Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp

Cẩm nang chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật cột sống lưng

Cẩm nang chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật cột sống lưngSau khi thực hiện phẫu thuật điều trị thoái hóa cột sống lưng, người bệnh rất yếu và cần được quan tâm đặc biệt. Việc chăm sóc chu đáo, đúng cách đóng vai trò rất lớn trong việc đẩy nhanh quá trình phục hồi của bệnh nhân. Vậy nên chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật cột sống lưng thế nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu nhé!Thời gian để người bệnh phục hồi sau khi phẫu thuật cột sốngPhẫu thuật điều trị thoái hóa cột sống lưng là thủ thuật mà bác sĩ sẽ thực hiện tạo một vết mổ nhỏ và đưa các dụng cụ chuyên dụng vào tới phần cột sống bị tổn thương để thực hiện thao tác loại bỏ, thay thế những mô bị hư tổn.Sau khi kết thúc phẫu thuật, hầu hết người bệnh có thể trở về nhà từ bệnh viện sau khoảng 2 đến 4 ngày. Khi trở về nhà, người bệnh chưa thể đi lại được luôn mà phải tiếp tục điều dưỡng cơ thể để thúc đẩy quá trình phục hồi của vết mổ.Thông thường, người bệnh sẽ mất khoảng 4 đến 6 tuần để trở lại làm việc đối với những công việc có tính chất vận động nhẹ như văn phòng. Còn nếu người bệnh phải lao động nặng hơn thì có thể mất tới 3 tháng hoặc lâu hơn để cơ thể có thể thích nghi và trở lại với các hoạt động lao động được.Người bệnh sẽ mất khoảng 4 đến 6 tuần để đi làm lại đối với công việc văn phòng (Ảnh minh họa)Tóm lại, thời gian để người bệnh phục hồi sau khi phẫu thuật cột sống phụ thuốc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: loại phẫu thuật mà người bệnh được thực hiện, thể trạng sức khỏe của người bệnh tốt hay kém, cách chăm sóc của người thân đội ngũ y bác sĩ,...sẽ quyết định thời gian người bệnh có thể hồi phục hoàn toàn sau khi phẫu thuật là sớm hay muộn.Ở một số người bệnh, thời gian hồi phục sẽ lâu hơn hơn là do các nguyên nhân như: thói quen hút thuốc (nicotine gây cản trở sự phát triển của xương), người bệnh có sẵn bệnh nền mãn tính như tiểu đường, bị strees, hay sử dụng Opioids lâu dài trước khi phẫu thuật,...Do đó, khi chăm sóc cho người bệnh, bạn cần khuyên bảo, động viên, giúp đỡ hộ từ bỏ những thói quen xấu và kiên trì điều dưỡng tốt thân thể theo hướng dẫn của bác sĩ để sớm ngày bình phụcHướng dẫn chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật cột sống lưngNgười bệnh sau khi phẫu thuật thường rất yếu, nên việc chăm sóc người bệnh cần đòi hỏi sự kiên nhẫn, tỉ mỉ, chu đáo. Ngoài ra, bạn cũng phải cần trao đổi với bác sĩ điều trị nhiều hơn để có nhiều thông tin và nắm bắt được những nguyên tắc cơ bản khi chăm sóc bệnh nhân phẫu thuật.Chăm sóc tại bệnh việnTác dụng phụ của thuốc gây mêGây mê là thủ thuật được tiến hành trước khi người bệnh bắt đầu ca phẫu thuật. Sau quá trình phẫu thuật, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ của thuốc gây mê như rét run, mạch nhanh, đau đầu,...những trường hợp này bạn chỉ cần theo dõi sát, thực hiện giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ, Trong trường hợp cần thiết, người bệnh sẽ được bác sĩ cân nhắc cho dùng Corticoid.Giảm đau sau phẫu thuậtSau khi thức dậy sau phẫu thuật, người bệnh bắt đầu sẽ trải qua cảm giác đau nhức, khó chịu tại vị trí mổ trong vòng từ 24h – 48h. Trong suốt khoảng thời gian này, các loại thuốc giảm đau và kháng viêm sẽ được bác sĩ chỉ định người bệnh sử dụng.Điều bạn cần làm lúc này là động viên, chia sẻ nói chuyện với người bệnh nhiều hơn, nhằm phân tán tư tưởng họ không còn tập trung cho vết mổ đang đau. Đồng thời, giúp người bệnh uống thuốc đúng giờ đúng liều nhằm ngăn cản các biến chứng có thể sau ra sau mổ, thúc đẩy quá trình hồi phục nhanh hơn.Người bệnh cần được khuyến khích, động viên tinh thần trong giai đoạn sau phẫu thuật (Ảnh minh họa)Hiện tượng chướng bụng sau mổMột số trường hợp bệnh nhân sau phẫu thuật có biểu hiện bụng chướng căng, gây cảm giác tức thở và khó chịu. Bạn có thể giúp người bệnh chườm nóng, xoa nhẹ trên bụng hình vòng tròn theo chiều kim đồng hồ, hạn chế ăn uống cho đến khi trung tiện được. Trong trường hợp người bệnh quá khó chịu, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kích thích nhu động ruột, đặt sonde dạ dày và sonde hậu mônChăm sóc vết mổSau khi phẫu thuật, người bệnh cần nằm trên đệm có độ cứng vừa phải, kê gối thấp đầu, hạn chế vận động trong 24h khi đến khi mổ để vết mổ được ổn địnhThông thường vết mổ sẽ được thay băng 2 ngày/1 lần đối với những vết mổ đặc biệt (vết mổ lớn, thấm dịch nhiều,...) và được thực hiện bởi nhân viên Y tế. Nếu vết mổ không xảy ra các hiện tượng bất thường thì người bệnh có thể cắt chỉ sau 7 đến 10 ngày kể từ ngày mổ. Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển tiến bộ trong y học thì hầu hết các vết mổ đều được đóng bằng chỉ tự tiêu nên người bệnh không cần bận bận tâm đến vấn đề cắt chỉ sau mổ.Trong quá trình chăm sóc người bệnh, bạn cũng phải thường xuyên theo dõi và kiểm tra vết mổ. Nếu bạn thấy vết mổ xuất hiện tình trạng bất thường như tấy đỏ, thấm dịch của vết mổ, tụ máu vết mổ,…thì bạn cần báo ngay với bác sĩ để sớm phát hiện điều trị kịp thời.Ăn uống sau mổTùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ quyết định thời gian nuôi dưỡng đường tĩnh mạch cho bệnh nhân. Thông thường khi bệnh nhân trung tiện là đã có thể uống nước kèm ăn nhẹ (cháo, súp, sữa). Chế độ ăn cho người bệnh cần đầy đủ, không ăn kiêng. Bạn có thể ưu tiên để người bệnh ăn nhiều đạm, nhiều rau, chuối chín, khoai lang luộc, uống đủ 1.5 – 2 lít nước hàng ngày nhằm bổ sung đủ protein và nhuận tràng.Giúp người bệnh xây dựng thực đơn đầy đủ các chất dinh dưỡng (Ảnh minh họa)Vận động trong những ngày đầu sau mổThông thường đối với những ca phẫu thuật can thiệp ở mức độ tối thiểu như phẫu thuật nội soi, phẫu thuật giải phóng chèn ép rễ thần kinh,...người bệnh đã có thể tập ngồi dật và đi lại từ ngày thứ nhất đến ngày thứ hai sau mổ với dụng cụ hỗ trợ đi lại và có sự giúp đỡ của người thânCòn nếu người bệnh thực hiện các ca phẫu thuật phức tạp hơn như cố định cột sống, thay đĩa đệm,...thì người bệnh cần nằm bất động trên giường và hạn chế các đông tác xoay, cúi ngửa lâu. Tùy vào thể trạng và mức độ phục hồi của người bệnh mà quyết định số ngày bệnh nhân có thể đi lại được. Có thể đến ngày thứ 4, thứ 5 là người bệnh đã có thể đi lại rồi nhưng cũng có người mất đến vài ba tuần.Trong suốt thời gian lưu trú và điều trị tại bệnh viện, quá trình phục hồi vết mổ giai đoạn đầu sẽ được giám sát chặt chẽ bởi đội ngũ y bác sĩ. Đến khi người bệnh đạt được một số điều kiện cơ bản sau thì có thể trở về nhà và tự chăm sóc ở nhà như:Các cơn đau đã được kiểm soát bằng thuốc uốngCó thể ra khỏi giường và di chuyển xung quanh mà không cần đến sự trợ giúp của người thânVết mổ không có dấu hiệu của sự nhiễm trùng.Đôi khi một số người bệnh đã hồi phục đủ để rời bệnh viện nhưng không đủ để ở nhà. Trong trường hợp này, người bệnh có thể được xuất viện và đến một số cơ sở phục hồi chức năng để được chăm sóc và phục hồi thêm cho đến khi được khuyên trở về nhà.Chăm sóc tại nhàSau khi mổ, cơ thể người bệnh cần được chăm sóc đặc biệt để phục hồi cũng như hạn chế những cơn đau nhức cho cơ thể. Tuy nhiên, điều này cần phụ thuộc lớn vào chế độ và sự hiểu biết về cách chăm vết mổ thoái hóa cột sống của người thân.Một số điểm bạn cần chú ý chăm sóc người bệnh ở nhà sau khi xuất hiện như:Đeo nẹp cột sống thắt lưngTheo chỉ định của bác sĩ có nên dùng nẹp cột sống thắt lưng sau mổ hay không. Nếu cố thì thời gian duy trì khoảng 3 tháng sau mổ.Việc đeo nẹp cột sống lưng giúp người bệnh sẽ cảm thấy tự tin hơn khi đứng dậy và đi lại. Ngoài ra, khi đeo nẹp cột sống người bệnh sẽ ý thức được việc giữ gìn, tránh các động tác quá mức không cần thiết, đồng thời cũng là một thông báo cho mọi người xung quanh biết bản thân mình đang có vấn đề về cột sống nhằm hạn chế các động tác va chạm xô đẩy.Bên cạnh đó, bạn cũng cần nhắc nhở người bệnh tránh lạm dụng đeo nẹp quá lâu vì điều đó có thể làm ảnh hưởng tới các khối cơ cạnh cột sống, tạo cảm giác yếu cột sống sau khi tháo nẹp.Đeo nẹp cột sống lưng giúp người bệnh vận động dễ dàng hơn (Ảnh minh họa)Sử dụng thuốcKhi xuất viện, người bệnh cũng vẫn phải tiếp tục uống thuốc theo đơn của bác sĩ kê bao gồm các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc bôi, thuốc phục hồi xương khớp,.... Bạn cần theo dõi và nhắc nhở người bệnh uống thuốc đúng giờ và tái khám lại khi người bệnh uống sắp hết thuốc. Đặc biệt, không để người người bệnh tự ý sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, tránh mang lại những rủi ro không mong muốn cho người bệnh.Dinh dưỡng cho người bệnhGiúp người bệnh xây dựng một thực đơn ăn uống khoa học, đầy đủ các chất dinh dưỡng. Ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi, vitamin D tốt quá trình tự phục hồi của xương khớp. Đặc biệt, tăng cường ăn rau xanh và các loại trái cây để bổ sung cho cơ thể một nguồn vitamin và các khoáng chất tự nhiên. Hạn chế sử dụng thực phẩm ăn nhanh, chiên xào nhiều dầu mỡ và các loại đồ uống kích thích như bia, rượu,...vì chúng sẽ ngăn cản quá trình phục hồi của người bệnh.Vận động sinh hoạtThông thường sau quá trình mổ người bệnh thường có tâm lý ngại vận động. Do đó bạn cần động viên, khích lệ họ nên đi lại nhẹ nhàng trong nhà, có thể lên xuống cầu thang. Tránh việc nằm một chỗ trong thời gian dài. Đặc biệt, bạn cần lưu ý với người bệnh không được thực hiện các động tác quay ngang ngửa, vặn vẹo hay cúi người trong thời gian này.Không được để người bệnh nằm ngủ trên võng, trên ghế sofa hay những nơi không có điểm tựa cố định. Tốt nhất nên để bệnh nhân nằm giường có đệm phù hợp.Lựa chọn đệm nằm thích hợp cho người bệnh vừa phẫu thuật cột sống lưng (Ảnh minh họa)Khi tắm rửa người bệnh không cần băng vết mổ nếu không có chất dịch chảy ra. Nên tắm rửa bằng vòi hoa sen để hạn chế ngâm vết mổ trong nước như tắm bằng bồn. Sau khi tắm bạn giúp người bệnh thấm nhẹ chỗ vết mổ cho khô và bôi thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩSau 1 – 2 tuần mổ cột sống, lúc đó người bệnh có thể hoạt động tình dục ở mức vừa phải, không thái quá để tránh ảnh hưởng tới vết mổSau mổ khoảng 6 tháng người bệnh có thể chơi được một số bộ môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, đạp xe, đi bộ và thực hiện các bài tập tốt cho cột sống. Tuyệt đối không tập luyện các bộ môn có tính chất va chạm mạnh như bóng đá, bóng chuyền,...Sử dụng thực phẩm chăm sóc xương khớpĐể chăm sóc người bệnh thoái hóa cột sống lưng một cách toàn diện, bạn có thể lựa chọn sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ xương khớp Khương Thảo Đan – là một sản phẩm của  thành tựu nghiên cứu đến từ INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, có tác dụng giúp người bệnh giảm các cơn đau nhức, hỗ trợ phục hồi sụn khớp và làm chậm quá tình thoái hóa khớp.👉 Xem ngay sản phẩm: Khương thảo đan gold 120 viên Tiết kiệm 92,000đThành phần chủ yếu của viên xương khớp Khương Thảo Đan là hoạt chất KGA1 được chiết tách thành công từ cây Địa liền bởi PGS.TS Lê Minh Hà cùng với cộng sự. Hoạt chất KGA1 đã được chứng minh hiệu quả giảm đau cao gấp nhiều lần so với các thuốc giảm đau thông thường.Bên cạnh đó, sản phẩm còn chứa các bài thuốc điều trị xương khớp phổ biến như Độc hoạt tang kí sinh, Ngưu tất, Thổ phục linh,...cùng với dưỡng chất Collagen type II tạo nên một tam giác khép kín GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO đáp ứng khả năng điều trị và phục hồi xương khớp của nhiều người bệnh. Lựa chọn viên xương khớp Khương Thảo Đan hôm nay – bảo vệ sức khỏe xương khớp trong tương lai.Kết luậnPhẫu thuật là một trong những biện pháp hữu hiệu để điều trị căn bệnh thoái hóa cột sống lưng. Tuy nhiên do tính chất can thiệp vào sâu trong cơ thể nên sau phẫu thuật người bệnh rất yếu và rất dễ mắc các biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật cột sống bạn cần động viên, khích lệ tinh thần của họ, kiêng khem, uống thuốc và vận động đúng cách để vết thương mau lành. Hi vọng bài viết trên đây đã mang lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích.Xem thêm:Tư thế nằm cho người thoái hóa đốt sống lưng giúp giảm đau ngủ ngonThoái hóa khớp gối nên tập gì? Các bài tập tốt cho thoái hóa khớp!11 bài tập thoái hóa đốt sống cổ giúp giảm đau nhanh chóngBị thoái hóa khớp gối NÊN ăn gì? Chế độ dinh dưỡng tốt cho thoái hóa khớpCảnh báo: Top những triệu chứng thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất

Thoái hóa cột sống lưng có nên tập gym không?

