. Cá hồi là thực phẩm giàu axit béo Omega-3, đặc biệt là DHA và EPA, có công dụng giảm viêm, hỗ trợ tái tạo đĩa đệm và cải thiện chứng đau lưng hiệu quả. Chưa hết, axit alpha-linolenic được tìm thấy trong cá hồi và dầu thực vật được công nhận có tác động tích cực cho sức khỏe cột sống; thúc đẩy quá trình điều trị, phục hồi chứng thoát vị đĩa đệm nhanh chóng.Nhờ đó, thường xuyên bổ sung cá hồi vào chế độ ăn có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và sự thoải mái cho những người đang phải đối mặt với căn bệnh thoát vị đĩa đệm.Sữa và sản phẩm từ sữaNhư đã đề cập, sữa hoặc các chế phẩm làm từ sữa chứa hàm lượng lớn Canxi cùng nhiều khoáng chất. Do đó, nhóm thực phẩm này đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của xương, bao gồm kích thích, khối lượng, độ dài lẫn sức mạnh. Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, người mắc thoát vị đĩa đệm nên ưu tiên dùng sữa chua, phô mai. Bởi, những sản phẩm này có khả năng cung cấp đến 42% lượng Canxi cần thiết cho cơ thể trong một ngày.Trái cây tươiSau khi mổ thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên ăn nhiều trái cây tươi, đặc biệt là các quả mọng nước. Bởi, chúng chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Khi được tiêu thụ, những chất này sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình chữa lành vết thương.Trái cây tươi không chỉ giúp giải nhiệt, đẹp da mà còn có tác động tích cực đến đĩa đệm cột sốngNgoài ra, hàm lượng vitamin C trong bưởi, cam, quýt còn đặc biệt hữu ích cho những ai đang bị thoát vị đĩa đệm. Nguyên nhân là bởi, vitamin C vừa có thể kích thích sản sinh collagen cho đĩa đệm cột sống, vừa tăng cường sức mạnh cho xương và chống nhiễm trùng hiệu quả. Qua đó, hệ thống miễn dịch người bệnh được củng cố, giảm chứng đau lưng và đảm bảo quá trình phục hồi cột sống không bị gián đoạn.NghệThành phần chính Curcumin trong nghệ là một chất chống oxy hóa cực mạnh. Do đó, khi được dung nạp, thực phẩm này sẽ mang đến nhiều lợi ích đối với chứng thoát vị đĩa đệm, tiêu biểu phải kể đến khả năng hỗ trợ giảm đau lưng, chống viêm khớp hiệu quả.Người bệnh có thể sử dụng nghệ dưới nhiều hình thức khác nhau như gia vị, viên nang, tinh bột nhằm cải thiện vấn đề xương khớp của bản thân.Quả bơBơ là là một thực phẩm chứa nhiều Kali và chất béo lành mạnh. Đó cũng là lý do vì sao bơ được mệnh danh là loại quả có khả năng giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và giảm lượng cholesterol một cách đáng kể.Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C, D trong bơ cũng đồng thời mang đến nhiều lợi ích tích cực cho cột sống, góp phần chữa lành vết thương do thoát vị đĩa đệm. Vì thế, đây chính là thực phẩm cần thiết mà người bệnh nên thêm vào bữa ăn hàng ngày.Bị thoát vị đĩa đệm nên bổ sung bơ vào chế độ ăn hàng ngàyNgười bệnh bị thoát vị đĩa đệm nên kiêng ăn gì?Bên cạnh “người thoát vị đĩa đệm nên ăn gì”, việc tìm hiểu “người bị bệnh thoát vị đĩa đệm kiêng ăn gì” cũng là điều cần thiết trong quá trình xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp với người bệnh. Theo “Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên kiêng gì để đẩy nhanh hiệu quả điều trị?” - bài viết được tham vấn y khoa bởi Bs Timothy Gallivan - Phòng khám ACC, để giúp quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm đạt hiệu quả cao, dưới đây là một số thực phẩm cần loại bỏ ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày.Các loại thịt đỏThực phẩm giàu đạm hay các loại thịt đỏ đều chứa rất nhiều chất béo bão hòa và axit uric. Điều này có thể gia tăng tình trạng viêm, không tốt cho đĩa đệm. Hơn nữa, khi tiêu thụ nhiều loại thực phẩm này cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.Các loại thịt đỏ không nên xuất hiện trong chế độ ăn của người bệnh thoát vị đĩa đệmĐồ ăn nhanh nhiều dầu mỡKhông chỉ gây tăng cân, tạo áp lực lớn lên cột sống mà thức ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ như thịt nướng, xúc xích, gà rán, khoai tây