Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp

Gai Xương Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Gai xương được biết đến là một bệnh lý xương khớp khó nhận biết bởi các triệu chứng của bệnh tương đối mơ hồ, khó phân biệt. Bệnh này nếu không được phát hiện sớm và can thiệp điều trị kịp thời, đúng cách, có thể tiến triển nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến khả năng vận động. Giải nghĩa: Gai xương là gì? Gai xương được hiểu là quá trình xương bị lắng đọng canxi dư thừa khiến cho những phần cứng xuất hiện ở xương. Thực tế, những gai xương này không gây đau đớn, nhưng trong quá trình nó phát triển sẽ gây chèn ép các dây thần kinh nên người bệnh mới có hiện tượng bị đau nhức, khó chịu. Chính vì vậy, nhiều trường hợp bệnh nhân gai xương không cảm thấy bị đau dẫn tới việc phát hiện bệnh bị chậm hơn và dễ gặp biến chứng hơn. Gai xương là hiện tượng lắng đọng canxiPhân tích sâu hơn, các chuyên gia xương khớp cho biết, khi các gai xương lớn lên, tỷ lệ chúng bị vỡ ra rất cao. Sau đó, các vụn vỡ sẽ nổi trên mặt khớp hoặc trong lớp lót của các khớp và gây ra tình trạng viêm khớp, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh. Các triệu chứng điển hình khi bị gai xươngPhụ thuộc vào vị trí diễn ra hiện tượng gai xương, các triệu chứng của bệnh sẽ khác nhau. Trong đó, cảm giác đau và mất chuyển động ở các khớp là phổ biến nhất. Ngoài ra, khi gai xương xuất hiện ở các vị trí khác nhau sẽ kèm theo những triệu chứng dưới đây: Gai xương cột sống: Cảm giác đau và tê ở vùng cột sống cổ, lưng khiến cho việc đứng/ngồi trở nên khó khăn. Một số trường hợp có thể cảm thấy khó nuốt, đau khi hít thở do các gai xương chèn ép dây thần kinh. Gai xương vai: hạn chế khả năng chuyển động của vai. Gai xương ngón tay: Xuất hiện các cục u cứng dưới da, khiến ngón tay bị biến dạng và gây ra tình trạng đau liên tục. Gai xương cổ tay: Cảm giác đau đớn và khó khăn trong việc cầm, nắm vật. Gai xương khớp gối: Gây đau khi mở rộng hoặc uốn cong chân. Gai xương có thể chèn ép dây thần kinh gây đau nhứcNguyên nhân gây bệnh Gai xương có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là do sụn khớp bị hư tổn khiến cho khớp bị thoái hóa và xuất hiện gai mọc. Ngoài ra, có một số yếu tố tác động khiến cho tình trạng này hình thành là: Tuổi tác: Tuổi cao khiến cho các chức năng của hệ xương khớp bị lão hóa và suy yếu làm canxi bị lắng đọng ở một số khớp trên cơ thể và hình thành gai xương. Yếu tố di truyền: Theo thống kê, những người có người thân từng bị gai xương có tỷ lệ bị bệnh cao hơn so với người bình thường. Chấn thương do vận động: Các chấn thương có thể khiến khớp bị tổn thương, quá trình sản xuất canxi tái tạo theo cơ chế tự nhiên bị hạn chế khiến cho canxi lắng đọng và xuất hiện gai xương. Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể lớn có thể tạo áp lực lớn lên hệ cơ xương làm viêm khớp xuất hiện và gai xương hình thành. Các bệnh lý khác: Các bệnh về xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp,... có thể là yếu tố khiến cho gai xương xuất hiện. Viêm khớp là một trong những nguyên nhân gây bệnh gai xươngCách chẩn đoán gai xươngNhư đã nói, các triệu chứng của gai xương không rõ ràng nên rất khó phát hiện và can thiệp sớm. Chính vì vậy, việc tiến hành khám và chẩn đoán bệnh là rất cần thiết. Các phương pháp chẩn đoán phổ biến là: Kiểm tra lâm sàng: Thông qua các cử động, các bác sĩ có thể kiểm tra phạm vi chuyển động của cột sống và đánh giá chức năng thần kinh. Chụp X-quang: Hình ảnh X-quang xác định được các gai xương hình thành và các dấu hiệu thoái hóa cột sống. Chụp