Thoái hóa cột sống lưng có nên tập gym không?Gym là một trong những bộ môn thể thao được nhiều người lựa chọn nhằm cải thiện vóc dáng và tăng cường sức khỏe. Thông thường, khi luyện tập gym cơ thể thường phải vận động với tần suất cao nhằm đốt cháy calo và gia tăng sức bền của các nhóm cơ. Vậy khi bị Thoái hóa cột sống lưng có nên tập gym hay không? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu nhé🔴 Thoái hóa cột sống lưng là bệnh gì?Thoái hóa cột sống lưng là căn bệnh mãn tính có sự tổn thương xuất hiện tại đốt sống, đĩa đệm và các mô mềm bao xung quanh cột sống. Hiện tượng thoái hóa cột sống lưng thường diễn ra tại các vị trí đốt sống từ L1 – L5 và S1. Đây là những vị trí đốt sống thường phải chịu áp lực nhiều hơn những khu vực khác trên cột sống.Thoái hóa cột sống là hệ quả tất yếu của quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Bên cạnh đó, những thói quen hằng ngày như ngồi sai tư thế, mang vác vật nặng hay thường xuyên đi giày cao gót,... là những yếu tố thúc đẩy quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn.Cột sống khi bị thoái hóa (Ảnh minh họa)Khi mắc phải căn bệnh này bạn sẽ thường xuyên cảm thấy đau nhức tại vùng thắt lưng. Cơn đau âm ỉ kéo dài khiến bạn bị hạn chế vận động, đi lại, sinh hoạt, làm việc gặp nhiều khó khăn.Để điều trị căn bệnh này ngoài việc uống thuốc, nhiều người cũng tự tìm đến cho mình các phương pháp luyện tập thể dục khác nhau, trong đó gym là bộ môn đang được nhiều người bệnh quan tâm và đặt câu hỏi có nên tập hay không.🔴 Khi bị thoái hóa cột sống lưng có nên tập gym hay không?Khi bị thoái hóa cột sống lưng đa số bệnh nhân thường nằm im một chỗ, ngại vận động đặc biệt không tập thể dục vì sợ những cơn đau lưng hành hạ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia xương khớp việc không tập thể dục và chỉ nằm im một chỗ sẽ cho tình trạng bệnh càng trở nên tồi tệ hơn. Lý do là nằm một chỗ không vận động sẽ khiến các cơ xương khớp không được tái tạo, quá trình thoái hóa càng diễn ra nhanh hơn khiến cho tình trạng bệnh càng trở nên nghiệm trọng hơnViệc nằm im một chỗ khiến bệnh không những không có tiến triển tốt mà còn làm cho nó càng tồi tệ hơn. Lý do là bởi khi vận động, các khớp xương của bạn sẽ liên tục được tái tạo và hoạt động trơn tru. Nếu nằm một chỗ mà không vận động sẽ càng thúc đẩy quá trình lão hóa của các khớp, xương và khiến cho tình trạng bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.Các nghiên cứu thực tế trên thế giới cũng đã chỉ ra rằng, việc chăm chỉ luyện tập thể dục hàng ngày có thể giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh tới 28%.Cụ thể việc việc luyện tập gym mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích như:Cải thiện tuần hoàn máu, giúp máu lưu thông được dễ dàng, mang các dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng sụn khớp và đĩa đệm.Tăng cường được sức mạnh của các nhóm cơ giúp cột sống giảm bớt áp lực.Duy trì được cân nặng ở mức hợp lý. Phòng ngừa được thoái hóa do béo phì.Giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa chấn thương, làm chậm lại quá trình thoái hóa và phòng ngừa loãng xương hiệu quả.Hơn thế nữa, luyện tập gym còn giúp bạn phòng tránh được các bệnh tât khác như : tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, cao huyết áp,..Đồng thời, còn mang lại cho bạn một tinh thần sảng khoái và lạc quan.Như vậy có thể nói rằng, gym đem lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe của xương khớp. Thoái hóa cột sống lưng hoàn toàn có thể tập gym. Tuy nhiên do gym là bộ môn tập tương đối nặng và rất dễ xảy ra chấn thương. Vì vậy bạn phải chọn những bài tập gym phù hợp với tình trạng bệnh.Tốt hơn cả, nếu bạn lựa chọn gym để luyện tập thì bạn nên tham khảo trước với bác sĩ để xem xét sự phù hợp với tình trạng bệnh của bạn. Đồng thời, bạn cũng sẽ phải trao đổi với huấn luyện việc về tình trạng bệnh của mình nhằm xây dựng được kế hoạch luyện tập phù hợp mang lại kết quả tốt, đảm bảo an toàn cho bạn.🔴 Nguyên tắc tập luyện khi thoái hóa cột sống lưngTheo BS Nguyễn Trương Minh Thế, chuyên khoa cơ xương khớp, Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương chia sẻ nguyên tắc khi điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng là tạo điểm tựa vững chắc cho cột sống ở vùng thắt lưng bằng việc cũng cố các cơ và dây chằng vùng thắt lưngKhi các nhóm cơ và dây chằng ở vùng thắt lưng được củng cố và rèn luyện tốt sẽ giảm gánh nặng lên cột sống và các đĩa đệm từ đó giúp giảm đau và phòng ngừa sự tái phát của cơn đau cơn đau.Rất nhiều trường hợp chấn thương cột sống dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm trong khi tập thể hình là do tâm lý chủ quan, do tập sai động tác, do nóng vội… Do đó cần tập trung tập đúng tư thế và động tác theo hướng dẫn của huấn luyện viên.Trường hợp thoái hóa cột sống lưng có nguyên nhân do tuổi tác không phải do chấn thương thì bạn càng cần phải luyện tập hàng ngày. Chú ý trước khi tập gym ban nên vận động kỹ làm nóng cơ thể, tập luyện từ từ nhẹ nhàng, tập đúng các động tác để phòng tránh các điều đáng tiếc xác ra như: bong gân, dây chằng bị rách, tổn thương cột sống…Trong quá trình tập, bệnh nhân nên dùng dây lưng thể thao cố định phần lưng bị thoái hóa. Các động tác xà đơn, bơi, kéo giãn lưng từ từ… rất tốt cho điều trị thoái hóa cột sống. Tuy nhiên, trong cơn đau cấp, tạm thời không tập bài tập squat và deadlift vội mà tập cho lưng dưới khoẻ với ghế lưng dưới trước đã. Khi tập bạn nên đeo đai bảo vệ lưng cho an toàn.🔴 Các bài tập gym giảm đau lưng phù hợp với người bị thoái hóa cột sốngBài tập nâng hôngBài tập lưng này tương đối dễ thực hiện nhưng lại có thể tác dụng lực rất tốt lên vùng cột sống lưng, nhất là lưng dưới. Khi tập cần siết chặt hông sẽ giúp ức chế cơn đau cột sống. Đồng thời kéo giãn các đốt sống để làm tăng độ linh hoạt cũng như khả năng vận động.Bài tập nâng hôngCách thực hiệnThực hiện thường xuyên bài tập thể dục chữa đau thắt lưng này mỗi sáng khi ngủ dậy theo hướng dẫn như sau:Nằm thẳng trên thảm tập hoặc mặt sàn. Tư thế chân tay duỗi thẳng.Tốt nhất là nên nằm trên những thứ mềm mại sẽ giúp quá trình luyện tập tốt hơn.Co đầu gối lại, giữ chân vuông góc với mặt sàn, nâng lưng lên từ từ.Siết thật chặt hông và sử dụng lực để đẩy phần hông lên cao.Phần tay vẫn tiếp tục duỗi thẳng. Nằm với tư thế này khoảng 5 giây rồi hạ lưng trở về vị trí ban đầu.Tiếp theo là hóp bụng để cho mặt lưng áp hẳn vào mặt sàn để trong khoảng 5 giây rồi trở lại tư thế chuẩn bị.Bạn nên thực hiện bài tập đau lưng này khoảng 5 lần mỗi ngày rồi tăng dần lên 30 lần/ngày để cải thiện độ linh hoạt của xương khớp. Mới đầu tập không nên quá gắng sức, cơ thể sẽ không chịu đựng được lực tác động liên tục, nhưng cần về sau thì cường độ hoàn toàn có thể tăng thêm.Bài tập Gập bụngĐây là bài tập vô cùng đơn giản mà bạn có thể tự tập tại nhà hằng ngày. Khi tập gập bụng là lúc cơ hông của bạn được siết chặt và dùng lực từ cơ bụng để gập. Do đó mà phần cơ bụng của bạn được săn chắc lại giúp cột sống giảm bớt áp lực.Gập bụng (Ảnh minh họa)Cách thực hiện- Bạn nằm ngửa trên sàn tập. Hai tay đưa ra sau gáy, chân co lên thoái mái.- Tiếp đến, bạn dùng lực siết chặt hông rồi đẩy phần thân trên lên đến khi ngồi cả người dậy, phần thân dưới giữ nguyên.- Lặp lại động tác 5 – 7 lượt/lần, mỗi bài tập khoảng 3 lần.- Ngoài việc tự tập ở nhà, bạn có thể đến các phòng tập gym để tập có sự hỗ trợ của máy gập bụng. Tuy nhiên, khi sử dụng bạn nên chỉnh độ cao của máy phù hợp để tránh gặp phải rủi ro.Bài tập cơ lưng dưới trên ghế HyperextensionHyperextension được dịch sang tiếng Việt là bài tập “gập người tập lưng dưới trên ghế” và có dùng đến chiếc ghế tập chuyên dụng là Hyperextension Bench – loại ghế này bạn sẽ thường gặp ở các phòng tập chuyên nghiệp.Bài tập Hyperextension tập trung vào phần lưng dưới, giúp làm tăng cơ, kéo dãn cột sống. Đồng thời, giúp giải phóng các dây thần kinh khỏi sự chèn ép, từ đó hạn chế được các triệu chứng đau nhức của bệnhBài tập cơ lưng dưới trên ghế Hyperextension (Ảnh minh họa)Cách thực hiện- Khi bạn nằm trên ghế Hyperextension thì chỉ có phần đùi ở trên ghế. Gót chân được đặt vào bên dưới đệm đỡ. Hai tay giữ trước ngực- Bạn thở ra mà uốn lưng xuống đến khi cơ thể song song với sàn thì dừng laị. Lúc này bạn sẽ thấy cơ đùi sau và cơ lưng căng ra- Sau đó, bạn hít vào và từ từ nâng người lên trở lại. Chú ý lưng vẫn thẳng và không xoay hông nhằm tránh gây chấn thương.🔴 Cần lưu ý gì trong quá trình tập gym điều trị thoái hóa cột sống lưngCũng theo BS Minh Thế, khi bị thoái hóa đốt sống lưng, tập luyện phải theo nguyên tắc là tập thong thả, nhẹ nhàng, không được cố quá sức gây đau. Tập đúng động tác, kết hợp thở sâu, nhịp nhàng, nâng dần mức độ tập luyện để tăng cường tính linh hoạt của các khớp cột sống, tăng cường sức mạnh và sự dẻo dai của các khối cơ, dây chằng ở vùng lưng, giúp cho sự cân bằng cần thiết các tư thế cột sống, giảm dần cảm giác đau. Giai đoạn đầu có thể kết hợp dùng thuốc giảm đau, sau đó bỏ dùng thuốc, chỉ kết hợp tập luyện và xoa bóp.Trước khi luyện tập bạn nên làm nóng cơ thể bằng các bài tập khởi động, nhằm hạn chế các chấn thương có thể xảy ra.Chú ý tập đúng kỹ thuật, tránh cho các cơ bị căng cứng, làm tình trạng thoái hóa trở nên nghiêm trọngKhi tham gia luyện tập bạn không nên nóng vội hi vọng tình trạng bệnh của mình ngày một ngày hai đã được cải thiện. Luyện tập là cả một quá trình, tập từ dễ tới khó để giúp cơ thể cũng như hệ xương từ từ thích nghi với quá trình tập luyệnMỗi buổi tập gym bạn chỉ nên dành 30 – 45 phút cho việc tập luyện. Tập quá nhiều khi cột sống đang gặp vấn đề rất dễ khiến bệnh diễn biến xấuTránh thực hiện các bài tập vận động quá nặng như: nhấc vật nặng qua đầu, đặt vật nặng lên vai, xoay lưng hoặc xoay cổ quá mức.🔴 Hướng dẫn bạn xử lý cơn đau xuất hiện trong khi tập gymTrong quá trình tập gym, chúng ta rất khó tránh khỏi các cơn đau nhức xuất hiện. Nguyên nhân gây nên biểu hiện đau nhức có thể do bạn đang tập sai kỹ thuật, lựa chọn bài tập không thích hợp hoặc do bạn đang luyện tập quá sức. Vậy ngay khi bạn cảm thấy đau nhức, bạn cần thực hiện giảm đau bằng các bước sau:Tạm ngưng bài tập đang thực hiệnBất động tạm thời vùng đau ở tư thế nghỉ, giữ cột sống được thẳng.Sử dụng liệu pháp lạnh chườm vào vùng đang bị đau nhức hoặc dùng các thuốc xịt giảm đauNếu bạn không thấy tình trạng thuyên giảm thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám.🔴 Gợi ý cho bạn một số bộ môn thể thao phù hợp khácNgoài việc luyện tập gym, thì để hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống lưng còn có rất nhiều bộ môn thể thao khác được các chuyên gia xương khớp khuyến khích luyện tập.- Đi bộ: Đây là bộ môn mà hầu hết ai cũng có thể luyện tập bởi tính chất đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn công sức và cũng tiết kiệm chi phí. Đi bộ giúp bạn tăng cường sức mạnh nhóm cơ ở bàn chân, cẳng chân, hông và thân người. Đồng thời, kết hợp với việc hít thở sâu giúp tăng cường tuần hoàn, khả năng trao đổi chất của cơ thể giúp nuôi dưỡng và bảo vệ sụn khớp một cách tốt hơn.Đi bộ cũng là một trong những bộ môn vừa đơn giản vừa tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa)- Tập yoga: các bài tập của Yoga chú trọng vào tư thế luyện tập, sự tập trung và cảm nhận của người tập. Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả của Yoga trong việc điều trị thoái hóa cột sống lưng. Luyện tập yoga giúp các đốt sống được giãn ra, tránh gây chèn ép lên các rễ dây thần kinh, tăng cường đàn hồi và sự dẻo dai cho cột sống. Bên cạnh đó, yoga còn giúp bạn giảm tình trạng co cứng cột sống khi thức dậy vào buổi sáng- Thái cực quyền: là một hình thức dưỡng sinh vô cùng hiệu nghiệm cho người bị đau cột sống. Bên cạnh việc giúp tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp, thái cực quyền còn có tác dụng cân bằng nguyên khí cho cơ thể, điều hòa âm dương, định thần an tâm, giúp người tập luyện không chỉ giảm các cơn đau nhức hiệu quả mà còn giúp đầu óc minh mẫn, sảng khoái.- Bơi lội: lý do mà các bác sĩ khuyến khích người bệnh của mình nên lựa chọn bơi lội, vì khi hoạt động ở trong nước cột sống lưng hầu như không phải chịu tác động từ trọng lượng của cơ thể mà vẫn có thể rèn luyện các nhóm cơ trở nên khỏe mạnh và vững chắc. Trong quá trình bơi lội, các chức năng của hệ hô hấp cũng được củng cố đáng kể, nhờ đó máu lưu thông dễ dàng đến các vị trí cột sống bị thoái hóa, giúp giảm đau hiệu quả.🔴 Lời khuyên từ chuyên giaSong song với việc tập gym, các chuyên gia xương khớp khuyên bạn sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị để giảm nhanh các triệu chứng đau nhức và làm chậm quá trình thoái hóa cột sống lưng.Trong số các sản phẩm xương khớp trên thị trường, hiện Khương Thảo Đan đang là sản phẩm được nhiều chuyên gia và bệnh nhân tin tưởng.Khương Thảo Đan - Sản phẩm kế thừa thành tựu khoa học từ Viện Hàn lâm KH&CN Việt NamĐối với bệnh nhân bị thoái hóa xuong khớp nói chung và thoái hóa cột sống thắt lưng nói riêng, Khương Thảo Đan mang lại nhiều công dụng hỗ trợ:Hỗ trợ giảm đau, giảm các triệu chứng viêmHỗ trợ làm trơn khớp và phục hồi sụn khớpHỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớpBẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhấtĐặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY🔴 Kết luậnGym là bộ môn thể thao mà bạn hoàn toàn có thể lựa chọn tập luyện nhằm hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống lưng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, tránh gây ra thêm tổn thương cho cột sống bạn cần chọn lựa được bài tập phù hợp, tập luyện đúng cách. Tốt nhất bạn nên tập luyện dưới sự giám sát của huấn luyện viên để hạn chế chấn thương có thể xảy ra thêm. Hi vọng bài viết trên đây đã mang lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích.Xem thêm:Thoái hóa khớp gối nên tập gì? Các bài tập tốt cho thoái hóa khớp!11 bài tập thoái hóa đốt sống cổ giúp giảm đau nhanh chóngBị thoái hóa khớp gối NÊN ăn gì? Chế độ dinh dưỡng tốt cho thoái hóa khớpTư thế nằm cho người thoái hóa đốt sống lưng giúp giảm đau ngủ ngonCẩm nang chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật cột sống lưng