chiên còn có thể dẫn đến sự thiếu hụt canxi. Từ đó, xương trở nên yếu đi và gia tăng cường độ viêm và đau cột sống.Do đó, để tình giảm thiểu tối đa những cơn đau nhức khó chịu do thoát vị đĩa đệm gây ra, người bệnh nên tránh ăn đồ ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ.Thực phẩm dễ gây tăng cânNhóm thực phẩm dễ gây tăng cân bao gồm: bánh mì trắng, bánh snack, mì ống, sữa nguyên kem đều không tốt cho xương khớp. Khi tiêu thụ nhiều thực phẩm này, khả năng cao người bệnh sẽ rơi vào tình trạng tăng cân mất kiểm soát; gây áp lực lớn lên các khớp, khiến việc điều trị thoát vị đĩa đệm bị cản trở.Ngoài ra, một số sản phẩm như snack thường chứa nhiều chất bảo quản và tạp chất không tốt cho sức khỏe. Những chất này có thể góp phần tạo ra tình trạng viêm nhiễm, gây khó khăn cho việc điều trị các vấn đề xương khớp.Thức uống chứa chất kích thíchNhững đồ uống chứa cồn và chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá là nhóm thực phẩm dễ gây đau nhức và có hại cho sức khỏe. Chưa kể, chúng còn ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị bệnh do gia tăng mức độ viêm nhiễm xương và mô mềm xung quanh cột sống.Người bị thoát vị đĩa đệm cần nói “Không” với đồ uống có cồnCác lưu ý khi lựa chọn thực phẩm cho người thoát vị đĩa đệmKhi xây dựng chế độ ăn cho người đang phải đối mặt với vấn đề thoát vị đĩa đệm, bạn cần chú ý một số điểm sau:Ưu tiên chọn mua thực phẩm tươi mới, không có mùi tanh hoặc mùi kháng khuẩnTránh những thực phẩm gây dị ứng hoặc của tiềm năng gây viêm nhiễmLuôn rửa tay sạch sẽ trước trong và sau khi chế biến thực phẩmBảo quản thực phẩm, thức ăn ở nhiệt độ phù hợpKhông dùng sản phẩm quá hạnCần tìm hiểu rõ nguồn gốc và chất lượng của sản phẩm trước khi muaĐặc biệt, bên cạnh chế độ dinh dưỡng, người bệnh thoát vị đĩa đệm cũng nên kết hợp thể dục thể thao, xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và bổ sung những thành phần thiết yếu cho xương khớp, chẳng hạn như Collagen Type II - thành phần chính cấu tạo cho sụn khớp và sụn hyalin.Hiện nay, Collagen Type II đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm khác nhau, trong đó, nổi bật phải kể đến Khương Thảo Đan Gold. Đây là một trong những sản phẩm bảo vệ sức khỏe nổi tiếng tại Công ty Dược phẩm Thái Minh - Đơn vị chuyên cung cấp giải pháp bảo vệ sức khỏe từ thiên nhiên, đem lại hiệu quả tích cực nhưng không gây hại đến sức khỏe con người.Khương Thảo Đan Gold - Giải pháp cải thiện thoát vị đĩa đệm từ các loại thảo dược tự nhiênSau nhiều năm nghiên cứu kỹ lưỡng, Thái Minh đã kết hợp thành công Collagen Type II cùng các loại thảo dược quý như CARYOTIN (Chiết xuất từ quả Đủng đỉnh), KGA1 (có trong cây Địa liền). Nhờ đó, sản phẩm không chỉ góp phần giảm thiểu cảm giác đau đớn, làm dày mạng lưới fibrillar mà còn tăng cường sự dẻo dai và độ bền của sụn khớp; từ đó mang lại hiệu quả bền vững cho người bệnh.Để biết thêm về Khương Thảo Đan Gold, bạn vui lòng truy cập website chính thức tại https://khuongthaodan.com/ hoặc liên hệ đến 1800 1156 để được các dược sĩ tại Thái Minh tư vấn và hỗ trợ miễn phí!Nguồn tham khảohttps://tamanhhospital.vn/thoat-vi-dia-dem-nen-an-gi-kieng-gi/ https://acc.vn/benh-nhan-thoat-vi-dia-dem-nen-an-gi/https://acc.vn/benh-nhan-thoat-vi-dia-dem-nen-kieng-gi-de-day-nhanh-hieu-qua-dieu-tri/https://blendofbites.com/foods-healing-herniated-discs/Trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc người bệnh bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng ăn gì. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ cập nhật và xây dựng thành công thực đơn ăn uống hợp lý, giúp quá trình phục hồi diễn ra hiệu quả.Xem thêm:TOP 5+ Cách Chữa Thoái Hóa Khớp Gối Tại Nhà Hiệu Quả NhấtGiải Đáp: Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?Hạt Tophi Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Giải Đáp Từ A - ZThoái Hóa Cột Sống Cổ Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách ChữaGai Xương Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