CT scan: Đây là xét nghiệm hình ảnh cung cấp lớp cắt ngang của cơ thể và giúp chẩn đoán gai xương. Chụp cộng hưởng từ: Hình ảnh chụp cộng hưởng từ cho độ chính xác cao, quan sát được các mô mềm như đĩa đệm, rễ thần kinh, cơ, dây chằng, gân và sụn. Giải pháp điều trị gai xương khớpTrong trường hợp gai xương nhẹ, người bệnh có thể không cần điều trị. Nếu bệnh nặng, người bệnh có thể tham khảo áp dụng một số giải pháp dưới đây: Điều trị không phẫu thuậtNếu gai xương ở mức độ nhẹ và trung bình, người bệnh có thể điều trị bằng các giải pháp dưới đây mà không cần phẫu thuật: Sử dụng thuốc: Các loại thuốc giảm viêm và giảm đau như thuốc chống viêm không steroid, thuốc giãn cơ. Tiêm thuốc vào cột sống: Các loại thuốc tiêm trực tiếp vào cùng cột sống có khả năng giảm viêm và giảm đau hiệu quả.Dành thời gian nghỉ ngơi: Các hoạt động thể chất có thể khiến viêm khớp trở nên nghiêm trọng kèm theo cảm giác đau đớn. Vì vậy, sau khi vận động, người bệnh cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi giúp ngăn ngừa viêm và giảm đau hiệu quả. Vật lý trị liệu: Các bài tập vật lý trị liệu giúp giảm đau do bị gai xương hiệu quả. Đồng thời, cách này cũng giúp phục hồi chức năng và sự linh hoạt cho cột sống, giảm tình trạng các dây thần kinh bị chèn ép.Giảm cân: Nếu trường hợp người bệnh thừa cân, cần lên kế hoạch giảm cân để giảm áp lực lên cột sống và hạn chế nguy cơ bị đau. Thuốc điều trị gai xương giúp giảm viêm và giảm đau hiệu quảNgoài những cách nêu trên, người bệnh gai xương cũng cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống. Xây dựng một lối sống lành mạnh kết hợp chế độ dinh dưỡng phù hợp là rất cần thiết. Bạn có thể tham khảo ăn và kiêng một số loại thực phẩm như: Nên ăn: Thực phẩm giàu canxi (sữa, phomai, rau xanh, ngũ cốc,...), vitamin D, vitamin K giúp phát triển xương (thịt, phomai, trứng,...), thực phẩm giàu chất xơ (hoa quả, rau xanh,...)Nên kiêng: Thực phẩm nhiều chất béo (thịt mỡ, thịt chân giò,...), thực phẩm giàu cholesterol, các món ăn đóng hộp hoặc chế biến sẵn,... Điều trị bằng phẫu thuậtVới trường hợp gai xương hình thành và phát triển làm chèn ép dây thần kinh hoặc tủy sống gây đau nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Cách này giúp loại bỏ các mô dư thừa, giảm áp lực lên tủy sống và rễ thần kinh. Phẫu thuật thường cho hiệu quả nhanh nhưng chi phí tốn kém. Đặc biệt, khả năng phục hồi chức năng sau phẫu thuật cũng mất nhiều thời gian. Vì vậy, trước khi lựa chọn giải pháp này, người bệnh cần cân nhắc kỹ lưỡng. Cách phòng ngừa bệnh gai xươngNgười bệnh có thể tham khảo một số giải pháp phòng ngừa tình trạng gai xương xuất hiện dưới đây:Sử dụng giày vừa chân, có đệm và hỗ trợ vòm bàn chân tốt. Tuyệt đối không cố đi giày bị chật. Thường xuyên vận động thể chất để xương khớp được hoạt động, tránh việc bị xơ cứng. Giảm cân khi cần thiết. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa để sớm phát hiện bệnh nếu có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào. Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh gai xương, hy vọng có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về bệnh. Bệnh này để lâu có thể gây ra những ảnh hưởng đến chức năng vận động nên cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Xem thêm:Người mắc thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì, kiêng gì?Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?TIPs chăm sóc bệnh nhân thoái hóa đốt sống thắt lưng tốt nhấtBị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì để cải thiện sức khỏe và sinh lý?Thoái hóa đốt sống lưng có nên đi bộ không?

Người mắc thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì, kiêng gì?

Các thực phẩm dinh dưỡng luôn có những ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe chúng ta. Trong căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ, một vài loại thực phẩm có tác động trực tiếp tới cơn đau nhức, cứng cổ, do đó gây khó khăn trong sinh hoạt cuộc sống hàng ngày. Hãy cùng tìm hiểu về chế độ ăn uống, các thực phẩm cần bổ sung hoặc nên kiêng tránh đối với người mắc thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì.


TIPs chăm sóc bệnh nhân thoái hóa đốt sống thắt lưng tốt nhất

Chăm sóc bệnh nhân thoái hóa đốt sống thắt lưng là việc vô cùng cần thiết để giúp người bệnh cải thiện tốt tình trạng bệnh và nhanh chóng phục hồi. Nhằm giúp cho quá trình chăm sóc trở nên dễ dàng hơn, chúng tôi sẽ “ bật mí” 5 tips hữu ích nhất.

Thoái hóa đốt sống lưng có nên đi bộ không?

Thoái hóa đốt sống lưng là chứng bệnh khá phổ biến và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cũng như ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Vậy thoái hóa đốt sống lưng có nên đi bộ không? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.🔴 Thoái hóa đốt sống lưng có nên đi bộ không?Hình ảnh minh họa đi bộThoái hóa đốt sống lưng có nên đi bộ là câu hỏi thường gặp của rất nhiều người bệnh. Câu trả lời là Có.Thể dục và rèn luyện sức khỏe đều đặn là phương pháp tốt nhất giúp bệnh nhân bị các bệnh liên quan đến thoái hóa cột sống như đốt sống cổ, đốt sống lưng…Đi bộ mang lại nhiều lợi ích như:Tăng lượng máu và oxi tuần hoàn phần chỏm, sụn và khe xương, làm cho hệ thống cơ của chúng ta chắc hơn.Giảm tình trạng phù nề, sưng tấy, viêm đỏ và cảm giác đau đớn kéo dài khi ở giai đoạn bệnh mãn tính.Giúp các khớp của chúng ta trở nên dẻo dai hơn, cứng cáp hơn và ít bị tổn thương khi gặp tác động mạnh.Có tác dụng nâng cao tinh thần, giải tỏa áp lực cho người bệnhHơn nữa, đây còn là phương pháp dễ thực hiện, không đòi hỏi nhiều thể lực. Có thể thực hiện ở nhiều thời gian và địa điểm khác nhau nên rất thuận lợi và phù hợp cho nhiều đối tượng, nhất là những người bị thoái hóa đốt sống lưng.🔴 Những điều cần chuẩn bị trước khi đi bộHình ảnh minh họa giày đi bộMặc dù đi bộ rất dễ thực hiện, nhưng để cải thiện bệnh thoái hóa đốt sống lưng và không gây tác động xấu, bạn nên chú ý chuẩn bị trước những lời khuyên sau từ chuyên gia:Giày đi bộ: Nên chọn cho mình một đôi giày chuyên dụng, có kích thước vừa với bàn chân, độ ma sát tốt, thoáng khí và có khả năng thấm hút mồ hôi. Tránh sử dụng giày quá rộng, không vừa chân vì dễ tuột hoặc quá cứng gây cảm giác khó chịu khi di chuyển.Quần áo thích hợp: Mặc quần áo thể thao hoặc trang phục rộng rãi, chất liệu thấm hút mồ hôi. Không nên sử dụng các bộ quần áo ôm sát cơ thể bởi chúng sẽ gây gò bó các cơ, khiến chuyển động khó khăn hơn, giảm tính hiệu quả cũng như làm tăng cảm giác đau đớn, khó chịu cho người bệnh.Ăn nhẹ và uống nước trước khi đi bộ: bạn nên bổ sung một vài đồ ăn nhẹ nhiều protein, carbohydrate và lượng nước vừa đủ. Chuối, sữa chua ít béo cũng có thể là gợi ý tốt để chúng ta có đủ năng lượng hoạt động khi đi bộ. Đặc biệt, chúng ta không đi bộ sau khi ăn no.Địa điểm đi bộ thoáng mát, trong lành: Đi bộ tại các công viên và những nơi có không gian rộng, nhiều cây xanh, không khí trong lành sẽ giúp chúng ta hít thở tốt, tinh thần trở nên phấn chấn, hoạt động thể dục có hiệu quả.Người bị thoái hóa đốt sống lưng nên chọn cách di chuyển nhẹ nhàng, ban đầu đi đoạn đường ngắn, sau tăng dần khoảng cách phụ thuộc vào tình hình sức khỏe của mình.🔴 Các kỹ thuật đi bộ cho người thoái hóa đốt sống lưngKhởi động kỹ: việc khởi động kỹ sẽ giúp cơ thể tránh gặp phải các tổn thương ở một số bộ phận khớp như chuột rút, bong gân…Duy trì 30 phút mỗi lần: đối với người bị thoái hóa đốt sống lưng, việc đi bộ chỉ nên duy trì trong khoảng thời gian 30 phút mỗi lần. Không nên kéo dài quá lâu hoặc kết thúc quá sớm vì như vậy vừa không tạo ra hiệu quả, vừa khiến cơ thể mệt mỏi, hệ thống xương bị áp lực.Đi bộ nhanh: Người bệnh không cần di chuyển nhanh ngay từ những ngày đầu luyện tập. Nhưng tốc độ di chuyển khi đi bộ cần được cải thiện và tăng lên sau mỗi lần để tăng hiệu quả. Hãy tập luyện với quãng đường đầu tiên chừng 2km cho người bắt đầu. Sau đó tăng dần khoảng cách đến giới hạn và sức chịu đựng của cơ thể, tránh vận động quá sức trong thời gian dài.Giữ tư thế chính xác: Khi đi bộ, chúng ta luôn giữ cơ thể ở tư thế đầu ngẩng cao, mắt nhìn về phía trước, lưng thẳng, hai tay đánh nhịp theo bước chân. Di chuyển một cách nhẹ nhàng với các sải chân ngắn, nhịp thở phải đều, hít sâu và thở ra một cách nhẹ nhàng.*Lưu ý khi đi bộTrong khi đi bộ, ban đầu người bị thoái hóa đốt sống lưng thường có cảm giác đau nhức muốn bỏ cuộc giữa chừng. Nhưng đó chỉ là dấu hiệu cơ thể tập làm quen với một cảm giác vận động nên không quá lo ngại. Hãy kiên trì bằng những quãng đường ngắn, sau đó tăng dần lên.Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã tìm ra được câu trả lời cho câu hỏi thoái hóa đốt sống lưng có nên đi bộ không. Và để việc tập luyện có hiệu quả, chúng ta nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý, kết hợp cùng thói quen sinh hoạt khoa học và lành mạnh.*** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.Xem thêm:Hướng Dẫn Cách Chữa Thoái Hóa Cột Sống Đơn Giản, Hiệu Quả CaoThoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?Gợi Ý 10 Bài Tập Yoga Chữa Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Hiệu Quả CaoBị thoái hóa đốt sống lưng có nên đi bộ không?Thoái hóa cột sống lưng có nên tập gym không?