Phồng Đĩa Đệm Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Chữa Hiệu Quả

Phồng đĩa đệm là biểu hiện của quá trình thoái hóa tự nhiên đang diễn ra ở cột sống. Tình trạng này gây ra các triệu chứng đau nhức khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của người bệnh. Phồng đĩa đệm là gì? Đĩa đệm là bộ phận nối giữa đốt sống trên cơ thể với nhau. Trong đĩa đệm có bao xơ bọc ngoài nhân nhầy, giúp giảm ma sát và chống sốc, kết nối các đốt sống di chuyển cùng nhau một cách linh hoạt. Bằng nhiều tác động khác nhau, đĩa đệm có thể bị tổn thương và bào mòn. Một trong những hiện tượng khá phổ biến là phồng đĩa đệm. Phồng đĩa đệm là gì? Bệnh lý này còn được gọi là phình hoặc lồi đĩa đệm. Những đĩa đệm bị phồng thường sẽ nghiêng hẳn sang bên phải hoặc trái, gây đau hoặc ngứa ở một bên cơ thể. Tình trạng này thường xảy ra ở vùng cột sống thắt lưng, vùng ức và giữa các xương sườn. Phồng đĩa đệm còn được gọi là phình, lồi đĩa đệmNếu không sớm phát hiện phồng đĩa đệm và can thiệp điều trị, bệnh có thể tiến triển thành thoát vị đĩa đệm. Một số trường hợp thì đĩa đệm chèn vào dây thần kinh và gây đau vùng lưng mãn tính. Theo các chuyên gia xương khớp, phồng đĩa đệm có thể chia thành các loại sau: Phồng đĩa đệm cột sống cổ: Xảy ra ở vùng cột sống cổ từ C2 đến C7. Phồng đĩa đệm cổ gây đau cổ mãn tính, tê, yếu và ngứa râm ran, thậm chí đau lan xuống cánh tay. Phồng đĩa đệm thắt lưng: Xảy ra các đốt sống L4 - L5 và L5 - S1. Các triệu chứng phổ biến là đau lưng mãn tính, đau thần kinh tọa ở một hoặc cả hai chân. Phồng đĩa đệm sau các chấn thương: Các chấn thương khiến nhân mềm gây áp lực lên bao xơ và dẫn đến phồng đĩa đệm. Nguyên nhân gây phồng đĩa đệm Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị phồng đĩa đệm cao, cụ thể: Sai tư thế: Ngồi hoặc đứng làm việc sai tư thế, giữ nguyên cơ thể ở một vị trí quá lâu có thể khiến đĩa đệm bị bào mòn nhanh chóng và tổn thương. Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể lớn, tạo áp lực lớn lên đĩa đệm nên làm tăng nguy cơ bị phình đĩa đệm. Thậm chí, một số trường hợp có thể bị thoái hóa đốt sống và các khớp xương. Tính chất nghề nghiệp: Người thường xuyên làm việc nặng, uốn hoặc xoắn cột sống có nguy cơ bị phồng đĩa đệm hơn so với bình thường. Hút thuốc lá: Trong thuốc lá có chứa các chất thúc đẩy nguy cơ bị thoái hóa cột sống. Từ đó, các hiện tượng lỗi đĩa đệm xảy ra nhanh hơn so với bình thường. Ít vận động: Người lười vận động hoặc vận động quá nhiều đều có nguy cơ cao bị phồng đĩa đệm. Khi ít vận động, các khớp thường kém linh hoạt đi và khó chống lại các tác động lực mạnh. Chấn thương: Các chấn thương ở vùng cột sống có nguy cơ dẫn đến phồng đĩa đệm. Có nhiều nguyên nhân gây phồng đĩa đệmViệc xác định nguyên nhân gây phồng đĩa đệm có vai trò quan trọng. Qua căn nguyên gây bệnh, các bác sĩ và chuyên gia có thể định hướng được phương pháp điều trị bệnh phù hợp, cho hiệu quả cao hơn. Dấu hiệu và triệu chứng của phồng đĩa đệm Các triệu chứng của phồng đĩa đệm thường được đánh giá qua từng giai đoạn với mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số người thậm chí không có biểu hiện ban đầu nhưng khi bệnh tiến triển, các dấu hiệu sẽ dần lộ ra ngoài. Bạn có thể nhận biết qua các biểu hiện sau: Đau lưng và đau nhiều hơn khi cử động hoặc hắt hơi. Co thắt ở cơ lưng. Yếu và tê chân hoặc cả bàn chân. Khả năng vận động ở bàn chân, đầu gối và mắt cá chân bị suy giảm. Khả năng kiểm soát bàng quang và ruột bị hạn chế. Di chuyển hoặc đi bộ gặp khó khăn. Ngứa ran hoặc đau ở vị trí các đầu ngón tay, bàn tay, cánh tay, cổ hoặc vai. Trong trường hợp phồng đĩa đệm tiến triển thành thoát vị đĩa đệm, ở giai đoạn đầu có thể nhận biết qua các triệu chứng như: Đau do đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh.Tê hoặc ngứa ran ở một hoặc hai chân. Yếu cơ khi các tín hiệu ở não bị gián đoạn. Các vấn đề xảy ra ở ruột và bàng quang. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào xuất hiện, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được khám và chẩn đoán chính xác hơn về tình trạng bệnh. Bị phồng đĩa đệm có nguy hiểm không? Những câu hỏi như bị phồng đĩa đệm có nguy hiểm không hay phồng đĩa đệm có chữa khỏi được không là vấn đề hầu hết bệnh nhân nào cũng thắc mắc. Về vấn đề này, các chuyên gia lý giải như sau: Câu hỏi: Bị phồng đĩa đệm có chữa khỏi được không? Thực tế về tình trạng phồng đĩa đệm vùng cổ hoặc lưng có thể tự khỏi ngay cả khi chưa can thiệp điều trị. Tuy nhiên, tỷ lệ ở các trường hợp này là không cao. Nhưng mọi người vẫn có thể áp dụng các biện pháp để đĩa đệm lành lại. Trung bình thời gian để chữa lồi đĩa đệm là khoảng 4 - 6 tuần, hoặc có thể lâu hơn. Khi chức năng của đĩa đệm được phục hồi, vị trí lồi cải thiện dần thì cơn đau cũng sẽ giảm và biến mất dần. Câu hỏi: Bị phồng đĩa đệm có nguy hiểm không? Lồi đĩa đệm không nguy hiểm nếu như được điều trị hoặc tự khỏi. Tuy nhiên, với những trường hợp bệnh tiến triển nặng có thể gây ra một số biến chứng như: Đau cột sống, tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống. Làm mất chức năng của ruột và bàng quang. Gây teo tay và cơ bắp chân. Mất cảm giác tại vùng phồng đĩa đệm. Đau dây thần kinh tọa ở chân hoặc cánh tay.Phồng đĩa đệm gây đau nhức khó chịu cho người bệnhChẩn đoán phồng đĩa đệmCó nhiều cách khác nhau để chẩn đoán và đánh giá bệnh phồng đĩa đệm. Thông thường, các bác sĩ chỉ định cách phù hợp dựa trên mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh. Cụ thể: Khám lâm sàng: Cảm nhận bằng tay ở vị trí đĩa đệm bất thường, kiểm tra các hoạt động uốn cong cổ về phía trước, nâng chân lên,... kiểm tra sức mạnh cơ bắp và các phản xạ. Qua đó, đánh giá được phần nào tình trạng bệnh. Xét nghiệm chẩn đoán: Một số xét nghiệm phổ biến để đánh giá bệnh phồng đĩa đệm là chụp CT hoặc chụp tủy đồ, chụp MRI. Các hình ảnh thu về cho kết quả chính xác tình trạng đĩa đệm hư vị trí đĩa đệm bị phồng hoặc các rễ thần kinh bị chèn ép. Phương pháp điều trị phồng đĩa đệm Dưới đây là một số phác đồ điều trị được nhiều người bệnh phình đĩa đệm tìm hiểu và áp dụng, bạn đọc có thể tham khảo: Mẹo chữa phồng đĩa đệm Thông qua cách điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và các mẹo cơ bản, tình trạng đau nhức do phồng đĩa đệm gây ra có thể được khắc phục hiệu quả. Một số mẹo phổ biến là: Vật lý trị liệu Dùng máy móc hỗ trợ hoặc áp dụng các bài tập giúp tăng cường tác động lên cơ bắp ở vùng quanh cột sống, các bài kéo giãn và giảm áp lực cho cột sống. Ngoài ra, các biện pháp như chườm nóng, chườm lạnh cũng có hiệu quả giảm đau do phồng đĩa đệm gây ra. Mẹo dân gian Sử dụng các thảo dược tự nhiên để giảm đau do phồng đĩa đệm gây ra như: Chuối hột: Chặt ngang thân chuối hột và khoét một lỗ ở trong, đổ đường phèn vào và bịt thân lại bằng túi nilon. Để trong 1 ngày thì chắt lấy nước để uống. Trong nước có các tinh chất giúp giảm đau như saponin, coumarin, flavonoid, uronic,... Chữa bằng đu đủ xanh: Lấy 1 quả đu đủ xanh cắt đầu và đổ rượu nếp vào, đậy lại và đem đi chưng cách thủy. Khi đu đủ chín, dằm nguyễn ra để đắp lên vùng đĩa đệm bị phình. Gạo lứt và đường đỏ: Dùng 500g gạo lứt rang giòn rồi xay thành bột. Mỗi lần dùng 2 thìa bột pha với khoảng 200ml nước và đường đỏ để uống. Nên uống trước bữa ăn. Mẹo dân gian chữa phồng đĩa đệmChữa bệnh bằng tây yĐiều trị bảo tồn và phẫu thuật ngoại khoa là hai cách trị lồi đĩa đệm phổ biến của Tây y. Điều trị bảo tồn Cách này được chỉ định chủ yếu cho đối tượng người bệnh mới chớm bệnh và có các triệu chứng nhẹ. Một số thuốc phổ biến được các bác sĩ kê đơn là: Thuốc giảm đau: Các loại thuốc này không cần kê đơn, thuộc nhóm chống viêm NSAID. Ngoài ra có thể dùng một số loại kem bôi tại chỗ giúp giảm đau và giảm cứng cơ. Thuốc giảm đau theo toa: Nếu thuốc giảm đau thường không hiệu quả, các bác sĩ sẽ chỉ định chuyển sang thuốc giảm đau kê toa có tác dụng mạnh hơn. Thuốc này dùng cho thời gian ngắn và có nguy cơ gây ra tác dụng phụ. Thuốc tiêm corticosteroid: Dùng cho những trường hợp có biểu hiện phồng đĩa đệm có sưng viêm. Phẫu thuật phồng đĩa đệm Phẫu thuật được chỉ định trong một số trường hợp bệnh nhân bị nặng và áp dụng các biện pháp điều trị bảo tồn nhưng không cho kết quả. Ngoài ra, những người bị phồng đĩa đệm có biến chứng mất kiểm soát bàng quang và đường ruột, bị chèn ép dây thần kinh cũng cần được phẫu thuật điều trị. Hiện nay có các phương pháp phẫu thuật chính là nội soi hoặc mổ mở. Bạn cần trao đổi kỹ với bác sĩ để được chọn phương án tốt nhất khi thực hiện. Đông y chữa phồng đĩa đệm Đông y là một trong những cách chữa phồng đĩa đệm an toàn và cho hiệu quả cao hàng đầu. Hiện đây đang là xu hướng được khá nhiều người bệnh lựa chọn. Một số bài thuốc bạn có thể tham khảo: Bài thuốc 1: Sử dụng cỏ xước làm vị thuốc chính (300g), kết hợp đỗ trọng và ý dĩ (20g), lá lốt (16g). Rửa sạch các nguyên liệu và sắc trong ấm liên tục đến khi còn khoảng 2 bát nước. Chia ra uống sau các bữa ăn chính và lặp lại đều đặn trong nhiều ngày. Bài thuốc 2: Sử dụng các thảo dược võng lạt đa, lá lốt, cỏ xước, tầm gửi cây gạo, rau dền gai, cỏ ngươi,... Đem nguyên liệu sắc với nước đến khi còn khoảng hơn 1 bát nước, chia uống nhiều lần trong ngày. Đông y chữa phồng đĩa đệm an toàn, hiệu quảCách phòng ngừa bệnh phồng đĩa đệm Thực tế, việc ngăn chặn phồng đĩa đệm không hề dễ dàng bởi tình trạng này xảy ra một phần do quá trình lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể áp dụng một số cách để hạn chế bệnh hình thành như: Duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp để giảm áp lực lên cột sống. Tập luyện thể dục thể thao đều đặn, tăng cường các cơ xung quanh cột sống. Nên vận động nhẹ nhàng. Không mang vác vật nặng. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho xương khớp như canxi, vitamin nhóm D, B, E, omega 3, chất xơ,... Đi khám bác sĩ ngay khi có các biểu hiện bất thường nghi ngờ bị phồng đĩa đệm. Nhìn chung, bệnh phồng đĩa đệm có thể xảy ra với bất kỳ ai và có nguy cơ phát triển thành thoát vị đĩa đệm. Việc phát hiện và điều trị bệnh từ sớm là quan trọng, hạn chế tối đa nguy cơ bệnh hình thành biến chứng. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này. Xem thêm:Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Thắt Lưng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Khắc PhụcThoát vị đĩa đệm: Tổng hợp thông tin chính xác về bệnhThoái Hóa Đốt Sống Lưng L4 L5: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân & Cách ChữaThoái Hóa Khớp Ngón Tay: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều TrịTổng quan tất cả về bệnh thoái hóa khớp khuỷu tay