TOP 5+ Cách Chữa Thoái Hóa Khớp Gối Tại Nhà Hiệu Quả Nhất

Song song với việc sử dụng thuốc điều trị, các cách chữa thoái hóa khớp gối tại nhà cũng được rất nhiều người bệnh ưa chuộng áp dụng. Bởi những giải pháp này thường dễ thực hiện lại đem hiệu quả cải thiện rõ rệt, an toàn, tiết kiệm chi phí. Vậy có những cách chữa thoái hóa khớp gối nào? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.🟡 TOP 5+ cách điều trị thoái hóa khớp gối tại nhàThoái hóa khớp gối là căn bệnh phổ biến, xảy ra chủ yếu ở đối tượng người lớn tuổi do quá trình lão hóa xương diễn ra. Bản chất của bệnh này là do lớp sụn và xương dưới sụn bị bào mòn, không thể làm tốt nhiệm vụ di chuyển, vận động, từ đó làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày. Những cơn đau nhức khó chịu, sưng viêm, phù đỏ,... là những dấu hiệu điển hình của bệnh này. Theo các chuyên gia xương khớp, bệnh thoái hóa khớp gối không thể chữa khỏi hoàn toàn. Các giải pháp được áp dụng nhằm mục đích kiểm soát triệu chứng, ngăn chặn bệnh không tiến triển lên mức độ nguy hiểm hơn. Ở mỗi giai đoạn của bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra những chỉ định về cách chữa thoái hóa khớp gối phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp chữa thoái hóa khớp gối tại nhà được nhiều người ứng dụng và đánh giá cao về hiệu quả: Giảm cân, duy trì cân nặng Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp gối chính là do sự dư thừa cân nặng. Trọng lượng cơ thể người quá lớn khiến cho đầu gối bạn phải chịu một lực lớn. Hiện tượng này xảy ra trong thời gian dài liên tục có thể khiến cho khớp gối bị tổn thương, thoái hóa và xuất hiện cảm giác đau đớn. Giảm cân là điều cần thiết trong điều trị thoái hóa khớp gốiNgười bệnh khi bị thoái hóa khớp gối nếu có dấu hiệu thừa cân nên có biện pháp cải thiện cân nặng phù hợp. Giảm cân không chỉ giúp bạn có cơ thể cân đối mà còn phòng ngừa được rất nhiều căn bệnh khác nhau. Sử dụng túi chườm nóng hoặc chườm lạnh Chườm là một trong những cách chữa thoái hóa khớp gối đơn giản và được nhiều người bệnh áp dụng tại nhà. Cách này thường mang lại hiệu quả tức thì, giảm đau và khó chịu nhanh chóng. Bạn có thể áp dụng chườm nóng hoặc chườm lạnh phù hợp với hoàn cảnh. Chườm nóngCách này sẽ dùng hơi nóng để tác động lên vị trí đau do thoái hóa gây ra ở khớp gối. Hơi nóng sẽ giúp các mạch máu giãn nở, kích thích sự lưu thông của tuần hoàn máu đến các vị trí đau. Qua đó, giúp xoa dịu cơn đau và làm thư giãn khớp hiệu quả. Khi áp dụng chườm nóng chữa thoái hóa khớp gối tại nhà, mọi người chỉ nên thực hiện khi gối bị đau nhức, căng cứng. Không chườm lên vùng khớp bị bầm tím hoặc có vết thương hở. Cách chườm nóng: Sử dụng túi chườm y tế, đệm sưởi, đai quấn nóng,... để đắp lên khớp gối. Chườm lạnhHơi lạnh khi tác động lên vị trí đau nhức sẽ giúp ức chế lưu thông máu để cải thiện hiện tượng sưng viêm, đau khớp. Song song với đó, nhiệt lạnh cũng có tác dụng ức chế tạm thời cảm giác đau đớn. Giải pháp này phù hợp với người bệnh ở mức độ cấp tính, mới xuất hiện cơn đau và thường bị đau đột ngột. Chườm lạnh giúp ức chế máu lưu thông, giảm đau nhanh chóngCách chườm lạnh: Sử dụng túi chườm lạnh y tế hoặc gel lạnh, đặt trực tiếp lên vị trí khớp gối bị đau từ 15 - 20 phút mỗi lần, ngày có thể thực hiện 3 - 4 lần. Cải thiện giấc ngủ Giấc ngủ đặc biệt quan trọng đối với con người, dù là người khỏe mạnh hay người có bệnh tật. Việc ngủ ngon mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm thiểu được căng thẳng, cải thiện tâm trạng và giúp xương khớp được thư giãn. KHi được ngủ đủ và ngủ ngon, xương khớp sẽ có thời gian được nghỉ ngơi, các tế bào được phục hồi phần nào. Nhờ vậy, tình trạng hao mòn và tổn thương sụn do thoái hóa sẽ được giảm thiểu đáng kể. Để dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ được sâu hơn, người bệnh nên đi ngủ sớm vào một khung giờ nhất định. Đồng thời, cần tránh xa điện thoại, tivi,... là những yếu tố có thể gây xao nhãng giấc ngủ. KHi cơ thể ngủ là lúc xương khớp được nghỉ ngơi, phục hồiSử dụng nẹp và các công cụ hỗ trợ khácTrong trường hợp đau nhức quá nhiều, người bệnh có thể chữa thoái hóa khớp gối tại nhà bằng cách sử dụng nẹp và các công cụ hỗ trợ khác. Nẹp cố định vị trí khớp gối sẽ giúp hạn chế những tổn thương trong quá trình hoạt động. Nếu cơn đau nhức xảy ra thường xuyên và đi lại quá khó khăn, người bệnh cũng có thể sử dụng nạng để việc di chuyển trở nên thuận tiện hơn. Điều trị bằng thuốcThuốc là một trong những lựa chọn hàng đầu của người bệnh thoái hóa khớp gối bởi tác dụng nhanh chóng. Về thuốc thường được chia thành 2 loại phổ biến: Chữa thoái hóa khớp gối bằng Tây y: Tây y có nhiều loại thuốc giảm đau cho hiệu quả tức thì, phù hợp với nhiều cấp độ khác nhau như thuốc giảm đau thông thường, thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAIDs), thuốc giãn cơ, thuốc bôi,...Sử dụng thuốc điều trị thoái hóa khớp gối tại nhàChữa thoái hóa khớp gối bằng Đông y: Đông y chữa thoái hóa khớp gối thường tập trung vào giải quyết căn nguyên bệnh thông qua cơ chế đặc biệt và chỉ sử dụng thảo dược tự nhiên. Cách này thường cho hiệu quả chuyên sâu và lâu dài hơn so với Tây y. Tuy nhiên, thuốc Đông y có điểm hạn chế là tác dụng chậm nên đòi hỏi người bệnh cần có sự kiên trì khi lựa chọn điều trị bằng cách này. Bổ sung thực phẩm chức năngBổ sung thực phẩm chức năng tốt cho xương khớp ngay cả khi bạn không gặp vấn đề về xương khớp vẫn là điều có thể. Sở dĩ vậy bởi trong các loại thực phẩm chức năng có chứa nhiều chất phòng ngừa, hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh thoái hóa. Nếu người bệnh muốn chữa thoái hóa khớp gối tại nhà an toàn, hiệu quả có thể tham khảo sử dụng thực phẩm chức năng bởi tính an toàn, không gây tác dụng phụ. Qua đó, giúp cho xương khớp được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tạo điều kiện ngăn ngừa thoái hóa xảy ra. 🟡 Chế độ dinh dưỡng cho người bị thoái hóa khớp gối Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và cân bằng để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết vào cơ thể là điều rất cần thiết. Điều này giúp quá trình phục hồi xương khớp bị tổn thương được đẩy mạnh, hạn chế viêm nhiễm và đau nhức khó chịu. Những chất cần thiết cho hệ xương khớp có thể kể đến là canxi, vitamin, mangan, magie, kali, kẽm, chất chống viêm, axit béo omega-3,... Bạn có thể bổ sung những chất trên thông qua các loại thực phẩm như sau: Trái cây thuộc họ cam quýtCác loại quả mọng nước (quả mâm xôi, dâu tây, việt quất,...)Bông cải xanh. Tỏi, nghệ, gừngCác loại hạt, đậu. TrứngDầu oliuSữa chua, phô mai. Hàu, cá ngừ, cá hồi, cá mòi, hạnh nhân,... chứa nhiều axit béo omega-3. Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho hệ xương khớpBên cạnh đó, người bệnh cũng cần chú ý cân nhắc hạn chế bổ sung những thực phẩm sau vào cơ thể: Các loại thức ăn chế biến sẵn. Thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo (nội tạng động vật, thức ăn chiên xào,...) Thực phẩm quá ngọt hoặc quá mặn. …. Nhìn chung, cách chữa thoái hóa khớp gối tại nhà hiện nay vô cùng đa dạng, mang đến cho người bệnh nhiều sự lựa chọn hơn. Tuy nhiên, dù là cách nào, trước khi thực hiện bạn cũng cần tìm hiểu kỹ, tránh việc áp dụng bừa bãi sai cách sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên phức tạp hơn. Thoái hóa khớp gối không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là bại liệt nên người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Hy vọng với những thông tin bên trên có thể giúp bạn nắm được cách điều trị thoái hóa khớp gối và ứng dụng hiệu quả. Chúc bạn luôn khỏe mạnh! Xem thêm:Giải Đáp: Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?Hạt Tophi Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Giải Đáp Từ A - ZThoái Hóa Cột Sống Cổ Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách ChữaGai Xương Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều TrịNgười mắc thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì, kiêng gì?