Bị thoái hóa đốt sống lưng có nên đi bộ không?

Khi bị thoái hóa cột sống lưng bạn thường xuyên phải chịu đựng những cơn đau nhức âm ỉ, ê buốt. Chính vì thế, nhiều người cho rằng, cần phải được nghỉ ngơi và tránh vận động. Vậy người bị thoái hóa đốt sống lưng có nên đi bộ hay không? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm câu trả lời nhé!

Hình ảnh gai cột sống theo từng giai đoạn?

Gai cột sống chia làm rất nhiều thể và mỗi giai đoạn có những triệu chứng và cách điều trị khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về hình ảnh gai cột sống ở mỗi giai đoạn để có kiến thức tốt nhất về bệnh gai cột sống.

Thoái Hóa Khớp Ngón Tay: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

Thoái hóa khớp ngón tay là căn bệnh không hề xa lạ gì đối với những người cao tuổi mà ai cũng đều gặp phải. Nắm rõ đâu là nguyên nhân, dấu hiệu đầu tiên của bệnh sẽ giúp bạn có thể kiểm soát và cải thiện được chức năng của các khớp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ cho bạn những thông tin xung quanh căn bệnh thoái hóa khớp ngón tay!

Tổng quan tất cả về bệnh thoái hóa khớp khuỷu tay

Thoái hóa khớp khuỷu tay gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và khả năng vận động của người bệnh. Vậy làm sao để nhận biết bệnh sớm, nguyên nhân nào gây ra bệnh và cách điều trị nào hiệu quả nhất? Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả giải đáp hết những thắc mắc này.🔴 Thoái hóa khớp khuỷu tay là gì?Cấu trúc của khuỷu tay bao gồm 3 xương nhô ra và các gân cơ bám vào. Khớp khuỷu tay nối xương cánh tay trên với xương ở cẳng tay dưới và được gọi là khớp bản lề.Khớp khủy tay có tác dụng cho phép bạn thực hiện các động tác co, duỗi cánh tay, xoay cẳng tay và cổ tay... Đây là khớp giúp cánh tay, bàn tay có thể thực hiện được tất cả các cử động phục vụ hoạt động sinh hoạt thường ngày và khi làm việc.Vì là khớp phải thường xuyên hoạt động liên tục, chịu nhiều tác động trực tiếp nên khớp khuỷu tay cũng rất dễ bị tổn thương và gặp các bệnh lý xương khớp, điển hình như đau nhức, thoái hóa khớp khuỷu tay.Các đầu của cả hai xương trong khớp khuỷu tay được bao phủ bởi một lớp sụn. Đây là mô mềm nhưng cứng cho phép xương của bạn di chuyển với nhau mà không bị ma sát. Thoái hóa khớp tay làm cho sụn trong khớp của bạn trở nên mỏng hơn, và các bề mặt của khớp trở nên cứng hơn, vì các lớp xương mới bắt đầu phát triển.Thoái hóa khớp khuỷu tay là gì?Thoái hóa khớp khuỷu tay là căn bệnh thường gặp phải ở những người lớn tuổi. Trong đó, độ tuổi trung bình từ khoảng 40 – 55 tuổi. Bệnh khó nhận biết ở giai đoạn đầu chỉ khi phát ra bên ngoài và ảnh hưởng trực tiếp đến công việc thì người bệnh mới biết. Tuy nhiên phần lớn người bệnh chỉ phát hiện nguyên nhân và điều trị bệnh khi đi khám, thường trong giai đoạn muộn thoái hóa khớp khuỷu tay đã diễn ra mạnh mẽ và hủy hoại sụn khớp.🔴 Nguyên nhân gây thoái hóa khớp khuỷu tayCó khá nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng thoái hóa khớp khuỷu tay, việc xác định đúng đâu là nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra bệnh thoái hóa khớp khuỷu tay:Do chấn thươngHầu hết các bệnh nhân được chẩn đoán là thoái hóa khớp khuỷu tay đều có tiền sử bị chấn thương khủy tay dẫn đến nứt bề mặt khớp, hoặc trật khớp.Khớp khuỷu tay hoạt động nhiều có thể gặp phải một số chấn thương, từ nhẹ tới nặng. Các chấn thương có thể đến từ lao động, tai nạn giao thông hay khi chơi thể thao. Một số trấn thương có thể kể đến là: trật khớp, giãn cơ, bong gân, hoặc gãy xương,... kéo theo sự tràn dịch khớp khuỷu tay làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.Bất kỳ chấn thương nào cho khớp khuỷu tay đều có thể thay đổi cách hoạt động của khớp. Ví dụ, sau khi gãy khuỷu tay, các mảnh xương có thể không thẳng hàng và khi đã được chữa trị cũng không thể khiến cho xương khuyu tay về được như ban đầu. Thậm chí sự khác biệt nhỏ này có thể khiến khớp bắt đầu chu kỳ hao mòn.Trật khớp cũng có thể gây ra thiệt hại lâu dài. Sau khi dây chằng bị chấn thương trong trật khớp, khớp khuỷu tay có thể di chuyển khác đi. Sự thay đổi trong chuyển động này làm thay đổi các lực trên sụn khớp. Nó giống như một cái máy, nếu cơ chế mất cân bằng, nó sẽ bị