Trượt đốt sống: Tổng quan về bệnh lý nguy hiểm không thể bỏ qua

Trượt đốt sống, hay còn có tên gọi khác là trượt đốt sống thắt lưng và vấn đề liên quan đến đốt sống, có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết tới bạn đọc, giúp bạn đọc có cái nhìn chi tiết và có phương án can thiệp kịp thời.Trượt đốt sống là bệnh gì?Bệnh trượt đốt sống có thể gặp khi đốt sống trượt ra trước hoặc sau, có thể gặp ở bất cứ vị trí nào, nhưng phổ biến nhất là cổ và thắt lưng. Theo các chuyên gia xương khớp, bệnh được chia thành 5 loại:Loại I: Yếu tố di truyền bẩm sinh, do xương khớp không phát triểnLoại II: Thường ở eo, chủ yếu do gai cột sống gây raLoại III: Do quá trình thoái hóa xảy ra song song với viêm xương khớpLoại IV: Thường hình thành trong quá trình gãy xương, trật khớp hoặc tổn thương khác.Loại V: Bệnh lý nhiễm trùng, ung thư hoặc các biến chứng của bệnh xương khớp.Hình ảnh trượt đốt sốngNguyên nhân gây bệnh trượt đốt sốngCó nhiều yếu tố gây nên bệnh trượt đốt sống, chia thành nhiều nhóm nhỏ khác nhau như:Do bẩm sinh: Vị trí đốt sống sai lệch ngay từ khi sinh ra, các chuyên gia còn gọi đây là trượt đốt sống do quá trình phát triển rối loạn, xảy ra khi thai nhi hình thành xương sống.Do khuyết eo: Nguyên nhân do khiếm khuyết hoặc tổn thương ở các dây chằng nối đốt sống trên và dưới. Nguyên nhân này thường xuất hiện và phát triển khi người bệnh trong giai đoạn dậy thì.Thoái hóa vùng đĩa đệm: dẫn đến đốt sống chịu tổn thương, nhất là trục trước của cột sống. Chấn thương cột sống: Gây gãy cuống, vỡ mấu khớp, dẫn đến tổn thương trụ sau, cột sống không còn vững chắc.Một số bệnh lý như nhiễm khuẩn, ung thư, loãng xương.. có thể gây ra vết hoại tử, phá hủy cấu trúc cột sống, mất cân bằng giữa 2 trục vận động.Biến chứng phẫu thuật: Các bác sĩ cắt bỏ phần cung, mấu khớp,... nên người bệnh có nguy cơ cao bị trượt đốt sống. Tỷ lệ này đặc biệt cao nếu xương sống của người bệnh không chắc khỏe ngay từ đầu.Những nguyên nhân gây bệnh trượt đốt sốngNhững triệu chứng phổ biến của bệnhTùy thuộc vào mức độ trượt của đốt sống và vị trí mà người bệnh sẽ có những triệu chứng cụ thể như:Giai đoạn đầu: Đau đớn thoáng qua hoặc không cảm thấy gìGiai đoạn đau vùng đốt sống bị trượt (thường là thắt lưng): Cơn đau xảy ra nhiều hơn, xuất hiện ở nhiều ở mọi tư thế, lan dần xuống vùng đùi, mông, cẳng chân, bàn chân. Đau hơn khi cột sống phải chịu tác động như cúi người, ho, vặn mình, nằm nghỉ cơn đau giảm bớt. Ngoài ra, người bệnh sẽ thấy khó khăn trong vận động, khi thay đổi tư thếGiai đoạn nặng: Tư thế và dáng đi bị dị dạng, thay đổi, đùi trong căng cơ, người khom về phía trước. Các cơn đau chuyển sang mãn tính, liên tục và dữ đội, chỉ giảm bớt khi dùng áo nẹp.Các phương pháp chẩn đoán trượt đốt sốngNếu cơ thể bạn xuất hiện những điều sau, hãy đến ngay các cơ sở y tế được cấp phép để được  hỗ trợ sớm nhất:Cơn đau liên tục kéo dài, mặc dù đã dùng thuốc giảm đau hoặc nghỉ ngơi nhưng không đỡ.Tình trạng bứt rứt, tê bì chân tay ngày càng nặng hơnKhó khăn trong vận động, cần người trợ giúpCảm giác phần xương sống (đặc biệt là lưng) gù đi, cong vẹo sang một bên.Khi đến các cơ sở y tế, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện những phương pháp chẩn đoán sau:Chụp X-quang (Phổ biến nhất): Kiểm tra hình thái hiện tại của cột sống ở nhiều tư thế như thẳng, chệch ¾ hoặc ưỡn hết cỡ.Chụp CTScan: Kiểm tra và đánh giá sơ bộ cấu trúc xương, mức độ trượt và các yếu tố tác nhân gây trượt đốt sống như eo chịu tổn thương, mấu khớp, ống sống hẹp,..Cộng hưởng từ (MRI): Đánh giá sự tổn thương của mô mềm, sự chèn ép của dây thần kinh ở vùng xương cột sống, phát hiện sớm những nguyên nhân chèn ép thần kinh.Phương pháp chụp X-quang chẩn đoán trượt đốt sốngNhững biến chứng của bệnh? Trượt đốt sống có chữa được không?Bệnh trượt đốt sống có thể chữa khỏi không còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố như mức độ trượt, khả năng phục hồi, thể trạng người bệnh. Nếu bệnh nhân sớm điều trị khả năng phục hồi sẽ cao hơn rất nhiều, tỷ lệ thành công cũng tăng và ngược lại.Nếu không điều trị sớm, người bệnh có khả năng phải đối diện với những biến chứng nặng nề như:Cơn đau từ thắt lưng lan dần xuống chân, khó khăn trong việc đi lại, căng cơ, đau đùi, khó khăn khi cúi, ngửa hoặc có hoạt động liên quan đến đốt sống.Bại liệtLoãng xươngCác cách điều trị trượt đốt sống hiệu quảĐiều trị nội khoaThông thường các bác sĩ sẽ chỉ định một số biện pháp can thiệp nội khoa sau để khắc phục tình trạng trượt của đốt sống như:Sử dụng áo nẹp để cố định vùng đốt sống bị tổn thương, chỉ định những cách hoạt động đúng chuẩn. Chỉ định nghỉ ngơi, nằm yên một chỗ khi cơn đau dữ dộiDùng những loại thuốc giảm đau, chống viêm Điều trị bằng những phương pháp như vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, tập thể dục tăng cường cơ lưng, đùi, bụng.Giữ cân nặng và vóc người hợp lýÁo nẹp để cố định vùng đốt sống bị tổn thươngPhẫu thuậtĐây là phương pháp điều trị cuối cùng dành cho những bệnh nhân có tình trạng trượt quá nặng:Vấn đề trượt đốt sống đã điều trị tích cực bằng nội khoa liên tiếp 6 tuần nhưng không có hiệu quả.Người bệnh đau nhiều, mặc dù đã dùng thuốc hoặc nghỉ ngơi nhưng vẫn không giảm đau.Bệnh đã gây những biến chứng nặng như: Liệt vận động, teo cơ, rối loạn cơ vòng bàng quang,....Trượt bẩm sinh, khuyết eo ở trẻ nhỏTrên đây là những thông tin cơ bản về bệnh trượt đốt sống người bệnh cần nắm rõ. Tuy không trực tiếp nguy hiểm tới tính mạng nhưng bệnh gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống.Xem thêm:Phồng Đĩa Đệm Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Chữa Hiệu QuảThoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Thắt Lưng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Khắc PhụcThoát vị đĩa đệm: Tổng hợp thông tin chính xác về bệnhThoái Hóa Đốt Sống Lưng L4 L5: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân & Cách ChữaThoái Hóa Khớp Ngón Tay: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị


TOP 5 Thuốc Điều Trị Thoái Hóa Khớp Tốt Nhất

Thuốc thoái hóa khớp là một trong những thứ không thể thiếu đối với người có bệnh về xương khớp. Với sự phát triển của y học hiện đại, hiện nay có vô số loại thuốc điều trị thoái hóa khớp trên thị trường giúp cải thiện tình trạng đau nhức. Tuy nhiên, không phải loại nào cũng mang lại hiệu quả, cải thiện tình trạng bệnh như ý muốn. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn đọc những sản phẩm được đánh giá cao về chất lượng hiện nay. TOP 5 thuốc điều trị thoái hóa khớp tốt nhất Thoái hóa khớp là bệnh lý về xương khớp phổ biến hiện nay. Bệnh này nếu không được phát hiện và can thiệp khắc phục kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, nặng nhất là tàn phế. Vậy hiện nay có những loại thuốc thoái hóa khớp nào tốt và được các bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng? Xem ngay top 5 thuốc dưới đây: Thuốc giảm đau chữa thoái hóa khớp ParacetamolĐây là thuốc giảm đau cơ bản, không cần kê đơn bởi bác sĩ. Nếu như mọi người thường biết đến loại thuốc này để hạ sốt thì nó còn có công dụng khác là điều trị thoái hóa khớp. Với khả năng ức chế Cyclooxygenase tại hệ thần kinh trung ương và kiểm soát prostaglandin, thuốc giúp giảm đau tức thì. Công dụng: Có khả năng giảm đau nhức do bệnh lý thoái hóa khớp gây ra. Cách dùng: Mỗi lần uống 1 - 2 viên 500mg. Ngày uống không qua 4g. Chống chỉ định: KHông dùng cho những người bị suy gan nặng, thiếu máu hoặc thiếu hụt men G6PD. Tác dụng phụ: Lạm dụng thuốc, nhờn thuốc, gây buồn nôn khi dùng không đúng liều lượng, thiếu máu, mề đay dị ứng,....Paracetamol là thuốc giảm đau thông dụng, không cần kê đơnThuốc Diacerein Thuốc trị thoái hóa khớp Diacerein là một trong những loại thuốc được chỉ định nhiều nhất hiện nay. Đây là thuốc biệt dược, chỉ được sử dụng khi được các bác sĩ kê nên. Chính vì vậy, người bệnh tuyệt đối không được tự ý tìm mua về điều trị bởi có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm khi dùng không đúng liều. Công dụng: Hỗ trợ giảm đau, kháng viêm với người bị thoái hóa khớp, đặc biệt là người bị đau khớp gối. Cách dùng: Sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1 viên 50mg. Chống chỉ định: Không sử dụng cho bệnh nhân bị dị ứng với các thành phần của thuốc, phụ nữ mang thai, đang cho con bú cũng không được chỉ định.Tác dụng phụ: Khi dùng thuốc không đúng cách có thể bị đau bụng, tiêu chảy, nước tiểu có màu sậm hơn bình thường. Nhóm thuốc chống viêm không Steroid (NSAID) Các trường hợp bệnh nhân thoái hóa khớp nhẹ có thể sử dụng nhóm thuốc chống  viêm không steroid để giảm đau, chống viêm. Trong trường hợp sử dụng thuốc giảm đau Paracetamol không hiệu quả, các bác sĩ sẽ chỉ định sang dùng loại thuốc này. Công dụng: Thuốc giúp giảm quá trình tổng hợp prostaglandin, ức chế PFG2 giảm tình trạng gây đau. Đồng thời, các triệu chứng sưng đau cũng được kiểm soát nhanh chóng. Cách dùng: Trong nhóm thuốc chống viêm không steroid có nhiều loại khác nhau như Ibuprofen, Meloxicam, Diclofenac,... sẽ được các bác sĩ ghi liều lượng phù hợp cho tình trạng của bệnh nhân. Chống chỉ định: Không sử dụng với người bị suy gan, suy tim mãn, người có tiền sử xuất huyết tiêu hóa, phụ nữ đang mang thai,...Tác dụng phụ: Gây tình trạng viêm loét, suy gan, suy thận,... trong trường hợp người bệnh lạm dụng thuốc. Nhóm thuốc NSAID giúp giảm đau chống viêm hiệu quảNhóm thuốc giảm đau gây nghiện Opioids Đây là loại thuốc được các bác sĩ kê đơn nhiều trong đơn thuốc của người bệnh thoái hóa khớp. Thông thường, thuốc được sử dụng cho đối tượng người bị bệnh kéo dài do yếu tố tâm lý. Công dụng: Ngăn chặn quá trình thoái hóa của xương khớp. Cách dùng: Nhóm này gồm các loại thuốc như Codein, Tramadol ở dạng uống hoặc tiêm. Với mỗi loại thuốc và mức độ thoái hóa mà các bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng sao cho phù hợp. Chống chỉ định: Người có tiền sử nghiện, người bị suy tim, suy gan nặng,..Tác dụng phụ: Khi dùng thuốc quá liều có thể dẫn đến gây nghiện, buồn nôn, hưng phấn,... Thuốc tiêm corticosteroid - thuốc điều trị thoái hóa khớp tốt nhất Thuốc corticosteroid là thuốc có khả năng chống viêm mạnh, hoạt động như hormone cortisone do tuyến thượng thận bài tiết. Thông thường, thuốc này được sử dụng chủ yếu ở dạng tiêm để tác động nhanh và hạn chế làm ảnh hưởng đến nội tạng trong cơ thể. Công dụng: Ngăn chặn phản ứng miễn dịch, giảm đau khớp và hạn chế quá trình thoái hóa khớp diễn ra. Cách dùng: Sử dụng tiêm trực tiếp vào vị trí đau nhức, liều lượng do bác sĩ chỉ định. Chống chỉ định: Không dùng cho bà bầu, phụ nữ đang cho con bú và người bị dị ứng với thành phần của thuốc. Tác dụng phụ: Kích ứng vết tiêm, mất ngủ, tăng tiết mồ hôi. Thuốc tiêm corticosteroid thường dùng cho trường hợp thoái hóa khớp nặngMột số điều cần nhớ khi sử dụng thuốc thoái hóa khớp Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị thoái hóa khớp, để nâng cao hiệu quả của thuốc cũng như hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân thủ theo một số lưu ý dưới đây: Không nên tự ý mua thuốc ngoài tiệm thuốc về dùng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.Tuyệt đối không tự ý tăng/giảm liều lượng thuốc theo chỉ định của bác sĩ đã kê đơn. Không nên uống cùng lúc quá nhiều loại thuốc khác nhau, điều này không những không giúp cải thiện bệnh mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong giai đoạn sử dụng thuốc, nếu thấy bệnh không thuyên giảm hoặc có các triệu chứng bất thường cho thấy đó là tác dụng phụ của thuốc, bệnh nhân cần liên hệ ngay với bác sĩ theo dõi để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.Bệnh nhân hoàn toàn có thể kết hợp sử dụng thuốc điều trị thoái hóa khớp và các biện pháp vật lý trị liệu như châm cứu, bấm huyệt để tăng cao hiệu quả trị bệnh. Xây dựng thói quen sống lành mạnh, không vận động quá mạnh, ngồi làm việc đúng tư thế. Ăn uống và bổ sung các dưỡng chất tốt cho xương khớp đầy đủ. Kết luận: Thuốc thoái hóa khớp có mặt trên thị trường hiện nay vô cùng đa dạng. Trên đây là một số loại thuốc điển hình được các bác sĩ khuyên dùng nhiều, bệnh nhân có thể tham khảo. Tuy nhiên, để có được liệu trình phù hợp nhất với mình, mọi người nên tiến hành đi thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn, lên đơn thuốc. Xem thêm:Chữa thoái hóa khớp gối bằng thuốc nam. Tìm hiểu ngay!Người bị thoái hóa cột sống nên ăn gì, kiêng ăn gì?8 bài tập yoga chữa thoái hóa cột sống lưng hiệu quả và dễ thực hiệnLợi ích bất ngờ khi Chữa gai cột sống bằng hạt đu đủ4 loại sữa TỐT NHẤT bị thoái hóa cột sống NÊN UỐNG