Hạt Tophi Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Giải Đáp Từ A - Z

Hạt tophi là các nốt sần xuất hiện quanh khớp, làm khớp bị sưng, biến dạng, thậm chí là gây lở loét. KHi thấy các hạt này xuất hiện, có thể là cảnh báo của các bệnh lý xương khớp, điển hình là gout. Hạt tophi là gì? Hạt tophi xuất hiện là một trong những biểu hiện cho thấy bạn bị bệnh gout - đây là một loại viêm khớp mãn tính, hình thành do cường độ axit uric trong cơ thể tăng cao. Hạt này có đặc điểm mềm, xốp giống như các khối u nhỏ và thường có ở các trị trí như khớp tay, khớp chân, khớp cổ chân,... Các hạt tophi có thể khiến người bệnh đau dữ dội. Nếu không được điều trị kịp thời, các triệu chứng này có thể trở thành mãn tính và tăng nguy cơ làm các khớp bị tổn thương. Dựa trên vị trí và kích thước của các hạt tophi, các bác sĩ chuyên khoa xương khớp sẽ có những phương án áp dụng loại thuốc phù hợp để làm giảm nồng độ axit uric. Nếu nặng có thể cần phẫu thuật để loại bỏ. Hạt tophi ở vị trí các khớp ngón tayQuá trình hình thành hạt tophiHạt tophi thường xuất hiện ở người bệnh gout mãn tính. Còn về thời điểm hình thành hạt tophi phụ thuộc nhiều vào mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như lượng axit uric tăng nhanh hay chậm. Chi tiết hơn, axit uric là giai đoạn cuối của quá trình chuyển hóa purin trong cơ thể. Axit uric sẽ tồn tại ở dạng muỗi monosodium urat và hòa tan vào huyết tương. Sự kết hợp giữa ion urat mang điện tích âm và ion natri mang điện tích dương có trong huyết tương sẽ làm muối urat hình thành. Ở người bệnh gout, muối sẽ ở bị kết tủa, lắng đọng lại ở dạng thể hình kim và phát triển thành hạt tophi. Yếu tố chính khiến muối urat kết tủa thành hạt tophi là do nồng độ pH trong cơ thể tăng cao. Một số trường hợp người bệnh dù có nồng độ axit uric tăng cao nhưng không hình thành hạt tophi là do độ Ph trong cơ thể giảm, bão hòa được lượng muối bị kết tủa. Hạt tophi hình thành do quá trình kết tủa của muối uratTheo thời gian, khi hạt tophi đã hình thành, lượng muối lắng đọng và kết tủa càng nhiều, kích thước của hạt sẽ càng to. Mức độ ảnh hưởng của hạt tophiHạt tophi hình thành gây ảnh hưởng nhiều đến các khớp, đặc biệt ở vị trí ngón chân cái, ngón tay và khuỷu tay. Ở mỗi vị trí và giai đoạn, hạt tophi gây ra những triệu chứng khác nhau: Giai đoạn đầu: Thường không gây đau nhưng khi kích thước lớn hơn, nó gây sưng khớp và căng da. Theo đó, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn. Giai đoạn phát triển: Khi hạt tophi phát triển kích thước lớn hơn, nó có thể làm mất ổn định khớp, hạn chế phạm vi chuyển động và ăn mòn xương ở vị trí lắng đọng. Phần da ở khu vực có chứa hạt tophi có nguy cơ bị loét, gây rò rỉ một hạt mềm, màu trắng. Giai đoạn nặng: Khi không được điều trị kịp thời, hạt tophi có thể phá vỡ mô khớp, gây viêm khớp làm giảm chức năng các khớp, các cơn đau trở nên dữ dội hơn. Giai đoạn này, các khớp có nguy cơ bị biến dạng. Biến chứng nguy hiểmNếu hạt tophi hình thành và không có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời, có thể khiến hạt này bị nhiễm trùng và dẫn đến đau đớn dữ dội. Đồng thời, các hạt này cũng có thể chèn ép lên dây thần kinh, gây ra nhiều rủi ro khác nhau. Trường hợp nặng, hạt tophi có nguy cơ làm hỏng khớp, phá hủy sụn và làm xói mòn xương. Theo thời gian, các khớp có thể sẽ bị biến dạng, thậm chí người bệnh sẽ bị tàn tật do bệnh gout. Hạt tophi gây biến dạng khớp, hạn chế khả năng cử động và vận độngCách xử lý hạt tophiTùy vào kích thước của hạt tophi to hay nhỏ, các giải pháp điều trị phù hợp sẽ được đưa ra bởi các bác sĩ chuyên khoa. Một số phương pháp phổ biến là: Điều trị không phẫu thuậtVới các hạt tophi nhỏ chưa gây ra nhiều đau đớn hoặc làm ảnh hưởng đến các khả năng cử động, người bệnh chưa cần phải phẫu thuật. Có một số loại thuốc giảm axit uric, kiểm soát cân nặng và áp dụng chế độ ăn uống ít chứa purin. Một số loại thuốc được các bác sĩ kê đơn điều trị hạt tophi là: Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Nhóm này có các loại thuốc như naproxen natri hoặc ibuprofen có tác dụng giảm đau, chống viêm do bệnh gout gây ra. Đồng thời, thuốc ngăn ngừa các tổn thương liên quan đến hạt tophi. Thuốc corticosteroid: Giúp giảm viêm bằng cách tiêm trực