hao mòn nhanh hơn.Trong nhiều năm, sự mất cân bằng này trong cơ học khớp có thể làm hỏng sụn khớp. Vì sụn khớp không thể tự lành tốt, nên tổn thương tăng lên. Cuối cùng, khớp không còn có thể bù lại thiệt hại, và khuỷu tay bắt đầu đau.Do lão hóa tự nhiênThoái hóa khớp khuỷu tay là quá trình tất yếu do sự lão hóa khi về già, đây là nguyên nhân khiến cho nhiều người không thể tránh khỏi và việc điều trị cũng không thể dứt điểm được, vì thế cần có những biện pháp phòng ngừa từ khi còn trẻ để cho quá trình thoái hóa diễn ra chậm hơn.Do tình chất công việcNhững người thực hiện các công việc mà thường xuyên phải vận đông tay như: các vận động viên bóng bàn, bóng chày, cầu lông hoặc các nghề lao động tay như: thợ mộc, thợ hàn, thợ rèn,… có nguy cơ cao mắc phải thoái hóa khớp khuỷu tay do đặc điểm nghề nghiệp, đòi hỏi phải vận động tay lặp đi lặp lại nhiều lần.Yếu tố di truyềnCác số liệu thống kê cho thấy, nếu bố mẹ hoặc ông bà có tiền sử mắc bệnh thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay thì khả năng con cái mắc bệnh là 25%. Nguy cơ mắc bệnh thoái hóa xương khớp sẽ cao hơn gấp nhiều lần so với những người bình thường.Mắc bệnh lý xương khớpNhững người bị thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay có thể do mắc các bệnh lý như viêm khớp, gout, loạn sản xương khớp, lupus, lyme,… Đây là những căn bệnh có thể khiến cho khớp cổ tay, khuỷu tay nhanh chóng bị sưng tấy, đau đớn. Tình trạng viêm, đứt, rách, giãn gân cơ ở khuỷu tay, cổ tay sẽ gây hạn chế vận động, khiến người bệnh không thể hoạt động được.Hội chứng ống cổ tayNhững người ở độ tuổi trung niên thường rất hay gặp phải căn bệnh này. Khi bị hội chứng ống cổ tay, xung quanh khớp cổ tay sẽ tiết nhiều dịch hơn. Bệnh nhân sẽ rất dễ bị viêm, sưng, đau nhức, cứng khớp,… Đặc biệt, cơ gập cổ tay, chức năng khuỷu tay bị ảnh hưởng, khó có thể gập duỗi, khiến người bệnh bị thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay.🔴 Triệu chứng của thoái hóa khớp khuỷu tayTriệu chứng của thoái hóa khớp khuỷu tayĐau và cứng khớp là triệu chứng điển hình của thoái hóa khớp và ở khớp khủy tay cũng vậy. Lúc đầu, cơn đau chỉ xuất hiện khi người bệnh hoạt động tay và cơn đau sẽ giảm hoặc biết mất ngay sau khi nghỉ ngơi. Khi tình trạng bệnh xấu đi, bạn có thể cảm thấy đau ngay cả khi nghỉ ngơi. Cơn đau có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.Ngoài ra, bệnh thoái hóa khớp khủy tay rất dễ nhận biết với những triệu chứng như:Cảm giác đau âm ỉ, nhức mỏi vùng khủy tay rồi lan dần xuống cẳng tay và bàn tay.Vùng khớp khủy tay xuất hiện tình trạng sưng viêm, nóng đỏXuất hiện tình trạng đau cứng khớp vào buổi sáng, nhất là khi mới ngủ dậyKhi vận động cánh tay thường gặp tình trạng đau nhức dữ dội và có tiếng kêu lục khụcBị hạn chế vận động vùng khủy tay, không thể cầm nắm đồ vật chắc chắnHoàn toàn không cử động được khủy tay, có hiện tượng teo cơ, biến dạng khớp.Thoái hóa khớp khuỷu tay cuối cùng sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng chuyển động của khuỷu tay. Khớp khuỷu tay sau khi bị chấn thương sẽ nhanh chóng trở nên cứng và giảm khả năng chuyển động. Điều đầu tiên mà hầu hết tất cả mọi người đều gặp phải là người bệnh khó có thể duỗi thẳng cánh tay sau đó sẽ khó uốn cánh tay và dần dần mất chuyển động dẫn đến suy yếu và giảm chức năng.🔴 Chẩn đoán thoái hóa khớp khuỷu tayĐầu tiên, để chẩn đoán thoái hóa khớp khuỷu tay bác sĩ sẽ bắt đầu với những câu hỏi về tiền sử bệnh tật của bạn. Bác sĩ sẽ hỏi những câu hỏi về các triệu chứng mà bạn gặp phải, nó ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của bạn.Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra khả năng chuyển động của khuỷu tay và các khớp khác ở tay. Việc di chuyển có thể khiến cho khớp bị tổn thương, nhưng nhờ đó mà bác sĩ có thể nhìn thấy chính xác vị trí đau của bạn.Ngoài ra, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác hơn về bệnh:Chụp X-quang: thường là cách tốt nhất để kiểm tra những chẩn thương ở xương khớp. X-quang có thể giúp bác sĩ đánh giá mức độ tổn thương và theo dõi sự thay đổi của khớp theo thời gian. X-quang cũng có thể giúp bác sĩ xem đã xuất hiện bao nhiêu gai xương, kích thước của không gian khớp và bao nhiêu sụn khớp còn lại.MRI: Chụp cộng hưởng từ khuỷu tay được chỉ định nếu nghi ngờ bất thường khớp, bệnh lý chèn ép thần kinh, khối u hoặc các bất thường thuộc mô mềm khác.Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ không bị chẩn đoán nhầm với các bệnh xương khớp khác chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp.🔴 Thoái hóa khớp khuỷu tay được điều trị như thế nào?Có nhiều phương pháp điều trị có thể làm giảm đáng kể cơn đau và cải thiện khả năng chuyển động của bạn. Bạn nên thảo luận với bác sĩ về các phương pháp điều trị sau đây để có thể lựa chọn kế hoạch điều trị phù hợp với tình trạng bệnh hiện tại của bạn.Sử dụng thuốcThuốc có thể được sử dụng để giúp giảm đau và tình trạng cứng khớp do thoái hóa khớp gây ra. Bạn sẽ có được kết quả tốt nhất nếu bạn kết hợp các biện pháp giảm áp lực cho cánh tay và sử dụng thuốc phù hợp.Thuốc có thể được sử dụng để giúp giảm đau (Ảnh minh hoạ)Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị thoái hóa khớp khuỷu tay bao gồm:Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau như paracetamol, aspirin, tramadol,…Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): nhóm thuốc này có thể giúp giảm đau, viêm và sưng. Tuy nhiên, NSAID không phù hợp với tất cả mọi người, vì vậy bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụngKem capsaicin: một loại kem giảm đau được làm từ cây tiêu, có sẵn theo toaTiêm steroid: tiêm vào khuỷu tay có thể giúp giảm đauTiêm axit hyaluronic: axit hyaluronic giúp bôi trơn khớpKhi sử dụng thuốc điều trị thoái hóa khớp khuỷu tay bạn cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuy thuốc Tây có tác dụng giảm đau nhanh chóng nhưng nếu lạm dụng thuốc trong thời gian dài có thể gây nhờn thuốc và một số tác dụng phụ đến dạ dày, gan...Liệu pháp giảm đauMột số liệu pháp có tác dụng giảm đau cho người bệnh thoái hóa khớp khuỷu tay bao gồm:Kích thích dây thần kinh xuyên da (TENS): đây là một cỗ máy nhỏ thông qua các miếng đệm đặt trên da để giảm đau. Máy TENS không phù hợp với tất cả mọi người, vì vậy hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng.Liệu pháp nhiệt: Bạn có thể sử dụng túi nước đá và túi chườm nóng, chẳng hạn như một chai nước nóng để làm giảm một số cơn đau và cứng ở khuỷu tay. Tuy nhiên, bạn cần cẩn thận để tránh bị bỏng. Bạn nên bọc chúng trong chiếc khăn ẩm hoặc vải để tránh tác động trực tiếp lên da.Châm cứu: là một kỹ thuật tác động trực tiếp đến điểm cụ thể trên da của bạn có tác dụng giúp giảm đau hiệu quả. Khi thực hiện phương pháp này bạn cần lựa chọn cơ sở uy tín để tránh những rủi ro không mong muốn.Phẫu thuậtNếu người bệnh thoái hóa khớp khuỷu tay điều trị bệnh bằng cách sử dụng thuốc không khỏi hoặc đứng trước nguy cơ biến chứng thì bệnh nhân có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật để dễ dàng kiểm soát các triệu chứng đau đớn do bệnh gây ra. Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định nội soi khớp hoặc phẫu thuật mổ. Đây là cách giúp loại bỏ các mô chết gây áp lực lên vùng khuỷu tay. Tuy nhiên, phương pháp chữa trị bệnh này sẽ có mức chi phí rất cao, dễ tiềm ẩn rủi ro nhất định. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ về phương pháp điều trị này và tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc cần làm và những rủi ro có thể xảy ra trước khi thực hiện.Bài tập cho thoái hóa khớp khuỷu tayBài tập cho thoái hóa khớp khuỷu tayBên cạnh các phương pháp điều trị bệnh theo y khoa, bạn nên kết hợp với việc nghỉ ngơi và các bài tập đơn giản giúp giảm đau và tăng hiệu quả trị bệnh. Một số bài tập hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp khủy tay người bệnh có thể áp dụng tại nhà như:Bài tập xoay khớp khủy tay: Đứng thẳng người, hai tay dang rộng hai bên và tiến hành xoay khớp khủy tay. Lưu ý chỉ xoay khớp khủy tay, giữ nguyên khớp vai. Nên thực hiện xoay từ trong ra ngoài rồi từ ngoài vào trong khoảng 10 phút.Bài tập tăng cường linh hoạt cho khủy tay: Người bệnh nằm ngửa chân duỗi thẳng, tay duỗi thẳng dọc thân người, để ngửa. Tiếp theo chạm bàn tay phải vào vai phải, giữ nguyên trong 5 giây rồi đưa tay dọc theo thân. Làm tương tự với bên tay trái và lặp lại động tác khoảng 10 lần.Bài tập với gậy: Chuẩn bị 1 gậy nhỏ dài khoảng 1m. Người bệnh đứng thẳng, nắm chặt 2 đầu gậy để hai tay cầm rộng ngang bằng vai. Giữ nguyên tư thế, thực hiện động tác quay sấp hoặc ngửa và gập duỗi tay bằng cách đưa gậy lên, xuống dọc theo cơ thể.