Giải Đáp: Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?

Đối với những người có bệnh lý liên quan tới xương khớp thì đi bộ là một liều thuốc tốt giúp nâng cao tình trạng sức khoẻ. Vậy thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không, cùng tìm hiểu dưới bài viết này nhé.Bị thoái hóa khớp gối nên đi bộ đúng cáchNgười đang gặp triệu chứng thoái hóa khớp gối có đi bộ được không?Trả lời cho câu hỏi thoái hóa khớp có nên đi bộ không thì hoàn toàn là có nhé. Theo một nghiên cứu năm 2022 được công bố trên Arthritis & Rheumatology, được khảo sát bởi những người bị thoái hóa khớp gối trên 50 tuổi, đi bộ tập thể dục ít có khả năng bị đau gối nặng hơn.Thông thường nhiều người bệnh sẽ nghĩ bị thoái hóa khớp gối nên hạn chế cử động, vì khi di chuyển nhiều sẽ gây áp lực lên khớp, đau nhức và tình trạng có thể nặng hơn kể cả khi đi lại trong nhà. Nhưng thực tế thì ngược lại, bệnh thoái hóa có thể nặng hơn nếu thường xuyên ngồi yên một chỗ, không vận động gì.Người bị thoái hóa khớp gối được khuyến cáo nên đi bộ Bởi đi bộ nhiều sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, mang máu và chất dinh dưỡng tới khớp gối. Ngoài ra đi bộ còn giúp ngủ ngon hơn, đem tới năng lượng của cơ thể, tăng cường sức khỏe tim mạch và đặc biệt còn giữ được cân nặng hợp lý, vì cân nặng tăng cũng gây áp lực mạnh lên khớp gối.Lợi ích của việc đi bộ đối với người bị thoái hóa khớp gốiSau khi tìm được đáp án cho câu hỏi thoái hóa khớp gối có đi bộ được không, bất kỳ ai cũng đã biết đi bộ mặc dù là một bài tập cơ bản nhưng lại mang tới nhiều lợi ích lớn cho người bị thoái hóa khớp gối như:Bảo vệ sụnMột trong những nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối là sụn bị bào mòn hoặc mỏng đi. Khi sụn bị mòn, các hoạt động bình thường như leo bậc cầu thân, ngồi xổm xuống hay chỉ là đứng cũng trở nên khá đau đớn.Nhưng đi bộ có thể giúp hạn chế lại các hiện tượng này và tác động tích cực đến sụn của người bệnh. Một nghiên cứu đã cho thấy những người đi bộ để cải thiện thoái hoá khớp gối đã làm tăng interleukin (IL)-10, đây là một chất hóa học để bảo vệ mô sụn.Đi bộ tập thể dục giúp bảo vệ mô sụnTăng cường sức khỏe của cơ bắp chânViệc đi bộ giúp các cơ bắp ở chân khỏe hơn vì giúp hỗ trợ các khớp gối san sẻ một phần áp lực trọng lượng của cơ thể. Nhờ vậy người bệnh được giảm đau đớn hơn. Mặc dù chỉ mỗi đi bộ thì sẽ không tạo được khối cơ ở chân nhanh chóng, nên có thể kết hợp thêm tập luyện aerobic để có hiệu quả đến các triệu chứng thoái hóa khớp gối.Giúp kiểm soát cân nặngMột lợi ích to lớn khác của việc đi bộ thường xuyên là tác động tới cân nặng. Đi bộ 30 phút với tốc độ nhanh có thể đốt cháy tới 200 calo. Duy trì trọng lượng cơ thể đặc biệt quan trọng đối với những người bị thoái hóa khớp gối. Vì khi dự trữ quá nhiều chất béo cũng có thể kích hoạt một số chất hóa học gây viêm rồi tiết ra khắp cơ thể. Vì thế giảm cân giúp ngăn ngừa tình trạng viêm và hạn chế sự phát triển khiến bệnh nặng thêm.Kiểm soát cân nặng giúp cải thiện thoái hóa khớp gốiThoái hóa khớp gối nên đi bộ như thế nào cho đúng cách?Trước khi bắt đầu hoặc tiếp tục bất kỳ thói quen tập thể dục nào, điều cần thiết là phải được bác sĩ cho phép để đảm bảo sức khỏe. Đi bộ là một lựa chọn tuyệt vời cho nhiều bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối vì đây là một hoạt động có tác động thấp không gây căng thẳng quá mức lên khớp. Vậy cần đi bộ như thế nào cho đúng cách để tình trạng thoái hóa khớp gối được cải thiện nhanh chóng.                Chọn tuyến đường thích hợp, an toàn  Người bệnh nên đi bộ quanh vỉa hè khu phố, công viên địa phương, trường học hoặc trung tâm mua sắm. Chọn những tuyến đường có bề mặt bằng phẳng, đủ ánh sáng, yên tĩnh, thông thoáng và không có quá nhiều phương tiện giao thông. Đồng thời cần lưu ý những hành động sau để tránh bị ngã: Nhìn thẳng về phía trước, không nhìn vào chân khi đi bộ. Hãy để cánh tay đung đưa một cách thoải mái khi đi bộ.Sải chân vừa phải, tránh bước quá dài.Hãy cho gia đình biết thời gian và địa điểm đi bộ. Nếu đi bộ ngoài trời hoặc ở nơi công cộng, hãy mang theo giấy tờ tùy thân, một ít tiền mặt và điện thoại.Chọn tuyến đường thích hợp an toàn để di chuyểnNên bước đi chậm rãiTrong khoảng thời gian đầu tiên, tốt nhất nên đi bộ ở quãng đường ngắn, bắt đầu với 5 - 10 phút mỗi ngày để không bị đau. Sau khi quen dần với việc tập luyện thì có thể đi xa hơn so với lộ trình ban đầu. Cố gắng đi bộ ít nhất ba đến năm lần mỗi tuần, đi bộ với cường độ thấp sẽ cảm thấy thoải mái hơn.Mang giày, mặc quần áo thoải máiNên mang những đôi giày thoải mái, linh động trong việc đi bộ. Các chuyên gia khuyên rằng nếu mua giày, hãy đi vào buổi chiều hoặc buổi tối, vì bàn chân sẽ nở ra muộn hơn một chút trong ngày. Quần áo nên mặc rộng rãi, không hạn cử động.Chọn giày, mặc quần áo thoải mái để tránh chấn thươngNhững lưu ý dành cho người bị thoái hóa khớp gối khi đi bộ thể dụcTuy đi bộ tập thể dục sẽ tăng cải thiện tình trạng đau, khô cứng khớp gối nhưng cũng có thể phát sinh những rủi ro trong quá trình di chuyển. Vì vậy người bệnh cần lưu ý một số điều sau trước khi đi bộ:Chuẩn bị tốt trước khi đi bộThực hiện các động tác giãn cơ nhẹ nhàng trong vòng 5 đến 10 phút trước khi đi bộ sẽ giúp hạn chế các chấn thương không đáng có. Đồng thời người bệnh nên tắm nước ấm, hay chườm túi nóng lên khớp tối đa 20 phút trước khi đi bộ. Nhiệt sẽ làm tăng lưu lượng máu đến vùng khớp nhưng nên thận trọng vì nhiệt cũng làm tăng tình trạng viêm ở khớp.Nhẹ nhàng xoa bóp các cơ xung quanh khớp trong 10 phút trước khi đi bộ vì cũng sẽ làm tăng lưu lượng máu đến khớp. Nếu cảm thấy đau nhức bất thường trước khi đi bộ thì đừng cố gắng đi lại mà hãy nghỉ ngơi và thăm khám sớm nhất có thể.Chườm nóng làm tăng lưu thông máu tới khớp gối Đo số bước chân thay vì thời gian đi bộĐặt mục tiêu đi bộ 6.000 bước trở lên mỗi ngày. Người bị thoái hóa khớp gối không nhất định phải đạt được con số này ngay từ đầu mà hãy đi bộ thêm mỗi ngày một chút để đạt tới 6.000 bước.Thăm khám thường xuyênDù tình trạng thoái hóa khớp gối đã cải thiện nhiều nhưng bệnh nhân vẫn phải hỏi thêm ý kiến bác sĩ và thăm khám ở bệnh viện thường xuyên. Đi bộ sẽ thích hợp với tình trạng thoái hóa nhẹ hoặc vừa hơn còn đối với trường hợp nặng cần phải có liệu trình điều trị phù hợp.Hy vọng bài viết trên sẽ giúp người bệnh giải đáp được câu hỏi thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không và hiệu rõ hơn về quá trình đi bộ để tình trạng được cải thiện sớm.Xem thêm:Hạt Tophi Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Giải Đáp Từ A - ZThoái Hóa Cột Sống Cổ Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách ChữaGai Xương Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều TrịNgười mắc thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì, kiêng gì?Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?

Chữa thoái hóa khớp gối bằng thuốc nam. Tìm hiểu ngay!