tiếp vào khớp hoặc sử dụng ở dạng uống. Người bệnh có thể dùng thuốc prednisone là thuốc phổ biến nhất. Chất ức chế Xanthine oxidase (XOI): Giúp làm giảm lượng axit uric mà cơ thể sản xuất, giảm nguy cơ khiến bệnh gout hoặc các hạt tophi phát triển. Các loại thuốc chính là febuxostat hoặc allopurinol. Riêng thuốc điều trị gout và hạt tophi, người bệnh cần được sự tư vấn và hướng dẫn từ các bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng hoặc lạm dụng quá nhiều. Phẫu thuậtKhi các hạt tophi đã phát triển lên kích thước lớn, cần thực hiện phẫu thuật để loại bỏ. Cách này nhằm mục đích ngăn chặn các hạt tophi làm ảnh hưởng đến các khớp và hạn chế khả năng vận động của người bệnh. Một số biện pháp phẫu thuật phổ biến là: Rạch một đường ở da và loại bỏ hạt tophi bằng tay. Phẫu thuật thay khớp nếu khớp bị hư hỏng, không còn khả năng phục hồi. Phẫu thuật hạt tophi giúp cải thiện chức năng vận động của các khớpBổ sung dinh dưỡngNgoài những phương pháp điều trị nêu trên, người bệnh cần thiết cân đối và điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng ở trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Tăng cường vitamin C: Vitamin C giúp giảm lượng axit uric ở trong máu và phòng ngừa các triệu chứng của bệnh gout. Trong các loại trái cây họ cam quýt, bưởi chứa nhiều vitamin C. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng viên uống bổ sung. Quả anh đào: Theo một số nghiên cứu, quả anh đào nếu được bổ sung thường xuyên có thể làm giảm 35% nguy cơ phát triển bệnh gout. Cà phê: Bổ sung một lượng vừa đủ mỗi ngày giúp hạn chế nguy cơ phát triển bệnh gout. Sữa: Trong sữa có chứa lượng lớn protein có khả năng làm giảm nồng độ axit uric trong máu. Dù những chất này tốt cho cơ thể nhưng người bệnh cũng cần chú ý chỉ nên bổ sung một lượng vừa đủ, không nên lạm dụng. Để an toàn hơn, bạn có thể tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn đọc hiểu hơn về hạt tophi. Nếu nhận thấy bản thân có những dấu hiệu cho thấy hạt tophi xuất hiện, bạn cần cẩn trọng và nên đến các địa chỉ y tế uy tín để thăm khám, điều trị. Khi để hạt này phát triển lên kích thước lớn, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn nên cần cẩn trọng. Xem thêm:Thoái Hóa Cột Sống Cổ Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách ChữaGai Xương Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều TrịThoái Hóa Khớp Ngón Tay: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều TrịHình ảnh gai cột sống theo từng giai đoạn?Tổng quan tất cả về bệnh thoái hóa khớp khuỷu tay

Thoái Hóa Cột Sống Cổ Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Chữa

Thoái hóa cột sống cổ được xếp vào bệnh lý xương khớp mạn tính, xảy ra chủ yếu ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa do thói quen sinh hoạt kém lành mạnh. Bệnh gây đau nhức vùng cổ - vai - gáy và làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động, sinh hoạt hàng ngày, thậm chí là gây biến chứng nguy hiểm nếu không can thiệp điều trị kịp thời. Thoái hóa cột sống cổ là gì? Thoái hóa cột sống cổ là tình trạng lớp sụn và xương dưới sụn ở vùng cột sống cổ bị bào mòn, dẫn đến hỏng khớp ở các diện đĩa đệm, dây  chằng, bao hoạt dịch. Bệnh lý này gây đau nhức, khó chịu ở vùng cổ - vai - gáy, đau nhiều hơn khi vận động nhiều. Thoái hóa cột sống cổ gây đau đớn khi vận độngCột sống cổ gồm có 7 đốt, đếm từ C1 - C7, bất kỳ đốt nào cũng có thể bị tổn thương và thoái hóa. Tuy nhiên, tình trạng này thường xảy ra phổ biến nhất ở đốt C5, C6 và C7. Theo khảo sát, có trên 85% người bệnh bị thoái hóa cột sống cổ là người cao tuổi (trên 60 tuổi). Còn lại là người ở độ tuổi trung niên, trẻ tuổi do có thói quen sinh hoạt kém lành mạnh trong thời gian dài. Nguyên nhân gây bệnh Theo các chuyên gia xương khớp, thoái hóa cột sống cổ xảy ra do một số nguyên nhân chính như sau: Tuổi tác: Từ độ tuổi 40 trở đi, quá trình lão hóa xương khớp bắt đầu diễn ra, khiến cho cột sống cổ dần bị suy yếu và phát sinh tình trạng thoái hóa. Mọc gai xương: Các gai xương mọc ra ở đốt sống nếu ở mức độ vừa phải là có lợi, giúp xương chắc khỏe hơn. Tuy nhiên, nếu gai xương phát triển quá lớn, phần xương thừa sẽ bị chèn ép lên các mô, rễ thần kinh. Hiện tượng này xảy ra lâu dài sẽ khiến cho đốt sống