🔴 Kiểm soát thoái hóa khớp khuỷu tay tại nhàTập thể dụcTập thể dục thường xuyên sẽ giúp cho quá trình điều trị của bạn hiệu quả hơn, giúp cải thiện mức độ linh hoạt cho khớp khuỷu tay. Điều quan trọng là bạn cần lựa chọn những bài tập phù hợp để tránh tác động mạnh đến khớp làm cho khớp bị tổn thương hơn. Bạn cần tập với cường độ từ từ rồi tăng dần để giữ cho cơ bắp khỏe mạnh và sức khỏe của bạn cũng tốt dần lên.Thay đổi lối sống sinh hoạt hợp lý+ Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi phù hợp: Người bệnh nghỉ ngơi nhiều sẽ giúp giảm đau nhức, sưng viêm. Đồng thời, bệnh nhân cần ngưng các hoạt động trong khoảng 1 – 2 tuần.+ Tránh các tư thế xấu làm tăng mức độ tổn thương đến khuỷu tay+ Khi làm việc tại bàn điều chỉnh chiều cao ghế của bạn, sao cho cánh tay và cổ tay của bạn thẳng, tạo thành hình chữ L ở khuỷu tay. Bạn có thể sử dụng phần còn lại của cổ tay để giữ cho bàn tay của bạn bằng bàn phím.+ Bạn nên tránh mang những vật nặng hoặc cồng kềnh bằng cánh tay hoặc vai bị ảnh hưởng.+ Giảm căng thẳng, mệt mỏi vì nó cũng ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị bệnh+ Kê cao khuỷu tay khi ngủ: Đưa cao khuỷu tay lên ngang ngực sẽ giúp giảm sưng, đau đớn do bệnh thoái hóa khớp cổ tay, khuỷu tay gây ra. Bệnh nhân chỉ cần chống khuỷu tay lên trên gối hoặc chăn để dễ dàng nâng khuỷu tay và cổ tay thoải mái hơn.Sử dụng bài thuốc dân gianVới các nguyên liệu từ cây cỏ xước, lá ngải cứu, lá lốt… cũng có thể giúp người bệnh kiểm soát được các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp khuỷu tay. Tuy nhiên các bài thuốc này không thể thay thế được phương pháp điều trị y khoa và chỉ có tác dụng tức thời. Khi thực hiện, người bệnh cần phải tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.Chế độ ăn uống phù hợpChế độ ăn uống dinh dưỡng phù hợpChế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả điều trị thoái hóa khớp khủy tay. Cùng với việc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học. Điều này không chỉ giúp mang lại hiệu quả điều trị nhanh mà còn giúp cơ thể khỏe hơn, tăng cường chức năng vận động.Trong thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày, người bệnh nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm:Các loại cá chứa nhiều omega 3 như: cá hồi, cá trích, cá mòi, cá thu, cá ngừHạt lanh: chứa nhiều omega 3 tốt cho hệ xương khớpCác loại rau gia vị như gừng, nghệ giúp giảm đau, hạn chế sưng viêmCác loại rau xanh lá: cải kate, cải bó xôi, bông cải xanh,….Bên cạnh những thực phẩm tốt cho hệ xương khớp và cơ thể, người bệnh thoái hóa khớp khủy tay cũng nên hạn chế các loại thực phẩm có thể làm hủy hoại khớp, làm cho tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn. Một số loại thực phẩm bạn nên tránh hoặc hạn chế sử dụng khi bị thoái hóa khủy tay như:Thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh như: pizza, xúc xích, gà rán,…Các loại thịt đỏ như: thịt bò, thịt cừu, thịt dêThực phẩm chứa nhiều đường, chất tạo ngọt như các loại nước ngọt, bánh kẹoNội tạng động vậtRượu, bia, cà phê và các loại đồ uống có kích thíchThoái hóa khớp khuỷu tay có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng vận động của tay. Chính vì thế, hãy trang bị đầy đủ các thông tin về bệnh để biết mình nên làm gì và không nên làm gì giúp điều trị hiệu quả và tránh bệnh tiến triển nhanh. Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị bệnh y khoa, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thể thao hợp lý sẽ giúp hiệu quả điều trị thoái hóa khớp khủy tay nhanh chóng và lâu dài.Xem thêm:Thoái Hóa Khớp Ngón Tay: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều TrịThoái Hóa Khớp Cổ Chân: Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Hướng Điều TrịThoái hóa khớp vai có triệu chứng gì? Cách điều trị hiệu quảThoái Hóa Khớp Háng: Tìm Hiểu Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách ChữaThoái hóa khớp gối: Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách trị

Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không? Cần lưu ý gì?

Được đánh giá là một trong những căn bệnh khá phổ biến với tỉ lệ người mắc phải cao, nên thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không đang là mối quan tâm của rất nhiều bệnh nhân. Hãy tham khảo bài viết sau đây để tìm câu trả lời chính xác nhé!Thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không 🔺 Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không?Với câu hỏi bị thoát bị đĩa đệm có quan hệ được không, câu trả lời là người bệnh vẫn có thể quan hệ được. Các dây thần kinh có nhiệm vụ kiểm soát một số chức năng liên quan đến tình dục của mỗi người có vị trí nằm tại cột sống xương cùng, vì vậy người bệnh sẽ không gặp phải tình trạng giảm chức năng sinh lý khi mắc bệnh.Thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh lý khôngTuy nhiên, các bệnh nhân thường quan tâm bệnh thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không , vì khi thực hiện các động tác quan hệ tình dục, cơ thể sẽ phải đối mặt với những cơn đau hoặc cảm giác tê yếu tại vùng lưng và cổ. Căn bệnh này vì thế sẽ gây hạn chế một số chuyển động của người bệnh cũng như khiến những cơn đau trở nên tồi tệ hơn, lúc này việc quan hệ tình dục sẽ không còn đem đến nhiều niềm vui cho những người đang mắc bệnh này. Vì vậy, việc chú ý lựa chọn tư thế quan hệ cho người thoát vị đĩa đệm để tránh ảnh hưởng đến đời sống chăn gối là vô cùng quan trọng.🔺 Tư thế quan hệ cho người thoát vị đĩa đệmBạn có thể áp dụng những tư thế sau nếu mong muốn hạn chế những cơn đau do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra khi quan hệ tình dục.Tư the quan hệ khi bị thoát vị đĩa đệm Tư thế quan hệ đứng hoặc uốn ngược: nếu người bệnh đang bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng, việc quan hệ với tư thế đứng hoặc uốn ngược sẽ góp phần khiến bạn dễ chịu hơn. Ngược lại, động tác uốn người về phía trước lại khiến các cơn đau thêm trầm trọng hơn.Tư thế nằm sấp: để giảm sự tác động đến cột sống và hạn chế những cơn đau, bạn có thể nằm sấp cho mặt hướng về phía mặt đất. Bên cạnh đó, bạn nên nhờ sự hỗ trợ của một chiếc gối đặt dưới lưng để cơ thể được uốn cong một cách tự nhiên và dễ dàng hơn.🔺 Phương pháp điều trịBên cạnh vấn đề bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không, thì mức độ nguy hiểm và cách điều trị căn bệnh này cũng là vấn đề cần được quan tâm. Như chúng ta đã biết, thoát vị đĩa đệm dù không trực tiếp gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh, nhưng nếu không kịp thời phát hiện và điều trị hợp lý có thể gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Sau đây là các phương pháp điều trị dành cho những ai đang quan tâm.Phẫu thuậtPhẫu thuật là phương pháp điều trị sẽ được tiến hành khi các bác sĩ chỉ định sau cùng, phương pháp phẫu thuật thường áp dụng với trường hợp bệnh nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm không có dấu hiệu thuyên giảm dù đã được điều trị nội khoa. Ngoài ra, một vài trường hợp bệnh chuyển biến quá nhanh kèm những cơn đau không chịu được, bệnh nhân cũng sẽ được chỉ định phẫu thuật.Dùng thuốcMột số loại thuốc thường được kê để điều trị thoát vị đĩa đệm:Thuốc giúp giảm đau: aspirin, acetaminophen (Tylenol…), naproxen (Aleve…), ibuprofen (Advil…), , thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs)…Thuốc giúp giãn cơ: cyclobenzaprine (Flexeril), diazepam (Valium),…Thuốc giúp thần kinh dịu nhẹ, an thần: gabapentin (Neurontin…)Vitamin nhóm B liều cao: B1, B6, B12,…Hỗ trợMón ăn: bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên áp dụng thực đơn ăn uống khoa học, sử dụng nhiều món ăn có chứa nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho hệ xương như: Canxi, magie, Omega-3, Vitamin,…Chơi thể thao: người bị thoát vị đĩa đệm cũng cần chơi một số môn thể thao có lợi cho sức khỏe và tăng sự dẻo dai cho xương khớp như đi bộ, yoga, bơi lội,… tránh những môn thể thao có cường độ mạnh và cần nhiều sức lực như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông,…Bài viết vừa rồi đã giúp giải đáp thắc mắc bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không cùng những tư thế quan hệ giúp người bệnh cải thiện tình trạng bệnh. Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm là căn bệnh phổ biến với nhiều biến chứng nguy hiểm nên chúng ta cần thường xuyên theo dõi cơ thể để sớm phát hiện bệnh và áp dụng phương pháp điều trị thích hợp.Xem thêm: Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì? Có nguy hiểm không?Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: "Tất tần tật" những điều cần biếtBệnh thoát vị đĩa đệm là gì? Có nguy hiểm không?Thoát vị đĩa đệm L5 S1 | Tốt nhất nên điều trị sớmThoát vị đĩa đệm cổ: Triệu chứng của 3 giai đoạn của bệnh