Cho đến hiện nay vẫn chưa có một phương pháp cụ thể nào có thể điều trị dứt điểm được tình trạng thoái hóa khớp gối. Song chúng ta vẫn có cách làm thuyên giảm được các triệu chứng của bệnh. Trong đó, thuốc nam là một trong các biện pháp được nhiều người lựa chọn và áp dụng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số bài thuốc Nam tiêu biểu trong việc chữa thoái hóa khớp gối bằng thuốc nam qua bài viết dưới đây.Chữa thoái hóa khớp gối bằng thuốc nam (Ảnh minh hoạ)Thuốc Nam chữa thoái hóa khớp gối có hiệu quả không?Thoái hóa khớp gối là những tổn thương trên bề mặt sụn khớp và đĩa đệm gây nên tình trạng viêm và làm giảm dịch nhầy bôi trơn giữa các khớp. Nguyên nhân chính gây nên bệnh này là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, kết hợp thêm các yếu tố tác động từ bên trong lẫn bên ngoài như chấn thương, thừa cân béo phì, lối sống không lành mạnh,...Người bị thoái hóa khớp gối phải thường xuyên đối mặt với những cơn đau nhức, sưng đỏ ở đầu gối, làm giảm khả năng vận động. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Do đó, việc tìm ra các biện pháp làm thuyên giảm triệu chứng của bệnh luôn được hầu hết bệnh nhân quan tâm.Với sự phát triển của khoa học y tế, khi nhắc đến điều trị thoái hóa khớp gối, người ta sẽ nghĩ ngay đến việc sử dụng thuốc tây hay các bài tập vật lý trị liệu. Tuy nhiên, gần đây rất nhiều người quay trở lại với biện pháp chữa thoái hóa khớp gối bằng các bài thuốc nam cổ truyền. Và thực tế cho thấy, sau một thời gian sử dụng thì nó mang lại hiệu quả tốt, giúp làm thuyên giảm các triệu chứng đau nhức, tê mỏi,...Chữa thoái hóa khớp gối bàng thuốc nam an toàn và lành tínhCụ thể, chữa thoái hóa khớp gối bằng thuốc nam có rất nhiều ưu điểm bao gồm:Nguyên liệu đều là các loại thảo dược có sẵn trong tự nhiên, hoàn toàn lành tính, không gây tác dụng phụ.Nguyên liệu quen thuộc, dễ tìm kiếm.Nhiều bài thuốc có cách thực hiện đơn giản, người bệnh hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà.Ngoài đẩy lùi các triệu chứng, sử dụng thuốc nam còn giúp người bệnh giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch.Bên cạnh ưu điểm, vẫn còn một số hạn chế như:Do dược tính thấp nên tác dụng đem lại thường chậm hơn so với các biện pháp khác.Vì vậy, người bệnh cần duy trì áp dụng thuốc nam trong thời gian dài mới thấy được hiệu quả. Điều này dễ gây chán nản cho bệnh nhân.Hiệu quả mang lại phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Có người sẽ thấy tình trạng đau đầu gối thuyên giảm nhanh, song một số trường hợp vẫn không thấy tác dụng dù đã dùng trong thời gian dài.Chỉ phù hợp với thoái hóa khớp gối nhẹ.Khi nào nên áp dụng bài thuốc dân gian chữa thoái hóa khớp gối?Như đã trình bày ở trên, thuốc nam chữa thoái hóa khớp gối là một phương pháp điều trị hiệu quả, song thời gian mang lại hiệu quả cũng như kết quả đạt được lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm cơ địa và tình trạng bệnh,... Vì vậy, việc xác định khi nào nên áp dụng chữa thoái hóa bằng thuốc nam là cần thiết.Khi bệnh vừa mới khởi phát là thời điểm thích hợp nhất để sử dụng các bài thuốc nam. Lúc này, triệu chứng của bệnh còn đang ở mức độ nhẹ, các cơn đau chỉ xuất hiện thoáng qua rồi biến mất thì việc kết hợp thuốc nam với một lối sống lành mạnh (bao gồm ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, luyện tập thể dục đều đặn) sẽ giúp người bệnh cải thiện triệu chứng khó chịu và làm chậm quá trình xảy ra thoái hóa khớp.Ngược lại khi thoái hóa khớp gối đã chuyển biến nặng, người bệnh thường xuyên phải đối mặt với những cơn đau nhức dữ dội, kèm theo đó là tình trạng sưng viêm gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày thì việc áp dụng các bài thuốc nam là không phù hợp. Vì bản chất của thuốc nam là thảo dược tự nhiên, phải hợp với cơ địa của người bệnh mới cho ra kết quả. Do đó, dùng thuốc nam trong trường hợp này không thể kiểm soát được bệnh mà người bệnh cần đến những giải pháp điều trị bệnh mạnh hơn từ y học hiện đại để khống chế được bệnh, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.7 bài thuốc dân gian chữa thoái hóa khớp gối dễ thực hiệnTừ xa xưa, ông cha ta đã lưu truyền nhiều bài thuốc Nam chữa thoái hóa khớp gối, đến nay vẫn còn được nhiều người áp dụng. Dưới đây là 7 bài thuốc Nam chữa thoái hóa khớp gối được ứng dụng phổ biến và dễ thực hiện mà bạn có thể tham khảo để thực hiện tại nhà.1. Bài thuốc trị thoái hóa khớp gối bằng lá lốtBài thuốc nam từ lá lốt chữa thoái hóa khớp gốiKhông chỉ quen thuộc trong các món ăn, lá lốt còn được biết đến là loại thảo dược được sử dụng khá nhiều để bào chế thành các bài thuốc chữa bệnh xương khớp, trong đó có thoái hóa khớp gối.Trong y học cổ truyền, lá lốt là một loại thảo dược có tính ấm, giúp trừ thấp, giảm đau, đồng thời tăng cường lưu thông khí huyết đến nuôi dưỡng các mô sụn khớp bị tổn thương, từ đó giúp cho xương khớp được chữa lành.Ngoài ra, trong lá lốt còn chứa các hoạt chất kháng kháng khuẩn, tiêu viêm tốt như ancaloit, flavond,... làm giảm thiểu tối đa các triệu chứng của thoái hóa khớp gối, làm chậm tiến trình thoái hóa khớp.Các bài thuốc nam từ lá lốt được chế biến theo nhiều hình thức khác nhau, từ thuốc sắc uống, chườm đắp đến ngâm chân. Người bệnh có thể áp dụng cả 3 cách để đem lại lết quả tốt hơn.Bài thuốc uống: Chuẩn bị 200g lá lốt đã rửa sạch, đem sắc với 1 lít nước trong 10 phút. Sau đó chia đều lượng thuốc thu được thành 3-4 phần bằng nhau để uống trong ngày.Bài thuốc đắp: Chuẩn bị 20-30g lá lốt tươi đã rửa sạch, cho vào cối giã nhuyễn cùng với 1 chút muối hạt. Bọc hỗn hợp này vào một miếng vải, cho vào nồi đun nóng rồi chườm trực tiếp lên đầu gối bị thoái hóa.Bài thuốc ngâm chân: Lấy một nắm cây lá lốt bao gồm cả thân, rễ, lá nấu với 2 lít nước. Đun sôi trong 10 phút. Đợi nhiệt độ nước hạ xuống còn ấm thì đặt hai chân vào ngâm cho đến khi nước nguội hẳn.2. Bài thuốc trị thoái hóa khớp gối từ Rễ đinh lăngCó thể bạn chưa biết nhưng rễ cây đinh lăng là một vị thuốc quý trong Đông y, nó được ví như "nhân sâm của người nghèo" vì đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.Nghiên cứu cho thấy, trong rễ cây đinh lăng có chữa nhiều axit amin, alcaloid - đây đều là các hoạt chất có tác dụng tăng cường sức đề kháng và sự dẻo dai cho xương khớp.Người bệnh có thể tận dụng rễ cây đinh lăng kết hợp với một số vị thuốc khác để chữa thoái hóa khớp gối. Cụ thể:Bài thuốc uống từ rễ đinh lăng: Chuẩn bị 30g rễ đinh lăng đã được rửa sạch và thái lát mỏng. Sao vàng và nấu chung với 2 lít nước. Đun sôi đến khi còn lại 1 nửa thì chắt ra để uống dần trong ngày.Kết hợp rễ đinh lăng với các vị thuốc nam khác: Chuẩn bị các nguyên liệu gồm rễ đinh lăng (30g), rễ cây xấu hổ (30g), lá lốt (30g). Đảm bảo các nguyên liệu đã được rửa sạch, lá lốt cần thái nhỏ. Sau đó đem sắc các vị thuốc với 1 lít nước trong 30 phút. Gạn lấy nước và chia đều thành 3 phần để uống vào buổi sáng, trưa, tối.3. Bài thuốc dân gian trị đau khớp gối bằng cách uống và đắp từ ngải cứuBài thuốc đắp từ ngải cứu và muối hạt chữa thoái hóa khớp gốiNgải cứu là một vị thuốc đa năng khi được sử dụng trong rất nhiều trong các bài thuốc dân gian. Theo ghi nhận của các dược sĩ, trong ngải cứu chữa nhiều các loại axit amin, đặc biệt là hoạt chất Flavonoid có tác dụng kháng khuẩn tiêu viêm, giúp giảm đau hiệu quả.Ngoài ra, sử dụng cây thuốc này đúng cách còn giúp cải thiện độ đàn hồi phần mềm như cơ, gân, dây chằng. Từ đó cải thiện phạm vi hoạt động của khớp, đồng thời làm tăng sức chịu lực của đầu gối.Các bài thuốc nam chữa thoái hóa khớp gối từ ngải cứu mà người bệnh có thể tham khảo bao gồm:Bài thuốc uống: Chuẩn bị 1 bó ngải cứu tươi, nước cốt chanh và mật ong rừng nguyên nhất. Sau khi rửa sạch và giã nát ngải cứu thì trộn với 10ml mật ong, vắt thêm nước cốt chanh để thu được 1 hỗn hợp. Chia làm 2 lần để uống trong ngày. Sử dụng thường xuyên cho đến khi các triệu chứng của bệnh thuyên giảm.Thuốc chườm đắp: Chuẩn bị 1 bó ngải cứu cùng 1/2 chén muối hạt. Ngải cứu sau khi được rửa sạch và để ráo nước thì sao nóng với muối. Để hỗn hợp nguội bớt thì bọc vào trong túi vải rồi chườm trực tiếp vào đầu gối bị đau.4. Bài thuốc bóp từ dây đau xươngNhắc đến tên của dây đau xương đã cho chúng ta biết tác dụng của nó. Theo y học cổ truyền, loại dược liệu này có vị đắng, tính mát, có tác dụng trừ phong thấp.Các nhà khoa học cũng đã chứng minh rằng, trong dây đau xương có chứa hàm lượng lớn alcaloid và dinorditerpen glycosid. Trong đó, alcaloid giúp kháng viêm, giảm đau và tê nhức. Còn dinorditerpen glycosid ức chế hoạt động của thần kinh trung ương, giúp giảm đau nhanh chóng.Vì vậy, dây đau xương được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, bong gân, thoái hóa khớp,... Thông thường, loại dược liệu này được chế biến dưới dạng thuốc bóp, cách thực hiện như sau:Lấy thân dây đau xương thái thành từng khúc ngắn, phơi khô.Bỏ vào hũ để ngâm rượu theo tỉ lệ 1 phần dây đau xương 5 phần rượu. Ví dụ 1 kg dây đau dương ngâm cùng 5 lít rượu trắng.Ngâm tối thiểu trong 3 tháng.Bạn có thể dùng rượu này để xoa bóp mỗi ngày ở phần khớp gối bị đau.Ngoài ra, người bệnh cũng có thể uống 3 chén nhỏ mỗi ngày, sau 2 tuần triệu chứng sẽ thuyên giảm.5. Nghệ chữa thoái hóa khớp gốiVới hàm lượng curcumin dồi dào, nghệ giúp chống viêm, kháng khuẩn mạnh, chống oxy hóa. Từ đó làm chậm quá trình thoái hóa của sụn và cải thiện tình trạng sưng đau khớp gối.Bài thuốc chữa thoái hóa khớp gối từ nghệ thường kết hợp thêm một số nguyên liệu khác như trứng gà, dầu dừa để gia tăng tính hiệu quả. Các bước thực hiện như sau:Tách trứng gà chỉ lấy lòng đỏTrộn tất cả các nguyên liệu bao gồm 1 lòng đỏ trứng, 1 thìa bột nghệ và 2 muỗng dầu dừa với nhau. Bạn có thể trộn đều bằng tay hoặc sử dụng máy xay sinh tố.Hỗn hợp thu được nên uống hết trong 1 lần.Kiên trì sử dụng mỗi ngày trong khoảng 2 tuần để thấy tình trạng bệnh thuyên giảm.6. Gừng giúp giảm triệu chứng đau nhứcGừng, hành tím và bột mì sào nóng đắp lên đầu gối bị thoái hóa nhằm giảm đauMột loại thuốc nam nữa chữa thoái hóa khớp gối cũng rất hiệu quả được nhắc đến là gừng. Trong y học cổ truyền, gừng rất nổi tiếng với tác dụng khám viêm, chống khuẩn, giảm đau nhức xương khớp.Ngoài ra, gừng có vị cay, tính ấm, sử dụng các bài thuốc xoa bóp từ gừng có thể trừ phong thấp, kích thích quá trình lưu thông máu. Từ đó cũng cấp chất dinh dưỡng đến các khớp bị hư tổn, làm giảm đau và cải thiện khả năng vận động cho người bệnh.Cách thực hiện bài thuốc xoa bóp từ gừng và hành tím:Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, 1 củ hành tím, 300g bột mì.Bỏ vỏ, rửa sạch gừng và hành tím, sau đó giã nát.Cho gừng và hành tím vào chảo, trộn đều với bột mì.Xào nóng các nguyên liệu.Cho hỗn hợp vào túi vải và buộc chặt.Cố định túi chườm lên đầu gối bị đau.Thực hiện mỗi ngày 3 lần. Kiên trì thực hiện sau 5 ngày sẽ thấy cơn đau thuyên giảm.7. Địa liền chữa thoái hóa khớp gốiTừ xa xưa, địa liền đã là một vị thuốc bóp quen thuộc trong các vấn đề về đau nhức xương khớp. Do chứa hoạt chất KGA1, nên khi ngâm rễ địa liền với rượu kết hợp thêm một số thảo dược khác sẽ đem lại tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả.Cách thực hành:Chuẩn bị 500g địa liền, rửa sạch, thái lát mỏng và phơi khô.Ngâm địa liền với 5 lít rượu trắng trong tối thiểu 3 tuần.Sau 3 tuần, dùng rượu thuốc này để xoa bóp lên dùng đầu gối bị đau sẽ thấy cơn đau thuyên giảm đáng kể.Tuy nhiên, khi sử dụng Địa liền theo cách này thì hoạt chất KGA1 không thể phát huy được hoàn toàn công dụng.Lưu ý khi dùng bài thuốc dân gian chữa thoái hóa khớp gối Chữa thoái hóa bằng thuốc nam tuy an toàn và lành tính, song muốn mang lại hiệu quả tốt nhất người bệnh vẫn cần lưu ý một số điều sau:Trước khi quyết định sử dụng thuốc nam để điều trị, đặc biệt là các bài thuốc uống người bệnh cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ xem có phù hợp hay ảnh hưởng đến các phương pháp điều trị khác hay không. Còn các bài thuốc chườm, đắp, bạn có thể sử dụng như một biện pháp hỗ trợ điều trị.Phải lựa chọn các loại nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng, không phun chất kích thích hay chất bảo quản nhằm đảm bảo an toàn cho bệnh nhân khi sử dụng.Thuốc nam phát huy tác dụng chậm hơn so với thuốc tây, do đó người bệnh cần phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới thấy được kết quả.Hiệu quả điều trị của thuốc nam trên mỗi cơ địa là khác nhau. Do đó, khi áp dụng một bài thuốc cụ thể mà không đem lại tác dụng, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ để đổi sang bài thuốc khác.Những đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai, đang trong giai đoạn cho con bú thì phải thật cẩn thận khi chữa thoái hóa khớp gối bằng thuốc nam.Trong quá trình sử dụng, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp như vitamin D, canxi và omega-3 và luyện tập thể dục đều đặn để mang lại hiệu quả tốt nhất.Hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quảBên cạnh việc áp dụng các bài thuốc nam chữa thoái hóa khớp gối, người bệnh có thể kết hợp sử dụng thêm viên uống xương khớp Khương Thảo Đan giúp hỗ trợ điều trị, cải thiện tình trạng của mô sụn khớp. Ưu điểm của Khương Thảo Đan đó là thành phần hoàn toàn từ dược liệu thiên nhiên như Địa liền, Ngưu tất, Độc hoạt,... do được thừa hưởng từ bài thuốc chữa đau xương khớp nổi tiếng Độc hoạt Tang ký sinh. Vì vậy, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng của sản phẩm, có thể sử dụng lâu dài mà không lo về vấn đề tác dụng phụ như các loại thuốc tây thông thường.Ngoài ra, để tăng thêm hiệu quả điều trị, Khương Thảo Đan đã gia giảm một số thành phần, trong đó tiêu biểu phải kể đến tinh chất KGA1 từ Địa liền và Collagen type 2 không biến tính.BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhấtĐặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂYKết luận: Hy vọng bài viết với các bài thuốc nam chữa thoái hóa khớp gối dưới đây đã cung cấp cho người đọc những thông tin bổ ích. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi quá hotline 1800 1156 để được tư vấn và giải đáp hoàn toàn miễn phí.Xem thêm:Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được hoàn toàn không?Thoái hóa cột sống cổ có nên tập thể dục hay không?Người bị thoái hóa cột sống nên ăn gì, kiêng ăn gì?Người thoái hóa đốt sống cổ nên lựa chọn gối như thế nào?[TỔNG HỢP] Bài tập thoái hóa cột sống đơn giản, hiệu quả

Hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đau khớp gối

Khi bước qua tuổi xế chiều, người già thường xuyên phải đối mặt với những cơn đau nhức do quá trình thoái hóa của xương khớp. Bên cạnh việc điều trị tích cực theo phác đồ của bác sĩ, việc chăm sóc người già tại nhà sẽ giúp họ nhanh chóng kiểm soát được bệnh tình, cải thiện chất lượng cuộc sống.Thoái hóa khớp gối là gì?Khớp gối là khớp tiếp giáp giữa ba đầu xương bao gồm: đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày và xương bánh chè. Bao bọc quanh khớp gối là một hệ thống dây chằng, gân cơ, và các túi hoạt dịch. Giữa mặt tiếp giáp của các khớp có một lớp sụn và giữa hai khớp lồi cầu đùi và mặt khớp của mâm chày có một lớp lót là sụn chêm để giảm bớt sang chấn của khớpThoái hóa khớp gối là do tổn thương của sụn khớp (Ảnh minh họa)Vậy thoái hóa khớp gối là hiện tượng lớp sụn bị bào mòn, trở nên xù xì, khiến 2 đầu xương cọ xát trực tiếp với nhau gây nên các biểu hiện đau nhức ở người bệnh. Nếu như bệnh không được kiểm soát kịp thời thì lớp sụn càng bị hư tổn nhiều hơn dẫn đến lệch trục khớp, vẹo khớp hoặc biến dạng đầu gối ở người bệnhThoái hóa khớp gối là căn bệnh mà đại đa số người sau tuổi trung niên hay mắc phải. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng sẽ làm cho chất lượng cuộc sống của người bệnh sa sútNguyên nhân gây nên bệnh thoái hóa khớp gối ở người giàThoái hóa khớp gối được coi là căn bệnh của người già bởi quá trình thoái hóa gắn liền với tuổi tác của họKhi con người ở giai đoạn trưởng thành, các tế bào sụn không có khả năng sinh sản và tái tạo nữa. Khi về già, cùng với sự lão hóa tự nhiên của cơ thể, các tế bào sụn cũng dần mất đi chức năng tổng hợp chất tạo nên sợi collagen và mucopolysaccaride, khiến cho chất lượng sụn khớp kém dần đi, mất dần tính đàn hồi.Theo nhiều nghiên cứu số lượng người sau tuổi 30 bị mắc thoái hóa khớp gối sẽ liên tục tăng và tăng mạnh ở tuổi 65. Đặc biệt, với những người ở độ tuổi dưới 50 thì phụ nữ sẽ bị nhiều hơn nam giới.Ngoài ra, có thể cơ thể người già cũng kèm theo một số yếu tố là điều kiện thuận lợi để thoái hóa khớp gối phát triển sớm như: tình trạng béo phì, bẩm sinh, di truyềnThừa cân, béo phì: Tình trạng béo phì sẽ tạo thêm áp lực cho khớp khiến cho khớp phải hoạt động một cách căng thẳng nhiều hơn. Lâu ngày nó trở thành tiền đề để người bệnh sớm bị thoái hóa khớp gốiBẩm sinh: Một số dị dạng bẩm sinh sẽ làm thay đổi diện tì nén bình thường của khớp và cột sống làm một số khớp phải chịu áp lực quá tải mà gây nên hiện tượng thoái hóaDi truyền: nếu như trong gia đình có người thân có cơ địa già sớm hoặc hệ thống xương khớp yếu thì con cháu, những thế hệ đời sau rất có thể phải đối mặt với nguy cơ thoái hóa khớp sớm hơn so với những người bình thường.Thoái hóa khớp gối còn có thể là hậu quả các bệnh khớp khác như viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp hoặc trong quá khứ, người bệnh có tiền sử gặp các chấn thương mạnh tại khớp như: bị ngã, tai nạn lao động, tai nạn thể thao...Thoái hóa khớp gối là một căn bệnh mãn tính, thường tốc độ phát triển bệnh chậm. Tuy nhiên, nếu người bệnh không được điều trị kịp thời thì rất dễ gây nên các biến chứng nguy hiểm như teo cơ, bại liệt, tàn phế,..[tds_info]Theo nhiều thống kê cho thấy, thoái hóa khớp gối gây biến chứng tàn phế cho người cao tuổi đứng thứ hai trên thế giới với tỷ lệ tàn tật lên đến 25%. Tức là cứ 4 người mắc thoái hóa khớp gối thì có 1 người bị bại liệt[/tds_info](Ảnh minh họa)Tips lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoái hoá khớp gối tại nhà hiệu quảNếu trong gia đình bạn có người bị thoái hóa khớp gối thì bạn không cần phải lo lắng quá. Bởi căn bệnh này chúng ta hoàn toàn có thể giúp đỡ người bệnh kiểm soát nó bằng các biện pháp khác nhau.Bên cạnh việc, đưa thân đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa, bạn còn có thể chăm sóc người già bằng những tips cực kì hữu ích như:Trao đổi với bệnh nhân về tình trạng bệnh của họBạn hãy trao đổi với người bệnh về tình trạng bệnh lý của họ, chia sẻ với họ những điều nên làm và không nên làm trong quá trình điều trị bệnh. Một mặt giúp họ chủ động phòng ngừa các biến chứng xấu của bệnh, mặt khác sẽ làm họ yên tâm hơn trong cuộc chiến chống lại căn bệnh này.Giúp người bệnh cân bằng lại dinh dưỡngDinh dưỡng đóng vai trò thúc đẩy quá trình hồi phục và ngăn chặn sự tổn thương của sụn khớp. Việc ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng hợp lý và đúng cách sẽ giúp cho hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động một cách có hiệu quả hơn. Đồng thời cũng giúp họ duy trì được cân nặng ở mức hợp lýĐối với người bị thoái hóa khớp gối, bạn cần chú ý bổ sung những dưỡng chất sau trong thực đơn của họ như:Ưu tiên các thực phẩm giàu Omega-3, canxi, vitamin D có trong các loại cá béo, trứng, sữa,...giúp cho hệ cơ xương thêm sức bền, làm chậm lại tiến trình thoái hóa của cơ thểBổ sung các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể như cam, quýt, dâu tây,...Các loại rau xanh, củ quả tươi là nguồn chứa các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể cần được duy trì trong các bữa ănThường xuyên sử dụng các loại hạt có nguồn gốc từ thực vật như: óc chó, macca, hạt điều,...nhằm giúp cơ thể hấp thụ một lượng chất béo không bão hòa, cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp cho người bệnhXây dựng chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng cho người giàBên cạnh đó, nếu người bệnh có những thói quen như:Sử dụng rượu bia, các chất kích thích như thuốc lá, cà phêThích ăn các loại thịt đỏ như (thịt chó, thịt trâu,...)Thường xuyên sử dụng các đồ ăn cay, nóng, và thức ăn nhanhĂn các loại bánh kẹo chứa nhiều đường nhân tạoNếu là người bình thường những thói quen trên sẽ không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của họ nhưng khi bị thoái hóa khớp thì chúng lại trở thành “thủ phạm” kích thích quá trình phá hủy sụn khớp, làm cho tình trạng viêm khớp xảy ra một cách nhanh chóng hơn, ảnh hưởng đến kết quả điều trị của người bệnh. Do đó, bạn hãy chia sẻ với người bệnh, khuyên họ thay đổi thói quen ăn uống theo hướng tích cực.Khuyến khích người bệnh vận động, tập thể dụcKhi bị các cơn đau nhức khớp hành hạ triền miên, người bệnh thường có tâm lý ái ngại vận động. Do đó, bạn cần khuyến khích người bệnh nên đi lại (trừ trường hợp đau cấp tính) để tránh tình trạng cứng khớp, các biến chứng teo cơ.Để giúp người bệnh có thể đi lại một cách thuận tiện, bạn có thể bố trí một số tay vịn giúp người bệnh đi lại dễ dàng hơn hoặc chuẩn bị một số dụng cụ như gậy, nạng hoặc nẹp gối chuyên dụng hỗ trợ vận động cho người già.Bên cạnh đó, bạn có thể dành thời gian đi bộ cùng với người bệnh, động viên người bệnh tham gia một số lớp học như yoga, dưỡng sinh,...nhằm tăng cường sửa khỏe của cơ bắp, giảm các triệu chức đau nhức và giúp khớp gối vận động linh hoạt hơn. Ngoài ra, khi tham gia các lớp học người bệnh còn có cơ hội trò chuyện với nhiều người hơn, thúc đẩy tinh thần tích cực, vui vẻ, lạc quan của họ.Giúp người bệnh kiểm soát các cơn đau nhứcKhi bị thoái hóa khớp gối, người bệnh không thể tránh được các tình trạng đau nhức, tê bì cứng chân tay. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể giúp người bệnh kiểm soát các triệu chứng ấy bằng một số liệu pháp như: chườm nóng/lạnh, xoa bóp massageChườm nóng/lạnh:Là liệu pháp tận dụng nhiệt độ kích thích vào dây thần kinh cảm giác của người bệnh, giúp người bệnh thoát được các cơn đau nhức. Tùy vào tính chất đau nhức mà bạn lựa chọn liệu pháp nóng hoặc lạnh sao cho phù hợp. Chườm nóng phù hợp với tình trạng đau cứng khớp, còn chườm lạnh giúp cho các khớp đỡ bị viêm sưng.Xoa bóp:Xoa bóp là một trong những phương pháp điều trị mà không cần dùng thuốc trong Đông y. Các động tác xoa bóp sẽ giúp người bệnh đả thông kinh mạch, làm cho tuần hoàn máu lưu thông tốt hơn, khớp ít bị tê cứng, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơnGiúp người bệnh uống thuốc đúng giờNhắc nhở người bệnh uống thuốcKhi về già, trí nhớ của con người ta thường nhớ trước quên sau. Do đó, bạn cần thường xuyên nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc đúng giờ với đúng liều lượng mà bác sĩ đã kê đơn nhằm phát huy được tối đa công dụng của thuốc, tránh các tác dụng phụ. Đồng thời, bạn cũng cần khuyên người bệnh tránh nghe và sử dụng những bài thuốc, vị thuốc không rõ nguồn gốc. Bởi chúng tiềm ẩn những nguy cơ không thể lường trước được cho người bệnhBổ sung thêm các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trịĐiều trị thoái hóa khớp gối là cả một quá trình dài hạn và để nhằm hạn chế những tác dụng phụ của thuốc thì hiện nay nhiều người đang có xu hướng chuyển sang dùng các thực phẩm chức năng có chứa các thành phần của sụn khớp như: glucomine, chondroitin hay collagen type – II không biến tính (UC-II).Bạn cần lưu ý rằng trên đây là các thực phẩm “bổ trợ” cho quá trình điều trị thoái hóa khớp gối chứ không phải là thuốc chữa bệnh. Trước khi cho người bệnh sử dụng bất cứ loại thực phẩm chức năng nào bạn cần đến sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa nhằm giúp người bệnh một cách tốt nhất.Thường xuyên quan tâm, chia sẻ và động viên người bệnhKhi người bệnh đã ở cái tuổi xế chiều rồi, thì điều họ không mong mỏi gì hơn chính là sự quan tâm, chia sẻ từ những người thân xung quanh. Và đây cũng chính là liều thuốc tinh thần tốt nhất cho người bệnh, giúp họ vượt qua được những trở ngại tâm lý do bệnh tật mang lại mà sống vui vẻ, tích cực, lạc quan hơn.Kết luậnNhư bạn đã biết, thoái hóa khớp gối là căn bệnh của tuổi già và gần như không có biện pháp nào điều trị khỏi hoàn toàn. Do đó, việc bạn tích cực chăm sóc cho người bệnh là cách giúp họ “chung sống” với căn bệnh mà vẫn vui vẻ lạc quan. Hi vọng bài viết lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đau khớp gối trên đây đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích!Xem thêm:Thoái hóa đa khớp | Dấu hiệu đau từ 5 khớp trở lênGai đôi S1 có nguy hiểm không? Lời khuyên từ CHUYÊN GIA4 loại sữa TỐT NHẤT bị thoái hóa cột sống NÊN UỐNGBài thuốc trị gai cột sống lưng hiệu quả từ tự nhiênLợi ích bất ngờ khi Chữa gai cột sống bằng hạt đu đủ