cổ bị thoái hóa. Mất nước đĩa đệm: Nước ở đĩa đệm có thể bị khô lại nếu xương khớp bị lão hóa hoặc chấn thương. Điều này khiến đĩa đệm bị bào mòn, các đốt sống cổ ma sát trực tiếp vào nhau dẫn tới hiện tượng đau nhức, cứng cổ và cuối cùng là bị thoái hóa. Xơ hóa dây chằng: Dây chằng vốn có nhiệm vụ nối các xương đốt sống với nhau. Tuy nhiên, khi dây chằng bị thoái hóa theo thời gian, độ đàn hồi suy giảm sẽ gây đau nhức và cứng cổ mỗi khi vận động. Hoạt động sai tư thế: Trong thời gian dài bạn thường xuyên ngồi sai tư thế hoặc khuân vác vật nặng, cúi ngửa cổ liên tục,... có thể khiến cấu trúc cột sống bị thay đổi, tăng nguy cơ thoái hóa. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây thoái hóa cột sống cổNgoài những nguyên nhân nêu trên, có nhiều yếu tố khác làm tăng nguy cơ bị thoái hóa cột sống cổ như: Yếu tố di truyền. Người lười vận động, ngủ sai tư thế, nằm gối quá cao,... Ăn uống thiếu chất như canxi, magie, vitamin D,... Người từng bị chấn thương Việc xác định nguyên nhân hình thành bệnh có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng phác đồ điều trị phù hợp. Vì vậy, nếu có dấu hiệu đau nhức cổ nghi bị thoái hóa cột sống, bạn cần định hình lại và chỉ ra nguyên nhân chính xác. Triệu chứng điển hình của thoái hóa cột sống cổBệnh thoái hóa cột sống cổ thường diễn ra âm thầm, các triệu chứng không quá rõ rệt ở giai đoạn đầu. Chính vì vậy, nhiều người bệnh thường chỉ phát hiện ra bệnh khi đã ở giai đoạn nặng. Ở mỗi giai đoạn, bệnh sẽ gây ra các triệu chứng khác nhau. Bạn có thể tham khảo và đối chiếu: Giai đoạn nhẹ và trung bìnhỞ giai đoạn này, người bệnh thường có những triệu chứng như: Đau nhức và cứng ở vùng cổ, nhất là vào buổi sáng khi ngủ dậy hoặc khi cúi xuống/ngước lên quá lâu. Đau nhiều khi hắt hơi, ho, nấc,... Đau lan xuống vùng bả vai, cánh tay, yếu cơ tay và có cảm giác tê buốt. Ở vị trí đau thỉnh thoảng phát ra âm thanh lục cục khi vận động đột ngột. Ở mỗi giai đoạn, triệu chứng thoái hóa cột sống cổ sẽ khác nhauGiai đoạn nặngKhi bệnh thoái hóa đốt sống cổ bước vào giai đoạn nặng, những triệu chứng dưới đây sẽ xuất hiện và bạn có thể cảm nhận được rõ ràng hơn: Đau dây thần kinh: Người bệnh cảm thấy đau nhói, đau như điện giật. Các cơn đau diễn ra liên tục và lan xuống bàn tay, cánh tay và những ngón tay. Các triệu chứng thần kinh: Tê cứng, yếu cơ và ngứa ran xuống bàn tay, cánh tay, ngón tay. Vẹo cổ: Các động tác vận động vùng cổ có thể gây đau và vướng, thậm chí là vẹo cổ. Tê liệt: Người bệnh bị mất cảm giác sâu ở tay, thậm chí lan ra cánh tay và bàn tay, nặng nhất là gây tê liệt. Đau lan rộng: Vùng bị đau nhức ngày một lan rộng ra vùng cổ, tai khiến các hoạt động bị hạn chế, có thể gây sái cổ. Một số trường hợp có thể bị đau lên đầu, nhức đầu ở vùng trán, vùng chẩm, đau xuống gáy và bả vai, xuống cánh tay và cả hai bên tay hoặc chỉ một bên. Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không?Dù là căn bệnh tiến triển chậm nhưng nếu không can thiệp điều trị kịp thời, thoái hóa cột sống cổ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Khiến người bệnh không di chuyển được đầu cổ. Tăng nguy cơ bị gãy xương. Đau nghiêm trọng ở vùng cột sống cổ do dây thần kinh và tủy sống chèn ép. Gây chứng hẹp ống sống.Gây bại liệt vĩnh viễn - biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh. Hình thành do các rễ thần kinh và tủy sống bị chèn ép trong thời gian dài. Cách chẩn đoán bệnh thoái hóa cột sống cổĐể đánh giá chính xác bệnh của mình, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám. Các hình thức chẩn đoán hiện nay gồm có thăm khám lâm sàng và các chẩn đoán hình ảnh: Khám lâm sàngCác bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng qua các bước sau: Kiểm tra các triệu chứng đau và cứng cổ. Kiểm tra khả năng và phạm vi vận động của cột sống cổ. Kiểm tra sức cơ và các phản xạ ở hai tay, các ngón tay. Chẩn đoán hình ảnhThông thường, khi chẩn đoán thoái hóa cột sống, các bác sẽ chỉ định một trong những phương pháp dưới đây: Chụp X-quang cột sống cổ: Hình ảnh từ X-quang giúp các bác sĩ kiểm tra, đánh giá được những bất thường ở vùng cột sống như cầu xương, gai xương. Chụp CT: Hình ảnh cắt lớp chi tiết hơn X-quang, giúp chỉ ra những tổn thương xương có kích thước và mức độ nhỏ. Chụp MRI: Đây là cách chẩn đoán hiện đại nhất hiện nay, giúp xác định được chính xác những vùng dây thần kinh bị chèn ép hoặc có nguy cơ sẽ bị chèn ép trong tương lai. Chụp X-quang giúp chẩn đoán bệnh thoái hóa cột sốngThoái hóa cột sống cổ có trị hết không? Giải pháp tốt nhấtThoái hóa là hiện tượng tự nhiên, diễn ra khi con người đạt đến độ tuổi nhất định. Chính vì vậy, đây là căn bệnh không thể trị hết hoàn toàn. Tuy nhiên, có nhiều giải pháp khác nhau có thể can thiệp, giúp hạn chế cơn đau, ngăn chặn bệnh tiến triển nặng. Dùng thuốc tây y Tây y có nhiều loại thuốc cho tác dụng giảm đau hiệu quả: Thuốc uống: Dùng cho các trường hợp bị thoái hóa cột sống cổ ở mức độ nhẹ. Một số loại thuốc phổ biến là thuốc giảm đau, kháng viêm. Thuốc tiêm: Tiêm thuốc dùng cho các trường hợp bệnh ở mức độ nặng. Thuốc được tiêm trực tiếp vào vị trí đau, giúp cải thiện triệu chứng tức thì. Tuy nhiên, với loại thuốc này, bạn cần được sự hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc hoặc lạm dụng bởi nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Thuốc tây cho hiệu quả điều trị các triệu chứng đau nhức nhanh chóngNếu trường hợp người bệnh không đáp ứng với cả hai loại thuốc nêu trên và bệnh tiến triển nặng, các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Dù khắc phục tốt các triệu chứng nhưng phẫu thuật tốn kém và có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro nên đây không thật sự là phương án được khuyến khích nếu như bệnh chưa quá nặng. Vật lý trị liệuVật lý trị liệu là phương pháp bảo tồn, giúp hồi phục xương khớp an toàn nên được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, vật lý trị liệu yêu cầu người bệnh phải thực hiện kiên trì bởi nó cho tác dụng chậm. Một số phương pháp vật lý trị liệu điều trị thoái hóa cột sống cổ phổ biến có thể kể đến là châm cứu, nhiệt trị liệu, điện trị liệu, hồng ngoại, xoa bóp, bấm huyệt hoặc các bài tập có tác dụng kéo giãn cột sống. Điều trị bằng Đông yĐông y là giải pháp điều trị cho hiệu quả lâu dài và bền vững, nhưng tác dụng chậm. Hiệu quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ bệnh nặng hay nhẹ, thời gian sử dụng cũng như khả năng đáp ứng thuốc của mỗi người. Chữa bệnh thoái hóa cột sống bằng đông y tập trung chủ yếu vào buổi bổ can thận và các tạng phủ khác. Một số vị thảo dược chính được sử dụng thường là ngải cứu, lá lốt, trinh nữ, hoa cúc bạch, cỏ xước, đương quy, xích đồng, nhục thung dung, tơ hồng xanh, bồ công anh,...Đông y chữa thoái hóa cột sống cổ chậm nhưng chắcNếu bạn muốn sử dụng thuốc đông y, hãy cẩn trọng trong việc tìm kiếm địa chỉ uy tín và có giấy phép hoạt động đầy đủ. Cách phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống cổCác chuyên gia xương khớp khuyên mọi người nên có những giải pháp để phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống cổ đến quá sớm. Cụ thể: Hạn chế những tác động không tốt đến vùng cột sống cổ. Nên chia thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế làm việc nặng gắng sức và dồn lực vào cột sống cổ. Không nên ngồi một chỗ quá lâu, thường xuyên đứng dậy và đi lại, thay đổi tư thế. Sử dụng bàn và ghế làm việc phù hợp với chiều cao, kích thước cơ thể. Khi ngồi làm việc phải ngồi đúng tư thế. Khi ngủ, nên thường xuyên thay đổi tư thế để phòng hiện tượng vẹo cổ. Không nên nằm sấp. Ăn uống đủ chất, nên tập trung vào rau xanh, trái cây tươi, sữa và các nhóm thực phẩm tốt cho xương khớp có  chứa nhiều vitamin D, canxi, axit béo có lợi,...Tập luyện thể dục thể thao đều đặn để duy trì sự dẻo dai của xương khớp. Khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở vùng cột sống, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, chẩn đoán bệnh. Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây bại liệt. Bệnh lý này đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa do nhiều yếu tố khác nhau. Hãy nắm chắc kiến thức bệnh để có cách phòng ngừa. Xem thêm:Gai Xương Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều TrịHình ảnh gai cột sống theo từng giai đoạn?Thoái Hóa Khớp Ngón Tay: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều TrịTổng quan tất cả về bệnh thoái hóa khớp khuỷu tayDấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng và cách điều trị