Mỏi tay tay hoặc trái lâu ngày cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Mỏi tay phải hoặc trái lâu ngày là biểu hiện của nhiều bệnh lý trong cơ thế như các bệnh liên quan đến xương khớp, đường tiêu hóa, thần kinh - tim mạch… Vậy triệu chứng này có nguy hiểm không? Đâu là phương pháp điều trị an toàn mà hiệu quả? Mời các bạn tìm hiểu thêm thông tin về hiện tượng mỏi tay trong bài viết dưới đây.Mỏi tay lâu ngày cảnh báo bệnh gì💠 Mỏi tay phải - trái là bệnh gì?🔹 Bệnh liên quan đến xương khớpMỏi tay lâu ngày là triệu chứng phổ biến của các bệnh lý liên quan đến xương khớp, ví dụ:1. Thoái hóa khớpThoái hóa khớp là tình trạng nứt vỡ, bào mòn sụn, làm lộ xương dưới sụn, gây xơ cứng. Bệnh lý có thể xảy ra do tuổi tác, chấn thương, bất thường khớp bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa…Khi thoái hóa khớp xuất hiện ở khuỷu tay, bàn tay, ngón tay… người bệnh thường cảm thấy đau nhức âm ỉ, tê bì, mỏi, nặng cánh tay, gặp khó khăn trong quá trình vận động như cầm, nắm…2. Thoát vị đĩa đệm cổKhi lớp vỏ bao bọc bên ngoài đĩa đệm bị rách, nhân nhầy bên trong thoát ra, có nguy cơ chèn ép vào rễ thần kinh và tủy sống. Từ đó, người bệnh bị đau nhức, tê ngứa phần cổ hoặc toàn thân, mỏi tay, suy giảm sức lực các chi, cản trở vận động…Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do áp lực mạnh tác động vào cột sống cổ như chấn thương, mang vác nặng thường xuyên…Thoát vị đĩa đệm cổ là bệnh lý bắt nguồn từ quá trình lão hóa tự nhiên trong cơ thể.Gai cột sống cổ xuất hiện do sự lắng đọng vượt mức hoặc không đồng đều của canxi trong quá trình tái hình thành các tế bào xương bị thiếu hụt. Nếu gai xương phát triển quá to và chèn ép vào dây thần kinh, người bệnh phải chịu những cơn đau nhức triền miên, tê bì, mỏi tay, hạn chế vận động vùng cổ vai, cánh tay…4. Viêm quanh khớp vaiViêm khớp quanh vai xảy ra khi có tổn thương phần mềm xung quanh khớp vai, bao gồm: dây chằng, gân, cơ, bao hoạt dịch… Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ các chấn thương, có tiền sử phẫu thuật, khi thời tiết chuyển lạnh… dẫn đến tình trạng thoái hóa gân, viêm bao hoạt dịch dưới mỏm cùng vai, viêm gân dài cơ nhị đầu cánh tay…Triệu chứng phổ biến là đau nhức, mỏi nặng, tê bì quanh vai và dọc cánh tay, cứng cơ, có thể xuất hiện vết bầm tím ở phần trước trên cánh tay…🔹 Bệnh đường tiêu hóaMột số bệnh đường tiêu hóa như: bệnh đại tràng, viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mỏi tay. Các bệnh lý này cản trở quá trình hấp thu canxi vào xương hoặc tăng khả năng đào thải canxi ra khỏi cơ thể. Từ đó, chất lượng xương suy giảm dẫn đến hiện tượng loãng xương gây đau nhức, tê bì, mỏi tay chân.🔹 Bệnh về thần kinh - tim mạchKhi mắc bệnh thần kinh - tim mạch như: thiếu máu não, xơ vữa động mạch, suy tĩnh mạch, viêm đa rễ dây thần kinh…, mạch máu thường bị chèn ép. Lúc này, lượng máu nuôi dưỡng các cơ, khớp bị suy giảm dẫn đến đau nhức cơ thể, tê bì, mỏi tay chân.Ngoài ra, người bệnh cảm thấy suy nhược, mệt mỏi, mất tập trung, ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống.🔹 Bệnh rối loạn chuyển hóaMột số bệnh rối loạn chuyển hóa như: béo phì, rối loạn lipid máu, đái tháo đường… cũng là nguyên nhân gây ra những biến chứng thần kinh và mạch máu. Từ đó, lưu lượng máu nuôi dưỡng cơ khớp bị suy giảm dẫn đến tình trạng đau nhức cơ thể, mỏi tay chân.Không những thế, béo phì cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống xương khớp. Trọng lượng cơ thể vượt mức cho phép gây áp lực lớn lên sụn khớp, đẩy mạnh quá trình thoái hóa kèm theo triệu chứng đau nhức kéo dài, tê bì, mỏi nặng chân tay.Béo phì làm suy giảm chất lượng xương khớp, dẫn đến triệu chứng đau nhức, mỏi nặng cánh tay.💠 Hiện tượng đau mỏi tay phải, trái có nguy hiểm không?Như ta đã thấy ở trên, hiện tượng mỏi tay lâu ngày bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo chấn thương hoặc liên quan đến các bệnh lý xương khớp cũng như các rối loạn khác trong cơ thể. Nhưng dù là nguyên nhân nào, nếu không được chẩn đoán và khắc phục kịp thời, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như sau:Đẩy mạnh quá trình thoái hóa khớp ở khuỷu tay, khớp bàn tay, ngón tay… gây đau nhức triền miên, cản trở khả năng vận động.Hỏng khớp, teo cơ, mất cảm giác thậm chí là liệt hai tay.Bên cạnh đó, tình trạng mỏi tay kéo dài ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày. Người bệnh gặp khó khăn khi làm việc, học tập, tham gia các mối quan hệ xã hội… Đây cũng là nguyên nhân gây mất ngủ, tạo cảm giác lo lắng, mệt mỏi, mất tập trung, lâu ngày dẫn đến trầm cảm.Mỏi tay lâu ngày khiến người bệnh mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ.Vì vậy, mỏi tay lâu ngày do bệnh lý là tình trạng nguy hiểm cần được xử lý kịp thời. Nếu xuất hiện những triệu chứng dưới đây, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín trong thời gian sớm nhất để nhận được tư vấn từ chuyên gia:Mỏi tay đi kèm với triệu chứng đau nhức dữ dội kéo dài liên tục hơn 2 tuần và không có dấu hiệu suy giảm.Xuất hiện hiện tượng viêm nhiễm bao gồm: sưng, nóng, đỏ ở các khớp xương xung quanh như: khớp vai, khuỷu tay, bàn tay, ngón tay, ở cột sống cổ hoặc vùng lưng trên…Mất cảm giác ở cánh tay, gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động thường ngày như cầm, nắm…💠 Phương pháp khắc phục tình trạng đau mỏi tay phải - trái🔹 Tự chăm sóc tại nhàNếu tình trạng mỏi tay không kèm theo triệu chứng khác, hoặc kèm theo những cơn đau nhẹ, người bệnh có thể tự khắc phục tại nhà bằng một số phương pháp dưới đây:1. Nghỉ ngơiĐối với tình trạng mỏi tay, đau nhức xuất hiện sau khi mới chấn thương, người bệnh nên hạn chế cử động khoảng 2 – 3 ngày đầu tiên, rồi từ từ vận động trở lại. Điều này giúp cơ thể có thời gian sửa chữa, tái tạo, phục hồi những tổn thương.2. Chườm nóngNgười bệnh sử dụng túi nhiệt hoặc khăn ấm massage cánh tay bị tê mỏi đau nhức. Tác dụng chính là kích thích tuần hoàn máu và tăng cường cung cấp chất dinh dưỡng dọc cánh tay.[tds_warning]Lưu ý:Không tác động nhiệt trực tiếp lên da để tránh bị bỏng, khiến vết thương trầm trọng hơn.Không được áp dụng trên vùng da mới chấn thương, còn sưng viêm.Không dán miếng nhiệt trong lúc ngủ để tránh tiếp xúc quá lâu.[/tds_warning]3. Luyện tập thể thaoLuyện tập thể thao giúp tăng cường sức mạnh cơ xương khớp, giảm đau nhức, tê mỏi cánh tay, cải thiện khả năng vận động. Ngoài ra, đây còn là phương pháp hạn chế quá trình lão hóa trong cơ thể, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm như teo cơ, bại liệt…Một số hình thức luyện tập có thể thực hiện tại nhà cho người thường xuyên bị mỏi tay:☛ Đi bộ: Đi bộ 30 - 40 phút/ngày tùy theo khả năng của bản thân giúp tăng tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình cung cấp chất dinh dưỡng ở tất cả các cơ quan trong cơ thể. Đi bộ kèm theo động tác đánh tay nhẹ nhàng sẽ cải thiện dần tình trạng co cứng cơ bắp, kích thích tiết dịch khớp, nuôi dưỡng và bôi trơn các đầu xương, khắc phục triệu chứng mỏi tay.Đi bộ 30 - 40 phút/ngày mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn.☛ Bơi lội: Bơi lội là hình thức luyện tập tăng cường sức khỏe đến mọi bộ phận trên cơ thể. Không những thế, bơi lội còn ngăn ngừa quá trình lão hóa xương khớp, làm chậm diễn biến của các bệnh như thoái hóa khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm…☛ Yoga: Yoga là bộ môn rèn luyện thể chất và cải thiện tâm trí vô cùng hiệu quả. Tập yoga thường xuyên giúp tăng sức bền và độ dẻo dai của cơ xương khớp, điều hòa nhịp thở và có khả năng đẩy lùi sự phát triển của bệnh tật.Một số động tác yoga phù hợp cho người bị mỏi tay lâu ngày:Tư thế em bé: Động tác giúp cải thiện cột sống, kích thích hệ tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh lý gây nên triệu chứng mỏi tay.Tư thế mặt bò: Bài tập tác động trực tiếp vùng vai, cánh tay, căn chỉnh cột sống, kéo căng hệ thống xương khớp trên toàn cơ thể. Điều này không chỉ giúp giảm đau nhức, sưng tấy, mỏi nặng cánh tay mà còn cải thiện khả năng hoạt động.Tư thế con bò – con mèo: Tư thế tăng cường sức mạnh của hai tay, vai và độ dẻo dai của cột sống, giải tỏa nhanh chóng tình trạng mỏi tay kèm theo triệu chứng đau nhức, tê bì.4. Bài thuốc từ thiên nhiênSử dụng bài thuốc từ thiên nhiên là phương pháp bắt nguồn từ kinh nghiệm của cha ông, mang lại hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp, tê bì mỏi nặng chân tay. Tuy nhiên, các bài thuốc thường có tác dụng chậm, cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài mới cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt.Người bị mỏi tay lâu ngày có thể tham khảo bài thuốc từ lá ngải cứu dưới đây. Nhờ thành phần chứa nhiều tinh dầu, flavonoid, polyphenol…, ngải cứu giúp ngăn ngừa các tác nhân xấu khiến xương khớp lão hóa, đặc biệt là gốc tự do. Từ đó, tình trạng mỏi tay, đau nhức, tê bì dần được xoa dịu.Nguyên liệu: 300g ngải cứu.Cách tiến hành:Bước 1: Rửa sạch ngải cứu với nước muối để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn.Bước 2: Cho thảo dược vào nồi cùng 1 lít nước, đun sôi trong 5 phút.Bước 3: Chắt nước ra bát, chia thành nhiều phần và uống trực tiếp.Người bệnh nên duy trì thực hiện hàng ngày đến khi khỏi hẳn.🔹 Sử dụng thuốc Tây ySử dụng thuốc Tây y là phương pháp khắc phục triệu chứng mỏi tay, đau nhức, tê bì nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu không dùng đúng cách, người bệnh có thể mắc các tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến những cơ quan khác như: viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, suy gan, thận… Do đó, người bị mỏi tay lâu ngày phải tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ, dược sĩ để đảm bảo an toàn.Thuốc Tây y mang lại hiệu quả điều trị cao nhưng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm ảnh hưởng đến các cơ quan khác.Mỗi bệnh lý cần điều trị bằng các loại thuốc khác nhau. Dưới đây là một số thuốc thường dùng cho người bị mỏi tay khi mắc các bệnh liên quan đến xương khớp:Thuốc giảm đau Paracetamol.Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID): Aspirin, Naproxen, Ibuprofen, Celecoxib, Indomethacin…Thuốc giãn cơ: Metaxalone, Orphenadrine, Cyclobenzaprine…Vitamin B.🔹 Sử dụng thuốc Đông yCác bài thuốc Đông y giúp khắc phục tình trạng mỏi tay, bổ gân kiện cốt hiệu quả, tương đối an toàn, không mang lại tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hóa như khi dùng thuốc Tây y. Do đó, phương pháp này có thể sử dụng trong thời gian dài để điều trị các bệnh xương khớp mãn tính như thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống…Tuy nhiên, thuốc Đông y có hiệu quả chậm, bước chuẩn bị và thực hiện khá phức tạp, tốn nhiều thời gian.Bạn có thể tham khảo bài thuốc nổi tiếng Độc Hoạt Ký Sinh Thang chữa tê mỏi chân tay và các bệnh lý xương khớp được nhiều thầy thuốc khuyên dùng:Nguyên liệu:Độc hoạt: 8gPhòng phong: 8gNgưu tất: 8gTế tân: 4gNhân sâm: 4gNhục quế: 4gCam thảo: 4gXuyên khung: 6gTang ký sinh: 12gTần giao: 12gĐương quy 12gBạch thược: 12gSinh địa: 12gĐỗ trọng: 12gPhục linh: 12gCách tiến hành:Bước 1: Rửa sạch các vị thuốc.Bước 2: Sắc thuốc và chia nước thành 2 lần uống trong ngày.Người bị mỏi tay, đau nhức, tê bì các chi cần kiên trì sử dụng đến khi các triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn.🔹 Vật lý trị liệu đau mỏi tayMột số hình thức vật lý trị liệu cho người bị mỏi tay lâu ngày:☛ Xoa bóp bấm huyệt: Đây là liệu pháp sử dụng lực tác động từ bàn tay lên các huyệt đạo trên đường kinh lạc, giúp giải tỏa khí huyết, cân bằng âm dương, hạn chế triệu chứng đau nhức, tê bì, mỏi nặng cánh tay.Xoa bóp bấm huyệt mang lại nhiều hiệu quả khi điều trị mỏi tay, đau nhức, tê bì.☛ Châm cứu: Liệu pháp Đông y này có khả năng kích thích sản sinh Endorphin nội sinh trong cơ thể, giảm đau nhức, tê mỏi tay và những cơ quan khác, khiến người bệnh cảm thấy thư giãn, thoải mái.☛ Điện trị liệu: Chuyên gia sử dụng xung điện có tần số thấp hoặc trung bình để ức chế dây thần kinh cảm giác, khắc phục đau nhức kèm theo triệu chứng mỏi tay. Bên cạnh đó, xung điện còn giúp thư giãn cơ, cải thiện phạm vi hoạt động.☛ Siêu âm trị liệu: Sóng siêu âm (tần số từ 1MHz – 3MHz) kích thích trực tiếp các thụ thể thần kinh, giảm co cứng cơ bắp, xoa dịu tình trạng mỏi tay cùng một số triệu chứng khác như đau nhức, tê bì. Ngoài ra, phương pháp này giúp sụn khớp tăng cường hấp thu dưỡng chất, tái tạo tổn thương.💠 Khương Thảo Đan - Giải pháp khắc phục tình trạng mỏi tay hiệu quảNgười bị mỏi tay lâu ngày do các bệnh lý liên quan đến xương khớp có thể tham khảo sử dụng Khương Thảo Đan Gold, là sản phẩm hiếm hoi trên thị trường đảm bảo đáp ứng trọn vẹn tam giác khép kín: GIẢM ĐAU - CHỐNG VIÊM - TÁI TẠO SỤN KHỚP an toàn mà hiệu quả. Sản phẩm phù hợp cho người mắc bệnh lý liên quan đến xương khớp như:Người bị mỏi tay, đau vai gáy, đau thần kinh tọa…Người bị thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống…Đặc biệt, sản phẩm cam kết không chứa các thành phần giảm đau tân dược, nguồn gốc 100% từ thảo dược thiên nhiên nên không gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan khác như dạ dày, gan, thận… Bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng sản phẩm lâu dài mà không lo tác dụng phụ.BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhấtĐặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂYXem thêm 👉:Thoát Vị Đĩa Đệm Cổ Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Hiệu QuảThoái hóa khớp cổ tay - Chữa ngay kẻo muộnTrượt đốt sống: Tổng quan về bệnh lý nguy hiểm không thể bỏ quaPhồng Đĩa Đệm Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Chữa Hiệu QuảThoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Thắt Lưng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Khắc Phục